Các yếu tố kiên quan đến điều trị không thành công của bệnh lao

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 79 - 83)

- Cỡ mẫu: là tất cả bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) có đăng ký hộ khẩu hay hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4.3.3.Các yếu tố kiên quan đến điều trị không thành công của bệnh lao

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi tổng số 653 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới đủ thời gian đánh giá có 33 bệnh nhân điều trị không thành công gồm: hiện có 7 bệnh nhân vẫn còn vi trùng lao trong đàm hay thất bại, 20 bệnh nhân tử vong, 5 bệnh nhân bỏ trị, 1 bệnh nhân chuyển không có kết quả phản hồi của nơi tiếp nhận điều trị. Như vậy, tỷ lệ điều trị không thành công của phác đồ 2SHRZ/6HE đối với lao phổi AFB(+) mới là 5,05% trong đó có 3,06% do bệnh lao tử vong trong quá trình điều trị.

Bộ y tế xếp loại 10 bệnh chết cao nhất trong năm 2007 là bệnh HIV/AIDS tỷ lệ 1,86/100.000dân xếp hàng thứ hai, bệnh lao phổi xếp hàng thứ 10 tỷ lệ 0,69/100.000 dân. Bệnh lao phổi AFB(+) mới đăng ký điều trị năm 2007 có tỷ lệ khỏi bệnh 89,8%, chết tỷ lệ 3,3%. Như vậy so với nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tử vong thấp hơn của toàn quốc năm 2007.

- Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị không thành công. + Yếu tố uống thuốc đều đặn hay không đều đặn của bệnh nhân lao có liên quan đến kết quả điều trị nhóm bệnh nhân uống thuốc đều đặn có tỷ lệ không thành công là 3,76% trong khi đó nhóm bệnh nhân uống thuốc không đều đặn có tỷ lệ điều trị không thành công là 16,18%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. So sánh với tác giả Nguyễn Anh Quân nghiên cứu tại tỉnh Bình Định năm 2005 nhận thấy có sự liên hệ giữa tình trạng uống thuốc liên tục hoặc không liên tục với kết quả điều trị không thành công của bệnh nhân lao. Nhóm bệnh nhân tiêm, uống thuốc không liên tục có tỷ lệ điều trị không thành công là 100%, nhóm bệnh nhân tiêm và uống thuốc liên tục có tỷ lệ điều trị không thành công là 30,11%. Như vậy kết quả nghiên cứu của tác giả tỷ lệ điều trị không thành công cả hai nhóm đều cao hơn của chúng tôi [13], [60].

So sánh tác giả Trần Phú Hoà yếu tố uống thuốc đều đặn có tỷ lệ điều trị không thành công là 5,34%; uống thuốc không đều có tỷ lệ điều trị không thành công là 17,43% với P<0,05. Như vậy nhóm uống thuốc không đều có tỷ lệ điều trị không thành công thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi xấp xỉ 2,29 lần. Nhìn chung yếu tố uống thuốc không đều có liên quan chặt chẽ tỷ lệ điều trị không thành công bởi vì uống thuốc không đều vi khuẩn lao đột biến sau khi đã tương tác với thuốc lao làm tăng tỷ lệ lao kháng thuốc, lao tái phát, lao mạn tính gián tiếp làm hạn chế hiệu quả chương trình chống lao. Chính điều này có thể giải thích tại sao chúng ta làm rất tốt công tác phát hiện và điều trị nhưng tình hình bệnh lao không giảm mà lại có xu hướng tăng vì càng ngày trong cộng đồng tích luỹ quá nhiều nguồn lây từ những bệnh nhân điều trị không thành công do uống thuốc không đều. Đây chính là nguồn lây cho cộng đồng, làm cho tình hình bệnh lao không giảm [41].

+ Yếu tố bệnh kết hợp có liên quan đến kết quả điều trị không thành công: nhóm bệnh nhân lao có bệnh kết hợp như nhiễm HIV, tiểu đường, viêm gan hoặc các bệnh mãn tính khác có tỷ lệ điều trị không thành công là 13,79% nhóm không có bệnh kết hợp tỷ lệ này là 4,65%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. So sánh với tác giả Nguyễn Văn Thọ liên quan giữa bệnh kết hợp và kết quả điều trị không thành công đánh giá dựa vào lâm sàng và Xquang trong quá trình điều trị cho thấy nhóm có bệnh kết hợp có tỷ lệ điều trị không thành công là 11,8% và nhóm không có bệnh kết hợp tỷ lệ này là 6,5%, phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. So sánh với tác giả Trần Quang Phục nghiên cứu tại Hải Phòng năm 2005 cho kết quả nhóm bệnh nhân lao có kết hợp nhiễm HIV tỷ lệ tử vong là 7,2% cao gấp 8 lần nhóm bệnh nhân lao có HIV âm tính, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.

Theo tác giả Huỳnh Bá Hiếu bệnh nhân lao kết hợp HIV dương tính có tỷ lệ điều trị không thành công là 39,3%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy bệnh lao có các bệnh kết hợp như: nhiễm HIV, tiểu đường, viêm gan sẽ làm tăng tỷ lệ điều trị không thành công của bệnh lao, tăng số bệnh lao kháng thuốc trong cộng đồng. Như vậy tăng số bệnh nhân lao kháng thuốc và đa kháng thuốc là một vấn đề quan trọng vì không thể điều trị có hiệu quả nếu trực khuẩn lao đã kháng

thuốc, nên Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi tất cả các thầy thuốc khi điều trị cho bệnh nhân lao phải điều trị đúng phác đồ, đúng liều lượng của thuốc, đều đặn hàng ngày, đủ thời gian điều trị không dùng đơn độc một loại thuốc. Đối với bệnh nhân phải được phát hiện bệnh lao sớm, dùng thuốc lao đúng quy định để giảm nguy cơ kháng thuốc. Hiện nay hệ thống chương trình chống lao nhiều quốc gia chưa có tổ chức nuôi cấy và làm kháng sinh đồ vi khuẩn lao, vấn đề nghi lao đa kháng thuốc là phổ biến, nguyên nhân thường do thầy thuốc tư chỉ kê đơn một loại thuốc kháng lao đơn độc và điều trị trong thời gian ngắn, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thường thầy thuốc cho đơn độc Rifampicin nên dẫn đến tình trạng kháng đa thuốc tràn lan [79]

- Bệnh lao kháng đa thuốc là hiểm hoạ của chương trình, chế độ điều trị tối ưu tuỳ thuộc vào độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn, chế độ điều trị trước đây, tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và những thuốc bệnh nhân đang dùng. Thông thường bệnh nhân phải dùng khởi đầu bằng 4-6 món thuốc mà vi khuẩn lao cô lập nhạy cảm trên kháng sinh đồ. Tuỳ theo mức nhạy cảm, chế độ thuốc phải gồm tất cả thuốc có sẵn trong tuyến đầu, 1 kháng sinh nhóm Fluoroquinolone, 1 Aminoglycosid và những thuốc uống thích hợp ở tuyến 2. Nên tránh dùng lại những thuốc bệnh nhân đã dùng trước đây và không có hiệu quả, thuốc gây độc hại, thuốc gây tương tác không cần thiết. Trường hợp lao siêu kháng thuốc hay lao kháng thuốc phổ rộng đã có xảy ra ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng số lượng rất nhỏ mà cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh có thể xảy ra tử vong rất sớm, mức độ lây lan cực manh, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả [ 38 ].

.+ Có sự liên quan giữa yếu tố hiểu đúng kiến thức điều trị lao đến kết quả điều trị không thành công, nhóm bệnh nhân hiểu đúng kiến thức điều trị có tỷ lệ điều trị không thành công là 4,43%; nhóm bệnh nhân không hiểu đúng kiến thức điều trị có tỷ lệ điều trị không thành công là 8,99%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05. So sánh tác giả Huỳnh Bá Hiếu nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000 bệnh nhân hiểu đúng kiến thức điều trị có tỷ lệ điều trị không thành công là 10%. Như vậy so với nghiên cứu của tác giả tỷ lệ này cao hơn của chúng tôi.

+ Các yếu tố như tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, dân tộc, điều kiện đi lại, phát hiện vượt tuyến, nơi cư trú thành thị hay nông thôn không có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ điều trị không thành công của bệnh lao[39],[40], [57], [73].

KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 79 - 83)