Phân tích tình hình lao AFB(+) mới, tái phát theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 62 - 64)

- Cỡ mẫu: là tất cả bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) có đăng ký hộ khẩu hay hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4.1.1.5.Phân tích tình hình lao AFB(+) mới, tái phát theo nghề nghiệp

- Nghề nghiệp của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới: trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có nghề nghiệp là nông dân tỷ lệ cao nhất 67,05%; tiếp theo là bệnh nhân có nghề nghiệp là công nhân - viên chức tỷ lệ là 15,25%; buôn bán tỷ lệ là 9,55%; thấp nhất là sinh viên 1,58%; học sinh có tỷ lệ 1,14%. So sánh với tình hình phát hiện lao phổi tại Trung Quốc năm 2000 tỷ lệ lao phổi phân bố theo nghề nghiệp như sau: công nhân - viên chức tỷ lệ 12% trong đó nam nhiều hơn nữ gấp 4 lần, nghề nghiệp là nông dân tỷ lệ là 77,1% trong đó nam lớn hơn nữ xấp xỉ 2,86 lần, nghề nghiệp là hưu trí tỷ lệ 8,8% nam lớn hơn nữ xấp xỉ 6,3 lần, còn lại các nghề nghiệp khác tỷ lệ 2,1% trong đó nam lớn hơn nữ 3,25 lần. Như vậy Trung Quốc là nước phát triển công nghiệp nhưng bên cạnh đó nông nghiệp được hiện đại hoá và tỷ lệ người dân sống nghề nông còn tương đối cao. Do đó phân bố tình hình

mắc bệnh lao phổi theo nghề nghiệp nông dân tỷ lệ cao nhất 77,1%; cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp là công nhân - viên chức tỷ lệ là 12% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, trong khi đó Trung Quốc phân bổ bệnh lao cho nhóm đối tượng thất nghiệp tương đối cao. Tỷ lệ bệnh lao phân bố theo nghề nghiệp là hưu trí của Trung Quốc là 8,8% nghiên cứu của chúng tôi là 3,77% thấp hơn nhiều [86].

So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Đức Dương nghiên cứu tại tỉnh Hà Tây năm 1997 phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới được phát hiện trong năm 1997 của Hà Tây tỷ lệ nghề nghiệp là nông dân tỷ lệ là 90,5% các nghề khác là 9,5%. Như vậy, tỷ lệ nghề nghiệp là nông dân mắc lao phổi AFB(+) mới cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [30].

Theo tác giả Huỳnh Bá Hiếu nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế năm 2000 nhận thấy trong số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới được phát hiện phân bổ theo nghề nghiệp như sau: nông dân tỷ lệ 41%, công nhân - viên chức 18,6%; nghề nghiệp là buôn bán tỷ lệ là 11,3%; các nghề khác là 29,5%. So với nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc lao phổi có nghề nghiệp là nông dân của tác giả thấp hơn [39].

- Theo tác giả Lưu Thị Liên nghiên cứu các yếu tố liên quan tỷ lệ mắc lao tại Thủ đô Hà Nội gồm các quận nội thành và các huyện ngoại thành năm 2005 qua phân tích số liệu tác giả cho thấy mối liên quan của tỷ lệ mắc lao với yếu tố nghề nghiệp như sau: bệnh nhân có nghề nghiệp là nông dân tỷ lệ là 23%, lao động tự do 33,1%; công chức-viên chức là 13,2%; lái xe là 5,8%; các nghề khác là 25,9%. So với nghiên cứu của chúng tôi tại các thành phố lớn nhóm nghề nghiệp lao động tự do có nguy cơ mắc lao cao hơn [47].

- Phân loại bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới theo dân tộc: trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm dân tộc Kinh tỷ lệ 98,35%; dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 1,65% các dân tộc khác trên địa bàn chưa phát hiện. So sánh với nghiên cứu của tác giả Trần Phú Hòa năm 2005 tại tỉnh Khánh Hoà phân bố bệnh lao theo dân tộc Kinh tỷ lệ là 94,23%; dân tộc thiểu số 5,77% so với nghiên cứu của chúng tôi dân tộc Kinh tỷ lệ cao hơn tỉnh Khánh Hoà [41].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh tiền giang năm 2009 (Trang 62 - 64)