1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của vinashin

18 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 291 KB

Nội dung

Lợi thế cạnh tranh Vinashin là một công ty nhà nước được các nhà lãnh đạo Việt Nam ký quyết định thành lập tập đoàn kinh tế Vinashin vào tháng 5/2006.. Quyết định này nêu: Vinashin phải

Trang 1

I Lợi thế cạnh tranh và năng lực ạnh tranh của Vinashin

1 Lợi thế cạnh tranh

Vinashin là một công ty nhà nước được các nhà lãnh đạo Việt Nam ký quyết định thành lập tập đoàn kinh tế Vinashin vào tháng 5/2006.

Được ưu đãi về vốn: Chính phủ đã dành 750 triệu USD vốn phát hành trái phiếu

quốc tế năm 2005 cho Vinashin, 650 triệu USD cũng được Vinashin vay của ngân hàng Thụy Sĩ chi nhánh Hong Kong Credit Suisse

Về vị trí địa lý: Cả một nửa đất nước giáp biển Đông, tức là có một mặt tiền vô

cùng thuận lợi hướng ra thế giới, sẽ là tài nguyên và lợi thế lớn nhất của Việt Nam Ngành kinh tế biển, chứ không phải bất kỳ ngành nào khác, chắc chắn sẽ là mũi nhọn để đất nước trở nên cạnh tranh hơn ít nhất ở khu vực Đông Á

Tuy nhiên, lợi thế đó chưa từng được tận dụng trong bối cảnh hàng thập kỷ đất nước vật vã với chiến tranh và công cuộc đổi mới

Ít nhất, trong bối cảnh những nỗ lực phát triển kinh tế biển đơn lẻ trước đó đã thất bại, như chương trình đánh bắt cá xa bờ được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng mà không hiệu quả, người ta cần một cách tiếp cận mới, hay một công cụ mới để hiện thực hóa chiến lược đó

Ưu tiên phát triển: Chiến lược kinh tế biển đã được phê duyệt xác định cần ưu tiến phát triển kinh tế hàng hải và các dịch vụ đi kèm đã trở thành một ngành mũi nhọn.

Đó là lý do ra đời của Vinashin, một tập đoàn kinh tế nhà nước Trong quyết định thành lập tập đoàn này số 103/QĐ- TTg, Vinashin đã được đặt ra những mục tiêu

để thực hiện chiến lược đó

Quyết định này nêu: Vinashin phải có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả

Trang 2

Kèm theo quyết định này là những cơ chế đầy ưu ái về tài chính, đất đai, chính sách, mà bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả của nhà nước khác cũng không thể có được.

Việt nam có nguồn lao đông dồi dào với giá rẽ

2 Năng lực cạnh tranh

Tận dụng và khai thác các lợi thế cạnh tranh và khả năng thực lực của công ty như nguồn vốn lớn các chính sách ưu đãi…để hoạt động tập đoàn còn có 22 Công ty

cổ phần; 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 11 Công ty liên doanh; 7 Đơn vị sự nghiệp có thu; 7 Đơn vị phụ thuộc; 30 Công ty cổ phần do tập đoàn giữ cổ phần chi phối[9].các công ty này hoạt động trên nhiều lĩnh vực

II Nuyên nhân thất bại

Sự thất bại của VINASHIN và bài học cho các doanh nghiệp - Tập đoàn

Trong thời gian gần đây, vấn đề thất bại và tái thiết lại Tập đoàn Vinashin là vấn

đề thời sự nóng hổi thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi tâng lớp nhân dân Đâu đâu người ta cũng bàn về sự thất bại và khoản nợ khổng lồ mà Tập đoàn này

để lại cũng như bàn về cách thức, phương pháp vực dậy con tàu Vinashin đang bên độ vực thẳm Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích một

số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Vinashin, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm Đây là bài học quý giá cho những tập đoàn, những tổng công ty lớn rút kinh nghiệm về sau

Nguyên nhân thất bại của Vinashin đã được các nhà kinh tế, các chuyên gia và từng người con dân đất Việt mổ xẻ, phân tích rất chính xác trong thời gian qua Tựu chung lại có thể dẫn ra một số nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan sau:

1 Nguyên nhân chủ quan

Sự bao che và chủ quan của cấp trên: Trước hết là trách nhiệm của Chính phủ và

Bộ giao thông vận tải – những cơ quan chủ quản của Vinashin Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã nhiều lần có kế hoach thanh tra Vinashin từ những ngày Vinashin chưa là tập đoàn Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động đến nay, KTNN đã hai lần xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này Cụ thể, năm 2008,

Trang 3

KTNN đã lên kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn, nhưng do Thanh tra Chính phủ đã đưa Tập đoàn Vinashin vào kế hoạch thanh tra năm 2009 – nhưng rồi lại hoãn – nên theo quy chế phối hợp và để tránh trùng lặp, KTNN đã đưa ra ngoài kế hoạch và lùi sang năm 2010 Tuy nhiên, kế hoạch này lại tiếp tục

bị "trì hoãn" bởi không được phê duyệt Vinashin xuất hiện dấu hiệu của tội phạm tuy nhiên vẫn được bao che, qua chuyện

Từ năm 2005 đến nay, đã có 13 – 14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát

ở Vinashin, phát hiện ra nhiều sai phạm, nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để lấp liếm Người đứng đầu Ủy ban Tư pháp đánh giá, qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm như đầu tư dàn trải tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề rồi tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản, sản xuất kinh doanh đình trệ, nội bộ diễn biến phức tạp trong khi 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc và có trên 5.000 công nhân mất

"Nhưng Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước”

Sự đầu tư không đúng trọng tâm và ngành nghề hoạt động của mình: Vinashin

đã lạm dụng vị thế tập đoàn của mình để đầu tư tràn lan, giàn trải dẫn đến không kiểm soát được hoạt động của mình Đi lên từ ngành đóng tàu, lẻ ra Vinashin nên chú trọng phát triển ngành nghề của mình trước khi bành trướng sang các lĩnh vực khác Tuy nhiên, Vinashin đã đầu tư “lấn sân” một số ngành như thép, tài chính, bất động sản, điện…thành một đại công trường Năng lực lãnh đạo yếu kém cùng

sự đầu tư giàn trải không kiểm soát được là một trong những nguyên nhân cơ bản đánh chìm con tàu Vinashin

Sự sai lầm có hệ thống của những cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất của tập đoàn Vinashin: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm đắm con tàu Vinashin đó

chính là sự lãnh đạo yếu kém, quan liêu, độc đoán của những người đứng đầu tập đoàn này Tiêu biểu cho những sai phạm không thể cứu vản được là ông Phạm Thanh Bình người tập trung trong tay mình một thứ quyền lực tuyệt đối: Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc Con tàu có đi đúng hướng hay không phụ thuộc vào vị thuyền trưởng cầm lái Vinashin đã đi những bước đầu rất vững chắc và là niềm tự hào của ngành đóng tàu Việt Nam Nhưng rồi những con người đó, những khối óc đó đã đi chệch hoa tiêu của mình làm cho con tàu không còn định hướng rõ ràng Đâu cũng tới và đâu cũng để lại những thất bại nặng nề do sự quản lý quan liêu, độc đoán, non kém, bao che

Trang 4

2 Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan duy ý chí của con người nói trên thì một trong những nguyên nhân khách quan làm cho con tàu Vinashin bên bờ vực thẳm đó là cuộc Khủng hoảng Kinh tế trên thế giới 2008-2009 Trong cơn bảo khủng hoảng tài chính, nhiều tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước lao đao, phá sản phải cần đến bàn tay của Chính phủ để vực dậy Vinashin cũng nằm trong tâm bảo đó Vào những năm 2006, 2007, tình hình kinh doanh của Vinashin không đến nổi nào nhưng cuối những năm 2008 và năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho tình hình tài chính của Vinashin trầm trọng Các hợp đồng lớn đã ký với các chủ tàu không có vốn triển khai Các nguồn vay đến hạn trả dồn dập mà không có tiền trả, lãi mẹ đẻ lãi con

Bài học kinh nghiệm

Đánh giá những thất bại để rút ra được bài học kinh nghiệm xương máu về sau cho các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước là cần thiết Từ sự thất bại của Vinashin chúng ta có thể rút ra được một số bài học chiến lược cơ bản sau:

Thực tế chứng minh rằng, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước và người đứng đầu các tổng công ty, tập đoàn này được giao quá nhiều quyền lực Một khi được tập trung quyền lực trong tay sẽ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, đầu tư không kiểm soát Vinashin đã đầu tư rất nhiều vào các siêu dự

án, mua sắp trang thiết bị lãng phí, vô tội vạ Điển hình là việc mua con tàu Hoa sen trị giá gần 1.300 tỷ về đắp chiếu, để không Bên cạnh việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hết sức lãng phí, tập đoàn này còn đầu

tư hàng nghìn tỷ vào cổ phiếu, cổ phần mà không thuộc lĩnh vực sở trưởng, thế

Tất cả đều xuất phát từ ý chí của những người đứng đầu Tập đoàn vì họ đã có trong tay một “bảo bối” quyền lực chuyển giao quá lớn từ Chủ sở hữu Kiểm soát được các hành vi kinh tế của Tập đoàn nhưng vẫn tạo được hành lang

tự chủ cho Tập đoàn là bài học cần được các cơ quan chủ quản có lời giải phù hợp

Bài học về công tác quản lý vốn và đầu tư

Nếu lấy nguồn vốn đối ứng của chủ đẩu tư để thực hiện các dự án, chắc chắn Vinashin sẽ không bao giờ có đủ năng lực tài chính để thực hiện các siêu dự án

Dể nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu của Vinashin chỉ là quá nhỏ so với quy mô và phạm vi đầu tư mà Tập đoàn này đã thực hiện Để thực hiện “giấc mơ” của mình, Vinashin đã vay những khoản vay thương mại khổng lồ tiềm ẩn rủi ro, mạo hiểm Đành rằng làm kinh tế thì phải chấp nhận mạo hiểm nhưng mạo hiểm một cách mù quáng như Vinashin thì chắc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác nên rút

Trang 5

Theo số liệu từ kiểm toàn và từ chính tập đoàn này, từ năm 2005 cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào đầu 2008, danh mục các dự án đầu

tư của Vinashin đã lên đến con số 257, với tổng kinh phí hơn 50.000 tỉ đồng Số tiền này là không nhỏ, nhưng do dàn trải, nên rất nhiều trong số đó không được cấp đủ số vốn cần thiết Tới nay, hơn ba phần tư số dự án vẫn còn dở dang Bài học lớn cần rút ra là cần chống đầu tư giàn trải, không kiểm soát được Việc đầu tư giàn trải không chỉ thể hiện qua việc đầu tư ra bên ngoài ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chính của mình mà còn trong phạm vị ngành nghề chủ đạo của mình cũng phải đầu tư một cách tập trung, đúng trọng điểm

Bài học về cung cách quản lý, giám sát các tập đoàn của các cơ quan chức năng

Như đã phân tích ở trên, nếu như các cơ quan quản lý và cơ quan giám sát tập đoàn phối hợp với nhau nhuần nhuyển thì con tàu Vinashin sẽ không rơi vào tình trạng như bây giờ Giá như Kiểm toán nhà nước và thanh tra Chính phủ có cơ chế phối hợp ăn khớp hơn, giá như Bộ Giao thông vận tải không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe báo cáo sai sự thật của tập đoàn này… Rỏ ràng các cơ quan quản lý đã gần như bị động và luôn trong trạng thái không theo kịp với mỗi bước đi của Tập đoàn này Vinashin đã đầu tư một cách thoải mái với nhiều siêu dự án, gồm cả vốn

tự có, cả vay nợ trong nước và nước ngoài Trong khi năng lực quản lý của cả cơ quan quản lý và của lãnh đạo tập đoàn không theo kịp lại mở rộng quá mức hoạt động đã gây ra những lỗ hổng nguy hiểm liên quan đến vấn đề quản lý đầu tư, công nợ, dòng tiền càng làm cho đoàn tàu Vinashin nhanh chóng đi đến bờ vực thẳm Dù có bao biện thế nào thì cũng không thể phủ nhận phần lỗi của các cơ quan Bộ ngành đối với sự sụp đổ của Tập đoàn này

Bài học xương máu từ Vinashin vẫn còn nguyên Đó là hồi chuông cảnh báo đáng báo động đối với các tập đoàn nhà nước nói chung và cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng Thất bại này cần phải được xem xét nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho các tập đoàn kinh tế nhà nước khác tránh rơi vào vực thẳm như Vinsahin

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM

Trang 6

Tập đoàn Kinh tế Vinashin (tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business Group, viết tắt là VINASHIN) là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp

Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất Việt Nam Tổng số tài sản của công ty khoảng 90.000 tỷ đồng (nhưng vay nợ tới hơn 80.000 tỷ), sau khi nhiều dư luận phản ánh, Chính phủ Việt Nam đã cho tái

cơ cấu Vinashin, một số dự án sẽ chuyển về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).[6]

Lịch sử hình thành

Manh nha thành lập tổng công ty đã có từ lâu trên cơ sở chỉ đạo của trung ương về

tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam Tiền thân của tập đoàn là Tổng Công ty 91 được thành lập

từ năm 1996

Tổng Công ty 91 được thành lập vào ngày 31 tháng 1 năm 1996 Căn cứ vào Quyết định số 69/TTg ngày 31 tháng 1 năm 1996 của Thủ tướngChính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 103/2006/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế, đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).[7]

Và ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Theo Quyết định này, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.[8] Sự kiện này đánh dấu chính thức tập đoàn Vinashin ra đời

Như vậy tập đoàn Vinashin ra đời căn cứ vào các văn bản pháp luật của nhà nước trên cơ sở chỉ đạo của trung ương về việc tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay

Trang 7

Cơ cấu tổ chức

Tập đoàn được tổ chức theo mô hình cơ cấu công ty mẹ - con; công ty mẹ hoạt động theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính phủ làm chủ

sở hữu 100% vốn điều lệ

Công ty mẹ

Tên đầu đủ là: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Đây một doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư bằng vốn của Nhà nước

Công ty mẹ có hệ thống tổ chức bài bản, chặt chẽ bao gồm: Văn phòng, các Ban, Trung tâm chuyên môn, nghiệp vụ Văn phòng đại diện của Công ty mẹ ở trong nước và nước ngoài Các chi nhánh trực thuộc Công ty mẹ như: Công ty Xuất Nhập khẩu Vinashin; Trung tâm hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin Đơn vị sự nghiệp có thu gồm: Trường Cao đẳng nghề Vinashin;Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy III; Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy VI; Tạp chí Công nghiệp tàu thủy

Các công ty con

Các công ty con thuộc công ty mẹ: Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ văn phòng Vinashin (Công ty mẹ nắm giữ 51% vốn điều lệ); Các công ty con có vốn điều lệ do công ty mẹ cung cấp 100% gồm 14 công ty

Ngoài ra tập đoàn còn có 22 Công ty cổ phần; 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 11 Công ty liên doanh; 7 Đơn vị sự nghiệp có thu; 7 Đơn vị phụ thuộc; 30 Công ty cổ phần do tập đoàn giữ cổ phần chi phối[9]

Trong thời gian gần đây, tập đoàn đã có chiến lược phát triển và dự kiến thực hiện việc xắp xếp, tổ chức lại về mặt nhân sự và cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả họat động, gia tăng khả năng cạnh tranh

Về nhân sự: Ngày 14 tháng 7 năm 2010, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn

Dũng đã ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam với ông Phạm Thanh Bình, phân công

ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm nhiệm chức vụ

Khoảng 19h tối 4/8, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và bắt tạm giam thời hạn 4 tháng đối với ông Phạm

Trang 8

Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)

Được biết, ông Bình bị bắt để điều tra về hành vi "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự

Các quyết định khởi tố, khám xét và lệnh bắt tạm giam bị can đã được Viện KSND Tối cao phê chuẩn trong ngày Sau đó Vinashin 2 lần thay đổi Tổng Giám đốc là các ông Trần Quang Vũ, Nguyễn Quốc Ánh Đến tháng 10 năm 2010, Chính phủ có quyết định cử ông Trương Văn Tuyến (Trưởng ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí) làm Tổng Giám đốc Tập đoàn, cử ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (kiêm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại dương Ocean Bank) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Vinashin

Hoạt động kinh doanh và khủng hoảng năm 2010

Hoạt động kinh doanh chính yếu của tập đoàn là kinh doanh trong nghề đóng tàu Tập đoàn VINASHIN không những bao trùm gần như toàn bộ các đơn vị đóng tàu trong nước mà còn hoạt động trên các lĩnh vực khác như: Vận tải, chế tạo máy móc, thiết bị hàng hải Đến năm 2010, VINASHIN đã đặt cơ quan đại diện

ở Đức, Hà Lan, Ba Lan, Úc, Iraq và Hoa Kỳ Theo báo cáo của riêng Tập đoàn, trong các năm 2007 đến 2009, Tập đoàn đều có lãi

Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương ngày 5.7.2010, “trong những năm qua Tập đoàn đã báo cáo không trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp”

Năm 2010 là năm bước ngoặt với Vinashin, khi Tập đoàn này đứng bên bờ vực phá sản do nợ quá nhiều Bắt đầu bằng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiến hành cải cách Tập đoàn (tháng 5?), theo đó chia tập đoàn

ra làm ba phần, hai phần chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Vinalines Vinashin chỉ giữ lại các phần chính còn lại nghiệp vụ đóng tàu

Tiếp sau đó một loạt các sai trái của Vinashin bị phanh phui Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội Đồng quản trị Phạm Thanh Bình bị cắt chức, khai trừ khỏi Đảng

Trang 9

Cộng Sản, và sau đó bị bắt giam để điều tra với tội danh "làm trái các quy tắc quản

lý Kinh tế, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản Nhà nước" (cần dẫn nguồn) Tính tới cuối tháng 10/2010, tổng số nợ không có khả năng trả của Vinashin lên tới 120 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tương đương hơn 6 tỷ USD Trong đó, Chính phủ bảo lãnh vay 750 triệu đô la trái phiếu, nợ các ngân hàng trong và ngoài nước, nợ các đối tác

Thất bại của Vinashin bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân Trước hết là sự bao che, chủ quan từ cấp trên: Chính phủ và Bộ Giao thông vận tại chủ quản Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, KTNN từng nhiều lần lên kế hoạch kiểm toán, ngay

từ khi Vinashin còn chưa nâng cấp lên Tập đoàn Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động (2006) đến nay, KTNN đã hai lần xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này Cụ thể, năm 2008, KTNN đã lên kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn, nhưng do Thanh tra Chính phủ đã đưa Tập đoàn Vinashin vào kế hoạch thanh tra năm 2009 – nhưng rồi lại hoãn – nên theo quy chế phối hợp và để tránh trùng lặp, KTNN đã đưa ra ngoài kế hoạch và lùi sang năm 2010 Tuy nhiên,

kế hoạch này lại tiếp tục bị "trì hoãn" bởi không được phê duyệt

Trong báo cáo gửi tới đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội dẫn lại chuyện Vinashin như một điển hình cho việc tuy có phát hiện dấu hiệu tội phạm nhưng không xử lý, ngăn chặn kịp thời

Từ năm 2005 đến nay, đã có 13 – 14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát

ở Vinashin, phát hiện ra nhiều sai phạm, nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để lấp liếm Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21.10.2010[10]

Ủy ban Tư pháp đánh giá, qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm như đầu

tư dàn trải tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề rồi tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản, sản xuất kinh doanh đình trệ, nội bộ diễn biến phức tạp trong khi 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc và có trên 5.000 công nhân mất việc làm, nợ lương…

"Nhưng Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách

Trang 10

nhiệm Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước”.[11]

Nguyên nhân thứ hai là do đầu tư dàng trải thiếu khoa học Vinashin đầu tư vào rất vào các dự án ngoài ngành (như điện, thép, tài chính )

Nguyên nhân thứ ba là từ sai lầm cá nhân của các cán bộ quản lý cao nhất của Vinashin, đặc biệt là Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình, người nắm trọn các chức danh quan trọng tại tập đoàn này: bí thư Đảng uỷ, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc

Nguyên nhân thứ tư là từ Khủng hoảng Kinh tế trên thế giới 2008-2009 đã đánh vào tham vọng của Vinashin Phạm Viết Muôn – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nói: Tham khảo ý kiến chuyên gia thì nhiều lắm Vào năm 2006, 2007 Vinashin hoạt động tốt, phát triển tốt, qua năm 2008 mới suy thoái Người ta đặt đóng tàu với mình 166 hợp đồng, giá trị 5-6 tỉ USD, nhưng có suy thoái lại thôi… Các cơ quan làm chiến lược, làm chính sách không phải chỉ tham khảo ý kiến chuyên gia trong nước mà cả nước ngoài để đánh giá… [12]

[sửa]Một số dự án đầu tư điển hình của Vinashin

Một số dự án điển hình của Vinashin cho thấy khả năng quản lý rất kém của Ban giám đốc của Tập đoàn này:

- Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) (công ty con của Vinashin) đầu

tư hơn 200 triệu USD (khoảng 3.136 tỷ đồng) để mua về tới 6 con tàu có tuổi từ

22 đến 26 năm trong số 9 tàu của Công ty này Hầu như tất cả các con tầu này hiện tại đều không chạy được, do hỏng hóc, do bị bắt giữ tại các cảng trong và ngoài nước (do thiếu tiền trả tiền dịch vụ cảng hoặc do điều kiện kỹ thuật trang thiết bị quá tồi tệ)

- Đóng tàu Lash chở sà lan: Ngày 22.7.2005, VNS đã ký kết hợp đồng tín dụng với Quỹ hỗ trợ phát triển Hải Phòng về khoản vay 309,896 tỷ đồng để triển khai

kế hoạch đóng tàu H165, giao cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (NASICO) và thuê Cục Đăng kiểm Việt Nam giám sát, cấp đăng ký cho tàu Theo thiết kế, tàu dài 183m, rộng 25m và chiều cao mạn 12m, trọng tải 10.900 DWT, có

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w