I. Các nhân tốảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty
Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của công ty
3.1. Đánh giá chung về tình hình quản lý chiphí của Công ty
Có thể nói, từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty 20 nói riêng đã phải vượt qua không ít khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu để tồn tại, ổn định, sản xuất kinh doanh và phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, những thay đổi trong khoa học kỹ thuật, sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải tìm ra những biện pháp mới để có thể ứng xử linh hoạt, hợp lý với những y của thị trường, họ phải làm một công việc hoàn hảo nếu họ muốn là người chiến thắng trong các thị trường. Vậy đâu là chìa khóa để một doanh nghiệp có thể đứng vững và thành công trong khi đó có hàng trăm doanh nghiệp cùng đang sản xuất một mặt hàng như họ, cũng có chất lượng tương đương như nhau. Câu trả lời chính là làm thế nào để giảm được chi phí ở tất cả các khâu, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, giảm được các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm, tức là doanh nghiệp đã hạ thấp được giá thành, giá bán sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh khả năng tăng thị phần và uy tín của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty 20 đã dần dần thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế, bước vào kinh doanh theo một cơ chế hoạt động mới với nhiều nỗ lực và quyết tâm hơn. Ngay từ những ngày đầu, Công ty đã nhanh chóng nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo tối đa chi
phí kinh doanh tăng lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty, tôi thấy được Công ty 20 có nhiều cố gắng đáng kể trong công tác quản lý chi phí cũng như đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí sản xuất trong điều kiện hiện nay.
3.1.3. Những ưu điểm
Từ một Công ty có cơ sở vật chất nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả chiều rộng và chiều sâu. Công ty đã đầu tư thêm thiết bị hiện đại dây chuyền sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề… nhờ vậy có thể nâng cao năng suất lao động, sản phẩm của Công ty gia tăng đáng kể và đạt kết quả không nhỏ trong việc tiết kiệm chi phí làm doanh thu bán hàng tăng.
- Bên cạnh đó, Công ty còn tiến hành trang bị các máy móc thiết bị quản lý, thiết bị văn phòng hiện đại, nhằm phục vụ cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của ác phòng ban như: mua sắm các máy vi tính, phần mềm sử dụng, máy in… cho các phân xưởng, các bộ phận, các phòng ban, các máy tính này được nối mạng với nhau từ ban giám đốc đến tất cả các phòng, các đơn vị nhằm cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin giúp cho toàn bộ hoạt động hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, cung cấp số liệu giữa các bộ phận, lập báo cáo kế toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Công ty còn tạo điều kiện để cho cán bộ của Công ty đi học, nâng cao trình độ nghiệp vụ mở rộng kiến thức, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp.
- Để hoàn thiện chế độ kế toán tài chính, đã có sự thay đổi về cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và các sổ sách kế toán. Công ty cũng đã nhanh chóng, kịp thời thay đổi sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty, nắm bắt tình hình thực tế
và đánh giá hiệu quả kinh doanh, từ đó phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót để có giải pháp khắc phục và ngăn chặn kịp thời, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý chi phí kinh doanh tính giá thành nói riêng của Công ty còn gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
- Hiện nay, Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian đối với bộ phận nhân viên gián tiếp, nhân viên văn phòng và trả lương theo sản phẩm đối với nhân viên trực tiếp sản xuất. Với hình thức trả lương cho sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.Công ty đã thực hiện việc gắn thu nhập người lao động với kết quả sản xuất chung của toàn Công ty. Qua đó người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc được giao, giảm bớt số sản phẩm hỏng hăng hái sản xuất, tiết kiệm chi phí của Công ty.
Xong trong quá trình khảo sát thực tế tại Công ty, tôi thấy vẫn còn một số tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết như:
3.1.2. Nhược điểm
- Tại Công ty, chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất chung, mức tăng lại cao. Nguyên nhân là do việc tính khấu hao tài sản cố định còn chưa đầy đủ do trượt giá, do việc đánh giá lại tài sản cố định còn chưa tốt… gây khó khăn cho việc quản lý khấu hao tài sản cố định nói riêng và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh nói chung trong Công ty.
- Trong chi phí nguyên vật liệu, do đơn giá nguyên vật liệu đều tăng cao nên làm cho tổng mức chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Điều này chứng tỏ Công ty quản lý chưa tốt các nguồn đầu vào, chưa mở rộng được các mối quan hệ với các nhà
cung ứng, chưa lựa chọn được các nhà cung ứng tốt nhất, giao hàng với giá rẻ và chất lượng cao.
Từ khi Đảng và Nhà nước trao quyền tự chủ trong kinh doanh, làm việc theo quan điểm "lời ăn, lỗ chịu", với những điều kiện thuận lợi về kinh tế chính trị để các doanh nghiệp tự do phát triển, thúc đẩy các khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp, nhờ vậy có thể nói, các doanh nghiệp đang có được những cơ hội kinh doanh lớn cho cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên với quy luật cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường, sự biến đổi từng ngày, từng giờ của môi trường kinh doanh thì các doanh nghiệp luôn phải năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách nhìn nhận về thị trường, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả cao trong kinh doanh, mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu nhất giúp nhà quản trị đề ra các quyết định tài chính tối ưu. Có nhiều nhân tố tài chính tác động đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp, nhưng nhân tố cơ bản nhất tác dụng trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp là chỉ tiêu, chi phí kinh doanh và giá thành sản