Tình hình phát hiện lao phổi AFB(+) mớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 55 - 59)

- Cỡ mẫu: là tất cả bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) có đăng ký hộ khẩu hay hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4.1.1.2. Tình hình phát hiện lao phổi AFB(+) mớ

- Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+)/100.000 dân: phân tích tình hình lao phổi AFB(+) các thể là 1.332 bệnh nhân trong đó có 1.141 bệnh nhân lao AFB(+) mới tỷ lệ 85,66%; lao phổi AFB(+) tái phát 160 bệnh nhân tỷ lệ 12%, lao phổi AFB(+) thất bại 20 bệnh nhân tỷ lệ 1,50%, lao phổi AFB(+) khác 11 bệnh nhân tỷ lệ 0,82%. So sánh với tình hình phát hiện bệnh lao AFB(+) 9 tháng đầu năm 2008 của toàn quốc bệnh lao AFB(+) mới tỷ lệ 87,68%; lao phổi AFB(+) tái phát tỷ lệ 10,87%; lao phổi AFB(+) thất bại tỷ lệ 0,93%; lao phổi AFB(+) khác tỷ lệ 0,5%; phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [15].

- Trong nghiên cứu của chúng tôi phát hiện 1.332 bệnh lao phổi AFB(+) so với dân số là 1.736.661, tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) là 76,70/100.000 dân. So sánh với khu vực miền Nam năm 2008 tỷ lệ lao phổi AFB(+) là 92/100.000 dân.

Khu vực miền Trung tỷ lệ là 56/100.000 dân. Khu vực miền Bắc tỷ lệ là 45/100.000 dân. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thấp hơn khu vực miền Nam [15].

- Nhìn chung trong năm 2005 toàn quốc phát hiện lao phổi AFB(+) là 66.864 bệnh nhân trên dân số là 82.930.673 người tỷ lệ 80,4/100.000 dân, năm 2008 toàn quốc phát hiện lao phổi AFB(+) các thể là 61.018 bệnh nhân trên dân số là 85.743.468 tỷ lệ là 71,16/100.000 dân có giảm hơn so với năm 2005. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi phát hiện lao phổi AFB(+)/100.000 dân cao hơn tỷ lệ của toàn quốc [12].

Theo xếp loại của Tồ chức Y tế Thế giới năm 2007 Việt nam hiện đang đứng thứ 12 trong 22 Quốc gia có số lượng bệnh nhân lao nhiều nhất trên thế giới. Dịch tễ lao của Việt Nam vẫn chưa có xu hướng giảm rõ rệt, qua điều tra dịch tễ lao toàn quốc lần đầu tiên năm 2006-2007 cho thấy tỉ lệ hiện mắc lao cao hơn ước tính trước đây [16].

- Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới /100.000 dân là 65,70. So sánh với các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc từ năm 2000 đến 2006 tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới/100.000 dân, thứ tự bằng 16/100.000 dân, 15/100.000 dân, 21/100.000 dân, 21/100.000 dân, 29/100.000 dân, 36/100.000 dân và năm 2006 là 35/100.000 dân. Như vậy tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới của Trung Quốc có xu hướng tăng dần từ năm 2000 đến năm 2006, tính đến năm 2006 tỷ lệ này tăng 218% so với năm 2000, mặc dù tăng nhưng tỷ lệ mắc lao mới/100.000 dân của Trung Quốc vẫn còn thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi.

So sánh với quốc gia Philippines tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới/100.000 dân từ năm 2000 đến năm 2006 lần lượt như sau: 88/100.000, 82/100.00, 90/100.000, 94/100.000, 97/100.000, 99/100.000. Như vậy năm 2006 tăng khoảng 12% so với năm 2000, tỷ lệ AFB(+) mới cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [90].

Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật năm 2008 nước Mỹ có tỷ lệ mắc lao là 4,2 bệnh nhân/100.000 dân giảm 3,8% so với năm 2007. Giai đoạn 2000-2008 theo báo cáo thường niên mức độ giảm trung bình của bệnh lao là 3,8% mỗi năm chậm hơn so với trước đây giai đoạn 1993-2000 tỷ lệ bệnh lao giảm trung bình 7,3 % mỗi năm, lý do các năm gần đây tỷ lệ bệnh lao giảm

chậm vì tỷ lệ mắc lao ở những người sinh ra ở nước ngoài nhập cư vào Mỹ cao hơn 10 lần so với những người sinh ra tại Mỹ, những người da đen, và người gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc lao cao gấp 8 lần so với những người da trắng sinh ra tại Mỹ, những người nhập cư từ Châu Á 95% số bệnh nhân lao trong nước Mỹ [82].

- Theo báo cáo tổng kết chương trình chống lao quốc gia năm 2009 tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới là 62,7/100.000 dân, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm từ 64,2/100.000dân năm 2007 giảm xuống còn 62,4/100.000 dân năm 2008 và 61,7/100.000 dân năm 2009, tính đến năm 2009 giảm 4% so với năm 2007. Nhưng chúng ta so sánh thời gian xa hơn tỷ lệ giảm sẽ khác nhau như tỷ lệ AFB(+) mới/100.000 dân của năm 2004 lần lượt đến năm 2009 là 73,5; 68,6; 67,7; 64,2; 61,7. Như vậy tính đến năm 2009 tỷ lệ này giảm 12% so với năm 2004 trung bình giảm 2% mỗi năm [18].

- Kết quả điều tra dịch tễ lao toàn quốc năm 2006-2007 cho thấy tình hình dịch tễ bệnh lao còn khá cao hơn nhiều so với tỷ lệ phát hiện của toàn quốc hiện nay, nếu tính dân số mọi lứa tuổi trên toàn quốc thì qua điều tra dịch tễ lao tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB(+) mới toàn quốc là 114/100.000 dân, chứng tỏ tình hình dịch tễ bệnh lao hiện nay của nước ta còn cao, bên cạnh đó tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB(+) các thể là 145/100.000 dân [17].

- Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới /100.000 dân theo địa bàn trong tỉnh: TP. Mỹ Tho là 100,8/100.000 dân, Tân Phước có tỷ lệ 84,86/100.000 dân, Cái Bè có tỷ lệ 81,66/100.000 dân, Tân Phú Đông tỷ lệ là 37,87/100.000 dân. Như vậy tùy theo điều kiện từng nơi khác nhau có năng suất phát hiện bệnh lao cao hay thấp, chương trình chống lao cần quan tâm hơn các huyện khó khăn như Tân Phú Đông.

- Tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới/100.000 dân khu vực thành thị là 81,6 khu vực nông thôn là 62,79. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy thành thị có tỷ lệ mắc lao cao hơn vùng nông thôn. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Linh điều tra dịch tễ lao tại Bắc Ninh và Hà Nội cho thấy tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới /100.000 dân của huyện Tiên Du, Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng nông thôn là 58/100.000 dân còn khu vực Thanh Trì thành phố Hà Nội tỷ lệ mắc lao AFB(+) mới là 62/100.000 dân. Như vậy

thành phố tỷ lệ mắc lao cao hơn vùng nông thôn 6,89%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Linh [50].

- Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) các thể/100.000 dân theo địa bàn trong tỉnh: tỷ lệ phát hiện AFB(+) các thể /100.000 dân là 76,70 với phân loại bệnh theo chương trình chống lao quốc gia như sau: tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới là 65,7/100.000; tỷ lệ lao phổi AFB(+) tái phát là 9,21 bệnh nhân/100.000 dân, AFB(+) thất bại là 1,15 bệnh nhân/100.000 dân, AFB(+) khác là 0,63 bệnh nhân/100.000 dân. Tỷ lệ mắc lao AFB(+) thành phố Mỹ Tho cao nhất 117,50 bệnh nhân/100.000 dân so với tỷ lệ phát hiện bệnh lao AFB(+) toàn tỉnh là 76,70 bệnh nhân/100.000 dân cao hơn 53,19%; so với tỷ lệ phát hiện AFB(+)/100.000 dân của toàn quốc năm 2008 là 71,16/100.000 dân, TP. Mỹ Tho có tỷ lệ phát hiện bệnh lao phổi AFB(+) cao hơn toàn quốc là 65,12% [15].

- Phân tích tình hình phát hiện bệnh lao AFB(+) mới theo tuổi và giới:

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới theo nhóm tuổi tăng dần theo tỷ lệ thuận của tuổi cao nhất là nhóm tuổi 45 - 54 tỷ lệ 22,00%; kế đến là nhóm tuổi >65 tuổi, tỷ lệ 21,30% thấp nhất là nhóm tuổi trẻ em từ 1 – 14 tuổi tỷ lệ là 0,17%. So sánh với kết quả của tác giả Phạm Bảo Lâm nhóm tuổi nhỏ hơn 25 tuổi chiếm tỷ lệ 16,8%; Tiền Giang nhóm tuổi này tỷ lệ 8,33% thấp hơn của tác giả. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi 45-54 tỷ lệ 22,17% so với tác giả Phạm Bảo Lâm nhóm tuổi này tỷ lệ 17,74% thấp hơn. Ngược lại nhóm tuổi 25-34 thành thị mắc lao cao nhất tỷ lệ 28,6%; còn của nghiên cứu của chúng tôi là 16,74%; thấp hơn của tác giả. Nhóm tuổi trên 65 tuổi nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ 21,12% so với tác giả là 7,8%; thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [44].

Theo tác giả Ngô Thị Cúc năm 2007 nghiên cứu tình hình phát hiện lao phổi AFB(+) mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế vùng nông thôn tương đồng với Tiền Giang theo tác giả nhóm tuổi 15-24 tỷ lệ 13,24 %; nhóm tuổi 25-34 tỷ lệ 17,65%; nhóm tuổi 35-44 tỷ lệ 17,65%; nhóm 45-54 tỷ lệ cao nhất 22,43%. Như vậy nghiên cứu của tác giả phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [26].

- So sánh tình hình phát hiện lao phổi AFB(+) mới theo nhóm tuổi của toàn quốc năm 2009 nhóm trẻ em 0-14 tuổi tỷ lệ 0,2%; nhóm 15-24 tuổi tỷ lệ 9,3%;

nhóm tuổi 25-34 tỷ lệ là 17,6%; nhóm tuổi 45-54 tỷ lệ 17,4% và trên 65 tuổi tỷ lệ này là 18,10%. Nhìn chung phân tích phát hiện lao theo nhóm tuổi của toàn quốc tỷ lệ mắc lao tăng dần theo tuổi. Đỉnh cao nhất của toàn quốc là tuổi già trên 65 tuổi tỷ lệ 18,10%; còn nghiên cứu của chúng tôi đỉnh cao nhất là tuổi lao động 45-54 tuổi tỷ lệ 22,17%; khác so với tác giả [18].

- Phân tích tình hình phát hiện bệnh lao AFB(+) mới theo giới tính:

Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy về giới tính tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới nam giới luôn cao hơn nữ, nam tỷ lệ 75,81% còn nữ tỷ lệ 24,19%. So sánh với số liệu toàn quốc năm 2007 lao phổi AFB(+) mới nam giới tỷ lệ 73,5%; nữ giới tỷ lệ 26,5% tương đương với nghiên cứu của chúng tôi [14].

Theo tác giả Hoa NP khảo sát kiến thức về bệnh lao của người dân sống ở vùng nông thôn Việt Nam, nhận thấy kết quả nam giới có tỷ lệ nhận thức về bệnh lao cao hơn nữ giới (3,04 so với 2,55). Nhưng nam giới không quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ hơn phụ nữ nên tỷ lệ mắc lao cao hơn, phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi vì vậy chương trình chống lao phải đảm bảo truyền thông giáo dục sức khoẻ cả nam lẫn nữ trên các phương tiện thông tin [83].

- Theo báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc năm 2000 bệnh lao phổi AFB(+) nhóm tuổi 15-35 tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ bằng nhau, nhóm tuổi 35- 45 tỷ lệ nam/nữ là 2,7 lần; nhóm tuổi 45-55 tỷ lệ nam/nữ là 3,66 lần; nhóm tuổi trên 65 tỷ lệ nam/nữ là 8,87 lần. Như vậy nhóm tuổi trên 65 tỷ lệ nam/nữ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [86].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 55 - 59)