Một số giải pháp tiết kiệm chiphí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx (Trang 72 - 76)

I. Các nhân tốảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của công ty

3.2. Một số giải pháp tiết kiệm chiphí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

thể cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp nói chung và Công ty 20 đã, đang và sẽ tiếp tục hướng tới.

3.2. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm phẩm

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty 20, ta thấy hơn 40 năm tồn tại và phát triển, với quy mô lớn và đội ngũ công nhân dày dạn kinh nghiệm nhưng vấn đề quản lý và sử dụng chi phí sản xuất không tránh khỏi những tồn tại và hạn chế nhất định.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty 20, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực hiện chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty dưới góc nhìn của tài chính doanh nghiệp, bằng những kiến thức đã học, tôi xin phép được đề đạt một số ý kiến với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty 20.

3.2.1. Đối với kế cấu khối lượng sản phẩm hàng hóa

Nhân tố kế cấu khối lượng sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm bởi vì khi các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường, giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm, họ phải nghiên cứu loại sản phẩm nào được ưa chuộng nhất, lượng sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không? Do đó kết cấu khối lượng thực sự là vấn đề cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và giá thành của từng loại sản phẩm. Công ty nên sản xuất nhiều hơn những sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành cao, những sản phẩm có chi phí thấp vì sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ giá thành cao thì tăng khối lượng làm cho sản phẩm đó và ngược lại. Nếu Công ty đã xác định chính xác những sản phẩm có tỷ lệ hạ và mức hạ cao, Công ty nên có kế hoạch ưu tiên về sản lượng sản xuất ra. Nhưng để đánh giá tình hình biến đội của khối lượng sản phẩm, Công ty cần có những thông tin về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh kết cấu sản phẩm trong quá trình sản xuất một cách hợp lý. Nếu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm giảm mà sản phẩm đó lại mang nhiều lợi nhuận cho Công ty thì Công ty nên có ngay những biện pháp khắc phục như mở rộng sang khu vực thị trường khác hoặc nghiên cứu một sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ khi nó không còn nhu cầu nữa.

Để sản xuất ra những sản phẩm có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, Công ty cần chú ý luôn nâng cao chất lượng của sản phẩm. Mà sản phẩm có chất lượng cao thì sự phụ thuộc đầu tiên đó là chất lượng của những nguyên vật liệu làm ra nó. Công ty phải luôn chú ý đến khâu đầu vào của sản phẩm, nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn phải là những nguyên vật liệu đúng quy cách, có chất lượng tốt. Trong điều kiện Việt Nam ta hiện nay, do trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên đôi khi Công ty còn phải nhập nguyên vật liệu của nước ngoài. Giá cả thị trường trong và ngoài nước luôn biến động nên giá nguyên vật liệu thường xuyên tăng, không chỉ tăng về giá trị thực tế mà còn tăng về cả chi phí khác như chi phí bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển… do vậy, đơn giá nguyên vật liệu ít thay đổi, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Công ty cần có những biện pháp cụ thể như: tìm thị trường mà ở đó nguyên vật liệu có quan hệ cung ứng lớn hơn cầu thì giá cả sẽ hợp lý hơn. Mặt khác, Công ty cũng cần nghiên cứu phương pháp thu mua, phương thức thanh toán, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp… phù hợp với chi phí thấp nhất có thể. Công ty có thể áp dụng phương thức nên mua khi tỷ giá ngoại tệ thấp và thanh toán khi tỷ giá ngoại tệ cao để tránh việc sự dao động của tỷ giá là ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu. Tuy nhiên, giá cả phù hợp phải đi đôi với chất lượng cao. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra có tiêu chuẩn chất lượng cao với giá thành thấp.

3.2.3. Đối với chi phí động lực

Đối với các khoản chi phí động lực, Công ty cần theo dõi một cách chặt chẽ khoản mục chi phí này ở từng phân xưởng, từng công đoạn sản xuất, Công ty có thể kiểm soát đồng hồ đo điện dựa trên tình hình sản xuất thực hiện tại Công ty, từ đó Công ty sẽ biết được đơn vị nào sử dụng hợp lý, đơn vị nào lãng phí từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Dù chi phí này chiếm tỷ trọng không nhiều trong khoản mục chi phí sản xuất chung song tiết kiệm được tổng chi phí

ta cần chú ý tiết kiệm từng khoản mục, từng loại chi phí, điều này góp phần không nhỏ trong công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.

3.2.4. Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định

Để khắc phục tình trạng khấu hao tài sản cố định quá cao, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty có thể đánh giá lại tài sản cố định, đối với những tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng thì không tính khấu hao và có kế hoạch mới đầu tư cần tính toán lại mức khấu hao sao cho hợp lý, tránh tình trạng khấu hao lớn hơn giá trị thực hiện hao mòn. Đồng thời Công ty cũng cần chú ý đến hao mòn vô hình đối với các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Công ty nên thực hiện khấu hao nhanh để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh những thiệt hại do hao mòn vô hình, mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận.

3.2.5. Đối với nhân viên phân xưởng

Đối với những nhân viên phân xưởng, Công ty cần chú ý giảm quỹ lương bằng cách nâng cao hiệu quả làm việc của họ, quản lý chặt chẽ công việc, có thể giảm một vài người nếu thấy cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tránh tình trạng nhân viên có nhiều nhưng lượng công việc ít là tăng tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

3.2.6. Tăng năng suất lao động

Công ty cần nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất, tăng năng suất lao động cũng là một trong những biện pháp duy trì chất lượng sản phẩm tốt, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hóa thì máy móc thiết bị vẫn chịu sự chi phối của người điều khiển nó. Để nâng cao năng lực của công nhân, Công ty có thể áp dụng các hình thức sau:

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi từng phân xưởng cũng như toàn Công ty.

+ Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật.

+ Tổ chức các hội thi tay nghề để công nhân tự phấn đấu học hỏi tích lũy kinh nghiệm sản xuất.

Bên cạnh đó, Công ty còn phải cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân như: điều kiện nhà xưởng, ánh sáng, độ thông gió, điều kiện vệ sinh công nghiệp… để công nhân có khả năng phát huy và nâng cao tay nghề.

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” pptx (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w