nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009

85 1.2K 0
nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao đã được phát hiện từ trước công nguyên nhưng đến năm 1882 Robert Kock tìm ra được nguyên nhân gây bệnh lao. Việc tìm ra nguyên nhân bệnh lao là do vi khuẩn lao giúp các nhà khoa học có nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về bệnh lao. Hơn thế kỷ qua, y học đã đầu tư nguồn lực để thanh toán bệnh lao tại cộng đồng nhưng chưa có thành công bền vững. Năm 1999 Tổ chức Y tế Thế giới thông báo tình hình khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao, nhằm kêu gọi sự quan tâm các tổ chức Chính phủ và toàn thể nhân dân thế giới cùng góp sức để chống lại dịch bệnh nguy hiểm này. Hơn 80% nạn nhân của bệnh lao là những người đang ở độ tuổi lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Bệnh lao đã làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh đói nghèo. Nếu những người trụ cột của gia đình không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trung bình họ sẽ mất một năm không lao động. Chiến lược hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp là một đầu tư kinh tế có cơ sở đối với bất kỳ quốc gia nào. Cụ thể như một nghiên cứu ở Thái Lan việc sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp hợp lý có thể tiết kiệm được 2,3 tỷ đô la Mỹ trong vòng 20 năm [21]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới đến năm 2006, bệnh lao gia tăng nhanh các nguyên nhân chính là do đói nghèo bất ổn kinh tế xã hội tại một số khu vực, lao/HIV, lao kháng thuốc, bùng nổ dân số và hoạt động kém hiệu quả của hệ thống y tế, chương trình chống lao tại một số quốc gia. Chính vì sự lây lan nhanh chóng của lao phổi AFB(+), tỷ lệ tử vong do lao tăng làm cho bệnh lao trở thành gánh nặng thật sự đối với các nước đang phát triển cả về mặt xã hội và kinh tế. Ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao trên thế giới vẫn còn là vấn đề khẩn cấp toàn cầu hiện tại có khoảng hơn 2 tỷ người đã bị nhiễm lao (tương đương 1/3 dân số thế giới), hàng năm có khoảng 9,2 triệu người mắc bệnh lao mới (tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân), có 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành trong đó có 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB(+) (tương đương 62/100.000 dân), bao gồm 0,7 triệu trường hợp lao/HIV(+). Mỗi năm có 1,7 triệu người chết do bệnh lao, có khoảng 0,5 triệu trường hợp mắc lao kháng đa thuốc. 2 Song hành với bệnh lao là đại dịch HIV/AIDS đã trở thành bộ đôi đang phát triển làm suy giảm sức khoẻ và tuổi thọ của người dân trên thế giới và bộ đôi này đã và đang trở thành hiểm họa của toàn nhân loại trong đó đáng quan tâm nhất là tình hình lao kháng thuốc, lao siêu kháng thuốc, lao/HIV càng gia tăng trên thế giới. Tại Việt Nam trong năm 2006 dân số 86,2 triệu người tỷ lệ bệnh lao mới các thể là 173/100.000 dân, tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới là 77/100.000 dân, tỷ lệ chết do lao là 23/100.000 dân, tỷ lệ lao/HIV là 5%. Có 100% xã, phường trong cả nước đã triển khai thực hiện chương trình điều trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp. Bệnh lao mới có tỷ lệ kháng đa thuốc 2,7%; bệnh lao tái trị có tỷ lệ kháng đa thuốc là 19%. Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ lao cao trên thế giới [16]. Trong năm 2008 tình hình bệnh lao tại Tiền Giang diễn biến như sau: tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới là 71/100.000 dân, tỷ lệ mắc lao trong độ tuổi lao động 25 - 55 tuổi là 52,2%; nam mắc nhiều hơn nữ gấp 3 lần. Kết quả điều trị lao phổi AFB(+) mới khỏi bệnh là 93%. Trong những năm qua tỉnh Tiền Giang chưa có đề tài nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị lao tại địa phương với qui mô toàn tỉnh, do đó việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng giúp chương trình chống lao địa phương đánh giá lại các hoạt động của chương trình xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh lao lâu dài. Xuất phát từ những căn cứ trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh Tiền Giang năm 2009”. Với những mục tiêu như sau : 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh lao tại tỉnh Tiền Giang năm 2009. 2. Đánh giá kết quả điều trị lao phổi AFB(+) tại tỉnh Tiền Giang năm 2009 và các yếu tố liên quan. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về bệnh lao 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh lao - Bệnh lao đã được phát hiện từ trước công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và các nước Trung Á. Thời kỳ này bệnh lao được xem như một bệnh nan y không chữa được, bệnh lao do di truyền. Đến thế kỷ thứ XIX Laennec (1819) và Sokolski (1838) đã mô tả khá chính xác về các tổn thương chủ yếu của bệnh lao. Năm 1865 Villemin làm thực nghiệm bằng cách tiêm truyền bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân lao cho súc vật và có nhận xét bệnh lao do một căn nguyên gây bệnh nằm trong các bệnh phẩm đó. - Năm 1883 Zoppf đổi tên thành Bacterium Tuberculosis và 3 năm sau Lehmann và Neumann đổi tên thành Mycobacterium Tuberculosis .Việc tìm thấy vi trùng lao đã mở ra giai đoạn vi trùng học của bệnh lao đã định hướng cho loài người tìm ra phương cách phòng chống một căn bệnh nguy hiểm này. - Đến đầu thế kỷ XX có một loạt công trình về dị ứng, miễn dịch và phòng bệnh lao. Năm 1907 Vonpirquet áp dụng phản ứng da để xác định tình trạng nhiễm lao. Mantoux năm 1908 dùng phương pháp tiêm trong da để phát hiện dị ứng lao. - Năm 1882 Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh là vi trùng lao hay gọi là Bacillus de Koch (viết tắt là BK). - Năm 1908 Calmette và Guerin bắt đầu nghiên cứu tìm vacxin B.C.G để sử dụng phòng bệnh lao trên người. Trong khi đó việc điều trị lao vẫn còn khó khăn, người ta sử dụng những phương pháp gián tiếp như dinh dưỡng, bơm hơi màng phổi, màng bụng hoặc dùng phẫu thuật gây xẹp thành ngực hay cắt bỏ tổn thương . - Waksman đã tìm ra Streptomycin, thuốc kháng sinh đầu tiên điều trị lao. Việc phát hiện ra thuốc điều trị lao Streptomycin đã mở ra một kỷ nguyên mới trong hóa trị liệu bệnh lao. Sau đó hàng lọat thuốc điều trị lao lần lượt được phát hiện và đưa vào điều trị lao đạt kết quả tốt. Năm 1965 Rifampixin thuốc chống lao mạnh 4 nhất đã ra đời. Năm 1978 cơ chế tác dụng và vị trí của thuốc Pyrazinamid được đánh giá là một thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng với các vi trùng trong và ngoài tế bào [24]. - Năm 1986 tại hội nghị chống lao Quốc tế tại Singapore các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan đã nêu thời điểm bệnh lao có thể coi là được thanh toán ở nước mình. Sự lạc quan quá sớm của một số Quốc gia trong vấn đề thanh toán bệnh lao là nguyên nhân dẫn đến sự lơ là không coi trọng công tác phòng chống lao ở các nước đó. Như vậy đã tạo điều kiện cho bệnh lao quay trở lại và gia tăng nhanh chóng. Hiện nay bệnh lao đang gia tăng không chỉ ở những nước nghèo, kinh tế chậm phát triển mà cả những nước có nền kinh tế phát triển cao [63]. - Năm 1990 tại hội nghị sức khỏe phổi ở Boston của Hoa Kỳ đã thảo luận về chuyên môn và tổ chức công tác phòng chống lao. Việc điều trị ngắn ngày so với trước đây và điều trị lao ngọai trú đã trở thành phổ biến ở các nước. Nhưng đến tháng 4 năm 1993 Tổ chức Y tế Thế giới đã báo động tới Chính phủ các nước trên toàn cầu về nguy cơ quay trở lại của bệnh lao và sự gia tăng của nó. Khoảng 1/3 dân số thế giới đã bị nhiễm lao, mỗi năm có 8 – 9 triệu người mắc lao mới và có khoảng 3 triệu người chết do lao. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người chết do lao chiếm 98% tổng số lao chết trên toàn thế giới và 75% là lứa tuổi lao động (15 – 50 tuổi) [24]. 1.1.2. Tổ chức thực hiện chƣơng trình chống lao quốc gia - Xác định đường lối chiến lược phòng chống lao:  Phát hiện bệnh lao bằng phương pháp thụ động là chủ yếu, sử dụng phương pháp soi đàm trực tiếp, ưu tiên phát hiện nguồn lây AFB(+).  Điều trị bằng phác đồ hóa trị liệu lao ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (chương trình DOTS), thống nhất trên toàn quốc.  Lồng ghép họat động chống lao vào hệ thống y tế chung.  Tiêm vaccin B.C.G ngừa lao cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. - Tổ chức mạng lưới công tác chống lao: 5  Tuyến Trung ương: Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung ương, Ban chỉ đạo chương trình chống lao quốc gia đồng thời là cơ quan quản lý dự án phòng chống lao dưới sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm chương trình chống lao quốc gia.  Tuyến tỉnh: tổ chức theo mô hình Bệnh viện lao và bệnh phổi, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, đơn vị trực thuộc sở y tế.  Tuyến huyện: công tác chống lao được khoa phòng chống dịch bệnh và HIV/AIDS thuộc Trung tâm y tế huyện quản lý .  Tuyến xã: đơn vị trạm y tế xã thuộc Trung tâm y tế huyện quản lý. Trạm y tế xã chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống lao ở xã gồm có 4 chức năng chính như sau: * Phát hiện bệnh lao qua khám người có triệu chứng nghi lao, gửi người bệnh đến tổ chống lao huyện thử đàm. * Thực hiện điều trị lao bằng phương thức DOTS tại trạm y tế xã. * Tiêm phòng B.C.G cho trẻ sơ sinh. * Tuyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh lao trong nhân dân [20]. 1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh và đƣờng lây - Lao là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây ra gọi là Mycobacterium Tuberculosis. Vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp do hít phải các hạt nước bọt nhỏ li ti có chứa vi trùng lao. Từ ổ khu trú ban đầu, vi trùng lao qua đường máu, đường bạch huyết, đường phế quản hoặc do tiếp cận các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra người ta còn tìm thấy đường lây qua da, qua niêm mạc đường tiêu hoá nhưng ít gặp. Lao phổi là thể lao phổ biến nhất, gặp trên 80 - 85% các trường hợp và lao phổi là dễ lây lan cho những người xung quanh. - Bệnh lao có quá trình diễn biến theo 2 giai đọan: lao nhiễm và lao bệnh cơ thể sau vài tuần nhiễm lao đã hình thành dị ứng với lao và nếu lần đầu tiên bị lao, cơ thể chủ yếu ở giai đọan lao nhiễm và trong đa số các trường hợp (80 – 85%) không có biểu hiện lâm sàng. Từ lao sơ nhiễm chuyển sang bệnh lao xảy ra với tỷ lệ 10% – 15% ( chung cho mọi lứa tuổi ). Sự chuyển từ lao nhiễm sang bệnh lao phụ thuộc 6 vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến số lượng và độc tính của vi khuẩn lao xâm nhập, sau đó là tuổi và sức đề kháng chung [23]. 1.1.4. Dịch tễ bệnh lao 1.1.4.1. Vi khuẩn lao - Vi khuẩn lao có tên gọi Mycobacterium Tuberculosis có hình gậy, thân mảnh, dài khoảng 3-5µ, rộng khoảng 0,3-0,5µ. Ở ngoài cơ thể người vi trùng có thể tồn tại vài ngày, thậm chí 3 – 4 tháng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Đàm của bệnh nhân lao ở phòng tối ẩm, sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc tính. Tuy nhiên chúng chịu nhiệt độ kém ở 42 o C vi khuẩn đã ngừng họat động và ngừng phát triển và chết ở 80 o C sau đó 10 phút. Đối với cồn 90 o vi trùng tồn tại được 3 phút và bị tiêu diệt sau 1 phút với acid phenic 5%. Vi trùng lao sinh sản chậm 20 – 24 giờ sinh sản một lần, khi gặp điều kiện không thuận lợi chúng có thể sinh sản chậm hơn, thậm chí ở trạng thái ngủ, tồn tại lâu trong tổn thương khi có điều kiện lại tái sinh sản lại. Để vi khuẩn phát triển thuận lợi cần đòi hỏi môi trường có nhiều chất dinh dưỡng và oxy. Cấu trúc vi khuẩn lao rất phức tạp có nhiều đại phân tử Protides, Glucoses và Lipides, Acid mycolic là một thành phần cấu tạo nên thành vi khuẩn. Chính acid này đã giúp vi khuẩn bắt màu đỏ fuchsine khi nhuộm Ziechl – Neelsen. - Trong số các kháng nguyên của vi khuẩn lao đã được nghiên cứu có Tuberculine là một hỗn hợp Proteine, Polysaccharit, Lipid dùng để chẩn đoán bệnh lao, nghiên cứu tình trạng nhiễm lao và đánh giá hiệu quả của B.C.G vacxin. - Vi khuẩn lao đề kháng thuốc là do sự thích ứng của cơ thể vi khuẩn lao dưới tác dụng của môi trường bên ngoài, trong đó có các thuốc chống lao. Có sự đột biến tự nhiên của vi khuẩn lao [70]. 1.1.4.2. Dịch tễ lao - Dịch tễ học là môn nghiên cứu sự phân bố tần số mắc và chết của bệnh và những yếu tố nguy cơ và áp dụng nghiên cứu này để giải quyết vấn đề bệnh tật. Dịch tễ học là một phần quan trọng của chương trình chống lao bởi vì thông tin về mô hình nhiễm bệnh, mắc bệnh và có thể giúp cho người dân hoặc nhóm dân cư có nguy cơ mắc lao hiểu được cách lây truyền như thế nào, những trường hợp nào nên 7 ưu tiên khám và điều trị, đặt kế hoạch sử dụng cán bộ, nguồn lực như thế nào cho hợp lý. - Bệnh lao lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, một bệnh nhân lao phổi ho khạc ra vi trùng lao có thể lây truyền bệnh lao cho 10 người trong một năm. Khi không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể là nguồn lây trong vòng 2 năm trước khi chết. Nếu bệnh nhân có thể tự lành thì khả năng lây lan cho cộng đồng kéo dài hơn [43]. Theo Tổ chức Y tế thế giới đến năm 2006, ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao trên thế giới như sau: - Tỷ lệ mắc lao mới hàng năm là 139/100.000dân. - Tỷ lệ mắc lao phổi AFB(+) mới là 62/100.000dân. Tại Việt Nam năm 2006 - Tỷ lệ bệnh lao mới các thể là 173/100.000 dân - Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới là 77/100.000 dân - Tỷ lệ chết do lao là 23/100.000 dân [16]. Người bệnh lao phổi có AFB(+) trong đàm phát hiện bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp phải có hơn 5.000 vi khuẩn trên một mililít đàm, người ta thấy rằng: nhóm người bệnh lao phổi AFB(+) được phát hiện bằng soi đàm trực tiếp có khả năng làm lây lan bệnh lao rất mạnh, cao hơn 10-20 lần so với những người mắc lao phổi AFB(+) tìm thấy bằng bằng phương pháp nuôi cấy. Do đó mục tiêu của chương trình chống lao đề ra: phát hiện ít nhất 70% bệnh lao phổi AFB(+) và điều trị khỏi cho 85% số bệnh nhân này [8]. - Gần đây nhất Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội chống lao Thế giới đưa ra chiến lựơc chống lao trên toàn cầu với tầm nhìn đến 2015: mọi nổ lực của cộng đồng chống lao trên toàn cầu nhằm hướng đến: “Một Thế giới không còn bệnh lao”. Đưa ra mục tiêu thiên niên kỷ đến năm 2015: giảm 50% số người mắc lao và chết do lao so với năm 1990, đến năm 2050: thanh toán bệnh lao. - Chương trình chống lao Việt Nam từ năm 1997 đã đạt được mục tiêu của tổ chức Y Tế Thế Giới là phát hiện trên 70% nguồn lây lao mới trong cộng đồng và điều trị khỏi trên 85% nguồn lây và duy trì được chỉ tiêu này trong giai đoạn 2000- 8 2005. Nhưng muốn đạt được mục tiêu của chiến lược chống lao toàn cầu, chúng ta cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa, để vượt qua những thách thức của chương trình chống lao quan trọng nhất, sau 10 năm liên tục chúng ta đạt chỉ tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới, song tình hình dịch tễ lao của nước ta chưa có xu hướng giảm rõ rệt và đồng đều. - Bằng chứng cụ thể là trong đợt điều tra dịch tễ lao toàn quốc lần đầu tiên năm 2006-2007 cho thấy số bệnh nhân lao hiện mắc cao hơn so với ước tính trước đây [4]. 1.1.5. Miễn dịch trong bệnh lao - Miễn dịch chống lao chỉ là tương đối. Tức là một cá thể khi tạo đựơc miễn dịch thì khả năng bảo vệ không mắc bệnh khi có vi trùng xâm nhập vào là không được tuyệt đối. Tiêm B.C.G về cơ bản có tác dụng phòng mắc bệnh lao. Tuy vậy vẫn có những trẻ dù đã được tiêm B.C.G vẫn có thể mắc bệnh lao nhưng thường tỷ lệ thấp hơn và bệnh thường nhẹ hơn so với những trẻ không được tiêm phòng. Để có miễn dịch lao chúng ta tiêm BCG: hiệu quả bảo vệ tại Việt Nam là 65% năm 1970 - 1975 của nhiều tác giả [43]. - Theo tác giả Altes HK, nếu không tiêm ngừa B.C.G nguy cơ hằng năm phát triển lao cấp tính nghiêm trọng đối với trẻ em sẽ tăng lên, tỷ lệ mắc lao trong nhóm có nguy cơ là 3/100.000 dân, trong khi nếu được tiêm ngừa B.C.G nguy cơ sẽ giảm đi 73%. Vì vậy có khoảng 9.000 trẻ em cần thiết phải tiêm ngừa để không trở thành một trường hợp bệnh lao. Việc chủng ngừa B.C.G cho trẻ em tại những quốc gia có chỉ số mắc lao cao là rất cần thiết [80]. 1.1.6. Các đối tƣợng dễ mắc lao Bệnh lao dễ biểu hiện ở những đối tượng sau: - Những người sống chung với bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đàm, đặc biệt ở trẻ em và thanh niên. - Những người nhiễm HIV/AIDS. - Những người có hình ảnh bất thường nghi lao trên X-quang phổi - Người suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, loét dạ dày, tiểu đường. - Những người nghiện rượu, nghiện thuốc lá, tiếp xúc với các chất độc. 9 - Người dùng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài như Corticoit… - Người vô gia cư. - Người quản giáo, tội phạm sống trong trại giam [20]. Trẻ em là đối tượng dễ mắc lao nhưng việc chẩn đoán sớm bệnh lao trẻ em hiện nay rất còn hạn chế tại các chương trình chống lao địa phương vì thiếu phương tiện và kinh nghiệm. - Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Ba tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lao trẻ em là AFB(+) trong đàm hay dịch dạ dày bằng soi trực tiếp hoặc nuôi cấy. Nhưng đối với trẻ em tỷ lệ lao phổi AFB(+) rất ít và chủ yếu là lao ngoài phổi, thường gặp nhất ở lao trẻ em [1]. - Theo tác giả Bùi Đại Lịch nghiên cứu tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung ương năm 1993 kết quả cho thấy lao trẻ em tìm thấy AFB(+) trong đàm và bệnh não tủy bằng phương pháp soi trực tiếp thường qui là 1,56% số trường hợp được chuẩn đoán soi thuần nhất tỷ lệ là 2,58%; nuôi cấy tỷ lệ là 12,6%. Kết quả điều trị lao trẻ em các thể với phác đồ 2RHZ/4RH tỷ lệ khỏi bệnh 67% [45]. 1.2. Tình hình phát hiện bệnh lao 1.2.1.Tình hình phát hiện bệnh lao trên thế giới Sau hơn 60 năm kể từ khi Robert Koch phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh lao hàng loạt thuốc điều trị lao lần lượt được phát hiện và đưa vào điều trị rất có hiệu quả lúc này nhân loại tưởng chừng như đã đẩy lùi được bệnh lao, và nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan đã tuyên bố thanh toán được bệnh lao tại nước mình. Sự lạc quan quá sớm của một số nước phát triển đã dẫn đến sự lơ là, không coi trọng công tác phòng chống lao, đã tạo điều kiện cho bệnh lao quay trở lại, và gia tăng nhanh chống ngay tại các nước phát triển và các nước nghèo. Nguyên nhân làm bệnh lao gia tăng là do: sự bùng nổ dân số, thay đổi cấu trúc lứa tuổi, kinh tế xã hội bất ổn, chiến tranh xảy ra ở nhiều quốc gia, di dân từ nước nghèo sang nước phát triển, di dân từ nông thôn lên thành thị, lao kháng thuốc ngày nay xuất hiện càng nhiều. Đặc biệt là sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS khắp toàn cầu vào những năm 1980. Do đó Tổ chức Y tế Thế giới báo động với các quốc gia trên thế giới về sự phát triển trở lại của bệnh lao và tuyên bố “Bệnh lao là vấn đề khẩn cấp toàn cầu” 10 Những lý do chính làm hoạt động chống lao kém hiệu quả làm bệnh lao bùng phát trở lại toàn cầu là:  Không kiểm soát trực tiếp quá trình điều trị lao.  Sử dụng thuốc không đầy đủ liệu trình.  Không sử dụng các công thức hoá trị chuẩn.  Thiếu hệ thống quản lý [29]. 1.2.2. Tình hình phát hiện bệnh lao các nƣớc khu vực Tây Thái Bình Dƣơng - Năm 2006, khu vực Tây Thái Bình Dương gồm có 36 quốc gia và các tiểu khu vực, số bệnh nhân lao mới khu vực này 21% tổng số bệnh lao mới trên thế giới, số lượng bệnh lao hiện mắc 24% số bệnh lao trên thế giới.  1,9 triệu bệnh lao mới phát hiện tương đương 109/100.000 dân.  3,5 triệu người lao cũ và mới lưu hành tương đương 199/100.000 dân [90]. - Lao/HIV có xu hướng gia tăng tại các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2005 tỷ lệ bệnh nhân lao nhiễm HIV của Campuchia là 10%, Trung Quốc là 0,6%; Lào là 0,6%; Malaysia là 12,6%; Phippines là 0,6%; Singapore là 1,3%; Việt Nam là 4,2%. Tại các quốc gia này xấp xỉ 50% người nhiễm HIV giai đoạn cuối chết do mắc lao [92]. 1.2.3.Tình hình phát hiện bệnh lao tại Việt Nam Chương trình chống lao Việt Nam qua các giai đoạn : - Từ năm 1957 hoạt động chống lao bắt đầu triển khai chưa có hệ thống chống lao trên toàn quốc. - Năm 1979 tổ chức chương trình chống lao cấp I được hình thành với hệ thống chống lao toàn quốc gồm có 4 cấp Trung ương - tỉnh - huyện – xã . - Năm 1986 tổ chức thực hiện chương trình chống lao cấp II hình thành chương trình chống lao mới theo nguyên lý của Hiệp hội chống lao Quốc tế. - Năm 1992 triển khai chương trình điều trị lao với phác đồ ngắn hạn 8 tháng 2SHRZ/6HE thống nhất toàn quốc. Chiến lược quản lý điều trị lao có kiểm soát trực tiếp gọi là “DOTS”. - Năm 1995 chương trình chống lao chính thức trở thành một trong các chương trình mục tiêu Quốc gia với sự đầu tư mạnh mẽ của Chính Phủ. [...]... Những người bệnh đã đăng ký điều trị lao nhưng vì lý do nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thúc phác đồ điều trị (thí dụ: thay đổi chẩn đoán khác)  Bệnh nhân điều trị thành công: là những bệnh nhân lao phổi điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian có kết quả điều trị khỏi bệnh hoặc hoàn thành điều trị  Bệnh nhân điều trị không thành công: là những bệnh nhân lao phổi điều trị có kết quả tử vong,... hiệu quả của chương trình chống lao quốc gia địa phương và cả nước [3] - Tổ chức về mạng lưới chống lao, chẩn đoán, quản lý điều trị và đánh giá kết quả điều trị bệnh lao tại Tiền Giang  Tổ chức mạng lưới:  Tỉnh có Bệnh viện lao và bệnh phổi dân số Tiền Giang 1.736.661 người năm 2009, gồm 8 đơn vị huyện, 1 thị xã, 1 thành phố 20  Huyện: tổ chống lao lồng ghép trong khoa phòng chống dịch bệnh và HIV/AIDS... của Tiền Giang cao hơn - Kết quả điều trị lao AFB(+) tái trị SHRZE/1HRZE/5H3R3E3 (2004 - 2007) + Kết quả điều trị bệnh lao phổi AFB(+) tái trị tỷ lệ âm hóa 85,8%; hoàn thành 0,53% So với kết quả điều trị trong cả nước tỷ lệ thành công phác đồ tái trị của Tiền Giang cao hơn 9,5 % + Tình hình lao/ HIV: năm 2008 là 1,8% + Tình hình lao kháng thuốc tại Tiền Giang: 19  Năm 2001: 02 huyện Châu Thành và Cai... chuyển điều trị lao kháng thuốc  Xét nghiệm đàm theo dõi điều trị phác đồ 3b: như phác đồ 1 - Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị:  Đối với lao phổi AFB(+) Khi kết thúc điều trị phải đánh giá kết quả dựa trên 7 phân loại sau:  Khỏi: Người bệnh điều trị đủ thời gian và có kết quả xét nghiệm đàm âm tính ít nhất 02 lần kể từ tháng điều trị thứ 5 trở đi 31  Hoàn thành điều trị: Người bệnh điều trị đủ... khỏi bệnh là 86,5%; chết 5,4%; thất bại 8,5%; bỏ trị dưới 1% Bệnh lao tái phát thường xảy ra sau 02 năm điều trị [7] - Tình hình phát hiện và kết quả điều trị bệnh lao năm 2004 – 2008 tại Tiền Giang: + Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới năm 2004 là 77,9/100.000 dân, năm 2008 tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới là 72,38/100.000 dân giảm 7% so với năm 2004 + Bệnh lao phổi AFB(+) mới phát hiện điều trị. .. trường: kết quả âm tính Kết quả dương tính theo phân loại nhằm phục vụ mục đích chẩn đoán lâm sàng, theo dõi tiến triển của bệnh và dịch tễ học [16] - Tiêu chuẩn phân loại bệnh lao phổi AFB(+) để đăng ký điều trị :  Lao mới: chưa dùng thuốc lao hoặc dùng thuốc lao dưới 01 tháng  Lao tái phát: Người bệnh đã được điều trị lao và được Bác sĩ xác định là đã khỏi bệnh hay hoàn thành điều trị nay mắc lao trở... nơi đăng ký điều trị, đặc điểm về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng cách từ nhà tới tổ lao huyện, khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã, điều kiện phương tiện đi lại của bệnh nhân, khám phát hiện vượt tuyến, tiền sử gia đình, theo dõi kết quả xét nghiệm đàm, phản ứng thuốc lao trong quá trình điều trị, bệnh kết hợp, đánh giá kết quả điều trị, kiến thức về bệnh lao, thói quen của bệnh nhân... 87-95%, PCR từ 95-96% với lao AFB (+), 45-53% với laoAFB(-) [28] - Phát hiện bệnh lao toàn quốc năm 2001-2005: Tỷ lệ lao AFB(+) mới/100.000 dân lần lượt là: 69, 70, 69, 71, 67 - Điều tra dịch tễ học bệnh lao tại Thành phố Hà Nội năm 2007 nhận thấy kết quả như sau: tỷ lệ mắc lao/ 100.000 dân tại thời điểm điều tra là lao các thể 189/100.000 dân, lao phổi AFB(+) 146/100.000 dân, tỷ lệ mắc lao nam giới nhiều... 20%; EMB = 1,1%; R = 3,6%; SM + INH = 12,8%; lao đa kháng = 2,3% [5] - Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Tiền Giang kết hợp Tổ chức Y tế Thế giới và Hội bài lao Hoàng Gia Hà Lan nghiên cứu đề tài động lực lây truyền vi khuẩn lao kháng thuốc tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2003 - 2007  Nhóm bệnh lao phổi AFB(+) mới nghiên cứu là 1020 người:  Kháng bất kỳ 30,2%; kháng... lao tại Hàn Quốc giảm rõ rệt trung bình 23% /năm Philippin tỷ lệ mắc lao AFB(+) là 660/100.000 dân năm 1983 và 310/100.000 dân năm 19957 Như vậy tỷ lệ mắc lao tại Philippin giảm 15,2% /năm [7], [8] - Một khảo sát từ năm 2000 – 2005 tại Trung Quốc, kết quả điều trị lao phổi AFB(+) mới bằng chương trình DOTS có tỷ lệ điều trị thành công năm 2000 là 95%, năm 2001 là 96%, năm 2002 là 93%, năm 2004 là 94% và . tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh Tiền Giang năm 2009 . Với những mục tiêu như sau : 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh lao tại tỉnh Tiền Giang năm 2009. 2 là 93%. Trong những năm qua tỉnh Tiền Giang chưa có đề tài nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị lao tại địa phương với qui mô toàn tỉnh, do đó việc nghiên cứu vấn đề này có ý. 1.1.4.2. Dịch tễ lao - Dịch tễ học là môn nghiên cứu sự phân bố tần số mắc và chết của bệnh và những yếu tố nguy cơ và áp dụng nghiên cứu này để giải quyết vấn đề bệnh tật. Dịch tễ học là một

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan