Phân tích tình hình phát hiện lao AFB(+) mới, tái phát theo học vấn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 61 - 62)

- Cỡ mẫu: là tất cả bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) có đăng ký hộ khẩu hay hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4.1.1.4.Phân tích tình hình phát hiện lao AFB(+) mới, tái phát theo học vấn

-Trình độ học vấn của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới: trong nghiên cứu của chúng tôi có 1.141 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới, nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn cấp tiểu học tỷ lệ cao nhất 53,02%; kế đến cấp trung học phổ thông tỷ lệ 20,7%; và thấp nhất là nhóm mù chữ tỷ lệ 3,24%. Mặc dù số liệu của chúng tôi nghiên cứu có một năm như qui mô toàn tỉnh với mục tiêu và tiêu chuẩn nghiên cứu phần nào đã phản ánh tình hình mắc bệnh lao ở các nhóm học vấn khác nhau của người dân địa phương. So sánh số liệu nghiên cứu của Bộ y tế Trung Quốc điều tra tình hình mắc lao năm 2000 tổng kết có 1.266 bệnh nhân lao phổi tỷ lệ bệnh nhân có học vấn biết đọc hay biết viết là 37,2%; cấp tiểu học là 37,0%; cấp trung học cơ sở là 19,%; cấp trung học phổ thông là 4,7%; đại học là 1,4%. Như vậy nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống chiếm ưu thế là tỷ lệ 74,2% cao hơn

nghiên cứu của chúng tôi. So sánh với tác giả Phạm Bảo Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu tình hình bệnh nhân lao bỏ trị năm 2008 tỷ lệ bệnh nhân có học vấn mù chữ là 4,4%; cấp tiểu học là 30,1%; cấp trung học cơ sở là 42%, cấp trung học phổ thông là 21%, Cao đẳng-Đại học là 2,4%. Như vậy, bệnh nhân có học vấn trung học cơ sở là cao nhất kế đến là cấp tiểu học và cấp trung học phổ thông, thấp nhất là cấp cao đẳng và đại học, nghiên cứu này nhóm bệnh nhân mù chữ có tỷ lệ thấp rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Tiền Giang chỉ khác điểm bệnh nhân có trình độ học vấn tiểu học cao hơn. Như vậy người dân có trình độ học vấn càng cao ít mắc bệnh lao hơn điều đó hoàn toàn hợp lý vì họ biết cách bảo vệ sức khoẻ của họ và biết cách phòng bệnh tốt hơn, biết cách hạn chế các yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh [44], [86].

- Đối với bệnh nhân lao AFB(+) các thể, cao nhất là bệnh nhân có học vấn tiểu học tỷ lệ 54,28%; tiếp theo là học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 19,67%; trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 19,37%; thấp nhất là nhóm mù chữ 3,08%.

So sánh với tác giả Ngô Thị Cúc nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007 trình độ học vấn của bệnh nhân lao phổi các thể được phân bố như sau: Tiểu học là 20%, trung học cơ sở-phổ thông 42,22%; đại học 37,78%. So với nghiên cứu của chúng tôi trình độ học vấn các cấp thấp hơn tác giả rất nhiều [26].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 61 - 62)