Các yếu tố liên quan đến công tác phát hiện bệnh lao AFB(+) 1.Yếu tố liên quan điều kiện đi lại với việc phát hiện bệnh lao

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 71 - 74)

- Cỡ mẫu: là tất cả bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) có đăng ký hộ khẩu hay hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4.3.1. Các yếu tố liên quan đến công tác phát hiện bệnh lao AFB(+) 1.Yếu tố liên quan điều kiện đi lại với việc phát hiện bệnh lao

4.3.1.1.Yếu tố liên quan điều kiện đi lại với việc phát hiện bệnh lao

- Trong nghiên cứu chung tôi nhóm bệnh nhân có nơi ở gần trung tâm y tế huyện ≤ 10 km trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,37% trong khi đó nhóm có nơi ở cách xa trung tâm y tế > 10 km chiếm ưu thế là 83,63% phù hợp với phân bố dân số của toàn tỉnh năm 2009, thành thị dân số chiếm tỷ lệ 13,76%; vùng nông thôn dân số chiếm tỷ lệ 86,24%; mật độ dân số chung cả hai vùng là 672 người/ km2. Như vậy bệnh nhân lao có tỷ lệ cao vùng nông thôn ở xa cơ sở khám và điều trị nên có khó khăn tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế do đó chương trình chống lao mở

rộng các điểm khám xét nghiệm đàm phát hiện tại các điểm liên xã để phát hiện sớm bệnh lao. Theo tác giả Hoàng Thị Quý nghiên cứu 10 năm thực hiện DOST tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 - 1998 nhận định tình hình dịch tễ lao, đặc biệt lao phổi AFB(+) có xu hướng chuyển dịch rõ nét từ vùng thành thị sang vùng nông thôn nơi đó người dân phần lớn ở xa các cơ sở y tế khám và phát hiện bệnh lao rất phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [27], [65].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân ở gần trung tâm y tế ≤ 10 km tỷ lệ bệnh lao mới, tái phát, thất bại phân bố thứ tự là 16,65%; 11,88%; 30% so với nhóm bệnh nhân ở xa trung tâm y tế >10km các tỷ lệ trên thứ tự là 83,35%; 88,12%; 70% hai nhóm bệnh nhân ở gần và ở xa trung tâm y tế có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05. So sánh tác giả Nguyễn Thị Xuyên năm 2007 chương trình chống lao của Việt Nam phát hiện thụ động bệnh lao bằng phương pháp soi đàm trực tiếp, khảo sát trên 7.580 người tham gia nghiên cứu, có 5.821 (76,8%) được báo cáo có triệu chứng nghi lao. Trong số đó có 2.391 (41,1%) được chăm sóc y tế tại các cơ sở như sau: có 851 người (35,6%) đến nhà thuốc tây, 580 người (24,3%) đến bệnh viện công, 674 người (28,2%) đến trạm y tế xã, 252 người (10,5%) tới khám tại y tế tư và 34 người (1,4%) những nơi khác. Qua kết quả nghiên cứu của tác giả người dân có xu hướng đến các nơi chăm sóc y tế gần nhà nhất để chữa bệnh thời gian trung bình được chẩn đoán lao của những bệnh nhân là 2,9 tuần [94].

Theo tác giả Đinh Ngọc Sỹ để trả lời câu hỏi tại sao tình hình bệnh lao của Việt Nam không giảm nhanh, qua cuộc điều tra tỷ số hiện mắc lao năm 2006 - 2007 tại Việt Nam kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc cao hơn ước tính trước đây và phương thức đẩy mạnh phát hiện bệnh lao là chìa khoá thành công của chương trình chống lao. Kế hoạch 2007- 2011 các dự án chính nhằm mục đích tìm các nguy cơ và những khó khăn trong hoạt động mới như lao/HIV, lao kháng thuốc, DOST trong y tế tư, và quan tâm những nơi vùng sâu, vùng xa, miền núi [85].

4.3.1.2.Các yếu tố liên quan đến khám phát hiện bệnh lao vƣợt tuyến

- Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi các yếu tố liên quan tình hình khám phát hiện vượt tuyến của bệnh nhân lao: nhóm tuổi từ 55 trở lên có tỷ lệ đến

khám phát hiện vượt tuyến tại bệnh viện lao tuyến tỉnh và bệnh viện chuyên khoa lao tuyến Trung ương 38,23% tương đương với nhóm tuổi nhỏ hơn 55 có tỷ lệ khám phát hiện bệnh lao vượt tuyến là 41,56%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

- Sự liên quan giữa nam và nữ với việc khám phát hiện bệnh lao vượt tuyến trong nghiên cứu của chúng tôi nữ khám bệnh vượt tuyến là 46,01%; nam vựơt tuyến 38,47% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p> 0,05. So sánh với nghiên cứu tại Hà Nội của tác giả Lưu Thị Liên năm 2004. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lao chọn cơ sở khám và chăm sóc tốt nhất khi bị mắc lao là bệnh viện lao tuyến tỉnh và tuỵến Trung ương tỷ lệ này là 59,4% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Để lý giải tại sao bệnh nhân có xu hướng khám phát hiện bệnh lao vượt tuyến vì theo tác giả Nguyễn Minh Luân phỏng vấn 204 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau năm 2008 cho kết quả tỷ lệ phát hiện và điều trị chậm trễ bệnh lao do hệ thống y tế địa phương tuyến huyện tổ chức chưa tốt là 63,2% và do người bệnh là 47,7% do đó người bệnh có xu hướng chọn tuyến cao nhất đến khám bệnh để được chăm sóc tốt hơn [47],[ 51].

- Yếu tố liên quan giữa nghề nghiệp của người bệnh về việc phát hiện lao vượt tuyến trong nghiên cứu của chúng tôi nghề nghiệp là nông dân tỷ lệ vượt tuyến là 39,34%; các nghề nghiệp còn lại tỷ lệ vượt tuyến là 42,69% sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

- Yếu tố trình độ học vấn có liên quan đến khám phát hiện lao vượt tuyến nhóm bệnh nhân có học vấn tiểu học trở xuống có tỷ lệ vượt tuyến là 36,52%; nhóm bệnh nhân có học vấn trên bậc tiểu học tỷ lệ vượt tuyến là 45,42% với p< 0,05. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

- Yếu tố liên quan giữa bệnh nhân sống ở thành thị và nông thôn đến phát hiện vượt tuyến. Bệnh nhân thành thị có tỷ lệ khám phát hiện lao vượt tuyến 46,33% trong khi đó bệnh nhân nông thôn có tỷ lệ vượt tuyến là 38,86%. Như vậy bệnh nhân thành thị khám bệnh vượt tuyến cao hơn bệnh nhân nông thôn, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p> 0,05. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Liên bệnh có hộ khẩu ở độ thị Hà Nội chọn cơ sở y tế đến khám phát hiện lao lần

đầu tiên tại các phòng khám chuyên khoa lao quận đúng tuyến là 25,7% và tỷ lệ khám vượt tuyến ở bệnh viện tuyến trên là 47%, còn lại 27,3% người bệnh không xác định rõ địa điểm khám. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả, điều này cho thấy những bệnh nhân sống ở thành thị có xu hướng chọn các bệnh viện hiện đại nhất để khám phát hiện bệnh lao [47].

- Yếu tố liên quan nhóm bệnh nhân dân tộc Kinh có tỷ lệ vượt tuyến là 40,38%; dân tộc Hoa có tỷ lệ vượt tuyến 36,36% với p>0,05; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, yếu tố dân tộc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chưa tìm thấy có liên quan đến việc khám vượt tuyến của bệnh nhân lao.

- Yếu tố liên quan điều kiện đi lại nhóm bệnh nhân ở gần Trung tâm y tế ≤ 10 km tỷ lệ vượt tuyến là 39,91%, nhóm bệnh nhân ở xa trung tâm > 10 km có tỷ lệ vượt tuyến là 40,39% với p>0,05. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Qua nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi ở, dân tộc, điều kiện đi lại chưa có yếu tố liên quan chặt chẽ đến việc khám bệnh vượt tuyến của bệnh nhân lao. Có sự liên quan giữa yếu tố trình độ học vấn của người bệnh đến việc khám phát hiện bệnh lao vượt tuyến nhóm bệnh nhân có trình độ trên tiểu học vượt tuyến cao hơn nhóm bệnh nhân có trình độ thấp. Do đó, chương trình chống lao phải có kế hoạch truyền thông về bệnh lao cho nhóm người dân có trình độ học vấn trên tiểu học để họ có thể đến khám và phát hiện bệnh lao tại Trung tâm y tế huyện vì các tổ chống lao tuyến huyện có đủ điều kiện để xét nghiệm phát hiện bệnh lao sớm và đăng ký điều trị kịp thời cho người bệnh giảm chi phí đi lại và điều trị cho người bệnh nếu vượt tuyến người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để xác định bệnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)