Tình hình phát hiện bệnh lao tái phát

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 59 - 61)

- Cỡ mẫu: là tất cả bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) có đăng ký hộ khẩu hay hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4.1.1.3. Tình hình phát hiện bệnh lao tái phát

-Tỷ lệ lao tái phát/100.000 dân trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,21. So sánh với tỷ lệ toàn quốc gia năm 2009 bệnh nhân AFB(+) tái phát tỷ lệ 11,45%; tỷ lệ AFB(+) tái phát/100.000 dân là 8,18 bệnh nhân. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi lao tái phát cao hơn so với toàn quốc [18].

-Tỷ lệ lao AFB(+) tái phát/100.000 dân theo địa bàn. Trong nghiên cứu của chúng tôi năm 2009 trên địa bàn tỉnh, huyện Châu Thành có tỷ lệ AFB(+) tái phát cao nhất là 12,95 bệnh nhân/100.000 dân. Kế đến là TP. Mỹ Tho tỷ lệ 12,53/100.000 dân để lý giải tại sao huyện Châu Thành có tỷ lệ lao AFB(+) tái phát cao nhất tỉnh.

- Tỷ lệ lao phổi AFB(+) tái phát của Tiền Giang năm 2009 theo nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi trên 65 tuổi có tỷ lệ lao tái phát cao nhất, tỷ lệ 31,87% kế đến là nhóm tuổi 55-64 tỷ lệ 19,38% và nam/nữ tỷ lệ hai nhóm tuổi này lần lượt là 2,71 và 4,16. Tỷ lệ nam/nữ chung cho các nhóm tuổi là 2,9. Giống như lao mới, lao phổi AFB(+) tái phát có tỷ lệ nam cao hơn nữ và tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ lao tái phát càng tăng. So sánh với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Đình Nghĩa nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng của bệnh lao tái phát năm 2009 tại tỉnh Bình Định phân tích tình hình bệnh lao tái phát theo giới nam tỷ lệ 68,75%; nữ tỷ lệ 31,25% tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ là 2,2 lần và nhóm lao phổi AFB(+) mới tại Bình Định tỷ lệ nam/nữ là 2,5 lần điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi [55].

So sánh tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn nghiên cứu tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội nhóm bệnh nhân lao phổi AFB(+) tái phát tỷ lệ nam là 85,7%; tỷ lệ nữ là 14,3%; nhóm tuổi 35-54 chiếm tỷ lệ 49,2%; nhóm tuổi >65 chiếm tỷ lệ 17,5% có lẽ đây là lứa tuổi có sức đề kháng của cơ thể đã giảm nên dễ bị mắc lao tái phát, nếu không điều trị sớm sẽ tạo thành theo lao xơ hang hoặc lao mãn tính. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi >65 tỷ lệ lao tái phát chiếm 32,5% cao nhiều so với nghiên cứu của tác giả [77].

Theo tác giả Phạm Ngọc Thạch lao phổi người già có triệu chứng lâm sàng nghèo nàn hơn lao phổi người trẻ tuổi, 90% bệnh nhân khởi phát từ từ, tổn thương phổi thâm nhiễm, nốt (82,9%-96,6%), tổn thương có hang 66,6%, xơ gặp 80%, biến dạng lồng ngực 28,3%. Ở tuổi già lao tái phát tỷ lệ 28,3%. So sánh với nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân >65 tuổi chiếm tỷ lệ 32,5% lao tái phát cao hơn số liệu của tác giả [72].

Ngoài yếu tố bệnh tật, kinh tế phát triển giúp tỷ lệ mắc bệnh lao các địa phương giảm dần theo nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hải thành phố Hồ Chí Minh năm 2006. Trong 4 thập niên gần đây thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện 4 lần đánh giá chỉ số nguy cơ nhiễm lao của địa phương vào năm 1961, năm 1989, năm 1995 và năm 2005 thấy chỉ số nguy cơ nhiễm lao của người dân thành phố giảm từ 4,5% xuống còn 0,92% vào năm 2005 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới và tái phát có xu hướng giảm dần từ năm 1995 đến năm 2005 mặc dù thành phố có tác động của dịch

HIV/AIDS. Điều này được chứng minh rất phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong thời gian 1995 đến năm 2005 đã giúp bệnh lao có xu hướng giảm dần [36].

- Lao phổi tái phát vẫn còn tăng nhiều từ năm 2002 đến 2005, tỷ lệ lao tái phát giao động từ 5,7% đến 6,6% trong tổng số phát hiện lao phổi AFB(+) theo nghiên cứu của Hoàng Hà trường Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 tỷ lệ lao phổi tái phát người dân Thành phố Hà Nội nhập viện điều trị ngày càng tăng, nam nhiều hơn nữ xấp xỉ gấp 3 lần kết quả này tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân tái phát tuổi trên 65 chiếm phần lớn, tình trạng này được lý giải ở người cao tuổi do cơ chế phòng vệ đã yếu nên dễ bị tái phát hơn so với người trẻ, còn vấn đề nam bị lao tái phát nhiều hơn nữ được Tổ chức Y tế Thế giới đề cập đến có thể tỷ lệ bệnh lao tái phát nam cao hơn nữ, ngoại trừ số ít quốc gia như Banglades, Pakistan. Sự chênh lệch này là do nam giới thường lao động nặng hơn, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn, hút thuốc lá nhiều hơn nên dễ bị lao tái phát hơn. Còn vấn đề xã hội nữa cần quan tâm là rào cản trong việc phát hiện bệnh lao ở phụ nữ như vấn đề bình đẳng giới trong các hoạt động xã hội, cuộc sống và vị thế của người phụ nữ chưa được nâng cao, các ý thức hệ tôn giáo tín ngưỡng, ý thức lạc hậu trọng nam khinh nữ đó là những lý do để giải thích tại sao bệnh lao có tỷ lệ nam cao hơn nữ [33].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)