1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx

76 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 145,74 KB

Nội dung

Từ các vai trò và tác dụng kể trên của chi phí ,ta thấy được việc thực hiện tốtchi phí kinh doanh là cơ sởđể DN thực hiện tốt các kế hoạch SX-KD mà DNđãđề ra .Chi phí SX-KD là một chỉ ti

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Lời nói đầu

Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay,Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ cho riêng mình, nhưng mục tiêu cuốicùng cũng chính là : hội nhập với nền kinh tế thế giới Năm 2006 vừa qua đãdiễn ra một sự kiện mang tính lịch sử cho nền kinh tế nước nhà đó chính là :Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO

Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước, đã tạo ra nhiều cơ hộicho các doanh nghiệp nước ta Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong sự cạnhtranh mạnh mẽ và khắc nghiệt của cơ chế thị trường cũng là một thách thứckhông nhỏ đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa tới chiến lượckinh doanh của mình

Hiệu quả kinh doanh luôn là bài toán khó đặt ra đối với mỗi doanhnghiệp, chiến thắng đối thủ cạnh tranh khẳng định vị trí của mình thì doanhnghiệp phải làm sao định vị được thị trường của mình, đồng thời thị phần phảingày càng được mở rộng

Có lẽ, giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để từ đó nângcao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm luôn là một trong số chìa khoá quantrọng để tìm ra lời giải đáp cho doanh nghiệp Có thể nói đó cũng chính là chỉtiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ quản lý, sử dụng lao động, trình độ

tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sảnphẩm giúp doanh nghiệp giảm được gía bán, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sảnphẩm, nâng cao lợi nhuận cho danh nghiệp, tăng khả năng mở rộng sản xuấtkinh doanh , mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình Vì vậy phân tích vàcác giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng

Trang 4

cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn được các nhàquản lý quan tâm.

Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian thực tập tại công ty 20, đối diệnvới thực trạng quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, tôi xin mạnh dạn đi sâu

nghiên cứu vấn đề “Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” với thời

gian thực tập ít, kinh nghiệm hạn chế, chắc chắn báo cáo thực thậo của tôi cònnhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và cácbạn

Tôi xin chân thành cam ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong trườngcũng như của cán bộ công nhân viên công ty 20 đã giúp đỡ tôi hoàn thành bàibáo cáo này

Trang 5

CHƯƠNG 1:

NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNCHUNGVỀCHIPHÍSẢNXUẤT KINHDOANHVÀGÍATHÀNHSẢNPHẨMTRONGDOANHNGHIỆ

-PXÂYLẮP

1 CHIPHÍSẢNXUẤTKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP

1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh vá phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất-kinh doanh.

Bất kỳ một Doanh Nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh(SX-KD) của mình đều nhằm mục đích thu được lợi nhuận hoặc để thực hiệncác mục tiêu kinh tế-xã hội khác.Để thực hiện được các mục tiêu này,các DNphải bỏ ra những chi phí nhất định Các chi phí này phát sinh hàng ngày ,hànggiờở các giai đoạn khác nhau của quá trình SX-KD của DN trong một thời kỳnhất định.Tuỳ thuộc vào việc thực hiện chức năng và vai trò khác nhau mà các

DN cũng đòi hỏi có những chi phí khác nhau

Đối với hoạt động sản xuất,các chi phí mà DN phải bỏ ra trước hết là các chi

phí cho việc sản xuất sản phẩm Trong quá trình tạo ra sản phẩm,DN phải tiêuhao các loại vật tư như :nguyên ,nhiên vật liệu, phải chịu sự hao mòn của máymóc, công cụ, dụng cụ ,phải trả tiền lương (hoặc tiền công) cho công nhân viênchức của DN Các chi phí này phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trìnhsản xuất sản phẩm

Ngoài việc sản xuất ra sản phẩm,các DN còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩmnhằm thu tiền về Để thực hiện được quá trình này,DN cũng phải bỏ ra nhữngchi phí nhất định như chi phí vận chuyển,bốc dỡ, bảo quản, bao gói sảnphẩm

Trang 6

Mặt khác,trong điều kiện sản xuất hàng hoá có cạnh tranh ,thị trường hànghoá ngày càng phong phú vàđa dạng ,để sản xuất và tiêu thụđược sản phẩm các

DN phải bỏ ra chi phíđể nghiên cứu thị trường ,quảng cáo,giới thiệu sảnphẩm,thực hiện việc bảo hành sản phẩm Những chi phí liên quan đến việc tiêuthụ sản phẩm được gọi là chi phí tiêu thụ sản phẩm của DN hay còn được gọi

là chi phí lưu thông sản phẩm

Như vậy ,từ góc độ hoạt động sản xuất,có thể thấy chi phí SX_KD của DN làtoàn bộ chi phí sản xuất ,chi phí tiêu thụ sản phẩm và các chi phí khác mà DNphải bỏ ra để phục vụ cho hoạt động SX_KD trong một thời kỳ nhất định

Đối với hoạt động kinh doanh,các chi phí mà DN phải bỏ ra đó là chi phí phát

sinh ở khâu mua ,vận chuyển ,dự trữ ,tiêu thụ hàng hoá ,chi phí quản lý DN,các chi phí phục vụ quá trình mua bán hàng hoá nhằm mục tiêu lợinhuận Ngoài ra, với hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động xúc tiếnthương mại nhưđại diện,môi giới,quảng cáo,triển lãm chi phí mà DN phải bỏ

ra là các chi phí về vật chất ,tiền vốn và sức lao động để thực hiện các hoạtđộng đó trong một thời kỳ nhất định

Từ góc độ của hoạt động kinh doanh ,có thể thấy rằng chi phí kinh doanh của

DN là toàn bộ các chi phí mà DN đã bỏ ra để thực hiện được các mục tiêu mà

DN đãđề ra trong một thời kỳ nhất định Các chi phí này cóđặc điểm làđượcbùđắp bằng doanh thu kinh doanh của DN trong thời kỳđó

Trong nền kinh tế thị trường ,các chi phí nêu trên đều được biểu hiện bằngtiền

Vì vậy có thể nói rằng :Chi phí SX-KD của một DN là biểu hiện bằng tiền

của những hao phí về vật chất ,về sức lao động và các chi phí bằng tiền khác liên quan và phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình SX-KD của DN trong một thời kỳ nhất định đồng thời được bùđắp từ doanh thu SX-KD của DN trong thời kỳđó

Trang 7

Chi phí SX-KD của DN biểu hiện hao phí lao động cá biệt của DN trong mộtthời kỳ nhất định ,nó là căn cứđể xác định số tiền phải bùđắp từ thu nhập của

DN trong thời kỳđó

Do vậy ,một trong những thông tin quan trọng đối với nhà quản lý tài chính

DN là các thông tin về chi phí vì mỗi khi chi phí tăng thêm thì sẽ cóảnh hưởngtrực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của DN Các nhà quản lý cần hiểu rõ vai tròcủa chi phíđối với DN và cần khảo sát chặt chẽ các khoản chi phí của DN

1.1.2 ý nghĩa của việc tăng cường quản lý chi phí và tiết kiệm chi phí

Trong quá trình hoạt động SX-KD ,các DN phải luôn quan tâm đến việc quản

lý chi phí vì mỗi đồng chi phí không hợp lýđều làm giảm lợi nhuận của DN.Chi phí SX-KD chính là cơ sởđể tính lợi nhuận của DN

Ta có công thức tính lợi nhuận :

_

Tổng chiphí kinh doanh

_

Chi phí bán hàng

_

Chi phí quản lý doanh nghiệp Vậy vấn dề quan trọng đặt ra cho mỗi DN là phải kiểm soát được tình hìnhchi phí SX-KD của DN Quản lý và sử dụng chi phí hợp lý cóý nghĩa quantrọng trong SX-KD vì nóảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả kinhdoanh của DN Nếu DN quản lý tốt chi phí thì sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trìnhhoạt động SX-KD ,tăng doanh thu và hiệu quả kinh tế và ngược lại nếu DNquản lý không tốt chi phí thì kết quả kinh doanh sẽ bị hạn chế,hiệu quả kinh tếgiảm

Nhờ có tiết kiệm chi phí mà DN có thể tăng được tích luỹ,hoàn thành nghĩavụđối với Nhà Nước,tăng lợi nhuận cho DN ,đảm bảo đời sống cho người laođộng

Trang 8

Từ các vai trò và tác dụng kể trên của chi phí ,ta thấy được việc thực hiện tốtchi phí kinh doanh là cơ sởđể DN thực hiện tốt các kế hoạch SX-KD mà DNđãđề ra Chi phí SX-KD là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh đầy đủ tìnhhình hoạt động SX-KD của DN Chỉ tiêu này được sử dụng đểđánh giá hoạtđộng SX-KD giữa thực tế với kế hoạch ,giữa các kỳ với nhau hay giữa các đơn

1.2 Phạm vi của chi phí SX-KD trong các DN

Nhưđã nêu trên ,chi phí SX-KD của DN sẽđược bùđắp từ doanh thu hoặc thunhập của DN trong kỳ vì vậy về nguyên tắc tất cả các khoản chi phí phát sinhtrong kỳđược bùđắp từ các nguồn khác đều không phải là chi phí SX-KD hợp

lệ ,hơn nữa chi phí kinh doanh chỉ phục vụ hoạt động SX-KD của DN trong kỳnên tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ nhưng không trực tiếp hoặc giántiếp phục vụ SX_KD của kỳđóđều không được tính vào chi phí SX-KD Chỉ cónhững khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến doanh thu trong kỳcủa DN mới được ghi nhận là chi phí kinh doanh hợp lệ Các khoản chi phíkhông hợp lệ thì không được phép hạch toán vào chi phí SX_KD trong kỳ màphải dùng thu nhập sau thuế hoặc vốn hiện cóđể bùđắp

Trong thực tế ,đôi khi các DN hay các tổ chức không thực hiện đúng quiđịnh và làm đúng với chính sách tài chính của Nhà nước Vì nhiều mục đíchkhác nhau ,các DN đã làm tăng hoặc giảm các khoản chi phí SX_KD từđó dẫnđến việc làm trái với qui định ,tăng hoặc giảm lợi nhuận của DN Do những bất

Trang 9

cập đó vàđểđảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế ,các loại hình DNkhi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước nhất là khi tính thuế thu nhập

mà DN phải nộp,Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 63/1999và 08/2000 quyđịnh cụ thể các khoản chi phí không được phép hạch toán vào chi phí SX-KD

Nhóm chi phí này được bùđắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của DN vì vậychúng không thuộc vào chi phí kinh doanh của DN trong kỳ

Thứ hai: Các khoản chi phúc lợi xã hội như chi về văn hoá ,thể thao, y tế, vệsinh ,chi ăn trưa,chi tiền thưởng ,ủng hộ nhân đạo ,trợ cấp khó khăn ,chi ủng hộcác tổ chức xã hội Các khoản chi này cũng không tính vào chi phí của DN bởi

vì nguồn bùđắp chủ yếu của các khoản chi này lấy từ các quỹ chuyên dùng vàsựđóng góp ủng hộ của các tổ chức xã hội khác (nếu có)

Thứ ba: Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật như luật giao thông ,luật thuếluật môi trường ,luật lao động ,vi phạm chếđộ báo cáo thống kê,tài chính kếtoán và các luật khác Nếu do tập thể cá nhân vi phạm luật thì tập thể hoặc cánhân đó phải nộp phạt Ngoài khoản tiền đền bù nói trên,khoản tiền phạt cònlại, DN phải lấy từ lợi nhuận sau thuế

Thứ tư : là chi phíđi công tác nước ngoài vượt định mức DN

Trang 10

Thứ năm :là các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như chi phí sự nghiệpđãđược ngân sách Nhà nước cấp ,cơ quan cấp trên cấp hoặc các tổ chức xã hộikhác hỗ trợ.Khoản chi trả lãi vay vốn đầu tư XDCB trong thời kỳ công trìnhchưa hoàn thành đưa vào sử dụng sẽđược hạch toán vào chi phíđầu tư XDCB.Thứ sáu :là các khoản chi phí SX_KD vượt mức quy định của chếđộ tài chínhkhoản chi này được bùđắp bằng quỹ khen thưởng phúc lợi

Thứ bảy :là các khoản thua lỗ thiệt hại do chủ quan của đơn vị gây ra hoặckhách quan đưa lại đãđược Nhà nước hoặc cơ quan bảo hiểm thanh toán bồithường,các khoản chi trong kỳ do nguồn kinh phí khác tài trợ

Riêng đối với DN Nhà nước ,theo thông tư số 76/T C/TCD của bộ Tài ChínhNhà nước khống chế chi phí như tiếp tân ,hội họp giao dịch,đối ngoại, lãi vayngân hàng hoặc vay của các tổ chức tín dụng ,cá nhân

Các khoản chi phíđược hạch toán vào chi phí SX-KD là những khoản chi phíphục vụ trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động SX-KD của DN trong kỳ ,cáckhoản chi phíđóđược bùđắp bởi doanh thu của DN

Có một số các khoản chi tiêu, chi phí của DN xét về mặt bản chất không phải

là chi phí SX-KD nhưng để thống nhất DN vẫn hạch toán và quyết toán vàochi phí SX-KD trong kỳ

Một số khoản chi không liên quan đến hoạt động SX-KD của DN nhưngngười lao động trong DN phải có nghĩa vụđóng góp theo luật định thì vẫn đượcphép hạch toán vào chi phí SX-KD

Việc xác định đúng đắn phạm vi của chi phí SX-KD trong DN cóý nghĩa kinh

tế lớn đối với công tác quản lý chi phí kinh doanh nói riêng và công tác quản lýkinh tế của DN nói chung

Xác định đúng đắn phạm vi của chi phí SX-KD là cơ sở cho việc tập hợp cácchi phí của DN phát sinh trong kỳ vào chi phí SX-KD trong kỳđó hoặc quyếttoán chi phí ,trên cơ sởđó xác định được giá vốn toàn bộ của sản phẩm hàng

Trang 11

hoá và dịch vụ phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh của DN trong điềukiện có cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đồng thời đó là căn cứđể DN xácđịnh khoản phải bùđắp từ doanh thu của DN trong kỳ ,giúp DN xác định đượcchính xác lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của mình

Việc xác định rõ ràng các khoản mục chi phí của chi phí SX-KD làm cơ sởcho DN phấn đấu giảm chi phí trên cơ sở thực hiện tốt nhất kế hoạch SX-KD , kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và tăng lợi nhuận của DN

Chi phí SX-KD gồm nhiều loại có nội dung ,công dụng và tính chất khácnhau.Cho nên để tiện cho việc quản lý sử dụng và hạch toán chi phí ta cần tiếnhành phân loại chi phí

1.3 Phân loại chi phí SX-KD của DN

Đểđáp ứng yêu cầu của quản lý chi phí ,xác định đúng đắn phương hướng phấnđấu tiết kiệm chi phí SX-KD ,nâng cao lợi nhuận ,nâng cao hiệu quả sử dụngcác nguồn vật tư ,tiền vốn và lao động của DN ,việc nghiên cứu kết cấu chi phíSX-KD của DN là cần thiết

Tuỳ thuộc vào tính chất ,địa điểm ,ngành nghề kinh doanh và các mục tiêuquản lý chi phí mà ta có thể phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau

1.3.1 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế

Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế là căn cứ vào đặc điểm kinh tế giốngnhau của chi phíđể xếp chúng vào từng loại Mỗi loại là một yếu tố chi phí cócùng nội dung kinh tế và không thể phân chia được nữa, bất kể chi phíđó dùnglàm gì và phát sing ởđịa điểm nào

Theo cách phân loại này, toàm bộ chi phí sản xuất khing doanh được chia làm

5 loại:

Trang 12

Chi phí vật tư mua ngoài: là toàn bộ giá trị các loại vật tư mua ngoài dùngvào hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhên liệu,phụ tùng thay thế

Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là tonà bộ các khoản tiềnlương, tiền công Doanh nghiệp phải trả cho người tham gia vào hoạt động sảnxuất kinh doanh; các khoản chi phí trích nộp theo lương như chi phíBHXH,BHYT, kinh phí công đoàn mà Doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh: toàn bộ tiền khấu hao các loại TSCĐ tríchtrong kỳ

Chi phí dịch vụ mua ngoài: toàn bộ số tiền Doanh nghiệp phải trả cho cácdịch vụđã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vịkhác bên ngoài cung cấp

Chi phí bằng tiền khác:là các khoản phải chi bằng tiền ngoài các khoản trên Cách phân loại này cho thấy mức chi phí về lao đọng vật hoá và lao đọngsống trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong năm Vìvậy nó có tác dụng giúp cho Doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuấttheo yếu tố; kiểm tra sự cân đối giữa kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch laođộng tiền lương, kế hoạch khấu hao tài sản cốđịnh, kế hoạch nhu cầu vốn lưuđộng

1.3.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế vàđịa điểm phát sinh chi phí

Theo cách phân loại này những chi phí có cùng nội dung kinh tế vàđịa điểmphát sinh được xếp vào một loại, gọi là các khoản mục chi phí

Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, dụng cụ sảnxuất trực tiếp dùng vào việc sản xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương, tiền công, các khoản cấp

có tính chất lương, các khoản chi BHXH,BHYT, kinh phí công đoàn của côngnhân trực tiệp sản xuất trong Doanh nghiệp

Trang 13

Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sử dụng ở các phân xưởng, bộphân kinh doanh như: tiền lương và phụ cấp lương của quản đốc, nhân viênphân xưởng Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, chi phí vật liệu, công

cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm

vi phân xưởng, bộ phận sản xuất

Chi phí bán hàng : bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thu sảnphẩm như chi phí tiền lương, phụ lương trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị,vận chuyển bảo quản , các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vậtliệu, bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác như bảo hànhhàng hoá, quảng cáo

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý Doanhnghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của Doanh nghiệp nhưkhấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ máy quản lý; chi phí công cụ dụng cụ các chiphí khác phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấplương trả cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quảnlý; chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chiphí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng Doanh nghiệp Các khoản chi phí dựphòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khóđòi, công tác phí, các chi phígiao dịch, đối ngoại

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giáthành cho từng loại sản phẩm; quản lý chi phí tại địa điểm phát sinh để khaithác khả năng hạ giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp

1.3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đượcchia thành hai loại: Chi phí cốđịnh và chi phí biến đổi

Trang 14

Chi phí cốđịnh là các chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể)theo sự thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Thuộc loại chiphí này bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ(theo thời gian), chi phí tiền lươngtrảcho cán bộ, nhan viên quản lý, chuyên gia, lãi tiền vay phải trả,chi phí thuêtài sản, văn phòng.

Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy môsản xuất Thuộc loại chi phí này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiềnlương trả cho công nhân trực tiếp sx, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụcung cấp như tiền điện, nước, điện thoại

Do đặc điểm của từng loại chi phí trên nên khi quy mô sản xuất kinh doanhcàng tăng thì chi phí cốđịnh cho một đơn vị sản phẩm hàng hoá càng giảm.Riêng đối với chi phí biến đổi việc tăng giảm hay không đổi khi tính chi phínày cho 1 đơn vị sản phẩm hàng hoá còn phụ thuộc vào tương quan biến đổigiữa quy mô sản xuất kinh doanh và tổng chi phí biến đổi của Doanh nghiệp Cách phân loại này giúp cho Doanh nghiệp thấy dduwowcj xu hướng biến đổicủa từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh, từđó Doanh nghiệp có thể xácđịnh được sản lượng hoà vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lýđểđạt đượchiệu quả cao nhất

-Phân loại chi phí SX_KD của DN phải phù hợp với tình hình đặc điểm

SX-KD và các mục tiêu quản lý kinh tế của DN ,điều đó sẽ giúp DN xác định được

xu hướng hình thành kết cấu của chi phí sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳkhác nhau ,đồng thời làm cơ sở cho công tác kế hoạch hoá ,kiểm tra, phân tíchđánh giá tình hình thực hiện ké hoạch chi phí của DN Cũng nhờđó DN tìm rađược các biện pháp quản lý chi phí tốt hơn, giảm chi phí SX-KD hạ giá thànhsản phẩm, hạ thấp chi phí của DN ,nâng cao hiệu quả kinh tế của DN

Trang 15

Kết cấu của chi phíđược biểu hiện qua tỷ trọng tính thành phần % của từngloại chi phí trong tổng số chi phí của DN trong một thời kỳ nhất định.Nó chịu

sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau nhưđặc điểm công nghệ ,công tácquản lý ngoài ra còn phụ thuộc vào các thời kỳ khác nhau Cùng với sự pháttriển của khoa học công nghệ ,xu hướng biến đổi chung là tỷ trọng các chi phí

về lao động vật hoá ngày càng tăng lên trong khi tiền lương thì có xu hướnggiảm xuống một cách tương đối trong tổng chi phí kinh doanh của DN

ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí trong DN:

_Cho phép biết được tỷ trọng của các bộ phận chi phí trong tổng chi phí sảnxuất từđó nhận biết được xu hướng vận động của các bộ phận chi phíđó tạotiền đề tốt cho công tác lập kế hoạch chi phí của DN

_Tạo tiền đề cho việc kiểm tra ,phân tích đánh giá việc thực hiện kế hoạchchi phí ,xác định đúng đắn giá thành sản phẩm hàng hoá,dịch vụ ,xác địnhchính xác các biện pháp phấn đấu hạ thấp chi phí SX-KD ,giảm giá thành toàn

bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ

1.4 Yêu cầu quản lý và lập kế hoạch chi phí SX-KD của DN

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý DN là tiết kiệmđược chi phí SX-KD Yêu cầu cơ bản của việc quản lý và lập kế hoạch chi phíSX-KD làđảm bảo tốt nhất quá trình SX-KD của DN trên cơ sở sử dụng hợp

lý, tiết kiệm mọi nguồn vật tư ,tiền vốn ,sức lao động của DN đểđạt được lợinhuận tối đa trong khuôn khổ của luật pháp ,nâng cao năng suất lao động vàhiệu quả kinh tế của DN

Để quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh, các DN phải lập kế hoạch chi phí.Lập kế hoạch chi phí thực chất là dùng hình thức tiền tệ tính toán trước mọi chiphí SX-KD của DN trong kỳ kế hoạch cùng các biện pháp phấn đấu thực hiện

kế hoạch đó Kế hoạch chi phí SX-KD là xác định mục tiêu phấn đấu của đơn

Trang 16

vịđồng thời cũng là căn cứđểđơn vị cải tiến công tác quản lý kinh doanh thựchiện chếđộ tiết kiệm ,hạ giá thành sản phẩm hàng hoá ,tăng lợi nhuận, tănghiệu quả kinh tế cho DN trong kỳ

Chỉ tiêu chi phí SX-KD cóảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu khác ví dụnhư chỉ tiêu vốn lưu động được xác định căn cứ vào dự toán chi phí SX-KDcủa đơn vị ,lợi nhuận của DN nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào giá thành sảnlượng hàng hoá kỳ kế hoạch vàđược xác định trên cơ sở dự toán chi phí SX-KDtrong kỳ

Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập kế hoạch chi phí SX_KD là phát hiện vàđộngviên mọi nguồn tiềm năng sẵn có của DN để không ngừng giảm bớt chi phí SX-

KD và chi phí tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng yêu cầu tái sảnxuất mở rộng ,tái đầu tư và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên chứctrong đơn vị

Việc lập kế hoạch chi phí SX_KD cần phải căn cứ vào các kế hoạch kinh tếliên quan như kế hoạch lưu chuyển hàng hoá ,vận tải ,khấu hao TSCĐ ,tiềnlương, đầu tư ra ngoài DN và hệ thống các tiêu chuẩn định mức kinh tế-kỹ thuật của Nhà Nước ,của ngành hoặc của chính DN Mặt khác DNcần phải tiến hành phân tích ,đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí SX-

KD của kỳ trước ,những khả năng ,những mặt mạnh ,mặt yếu của DN, các nhântốảnh hưởng và những biện pháp xử lý trong kỳ kế hoạch tới

Lập kế hoạch chi phí SX-KD đòi hỏi phải sử dụng những phương pháp thíchhợp và những chỉ tiêu về chi phí SX-KD trong kỳ kế hoạch

Trang 17

1.5 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp

Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí

Doanh nghiệp đã bỏ ra đẻ hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sảnphẩm hay loại sản phẩm nhất định

1.5.1 Giá thành sản phẩm xây lắp

Sự vận động của quá trình sản xuất trong Doanh nghiệp xây lắp bao gồm haimặt đối lập nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau Một là các chi phíDoanh nghiệp đã chi ra, mặt khác là kết quả sản xuất thu được, những sảnphẩm của công việc lao vụđã hoàn thành, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xãhội cần dược tính giá thành

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sảnphẩm, lao vu đẫ hoàn thành

Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượnghao phí của những lao động sống và lao động vật hoáđã thực sự chi ra cho sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chiphí tham ra trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải đượcbồi hoàn để tái sản xuất ở Doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phátsinh trong kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp

Giá thành công tác xây lắp là một phần của công tác xây lắp, bao gồm các chiphí về tư liệu sản xuất và chi phí tiền lương của cán bộ, công nhân viên để tạonên khối lượng công tác xây lắp(công trình, hạng mục công trình có thể bàngiao thanh quyết toán )

Giá thành trong công tác xây lắp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công, chi phí máy thi công và các khoản chi phí khác

1.5.2 Các loại giá thành sản phẩm

Trang 18

1.5.2.1 Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu, giá thành sản phẩm được chia thành:

Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của

kỳ kế hoạch, trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước cũng như căn cứ vào các địnhmức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch do bộ phận kéhoạch trong Doanh nghiệp thực hiện vàđược xem là mục tiêu phấn đấu củaDoanh nghiệp, là cơ sởđể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giáthành, kế hoạch hạ giá thành của Doanh nghiệp

Giá thành định mức: cũng giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành

định mức cũng có thể thực hiện trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm cơ

sở các định mức hiện hành tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch Do

đó giá thành định mức luôn luôn thay đổi để phùhợp với sự thay đổi của cácđịnh mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành Giá thành địnhmức được xem là thước đo chính xác để xác đinh kết quả sử dụng các loại tàisản, vật tư, tiền vốn trong Doanh nghiệp, nhằm đánh giá các giải pháp màDoanh nghiệp đãáp dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh với mục đích nâng caohiệu quả chi phí

Giá thành thực tế: khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản

phẩm lao vụ chỉđược xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoànthành và là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trongquá trình sản xuất sản phẩm Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổnghợp, phản ánh kết quả phấn đấu của Doanh nghiệp trong việc tổ chức và sửdụng các giải pháp kinh tế -tổ chức -kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất, là

cơ sởđể xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp,cóảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Doanh nghiệp

Trang 19

Cách phân loại trên có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xácđịnh được các nguyên nhân vượt hay hụt định mức chi phí trong kỳ hặch toán.Từđóđiều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

1.5.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thànhsản xuất và giá thành tiêu thụ

Giá thành sản xuất: (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất

cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm viphân xưởng sản xuất

Giá thành tiêu thụ: (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành dầy đủ) là chỉ

tiêu phản ánh tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.Giá thành tiêu thu được tính theo công thức:

Giá thành toàn

bộ của sản phẩm =

Giá thành sảnxuất của sảnphẩm

+ Chi phí bán

Chi phíquản lýDoanhnghiệp Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinhdoanh lỗ lãi của từng loại sản phẩm mà Doanh nghiệp thực hiện Tuy nhiên, donhững hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chiphí quản lý cho từng loại sản phẩm nên cách phân loại này chỉ cóý nghĩa vềmặt lý thuyết

1.6 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhautrong quá trình snr xuất tạo ra sản phẩm Chi phí biểu hiện mặt hao phí , còn giáthành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất, đây là hai mặt thống nhất

Trang 20

của từng quá trình, vậy chúng giống nhau về mặt chất Chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm đùe bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá.

2 Một số chỉ tiêu cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

Xác định hệ thống chỉ tiêu kế hoạch chi phí kinh doanh của DN phải căn cứvào tình hình đặc điểm SX-KD ,chếđộ quản lý tài chính kế toán của Nhà Nước,của ngành hoặc của chính DN trong từng thời kỳ kế hoạch cụ thể

Tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý kinh tế ,quản lý tài chính ,quản lý chi phí củacác DN mà hệ thống chỉ tiêu kế hoạch chi phí SX-KD có thể rộng hẹp khácnhau nhưng nhìn chung chúng bao gồm các chỉ tiêu sau :

2.1 Đối với hoạt động sản xuất có các chỉ tiêu :

2.1.1 Tổng mức giá thành sản phẩm

Trong hoạt động sản xuất ,khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất mộtloại sản phẩm nào đó ,DN cần tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêuthụ sản phẩm đó Điều đó có nghĩa là DN phải xác định được giá thành của sảnphẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của DN để hoànthành sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định Đó là biểu hiện chi phí

cá biệt của DN để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cùng loại sản phẩm trên thịtrường có thể có nhiều DN cùng sản xuất nhưng do trình độ trang thiết bị ,côngnghệ sản xuất và trình độ quản lý khác nhau nên giá thành sản phẩm của các

DN về loại sản phẩm đó cũng khác nhau

Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sảnxuất sản phẩm và giá thành tiêu thụ sản phẩm Giá thành sản xuất sản phẩmbao gồm toàn bộ chi phí của DN bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm

Trang 21

Giá thành tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay còn được gọi là giá thành toàn bộcủa sản phẩm hàng hoá bao gồm toàn bộ chi phíđể hoàn thành việc sản xuấtcũng như tiêu thụ sản phẩm (tức là gồm cả chi phí lưu thông sản phẩm ).

Để quản lý giá thành và có phương hướng phấn đấu giảm giá thành ,mỗi đơn vịsản xuất đều cần phải xác định kế hoạch giá thành Xác định kế hoạch giá thànhtức là dùng hình thức tiền tệ xác định mức độ hao phí lao động sống và laođộng vật hoá trong sản xuất ở kỳ kế hoạch ,mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giáthành sản phẩm so sánh được của kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo Bởi vậy giáthành được xác định là mục tiêu phấn đấu giảm chi phí của DN đồng thời là căn

cứ thúc đẩy DN cải tiến quản lý SX-KD ,thực hiện chếđộ tiết kiệm trong sảnxuất để hạ giá thành sản phẩm

Muốn xác định Tổng mức giá thành sản phẩm theo khoản mục trước hết phảixác định giá thành đơn vị của sản phẩm Cách tính giá thành đơn vị của sảnphẩm như sau:

- Đối với những khoản mục độc lập (khoản mục trực tiếp )như nguyên vậtliệu chính ,vật liệu phụ,nhiên liệu ,năng lượng ,tiền lương của công nhân sảnxuất ta tính được bằng cách lấy định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm nhânvới đơn giá kế hoạch Đểđảm bảo tính chất đúng đắn của kế hoạch cần phải hệthống định mức kinh tế-kỹ thuật tiên tiến và hệ thống đơn giá phải được tínhtoán hợp lý

-Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián tiếp )như chi phíquản lý phân xưởng ,chi phí quản lý xí nghiệp ,chi phí tiêu thụ …thì trước hếtphải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp cho mỗiđơn vị sản phẩm

Có nhiều tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp cho các loại sản phẩm Nhữngtiêu chuẩn thường dùng là giờ công định mức ,tiền lương chính của CNSX,giờmáy chạy

Trang 22

Chi phí tiêu thụ cũng phải lập dự toán nhưng khi phân bổ thông thường chỉphân phối cho sản lượng sản phẩm tiêu thụ Phương pháp phân bổ chi phí tiêuthụ thường là tính theo tỷ lệ % nhất định so với giá thành công xưởng sản phẩmhàng hoá tiêu thụ

Công thức tính:

Giá thành 1 đơn vị

Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ

Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ

Giá thành toàn bộ

Tổng số sản phẩmsản xuất trong kỳ x

Giá thành 1 đơn vịsản phẩm

2.1.2 Mức hạ giá thành sản phẩm: là chỉ tiêu phản ánh quy mô tiết kiệm chi

phí của DN

Các DN hoạt động trong cơ chế thị trường cóđiều tiết và cạnh tranh điều đóbuộc các DN phải hết sức quan tâm đến việc giảm chi phí ,hạ thấp giá thànhcủa sản phẩm có thể so sánh được.Sản phẩm có thể so sánh được là những sảnphẩm mà DN đã tiến hành sản xuất ở kỳ trước ,đã có tài liệu hạch toán về giáthành ,đãổn định về mặt kinh tế -kỹ thuật-công nghệ

Trang 23

2.1.3 Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ hạ giá thành sản

Z S

Khi xem xét việc hạ giá thành sản phẩm trong kỳ cần phải kết hợp xem xét

cả 2 chỉ tiêu Mức hạ giá thành sản phẩm và Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm Chỉkhi nào DN hoàn thành đồng thời cả hai chỉ tiêu nói trên thì DN mới được xácnhận là hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành do chính DN tựđặt ra để phấn đấu

2.2 Đối với hoạt động kinh doanh gồm các chỉ tiêu :

2.2.1 Tổng mức chi phí kinh doanh: Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ

chi phí kinh doanh phân bổ cho khối lượng hàng hoá ,dịch vụ sẽ thực hiệntrong kỳ kế hoạch tới của DN

Thông thường ,tổng mức chi phí có quan hệđến tổng sản lượng sản phẩmtiêu thụ, khi tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi thì tổng mức chi phícũng thay đổi theo Nhưng sự thay đổi đó không phản ánh thực chất tình hìnhhoạt động kinh doanh của DN vì nó bịảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quanđặc biệt là nhân tố giá cả Tổng mức chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoátiêu thụ trong kỳ là chỉ tiêu cơ bản và là cơ sởđể xác định các chỉ tiêu khác Tổng mức chi phí kinh doanh được tính như sau:

Trang 24

CPBH và chi phíQLDN phân bổ chohàng bán ra

Việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN cho hàng hoá dự trữtrong kỳ theo chếđộ hiện hành chỉđặt ra với các DN kinh doanh không ổnđịnh,doanh thu trong kỳ nhỏ ,chi phí thực tế phát sinh lớn

Đối với các DN sản xuất kinh doanh có tính chất ổn định ,chu kỳ kinh doanhdài thì chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳđược xác địnhnhư sau:

F=F ĐK +F P S -F CK

Trong đó :

F : Chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

FĐK :Chi phí phát sinh trong kỳ

FCK :Chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ

Theo chếđộ kế toán hiện hành ,tài khoản chi phí không có số dư cuối kỳ, vìvậy các khoản CPBH và chi phí QLDN phát sinh với mức độ lớn thì chỉ phân

bổ một phần vào chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho lượng hàng hoá tiêuthụ trong kỳ ,phần chi phí còn lại sẽđược kết chuyển sang kỳ sau, đó chính làchi phí phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ

Trang 25

Trong công tác lập kế hoạch chi phí kinh doanh của DN ,chỉ tiêu này cóthểđược tính theo nhiều phương pháp khác nhau ví dụ như có thể tính theophương pháp dự tính tỷ lệ % trên tổng thu nhập của DN trong kỳ kế hoạch từđótính ra tổng mức chi phí kinh doanh kế hoạch

Do những nhu cầu về nghiên cứu thị trường ,quảng cáo , các chi phí hỗ trợmarketing và phát triển hoặc do những đặc điểm khác nhau của từng loại chiphí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch ,DN có thể hoặc cần thiết phải lập

kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận chủ yếu của chi phí kinh doanh trong kỳ kếhoạch sau đó tổng hợp lại sẽ có các chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh của kỳ

DN trong kỳđó ,vì vậy cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí

2.2.2 Tỷ suất chi phí kinh doanh

Tỷ suất chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệgiữa tổng mức chi phí kinh doanh với mức lưu chuyển hàng hoá trong kỳ Chỉtiêu được xác định bằng tỷ lệ % giữa chi phí kinh doanh với doanh thu kinhdoanh hoặc thu nhập của DN trong kỳ

Công thức tính:

M

Trong đó F':Tỷ suất chi phí kinh doanh (%)

F: Tổng mức chi phí kinh doanh

M:Tổng thu nhập hoặc doanh thu của DN trong kỳ

Trang 26

Chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh phản ánh: cứ 100 đồng doanh thu bán hàng hoặc thu nhập của DN đạt được trong kỳ thì mất bao nhiêu đồng chiphí.

Tỷ suất chi phí kinh doanh càng nhỏ thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phíkinh doanh càng cao.Vì vậy ,có thể sử dụng chỉ tiêu này để phân tích và so sánhtrình độ quản lý chi phí kinh doanh giữa các kỳ của DN hoặc giữa các DN cùngloại trong một thời kỳ cụ thể

2.2.3 Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình tình và kết quả hạ thấp chi phí kinhdoanh của DN trong kỳ theo công thức :

F'1 :Tỷ suất chi phí kinh doanh trong kỳ so sánh

F'0 :Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà DN chọn kỳ gốc hay kỳ so sánh để phùhợp với sự phân tích.Có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch còn kỳ so sánh làchỉ tiêu thực hiện của cùng một thời kỳ hoặc kỳ gốc là số thực hiện nămtrước,kỳ so sánh là số kế hoạch năm sau đểđánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chiphí kinh doanh của DN

2.2.4 Tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ giảm chi phí kinh doanhnhanh hay chậm giữa hai DN cùng loại trong cùng một thời kỳ hoặc giữa haithời kỳ của một DN

Công thức tính :

T F' =  F' X 100

F' 0

Trang 27

Trong đó :

TF ' :Tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh (%)

F ' :Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh

F'0 :Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc

Chỉ tiêu này giúp người quản lý DN thấy rõ hơn tình hình kết quả phấn đấugiảm chi phí kinh doanh bởi vì trong một số trường hợp giữa hai thời kỳ của

DN (hoặc giữa hai DN co thể so sánh được với nhau) đều có mức độ hạ thấpchi phí kinh doanh như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí kinh doanh lại khácnhau khi đó thời kỳ nào hoặc DN nào có tốc độ giảm chi phí nhanh hơn thìđượcđánh giá tốt hơn hoặc ngược lại

2.2.5 Mức độ tiết kiệm hoặc bội chi do hạ thấp hoặc tăng chi phí kinh doanh

Kết quả của việc hạ thấp chi phí kinh doanh là tăng lợi nhuận cho DN Chỉtiêu này phản ánh toàn bộ mà DN tiết kiệm được hay bội chi do việc phấn đấu

hạ thấp chi phí hoặc chưa nỗ lực giảm chi

M1 :Tổng mức doanh thu hay thu nhập của DN trong kỳ so sánh

F' :Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất



chi phí kinh doanh

2.2.6 Hệ số sinh lời của chi phí

Chỉ tiêu Lợi nhuận trên Chi phí kinh doanh được gọi là hệ số sinh lời của chiphí

Trang 28

Đây là chỉ tiêu phản ánh: cứ một đồng chi phí kinh doanh mà DN bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ

Công thức tính :

 F  L N F

rong đó H

 F :hệ số sinh lời của chi phí kinh doanh trong kỳ

L N :Tổng lợi nhuận trước thuế của DN trong kỳ

F : Tổng chi phí SX-KD trong kỳ

Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được hiệu quả SX-KD của DN ,trình

độ sử dụng các nguồn nhân tài ,vật lực của DN trong kỳ hoạt động sản xuấtkinh doanh

- Các chỉ tiêu nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy,để phân tíchđánh giá tình hình sử dụng chi phí SX-KD một cách toàn diện ta cần phải đisâu nghiên cứu ,phân tích toàn bộ các chỉ tiêu đó và từng khoản mục chi phí cụthể của chi phí SX_KD

Tuy nhiên ,việc phân tích đánh giáđó cũng chỉ là bước đầu ,ta cần phải kếthợp với việc phân tích tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế của DNtrong kỳđể cóđược những ý kiến đánh giá sát thực với tình hình và trình độquản lý chi phí của DN trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu cơ bản Mỗi DN khôngchỉđề ra kế hoạch quản lý chi phí mà từđó phải xây dựng cho đơn vị mình cácphương hướng, giải pháp nhằm hạ thấp chi phí SX-KD

Mục tiêu cuối cùng của DN là lợi nhuận do đó việc hạ thấp chi phí luôn làvấn đề thiết yếu của các DN Muốn vậy DN một mặt phải quán triệt nguyên tắctiết kiệm ,mặt khác phải phân tích các nhân tốảnh hưởng vàđặc điểm cụ thể củatừng DN Chỉ trên cơ sởđó ,DN mới đề ra được các phương hướng và biện pháp

hạ thấp chi phí có hiệu quả

Trang 30

Chương I: Giới thiệu chung về công ty 20

I Lịch sử hình thành và phát triển

1 Giới thiệu chung về công ty 20:

* Tên công ty : Công ty 20

Đây là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng cụng Hậu Cần - Bộ QuốcPhòng Tổng tài sản hiện nay của công ty là 180 tỷ VNĐ, trong đó vốn lưuđộng là 20 tỷ VNĐ

* Địa chỉ công ty : Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 35 Phan Đình Giót –Phương Liệt – Thanh Xuân- Thành phố Hà Nội

• Điện thoại: (84.4) 8 643 381 Fax : (84.4) 8 641 208

• Website : www.gatexco20.com.vn Email : Gatexco20@fpt.vn

• Giám đốc công ty : ông Chu Đình Quý

• Công ty 20 được thành lập theo quyết định số 467/QĐ-QP ngày04/08/1993 của Bộ Quốc Phòng và theo quy định số 199/ĐM-DN ngày13/3/1996 của Văn Phòng Chính Phủ Tiền thân của công ty 20 là “Xưởng may đo hàng kỹ” hay “ Xí nghiệp X20” được thành lập :18/02/1957 Ngày 12/02/1992, Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 74B/QP,

do Thướng tướng Đào Đình Luyện ký chuyển Xí nghiệp X20 thành công

ty 20

2 Chức Năng, Nhiệm vụ của công ty 20

Nhiệm vụ chính trị troọng tâm và chủ yếu của công ty 20 là sản xuất cámặt hàng dệt may phục vụ Quốc Phòng theo kế hoạch hàng năm vàdài hạ của Tổng cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng

Trang 31

Đào tạo bậc thợ cao ngành may cho Bộ Quốc Phòng theo kinh phí đượccấp

Sản xuất kinh doanh các mặt hàng Dệt – May đáp ứng yêu cầu trongnước và xuất khẩu được trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, làmdịch vụ hàng dệt may vứi các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoàinước Các loại hình liên kết, hợp tác, liên doanh sản xuất

Nghiên cứu và có kế hoạch đầu tư, chiến lược phát triển công ty vềngành nghề sản xuất kinh doanh, về sản phẩm, công nghệ và congngười cũng như thị trường và cơ cấu quản lý

Trực tiếp quản lý, thực hiện công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền vàhướng dẫn cho cán bộ , đảng viên, công nhân viên, nắm vững các chủtrương đươcngf lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước Chỉđạo và tổ chưc hoạt động của các tổ chưc, đoàn thể trong công ty pháthuy sức mạnh tổng hợp của toàn thể cá thành viên trong công tynhừm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể các thành viên trongcông ty nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu cá loại sản phẩm, vạt tư, thiết bịphục vụ sản xuất các mặt hàng thuọoc gnàh dệt – may theo giấy phépxuất khẩu của Bộ Thương Mại, làm dịch vụ xuất nhập khẩu thu ngoạitệ

II Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty :

1.Tổ chức sản xuất :

Để đáp ứng nhu cầu của các "Thượng đế" luôn đòi hỏi các sản phẩm phải

có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp… do vậy để thoả mãn cùng lúcnhững yêu cầu trên không có con đường nào khác là con đường "Phát huy nội

Trang 32

lực, năng động sáng tạo, tăng năng suất không ngừng hoàn thiện và nâng caochất lượng cũng như các đặc tính của sản phẩm" Đó cũng là một trong nhữngnội dung quan trọng trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ2002-2005.

Công ty 20 đã chú trọng thực hiện các sách lược từ Tổ hợp sản xuất đếnhoàn thiện quy trình công nghệ, tối đa hoá năng suất và chất lượng sản phẩmcũng như các đặc tính của sản phẩm

Công ty luôn động viên cán bộ, công nhân viên phát huy sáng kiến cảitiến kỹ thuật Từ năm 1990 đến nay đã có 208 sáng kiến cải tiến kỹ thuật đượcứng dụng vào sản xuất đã làm lợi cho Công ty hơn 1,7 tỷ đồng, trong đó cónhững sáng kiến có ý nghĩa lớn là:

Cải tiến khổ máy dệt từ 1,15m lên 1,6m đáp ứng nhu cầu cao của thịtrường làm cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh

Tự chế bộ răng cưa mặt nguyệt, cải tiến thiết bị chuyển máy 2 kim, 3 chỉthành máy 2 kim 4 chỉ may hàng dệt kim

Sáng kiến tự thay thế, đầu ra cho máy Dệt khăn và nghiên cứu áp dụngquy trình kiểm tra chất lượng bít tất

Thay đổi hành trình Nam Châm điện cho 560 máy dệt vải để sử dụng vậtliệu trong nước làm lợi một năm là 167,2 triệu đồng

Thay bộ điều khiển tế bào quang điện cho 560 máy dệt vải, giảm chi phítưừ176,5 triệu đồng xuống còn 34,1 triệu đồng, làm lợi một năm là 142,4 triệuđồng

Do đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đúng hướng và chú ý phát huy sángkiến cải tiến nên sản phẩm của Công ty được khách hàng tín nhiệm, hàng hoáđảm bảo chất lượng, kiểu dáng phong phú, bao bì đẹp, lịch sử, đặc biệt lànhững sản phẩm quần áo đua mô tô xuất khẩu, quần áo Đại lễ phục sĩ quan,

Trang 33

quần áo Complet đã liên tục được tặng huy chương vàng trong nước và Cupchất lượng quốc tế, Công ty ngày càng phát triển vững mạnh.

Các thiết bị được thay thế đều phát huy tác dụng tốt và mang lại hiệu quảkinh tế cao đảm bảo về môi trường sinh thái Thiết bị, công nghệ của Công tythể hiện qua năng lực sản xuất hiện nay là:

- Sản phẩm may: 5 triệu bộ sản phẩm/năm

- Dệt kim: 2 triệu áo/năm; 2 triệu đôi tất/năm, 2 triệu khăn/năm

- Dệt vải: 10 triệu mét/năm

2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp :

Công ty 20 là một thành viên của ngành dệt may Việt Nam, công ty sản xuấttheo kế hoạch và đơn đặt hàng Do đặc điểm sản phẩm của Công ty nên việcsản xuất diễn ra quanh năm Công ty có bộ phận sản xuất là:

Bộ phận may:

Đây là bộ phận chiếm nhiều lao động nhất của công ty tiến hành may chitiết từng bộ phận và may hoàn thiện sản phẩm

c) Bộ phận sản xuất phụ:

Trang 34

Bộ phận này thường chiếm lao động ít, công việc chính của họ là giúpcho bộ phận sản xuất chính, chịu trách nhiệm công việc hoàn thiện sản phẩmtrước khi nhập kho thành phẩm như: KCS, là, đóng gói.

3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển qua các thời kỳ tử “ xưởng may hàng kỹ” đến “ Xí nghiệp may 20” ; “ công ty may 20” và công ty 20 ngày nay,cơ cấu tổ chức của công ty đã có sự thay đổi và phát triển phù hợp với chức năng và nhiệm

vụ mới

Hiện nay, công ty 20 có 21 đầu mỗi ddown vị, trong đó có 6 xí nghiệp may ( 3 xí nghiệp may xuất khẩu, 3 xí nghiệp may quân trang); 2 xí nghiệp dệt (1dệt kim, 1 dệt vải); 1 xí nghiệo thương mại, 6 phòng nghiệp vụ, 1 trung tâm đào tạo may, 1 trường mầm non; 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh; 1 trung tâm nghiên cứư mâẫumốt thười trang ( quản lý 27 đại lý, cửa hàng từ

Trang 35

Bắc đèo Hải Vân trở ra); Tổng số CBCNV của công ty là 4027, trong đó laođộng nữ chiến 87 %.

Với mô hình của công ty như hiện nay, công ty đã dần hoàn thiện quy chế phân cấo quản lý tổ chức giữa công ty và các đơn vị thành viên đảm bảo sự nhịp nhàng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty

1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận :

Giám đốc :

Giám đốc Công ty là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, làngười điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinhdoanh của Công ty trước cơ quan cấp trên và pháp luật Giám đốc là người đạidiện theo pháp luật của Công ty

Giám đốc Công ty có chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược pháttriển ngắn hạn và dài hạn của Công ty; quản lý chung hoạt động của Công ty

Các phó giám đốc :

Các phó giám đốc giúp Giám đốc Công ty điều hành doanh nghiệp theo

sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc vềnhiệm vụ được giao

- Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ giám đốc phụ trách về mảng sảnxuất đảm bảo sản xuất đúng, đủ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian theohợp dồng đã ký kết

- Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ phụ trách mảng kỹ thuật, máymóc, trang thiết bị, mẫu mốt…

- Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ phụ trách việc ký kết hợp đồngkinh tế để lên kế hoạch sản xuất trình Giám đốc

- Phó giám đốc chính trị: Phụ trách công tác Đảng, công tác tư tưởng,chính trị trong toàn công ty

Trang 36

Phòng tài chính kế toán : trang 27 đến trang 28

Kế toán trưởng (Trưởng phòng) phải tốt nghiệp Đại học tài chính kế toánhoặc Đại học Kinh tế quốc dân (khoa Kế toán) phải có chứng chỉ kế toántrưởng do Bộ Tài chính cấp, sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, có thời gian côngtác tài chính đúng chuyên ngành từ 5 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ,

có năng lực tổ chức điều hành tốt cơ quan tài chính kế toán Công ty

Chức năng:

- Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kếtoán Đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtrong toàn Công ty

- Là cơ quan sử dụng chức năng Giám đốc đồng tiền để kiểm tra giám sátmọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty

- Là cơ quan thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại Công

ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên vàPháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của Công ty

- Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kỳtổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm Tham mưucho giám đốc Công ty các biện pháp nhằm giảm chi phí hạ thấp giá thành sảnphẩm

Trang 37

- Phản ánh chính xác giá trị của các loại hàng hoá, vật tư, thiết bị, sảnphẩm của công ty Giúp giám đốc Công ty ra những quyết định sản xuất kinhdoanh kịp thời chính xác.

- Chủ trì (phòng Tổ chức sản xuất phối hợp) thực hiện kiểm tra và phântích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty trước Đảng uỷ và Ban giám đốctheo định kỳ 6 tháng 1 lần

- Khai thác nguồn tiền mặt phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của Toàn công ty

- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn Công

ty, thông qua công tác quản lý thu chi tài chính, phân phối thu nhập thực hiệnnghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước Đề xuất với Giám đốc các biện phápphân phối, sử dụng các quỹ của Công ty Tổng hợp phân tích tình hình quản lýcác quỹ của Công ty trong năm

- Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ hạch toán, quản lý tài chính ởcác xí nghiệp thành viên một cách thường xuyên và có nề nếp đúng nguyên tắc

và chế độ kế toán hiện hành

Trang 38

Chương II

Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giảm chi phí sản xuất,

hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh

của sản phẩm may mặc tại công ty 20

Có thể thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôngắn liền với môi trường và thị trường nhất định Do vậy, doanh nghiệp phảiluôn có cách đánh giá, nhìn nhận về thị trường, vì khi định vị được thị trườngmới có thể đưa ra được chiến lược về sản phẩm để sản xuất Mỗi doanh nghiệpvới một chiến lược phát triển khác nhau, áp dụng cho mỗi thị trường khác nhau,song mục đích chung là làm sao tối đa hoá lợi nhuận cho mỗi đồng vốn bỏ ra

Mà như ta biết, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí Khi chi phí càngnhỏ, thì lợi nhuận ắt sẽ tăng lên Đồng thời, khi chi phí càng thấp, thì giá cảgiảm xuống, làm tăng sản phẩm bán ra

Như vậy, có thể thấy giá cả sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầuquyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp Mà giá cả lại phụ thuộc vào giáthành Vì thế, giảm giá thành sản phẩm luôn là cá bài toán đối với từng doanhnghiệp Và nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hội nhập như hiện nay

I Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty 20

Có thể thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc giảm giá thành của sảnphẩm Song trong số đó có một số nhân tố chính như : nhân tố khối lượng(∆Q); nhân tố cơ cấu khối lượng sản phẩm (∆k), nhân tố giá thành sản phẩm(∆z)

Có thể thấy, ba nhân tố trên chính là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tớiviệc hạ giá thành sản phẩm của công ty 20 Cụ thể như sau:

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 : Các mặt hàng xuất khẩu của công ty 20 - Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx
Bảng 2 Các mặt hàng xuất khẩu của công ty 20 (Trang 47)
Bảng : Phân tích mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành chung cho toàn bộ sản phẩm của đơn vị - Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx
ng Phân tích mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành chung cho toàn bộ sản phẩm của đơn vị (Trang 50)
Bảng 2.5: Sản lượng sản phẩm sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá, giá bán sản phẩm 4 loại sản phẩm của Công ty - Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx
Bảng 2.5 Sản lượng sản phẩm sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá, giá bán sản phẩm 4 loại sản phẩm của Công ty (Trang 60)
Bảng 2.6: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá - Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx
Bảng 2.6 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá (Trang 61)
Bảng 2.7: Tổng hợp ba nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá - Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx
Bảng 2.7 Tổng hợp ba nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w