1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TP

88 1.8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phần I MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề. Nghề chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, chăn thả tự do. Ngày nay, chăn nuôi gia cầm đã phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm thịt, trứng gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm thì gà là vật nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nước ta có nhiều giống gà thả vườn như gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo… với nhiều ưu điểm: chịu khó kiếm mồi, dễ nuôi, có chất lượng thịt, trứng thơm ngon,…. Tuy nhiên, các giống này cho khả năng sinh trưởng và sinh sản còn thấp, năng suất trứng và thịt chưa cao. Để phát triển ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, phải có nhiều giống tốt, năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhằm giải quyết vấn đề này, trong những năm gần đây, nước ta đã bỏ ra nhiều ngoại tệ để nhập nội các giống gà từ các hãng nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên, các giống gà nhập nội này chỉ sử dụng được một lần rồi sau đó phải nhập lại để thay thế đàn, do đó không chủ động về con giống và khó kiểm soát về dịch bệnh; bên cạnh đó, khả năng thích nghi không cao, hoặc chất lượng thịt, màu lông không được người tiêu dùng ưa chuộng…. Để khắc phục những nhược điểm của các giống gà địa phương và nhập nội, đồng thời vẫn duy trì các tính trạng tốt của các giống gà trên, nhằm tạo ra các giống gà có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người dân, thích nghi với điều kiện nuôi ở Việt Nam, ngày nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo ra các giống gà mới trên cơ sở nguồn gen quý của các giống gà địa phương và giống gà nhập nội. Điển hình như công trình nghiên cứu về 4 dòng gà thịt TP1, TP2, TP3, TP4 của tác giả Phùng Đức Tiến và cs (2010) 49. Sau 5 năm chọn tạo, các dòng gà thu được có năng suất đạt tương đương trong khu vực và tiệm cận các dòng gà lông màu trên thế giới. Theo tác giả, dòng trống TP4 ở thế hệ thứ 3 có khối lượng lúc 8 tuần tuổi đạt 1958,78gcon đối với gà trống và 1580,97gcon đối với gà mái. Dòng mái TP1 ở thế hệ thứ 3 có năng suất trứng 181,74 quả trứngmái68 tuần tuổi. Nhằm đánh giá tính ổn định về khả năng sinh sản của dòng TP1, TP4 cũng như khả năng sinh trưởng của gà lai TP41, trước khi áp dụng rộng rãi các giống gà TP1 và TP4 đến với nhiều vùng sinh thái khác nhau, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu khả năng sinh sản của hai dòng gà TP4 và TP1 ở thế hệ thứ tư và khả năng sinh trưởng của gà lai TP41 ” II. Mục tiêu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm: Xác định khả năng sinh sản của hai dòng gà TP1 và TP4 ở thế hệ thứ tư. Xác định khả năng sinh trưởng của gà lai TP41. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên đối tượng gà TP1 và TP4 ở thế hệ thứ tư và gà lai TP41 tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Viện Chăn nuôi từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013, và được nuôi thử nghiệm gà lai TP41 từ sơ sinh đến 9 tuần tuổi tại các nông hộ ở xã Tráng Việt Mê Linh – Hà Nội.

Phần I MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề. Nghề chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, chăn thả tự do. Ngày nay, chăn nuôi gia cầm đã phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm thịt, trứng gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm thì gà là vật nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nước ta có nhiều giống gà thả vườn như gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo… với nhiều ưu điểm: chịu khó kiếm mồi, dễ nuôi, có chất lượng thịt, trứng thơm ngon,…. Tuy nhiên, các giống này cho khả năng sinh trưởng và sinh sản còn thấp, năng suất trứng và thịt chưa cao. Để phát triển ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, phải có nhiều giống tốt, năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhằm giải quyết vấn đề này, trong những năm gần đây, nước ta đã bỏ ra nhiều ngoại tệ để nhập nội các giống gà từ các hãng nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên, các giống gà nhập nội này chỉ sử dụng được một lần rồi sau đó phải nhập lại để thay thế đàn, do đó không chủ động về con giống và khó kiểm soát về dịch bệnh; bên cạnh đó, khả năng thích nghi không cao, hoặc chất lượng thịt, màu lông không được người tiêu dùng ưa chuộng…. Để khắc phục những nhược điểm của các giống gà địa phương và nhập nội, đồng thời vẫn duy trì các tính trạng tốt của các giống gà trên, nhằm tạo ra các giống gà có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người dân, thích nghi với điều kiện nuôi ở Việt Nam, ngày nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo ra các giống gà mới trên cơ sở nguồn gen quý của các giống gà địa phương và giống gà nhập nội. Điển hình như công trình nghiên cứu về 4 dòng gà thịt TP1, TP2, TP3, TP4 của tác giả Phùng Đức Tiến và cs (2010) [49]. Sau 5 năm chọn tạo, các dòng gà thu được có năng suất đạt tương đương trong khu vực và tiệm cận các dòng gà lông màu trên thế giới. Theo tác giả, dòng trống TP4 ở thế hệ thứ 3 có khối lượng 1 lúc 8 tuần tuổi đạt 1958,78g/con đối với gà trống và 1580,97g/con đối với gà mái. Dòng mái TP1 ở thế hệ thứ 3 có năng suất trứng 181,74 quả trứng/mái/68 tuần tuổi. Nhằm đánh giá tính ổn định về khả năng sinh sản của dòng TP1, TP4 cũng như khả năng sinh trưởng của gà lai TP41, trước khi áp dụng rộng rãi các giống gà TP1 và TP4 đến với nhiều vùng sinh thái khác nhau, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu khả năng sinh sản của hai dòng gà TP4 và TP1 ở thế hệ thứ tư và khả năng sinh trưởng của gà lai TP41 ” II. Mục tiêu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm: - Gà sinh sản: Xác định khả năng sinh sản của hai dòng gà TP1 và TP4 ở thế hệ thứ tư. - Gà nuôi thịt: Xác định khả năng sinh trưởng của gà lai TP41. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên đối tượng gà TP1 và TP4 ở thế hệ thứ tư và gà lai TP41 tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013, và được nuôi thử nghiệm gà lai TP41 từ sơ sinh đến 9 tuần tuổi tại các nông hộ ở xã Tráng Việt - Mê Linh – Hà Nội. Từ kết quả của đề tài có thể phổ biến rộng rãi gà lai TP41 trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: - Là đề tài đầu tiên nghiên cứu khả năng sinh sản của 2 dòng gà TP1 và TP4 ở thế hệ thứ 4 và khả năng sinh trưởng của gà lai TP41. - Kết quả của đề tài góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các phương pháp luận về chọn lọc và lai tạo giống gia cầm từ các nguồn nguyên liệu di truyền sẵn có. 2 - Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên và những người quan tâm. 2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Xuất phát từ các dòng gà hiện có trong nước, tạo ra tổ hợp lai mới một cách chủ động, áp dụng rộng rãi gà bố mẹ và thương phẩm đến với người chăn nuôi ở các điều kiện sinh thái khác nhau phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Các dòng gà có khả năng sinh trưởng và sinh sản cao sẽ cung cấp cho ngành chăn nuôi gà các con giống tốt, góp phần thúc đẩy sản xuất, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu con giống ngoại, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngưòi chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân đồng thời tăng sản phẩm thịt và trứng cho xã hội. 3 Phần II NỘI DUNG Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. Cơ sở lý luận của đề tài 1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình của gia cầm Các đặc điểm về ngoại hình là những đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất, thị hiếu và giá trị kinh tế của vật nuôi. Các đặc diểm này gồm: đầu, mào, mỏ, bộ lông, chân. - Đầu: Cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của da đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình đầu giống gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng thường không phôi. (Nguyễn Chí Bảo (1978) [3]) - Mào: Theo hình dáng của mào, mào dưới ta có thể biết được trạng thái sức khỏe và điều kiện sống của gà. Mào và mào dưới thuộc về các đặc diểm sinh dục phụ, khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu và ngược lại. - Mỏ: chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể bị nhạt đi ở cuối thời kì đẻ trứng. - Bộ lông: Thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có ý nghĩa quan trọng trong phân loại. Khi mới nở, gia cầm con được lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ dần được thay thế bằng lông cố định. Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có thể có quan hệ mật thiết với cường độ quang hợp của gia cầm. Gà mái mọc lông đều hơn gà trống trong cùng một dòng và ảnh hưởng của hoocmon có tác dụng ngược với gen liên kết quy định tốc độ mọc lông. Màu lông do một số gen quy định, phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Lông gia cầm có màu sắc khác nhau là do tốc độ oxy hóa các chất tiền sắc tố 4 melanin trong các tế bào lông. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom thì lông có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông màu trắng. - Chân: Gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng không được thô. Gà có chân hình chữ bát, các ngón cong, xương khuyết tật không nên sử dụng làm giống. Đặc điểm chân cao liên quan đến khả năng cho thịt thấp và phát dục chậm ( Nguyễn Chí Bảo (1978) [3]. 2. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như sinh trưởng, sinh sản, tăng trưởng, đẻ trứng đều là các tính trạng số lượng. 2.1. Ảnh hưởng của di truyền và ngoại cảnh đến khả năng sản xuất Nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gà, không thể không nghiên cứu các đặc điểm di truyền và ảnh hưởng của những tính trạng ngoại cảnh lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng, cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng cũng là các gen nằm trên nhiễm sắc thể qui định. Theo Nguyễn Ân (1973) [1] thì các tính trạng năng suất, thường là các tính trạng số lượng còn gọi là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều do sản lượng trứng… Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen (polygenes), hoạt động theo 3 phương thức. - Cộng gộp: hiệu ứng tích luỹ của từng gen (A) - Trội: hiệu ứng do tương tác giữa các gen cùng một lo cút (1) - Át gen: hiệu ứng do tương tác, do các gen không cùng một locut (1) Hiệu ứng cộng gộp A (Additive Effect) là do giá trị giống có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc dòng thuần. 5 Hiệu ứng trội D (dominante) và át gen (epistatique Interation) là giá trị giống đặc biệt không thể xác định được, chỉ có thể xác định được qua thực nghiệm, có ý nghĩa trong lai giống, do đó kiểu di truyền được xác định: G = A + D + I Các tính trạng số lượng còn chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường E (enviromen), có 2 loại môi trường chính: Ec là môi trường chung (common enviroment) tác động thường xuyên đến tất cả các cá thể trong quần thể một cách lâu dài. Môi trường riêng Es (Special Enviroment) tác động đến bộ phận riêng biệt của một số cá thể riêng biệt nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn. Eg và Es còn được phân chia các ảnh hưởng cố định (Permenent) và tạm thời T (Temporal) và E được xác định: E = Egp + Egt + Esp + Est Từ đó, nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình P (phenotype), kiểu gen G (genotyp) và môi trường của một cá thể biểu hiện như sau: P = G + E và có thể tính: P = A + D + 1 + Ec + Es Qua phân tích trên cho thấy, các giống gia cầm cũng giống như các giống sinh vật khác, con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quyết định tính trạng số lượng nào đó, được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trong đó quan trọng nhất là thức ăn. 2.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà Tỷ lệ sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá sức sống của gia cầm. Ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch và Biilchel, Nguyễn Chí Bảo dịch (1978)[7]). Khavecman (1972)[20] cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Các 6 giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh. Khả năng thích nghi là khi điều kiện sống của gia súc, gia cầm bị thay đổi như thức ăn, thời tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh, thì chúng có khả năng thích ứng nhanh, rộng rãi đối với môi trường sống mới (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) [34]). Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm, Marco (1982)[73] cho biết sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền của động vật, có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Hill và cs (1954)[66] đã tính được hệ số di truyền về sức sống là 0,06. Sức sống được tính theo các giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau. Theo Gavora (1990)[63], hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 25%. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu thời tiết, mùa vụ,… 2.3. Khả năng sinh sản ở gia cầm Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản lượng, KL, hình dạng, chất lượng trứng, thụ tinh và ấp nở. Đối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng khác nhau. 2.3.1. Sản lượng trứng Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời, phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo Brandsch và Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch (1978))[7], sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ khi đẻ qủa trứng đầu tiên. Marco (1982)[73] cho biết, đối với gà Plymouth Rock nuôi tại CuBa, sản lượng trứng được tính từ tuần tuổi 23 đến tuần tuổi thứ 74. Trong lúc đó, các hãng gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng đến 70 - 80 tuần tuổi. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong thời gian ngắn, có liên quan chặt chẽ với sức đẻ trứng trong cả năm của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống khác nhau với mức độ khác nhau. Sự khác 7 nhau đó thể hiện ở thời điểm ấp và thời gian ấp kéo dài. Phần lớn các dòng gà ham ấp đều có sức đẻ trứng kém. Thời gian nghỉ đẻ của gia cầm: giữa các chu kỳ đẻ trứng gà thường có thời gian nghỉ đẻ, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng trứng, yếu tố này bị ảnh hưởng từ tính mùa vụ, sự thay đổi thức ăn, di truyền,… Thời gian đẻ kéo dài được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn. Giữa thời gian đẻ trứng kéo dài với sự thành thục có tương quan nghịch rõ rệt, với sức đẻ trứng có tương quan dương rất cao (Brandsch và Biilchel, Nguyễn Chí Bảo dịch, (1978) [7]). 2.3.2. Năng suất trứng Trứng của gia cầm nói chung và của gà nói riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ. Cấu tạo của trứng bao gồm: lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ, còn các bộ phận khác như: lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo nên. Nhiều tài liệu nghiên cứu đều xác định ở gà mái, trong quá trình phát triển từ phôi hai bên phải, trái đều có buồng trứng, nhưng sau khi nở buồng trứng bên phải mất đi, còn lại buồng trứng bên trái (Vương Đống (1968) [14]). Số lượng tế bào trứng của gà mái ở thời kỳ đẻ trứng có thể đếm được khoảng 3.600 trứng, nhưng chỉ có 1 số lượng rất hạn chế được chín và rụng (Phùng Đức Tiến (1996) [43]). Trong thời gian phát triển ban đầu, các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này trở thành nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun, bên trong follicun có một khoang hở chứa đầy một chất dịch. Bề ngoài follicun trông giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều follicun trở nên chín làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như “chùm nho”. Sau thời kỳ đẻ trứng lại trở thành hình dạng ban đầu, các follicun chín vỡ ra, tế bào trứng chín ra ngoài cùng với dịch follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết vật chất trong lòng đỏ trứng gà 8 được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 -10 ngày, tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ từ 1 đến 3 ngày đầu rất chậm, khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6 mm, bắt đầu vào thời kỳ sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4mm trong 24 giờ, cho tới khi đạt đường kính tối đa 40mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ không tương quan với cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, do sự điều khiển của hoocmol. Thời gian từ lúc đẻ quả trứng và thời gian rụng trứng sau kéo dài 15-75 phút. Theo Melekhin và Niagridin (1989) dẫn theo Ngô Giản Luyện (1994) [26], sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng. Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu ngày hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo. Tế bào trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống dẫn trứng, đây là một ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng nhầy lót bên trong, trên bề mặt lớp màng nhầy có tiêm mao rung động. Ống dẫn trứng có những phần khác nhau: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo. Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ và lớp keo mỡ bao bọc ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20-24 giờ. Khi trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu nhọn của trứng bao giờ cũng đi trước, nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng được xoay 1 góc 180 0 , cho nên trong điều kiện bình thường gà đẻ đầu tù của quả trứng ra trước. 2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999), dẫn theo Nguyễn Trọng Thiện (2008) [39], sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau; các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. SLT được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ. Hayer và cs (1970) [65] cho rằng sức đẻ trứng của gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp bóng, tuổi thành thục sinh dục. 9 Tuổi thành thục sinh dục: Thường tuổi thành thục sinh dục của gà dao động trong khoảng 19 – 24 tuần tuổi. Tuổi thành thục sinh dục càng sớm thì thời gian gian đẻ trứng càng dài, NST càng cao. Tuy nhiên, nếu tuổi thành thục sinh dục sớm, tuổi thành thục về thể vóc thì sức bền đẻ trứng không cao vì cơ thể gà mái chưa thành thục về thể vóc, vẫn đang sinh trưởng phát dục để hoàn thiện cấu chúc chức năng cơ thể, nhưng chất dinh dưỡng không thể tập trung cho hoàn thiện cấu trúc cơ thể được mà phải cung cấp cho quá trình tạo trứng nên ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng về sau. SLT 3-4 tháng đầu tiên có mối tương quan dương với SLT cả năm. Vì vậy, để xác định chỉ tiêu về sức đẻ trứng người ta thường tính SLT 3-4 tháng đầu để có phán đoán sớm và kịp thời trong công tác giống. Brandsch và Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch (1978) [7] cho biết hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 0,14-0,15.Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, thời gian nở trong năm… Cụ thể, giống gà hướng trứng có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn giống gà hướng thịt, gà thành thục sinh dục sớm hơn vịt và ngỗng. Gà con nở vào mùa thu thường có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn các mùa khác trong năm. Cường độ đẻ: cường độ đẻ trong 3-4 tháng đầu có tương quan rất chặt chẽ với sản lượng trứng của gia cầm. Nếu cường độ đẻ trứng càng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại. Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: chu kỳ đẻ trứng sinh học được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ để thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. SLT phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, thời gian này càng dài càng tốt. Chỉ tiêu này có tương quan dương với tuổi thành thục sinh dục, sức bền đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng khác nhau tuỳ từng cá thể. Những gia cầm đẻ tốt có chu kỳ đẻ trứng dài, nhịp độ đẻ trứng đều và thời gian nghỉ đẻ ngắn, còn những gia cầm đẻ kém có dấu hiệu ngược lại. Nói chung, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có tính di truyền và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, nhất là chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, mùa vụ. 10 [...]... Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi Theo Chambers (1990) [61], đường cong sinh trưởng của gà có 4 điểm chính gồm 4 pha sau: + Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở + Điểm uốn của đường cong tại điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn + Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành... thành thục sinh dục của 2 dòng gà TP1 và TP3 đều sớm Cụ thể TP1 có tỷ lệ đẻ 5%, 50% ở 168 ngày và 181 ngày, gà TP3 có tỷ lệ đẻ 5%, 50% ở 164 ngày và 180 ngày Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của 2 tổ hợp lai giữa gà trống AB và gà mái TP1 và gà mái TP3 cho kết quả ấp nở cao vượt trội so với các công thức thuần Ưu thế lai so với trung bình bố mẹ về tỷ lệ phôi lần lượt tương ứng là 0,7% và 1,19%, tỷ lệ gà loại... ở các tuần tuổi, thể hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ và được thể hiện đơn giản theo đường cong sinh trưởng 14 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà: - Dòng/giống: Letner và Asmundsen (1938) [68] đã so sánh tốc độ sinh trưởng của các giống gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi và cho rằng gà Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn ở 2-6 tuần tuổi và sau đó không... tổ hợp lai có ưu thế lai về khả năng sinh sản và khả năng cho thịt đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Phùng Đức Tiến và cs (2011) [50] đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa gà trống RED AB với gà mái TP1 và TP3 , kết quả cho thấy: Gà lai có ngoại hình nằm trung gian giữa bố và mẹ Kiểu hình này tương tự về kiểu hình các dòng gà trong bộ lông màu hiện đang... sử dụng quen thuộc nhất về sinh trưởng (tính theo tuổi) song chỉ tiêu này không nói lên được mức độ khác nhau về tốc độ sinh trưởng trong một thời gian Đồ thị khối lượng còn gọi là đồ thị sinh trưởng tích luỹ Khối lượng thường được theo dõi theo tuần tuổi Để đánh giá khả năng sinh trưởng chúng ta còn sử dụng tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối - Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng... Karbia và gà LV cho kết quả: NST/mái /68 TT của gà lai Kabir - LP là 166 quả, TT TĂ/10 trứng tương ứng là 2,7 kg TLNS ở 10 tuần tuổi của gà Sasso –Kabir -LP là 95%, gà lai 3 máu lúc 10 TT có khối lượng 2,3 kg, FCR là 2,56 kg, tỷ lệ thân thịt là 74%, tỷ lệ thịt đùi + lườn là 42,4%, mỡ bụng 1,5% Phùng Đức Tiến và cs (2007) [46] nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lai TP1 và khả năng cho thịt của tổ hợp... truyền của tỷ lệ ấp nở 10-14% (Nguyễn Văn Thiện (1995) [37]) 2.4 Khả năng sinh trưởng, cho thịt và tiêu tốn thức ăn của gia cầm 2.4.1 Khả năng sinh trưởng Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [29] sinh trưởng là quá trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước Sinh. .. khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 (1977) [51]) Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần - Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể từ lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát (TCVN 2.40 (1977) [52]) Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hyperbol Sinh trưởng tương đối giảm dần qua... năng sinh sản của gà lai TP1 và khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà trống Sasso X44 với gà mái TP1 cho kết quả: tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con của gà TP1 đạt 98%, gà dò , hậu bị 98%, NST của gà TP1 đến 68 TT là 178 quả/ mái TT TĂ/10 trứng là 2,6 kg Tỷ lệ trứng có phôi 97%, số gà con loại I/mái là 135 con/ 68 TT Gà lai X44x TP1 có TLNS ở 10 tuần tuổi là 98%, lúc 10 TT có khối lượng 2,5 kg, FCR... tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục Phát dục là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể 13 Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành Cách đánh giá khả năng sinh trưởng Các . chăn nuôi thường dùng công thức của tác giả Đặng Vũ Bình (2 006) [6] sau đây: 1/2(AB +BA) - 1/2 (A+B) H(%) = 100 1/2 (A+B) Trong đó, H(%) là ưu thế lai AB là giá trị kiểu hình trung bình của. trái (Vương Đống (1 968) [14]). Số lượng tế bào trứng của gà mái ở thời kỳ đẻ trứng có thể đếm được khoảng 3.600 trứng, nhưng chỉ có 1 số lượng rất hạn chế được chín và rụng (Phùng Đức Tiến (1 996). lai thường có KL trung gian (Khavecman (1 972)[20]. Tính trạng KLT có hệ số di truyền cao, do đó có thể đạt được nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc (Kushner (1 974)[21]. Ngoài các yếu tố

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:05

Xem thêm: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TP

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    2. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất

    3.3 Các thành phần di truyền và ưu thế lai cấu thành sản phẩm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w