Khái niệm chung về tưởng tượng.

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 29 - 30)

- Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.

a. Khái niệm chung về tưởng tượng.

* Định nghĩa tưởng tượng.

Trong thực tiễn không phải nhiệm vụ (tình huống có vấn đề) nào cũng có đầy đủ dữ kiện để tìm ra đáp số một cách hợp lý chặt chẽ (chứng minh được một cách tường minh), những trường hợp như vậy con người không chịu bó tay mà tìm một phương thức giải quyết khác để giải quyết nhiệm vụ, đó là tưởng tượng. Như vậy tưởng tượng cũng nảy sinh trước tình huống có vấn đề, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn chưa từng gặp.

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

Khi phân tích bản chất của tưởng tượng ta thấy:

+ Về nội dung phản ánh, tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu tượng đã có.

+ Về phương thức phản ánh khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc

tính bản chất của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính qui luật thông qua sự vận hành của thao tác tư duy. Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới – biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động, chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá, tương tự mô phỏng,...

+ Về kết quả phản ánh : Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ, song khác với biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật, hiện tượng trước đó đã tác động bộ não người. Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, khái quát hơn, do con người tự sáng tạo ra trên cơ sở của biểu tượng trí nhớ.

Đặc điểm của tưởng tượng thể hiện:

+ Tưởng tượng cũng nảy sinh trước hoàn cảnh, tình huống có vấn đề, nhưng khi mà tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh đó quá lớn.

Đặc điểm này nói lên giá trị của tưởng tượng là có khả năng tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy, nó cho phép ta nhảy cóc qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng, cũng nói lên điểm yếu của tưởng tượng là trong khi giải quyết vấn đề không có sự chuẩn xác cao, không chặt chẽ.

+ Tưởng tượng là quá trình nhận thức lý tính nhưng được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.

+ Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, liên hệ chạt chẽ với ngôn ngữ. Nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, những tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, cung cấp.

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w