Tỷ lệ đẻ đạt 5% g 50,52 8,43 48,45 8,01 48,91 8,22
Tỷ lệ đẻ đạt 30% g 52,43 7,55 50,61 7,46 50,27 7,84 Tỷ lệ đẻ đạt 50% g 55,36 7,02 53,56 6,82 54,01 6,33
Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi, tuổi thành thục sinh dục cả đàn gà được quy định là tuổi đẻ đạt 5%. Ngoài ra, người ta còn xác định tuổi đẻ đạt 30% để đánh giá tốc độ và sự tập trung sức đẻ của gà. Tuổi đẻ đầu và khối lượng cơ thể của mỗi giống, dòng có tương quan tỷ lệ nghịch. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này được trình bày ở bảng 8, cho thấy, tuổi đẻ 5%, 30% và 50% của gà ở lô thí nghiệm giữa ♂TP4 x ♀TP1 lần lượt là 163 ngày, 175 ngày và 182 ngày sớm hơn so với gà ở các lô thí nghiệm ♂TP4 x ♀TP4 (172 ngày, 184 ngày và 191 ngày) và ♂TP1 x ♀TP1 (166 ngày, 175 ngày và 184 ngày). So sánh tuổi thành thục sinh dục của gà TP1 với gà TP4, cho thấy gà TP1 có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn gà TP4. Theo Phạm Thị Thanh Bình (2012) [5], gà TN1 có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn so với gà TP1 và TP3. Cụ thể gà TN1 đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 176 ngày, gà TP1 đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 168 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ 30% ở 177 ngày, tỷ lệ đẻ 50% ở 181 ngày. Nguyễn Quỳnh Hoa (2011) [16] tuổi đẻ 5% của gà TP3 lúc 168 ngày và 50% lúc 180 ngày. Như vậy tuổi đẻ của gà trong các lô thí nghiệm của chúng tôi sớm hơn so với các thí nghiệm
của các tác giả trên.
Khối lượng trứng có ý nghĩa quan trọng, đây là chỉ tiêu đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của gia cầm. Khối lượng trứng có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ ấp nở và khối lượng của gà sơ sinh.Kết quả bảng 8 còn cho thấy, khối lượng gà mái và khối lượng trứng tăng lên qua các tuần tuổi. Ở thời điểm đẻ 5% khối lượng cơ thể của gà mái TP1 ở lô thí nghiệm ♂TP4 x ♀TP1 đạt 2386,33 g, tương ứng đẻ 30% và 50% khối lượng cơ thể đạt 2604,67g và 2683,33g. Như vậy khối lượng gà trong giai đoạn sinh sản cũng tăng dần lên phù hợp với quy luật chung. Phạm Thị Thanh Bình (2012) [5] khối lượng cơ thể của gà mái TP1 ở thời điểm đẻ 5%, 30%, 50% lần lượt tương ứng là 2404,00g, 2490,67g, 2649,67g. Trong khi khối lượng cơ thể của gà mái TP3 đạt tương ứng là 2411,33 g, 2479,67 g, 2603,00g.
Bảng 8 còn cho thấy, khối lượng trứng ở tỷ lệ đẻ đạt 5%, 30% và 50% của gà ở lô thí nghiệm giữa ♂TP4 x ♀TP1 lần lượt là 48,45g, 50,61g và 53,56g nhỏ hơn so với gà ở các lô thí nghiệm ♂TP4 x ♀TP4 ( 50,52g, 52,43g và 55,36g) và gần tương đương với khối lượng trứng ở lô thí nghiệm ♂TP1 x ♀TP1 (48,91g, 50,27g và 54,01g). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Hoa (2011) [16] khối lượng trứng của gà TP3 ở thời điểm đẻ 5% là 49,36g, đẻ 50% khối lượng trứng là 54,23g. Phạm Thị Thanh Bình (2012) [5] khối lượng trứng của gà TP1 ở thời điểm đẻ 5% là 50,25 g, đẻ 30% là 52,77 g, đẻ 50% là 53,72 g và khối lượng trứng ở thời điểm 38 TT là 55,07 g. Khối lượng trứng của gà TP3 ở thời điểm đẻ 5%, 30%, 50% tương ứng là 51,08 g, 53,60g, 54,55 g và thời điểm 38 TT khối lượng trứng là 55,73 g. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Tiến Dũng (2008) [9] trên gà TP2, cho biết khối lượng gà ở thời điểm đẻ 5% đạt 2403,20g; khối lượng trứng: 49,50g; tương ứng đẻ 30%: khối lượng gà: 2617,20g; khối lượng trứng: 51,78g; đẻ 50%: khối lượng gà: 2691,40g; khối lượng trứng: 53,65g.…Như vậy, khối lượng gà và khối lượng trứng ở các thời điểm đẻ 5%, 30% và 50% trong thí nghiệm của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2010) [49], hệ số biến dị về khối lượng trứng của gà TP1 ở thế hệ thứ 3 ở tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% và 50% lần lượt là 9,60% và 8,49%.
Hệ số biến dị về khối lượng trứng của gà TP1, trong thí nghiệm của chúng tôi, ở tỷ lệ đẻ 5% là 8,22% và tỷ lệ đẻ 50% là 6,33%. Như vậy, so với thế hệ thứ 3 thì ở thế hệ thứ tư, hệ số biến dị về khối lượng trứng, của các dòng gà trên thấp hơn, chứng tỏ trứng có độ đồng đều cao hơn, góp phần làm tăng tỷ lệ trứng chọn ấp và tỷ lệ ấp nở.