skkn sử dụng phương pháp “ bàn tay nặn bột” trong dạy học khoa học 4

25 3K 29
skkn sử dụng phương pháp “ bàn tay nặn bột” trong dạy học khoa học 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ A- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1- Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng Việc tìm kiếm và vận dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng nhằm hình thành cho học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó nâng cao chất lượng dạy học Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn Khoa ở tiểu học hiện nay đó là phương pháp “Bàn tay nặn bột” Trong những năm gần đây phương pháp ‘Bàn tay nặn bột” bước đầu được đưa vào thử nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở một số trường Tiểu học tại Việt Nam Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào dạy học sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường là vấn đề hết sức cần thiết góp phần đổi mới phương pháp dạy học Có như vậy mới hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, giúp họ thực sự trở thành “chủ thể” tìm kiếm tri thức Khoa học là môn học chiếm vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học Mục tiêu của môn khoa học lớp 4,5 là giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự trao đổi chất; sự sinh sản của động vật, thực vật; đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và các dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất Bước đầu hình thành và phát triển cho các em những kỹ năng cần thiết như quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống sản xuất, nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp Biết diễn đạt những biểu cảm bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, phân tích so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên Qua đó hình thành và phát triển những thái độ và hành vi như: Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh Môn khoa học ở các lớp 4,5 được xây dựng trên cơ sở nối tiếp những kiến thức về tự nhiên của môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1,2,3 Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm mở rộng và nâng cao theo các chủ đề Nội dung kiến thức tích hợp các nội dung của các khoa học tự nhiên với khoa học về sức khoẻ Những nội dung được lựa chọn thiết thực gần gũi và có ý nghĩa đối với học sinh, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức khoa học vào đời sống hàng ngày Chương trình cũng đã chú trọng tới hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập các môn khoa học thực nghiệm như: Quan sát, thí nghiệm, phán đoán, giải thích các sự *********************** 1 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* vật hiện tượng trong tự nhiên và kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, tự lực, tìm tòi phát hiện ra kiến thức Tên các bài học trong sách giáo khoa thường được trình bày dưới dạng một câu hỏi, lúc hoàn thành bài học cũng là lúc học sinh tìm được câu trả lời cho câu hỏi Điều này rất phù hợp với phương pháp “Bàn tay nặn bột” Hơn thế nữa, ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, thế giới tự nhiên đối với các em chứa đựng bao điều bí ẩn Sự tác động của nó hàng ngày qua mắt các em làm cho các em lạ lẫm, khiến các em tò mò, muốn khám phá để hiểu biết về chúng Các em không bằng lòng với việc quan sát mà còn thao tác trực tiếp để hiểu chúng hơn Các em rất sung sướng khi phát hiện ra một điều gì đó mới lạ liên quan đến thực tế Điều đó thể hiện rõ trên vẻ mặt vui tươi khi tìm người thân để chia sẻ niềm vui của mình Chính trí tò mò, ham hiểu biết khoa học là động cơ thúc đẩy các em học tập một cách tích cực Sự hứng thú sẽ làm nảy sinh khát vọng, lòng ham mê hoạt động và hoạt động sáng tạo Điều này sẽ hình thành động cơ học tập (động cơ bên trong) cho HS Từ phân tích những đặc điểm trên, tôi nhận thấy đây là môn học rất thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đưa các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy đặc biệt là phương pháp “Bàn tay nặn bột” Việc đưa phương pháp dạy học này trong dạy môn khoa học ở nhà trường Tiểu học là hoàn toàn hợp lý Hướng đổi mới này không những nâng cao hiệu quả dạy học môn khoa học mà còn phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay Điều thật đáng mừng là trong năm học này, Phù Cừ đã là nơi tập huấn cho toàn tỉnh, chính thức đưa phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Tự nhiên- Xã hội ở tiểu học Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trò và hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học là vô cùng cần thiết và nên làm Tôi tha thiết mong muốn phương pháp Bàn tay nặn bột sớm được áp dụng rộng rãi và trở thành một phương pháp dạy học quen thuộc trong các nhà trường Tiểu học hiện nay 2- Cơ sở thực tiễn a- Đối với giáo viên Chúng ta đã biết, môn khoa học được đưa vào giảng dạy ở các lớp 4,5 với một dung lượng kiến thức lớn Đội ngũ giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc trao đổi, học hỏi, tự bồi dưỡng cũng như trong việc cải tiến các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, việc dạy học môn Khoa học còn có những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học môn học này Khó khăn lớn nhất của giáo viên trong dạy học môn khoa học đó là việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Đặc biệt là về mặt *********************** 2 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* phương pháp, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, chưa tìm thấy phương pháp dạy học hữu hiệu sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của từng bài học cũng như đặc trưng của môn học Trong khi cần chú trọng việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập, rèn kỹ năng và thói quen tự tìm tòi nghiên cứu trước các sự vật, hiện tượng tự nhiên thì không ít giáo viên lại yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng, nhồi nhét kiến thức, bắt học sinh phải công nhận một cách miễn cưỡng không phát huy được tính tò mò ham hiểu biết của học sinh b- Đối với học sinh Qua dự giờ tôi thấy, các em biết làm việc tập thể, hợp tác, trao đổi, trình bày các ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản Tuy nhiên, giờ học thiếu sinh động, không khí học tập còn nặng nề, các em không được tự chủ trong việc tìm kiếm tri thức nên không gây được hứng thú trong học tập, thờ ơ với bài học và chưa thật sự chú tâm Các em ít tò mò, ít đặt ra những câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận còn kém, các kỹ năng kỹ xảo thực hành còn vụng về, lúng túng Việc vận dụng những kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn là khoảng cách khá xa, bởi vì các em thiếu hẳn kỹ năng thực hành Các em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các em quan sát được Việc xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém 3- Kết luận Các phương pháp dạy học mới từng bước được giáo viên đưa vào sử dụng trong thực tiễn dạy học Số giáo viên tâm huyết đã tích cực tìm kiếm đưa những phương pháp dạy học mới vào dạy học nhưng nhìn chung các bước đi vẫn đang còn lộn xộn không theo một quy trình chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao Từ việc sử dụng các phương pháp dạy học kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh trên bình diện cả về tri thức lẫn kỹ năng và thái độ Các em chưa hứng thú học tập và không được nói nên những điều mà các em biết, không đựoc làm thí nghiệm, giờ học không có đồ dùng học tập phù hợp, cô giáo lại yêu cầu phải ghi nhớ nhiều kiến thức Những điều đó làm hạn chế trong việc phát huy những năng lực vốn có của học sinh Vì vậy, việc vận dụng những phương pháp dạy học mới mà trong đó học sinh được độc lập tự chủ, mạnh dạn nói nên những hiểu biết của mình và được tập thể tôn trọng, đồng thời được bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể bằng cách đề xuất và tự tiến hành thí nghiệm mà không còn phải thấy e ngại, rụt rè là rất cần thiết Sự cuốn hút học sinh say mê khám phá thể giới tự nhiên không chỉ ở chỗ độc lập, sáng tạo, mà còn thấy mình ngày càng hiểu biết được nhiều, nghĩ ra nhiều phương án, nhiều phát minh được tập thể lớp, cô giáo và mọi người xung quanh *********************** 3 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* chấp nhận Khoa học chứa đựng nhiều điều thú vị kèm theo sự say mê, chinh phục, thắc mắc và đặt câu hỏi rồi đi tìm câu trả lời thuyết phục, làm cho hoạt động khám phá diễn ra không ngừng nơi đứa trẻ, dần dần hình thành ở các em phương pháp học, phương pháp tiếp cận tri thức khoa học để đáp ứng được xu thế thời đại - Thời đại bùng nổ thông tin, với một khối lương tri thức khổng lồ mà nhà trường không đủ khả năng truyền tải hết Có như vậy mới phù hợp với bậc tiểu học là “Bậc học phương pháp” B– Mục đích nghiên cứu: Đó là phương pháp “ Bàn tay nặn bột” Phương pháp này là ý tưởng sáng tạo của nhà vật lý người Mỹ Leon Ledeman vào những năm 40 của thế kỷ XX Năm 1995 Giáo sư George Charpak cùng một số nhà khoa học Pháp đã nghiên cứu xây dựng chương trình thí điểm dạy học khoa học Tôi đã được học trong chương trình đào tạo nâng chuẩn khóa học 2003 – 2006 Với tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi, khám phá để có thêm kiến thức về phương pháp Bản thân thấy rõ những ưu điểm vượt trội của phương pháp và đã vận dụng vào quá trình giảng dạy môn Khoa học ở Tiểu học nhiều năm qua bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài này nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Khoa học ở Tiểu học, đặc biệt là với học sinh khèi 4 C- Đối tượng nghiên cứu: - Tôi tiến hành nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng một phương pháp dạy học mới, phương pháp “Bàn tay nặn bột” có nhiều ưu điểm vào dạy môn khoa học ở Tiểu học D- Phạm vi nghiên cứu : - Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng “Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn Khoa học cho học sinh khối 4 E- Khách thể nghiên cứu : - Giáo viên và học sinh khối 4 của trường Tiểu học Nguyên Hòa – Phù Cừ Hưng Yên G- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học môn Khoa học lớp 4, thực hành xác định phương pháp, hình thức tổ chức và các kiến thức cần thiết Dự giờ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập ở phân môn Từ đó đề xuất cách thực hiện sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” phù hợp trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học cho học sinh H- Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đọc tài liệu - Phương pháp điều tra *********************** 4 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm I – TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU: - Đối với đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu các nội dung chính theo tiến trình sau: 1/ Khái niệm “Bàn tay nặn bột” 2/ Một số đặc điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột” 3/ Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào quá trình dạy học ở Tiểu học 4/ Bản chất của việc dạy – học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” 5/ Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học 6/ Ứng dụng “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học 6.1 Quy trình dạy học của Bàn tay nặn bột 6.2 Đề xuất quy trình cụ thể trong dạy học Khoa học ở Tiểu học theo phương pháp Bàn tay nặn bột 6.3 VÝ dô minh ho¹ 6.4 Một số trích đoạn trong quá trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột của GV và HS trong dạy học Khoa học 4 7/ Những bài học trong chương trình Khoa học 4 có thể áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột K- KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: Để xác lập cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nguyên Hòa - Tôi tiến hành làm một đợt khảo sát chất lượng lớp Tôi lựa chọn lớp thực nghiệm là lớp 4A, lớp đối chứng là lớp 4B để đánh giá chất lượng ban đầu các khối lớp làm cơ sở để khảo sát thực nghiệm của đề tài - Nội dung khảo sát nhằm đánh giá khả năng nắm kiến thức của các em, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập, hệ thống kiến thức, trả lời câu hỏi, Vận dụng thực tế… * Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm ở hai lớp 4A và 4B của trường Tiểu học Nguyên Hòa như sau: Lớp Số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu HS SL % SL % SL % SL % 4A 32 5 15,6 7 21,9 15 53 3 9,5 4B 30 6 20 6 20 16 53,4 2 6,6 *********************** 5 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* Qua kết quả khảo sát thì thấy rằng chất lượng của hai lớp trong cùng một khối là tương đương, sự chênh lệch giữa trình độ hai lớp là không đáng kể Môi trường sống tương đương nhau vì các em là học sinh thuộc địa bàn trong cùng một xã PHẦN II- NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY - HỌC KHOA HỌC CHO HS LỚP 4 Để ứng dụng giảng dạy đạt hiệu quả, trước hết, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ, hiểu và nắm vững những vấn đề sau: 1/ Khái niệm “Bàn tay nặn bột” Theo Gioerges Charpak thì: “Bàn tay nặn bột” vượt quá sự tách đôi truyền thống giữa phương pháp và chương trình Trong đó, trẻ em hành động, thí nghiệm, nghiên cứu, tìm kiếm và có những câu hỏi đi kèm, hướng tới xây dựng những kiến thức cơ bản để hiểu biết thế giới tự nhiên và kỹ thuật 1.1 Giải thích về thuật ngữ “Bàn tay nặn bột” “Bàn tay nặn bột” nói vậy để cho ngắn gọn nhưng thực ra, nó huy động cả năm giác quan: xúc giác cũng như thị giác, thính giác và có cả khứu giác, vị giác nữa để phát triển trong các em sự tiếp xúc diệu kỳ với thế giới bao quanh, để các em học cách khám phá và tìm hiểu nó 1.2 Ý nghĩa của thuật ngữ “Bàn tay nặn bột”: - Bàn tay- tượng trưng cho việc học sinh tự hành động, trực tiếp hành động - Nặn bột - tượng trưng cho sản phẩm của chính các em trong hoạt động tự tìm tòi, sáng tạo - Lòng bàn tay tượng trưng cho trái đất tròn Năm ngón tay tượng trưng cho trẻ em ở năm châu lục khác nhau Ý nói: Toàn trẻ em trên trái đất đều cùng nhau tham gia vào chương trình học tiên tiến, thú vị này để xây dựng một trái đất đẹp trong tương lai 2/ Khái niệm “Bàn tay nặn bột”của nhóm nghiên cứu: Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học mà trong đó, học sinh tiến hành các thao tác trí tuệ có sự hỗ trợ của một sô dụng cụ và những giác quan để nghiên cứu, tìm tò, khám phá ra tri thức mới Tất cả suy nghĩ và kết quả được học sinh mô tả lại bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ *Hay nói cách khác: “ Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học được tổ chức nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra tri thức khoa học Trên cơ sở vận dụng tất cả các giác quan của mình, kinh nghiệm, tri thức cũ và tham gia làm thực nghiệm khoa học Như vậy, phương pháp Bàn tay nặn bột đề cao vai trò chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, hình thành cho các em phương pháp học tập đúng đắn Các *********************** 6 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* em học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động Các em sẽ tiến bộ dần bằng cách tự nêu những thắc mắc, nghi vấn, hỏi đáp với bạn, trình bày quan điểm của mình, đối lập với các quan điểm của người khác, tranh luận, tạo ra môi trường học tập tích cực 2/ Một số đặc điểm của phương pháp “ Bàn tay nặn bột” - Mục tiêu hàng đầu của phương pháp là giúp học sinh tiếp cận dần các khái niệm khoa học và kỹ thuật thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt, trong nói và viết - Phương pháp “Bàn tay nặn bột” đưa ra một tiến trình ưu tiên cho việc xây dựng tri thức bằng hoạt động, thí nghiệm và thảo luận - Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng một tập thể tốt và thu được kiến thức cơ bản để hiểu biết thế giới tự nhiên và kĩ thuật - Phương pháp này đặt học sinh vào vị trí của một nhà nghiên cứu khoa học Các em tự mình tìm tòi, khám phá ra kiến thức của bài học thông qua việc tiến hành các thí nghiệm khoa học, trao đổi, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Học sinh học tập nhờ hành động Các em học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn Bạn bè trao đổi, quan niệm về một vấn đề khoa học nào đó với nhau và được kiểm tra (sự đúng sai) bằng cách tiến hành làm các thí nghiệm - Trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh được thoải mái đưa ra quan điểm của mình về sự vật, hiện tượng Đó là những hiểu biết ban đầu của học sinh Những hiểu biết này có thể đúng, chưa đầy đủ, hoặc có thể sai, đôi khi là ngây thơ, ngờ nghệch nhưng vẫn được tôn trọng, động viên và khích lệ Khi học sinh đưa ra biểu tượng ban đầu của mình về vấn đề đặt ra, giáo viên không đưa ra lời nhận xét đúng, sai mà để các em tự nhận thấy được trong quá trình kiểm tra giả thuyết * Đối với học sinh: Khi tồn tại quan niệm sai hoặc không thích hợp, các em sẽ được tự mình nhận thức lại, sửa chữa lại ở cuối tiết học hoặc trong quá trình diễn biến của tiết học Do có sự khác nhau về quan niệm nên gây ra sự tranh luận, thắc mắc mà muốn được tháo gỡ thì phải đi tìm câu trả lời chính xác (tìm ra chân lý khoa học) Vậy muốn có câu trả lời thì buộc phải suy nghĩ, mày mò để tìm một hướng đi hiệu quả và tiến hành hành động để đi đến đích cuối cùng Tóm lai, đối với học sinh, biểu tượng ban đầu là điểm xuất phát, là nền tảng mà trên đó kiến thức sẽ được thành lập * Đối với giáo viên: Giáo viên biết được sự hiểu biết của học sinh về vấn đề sắp học đạt ở mức độ nào để tính đến những chướng ngại ẩn ngầm, nhận thức được con đường còn phải trải qua giữa các quan niệm của người học với mục đích của giáo viên để tìm cách xử lý thích hợp như: xác định một cách thực tế về trình độ *********************** 7 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* bắt buộc phải đạt được, lựa chọn những tình huống sư phạm, các kiểu can thiệp và những công cụ so với kiến thức hoa học được coi là chuẩn thích đáng nhất và cuối cùng để có sự đánh giá chuẩn mực, sát thực nhất 3/ Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp“ Bàn tay nặn bột” vào quá trình dạy học Trong quá trình sử dụng phương pháp“ Bàn tay nặn bột” để thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên và học sinh cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Các em cần được quan sát một số sự vật, hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, dễ cảm nhận và tiến hành thực nghiệm về chúng - Trong quá trình học tập, các em tự lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận những ý nghĩ và các kết quả đạt được trên cơ sở xây dựng kiến thức cho mình Một hoạt động mà hoàn toàn chỉ dựa trên sách vở là không đủ - Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức trong các giờ học nhằm đến một sự tiến bộ trong học tập Các hoạt động này gắn với chương trình và dành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh - Mỗi học sinh có một quyển vở ghi chép thí nghiệm và các em trình bày trong đó bằng ngôn ngữ của riêng mình - Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết 4/ Bản chất của việc dạy – học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” Dạy học theo phương pháp “ Bàn tay năn bột, các em có thể tiến hành những nghiên cứu dẫn đến sự hiểu biết Nhưng các em cần được hướng dẫn và giúp đỡ bởi các câu hỏi của thầy giáo và hoạt động trong khuôn khổ một đề tài đã được xây dựng chứ không phải chỉ lựa chọn theo các “cơ hội” Trong quá trình nghiên cứu, học sinh phải sử dụng tất cả các giác quan để tìm ra tri thức mới Các em cần có vở ghi chép cá nhân để ghi lại những ý tưởng của mình, những điều đã được sửa chữa lại, cho phép giữ lại vết tích của những thử nghiệm liên tiếp, đánh dấu được tiến trình nghiên cứu Vở ghi chép được học sinh giữ suốt trong thời gian học Tiểu học và cuối cấp học sẽ hình thành một tập vở ghi nhớ đặc biệt Như vậy bản chất của “ Bàn tay nặn bột” không phải là phương thức mới cho phép các em hội nhập tốt hơn vào đời sống tự nhiên mà tạo cho các em một cách xử lý độc lập, có phần nào giống như một nhà nghiên cứu Khi xử lý độc lập, học sinh sử dụng giác quan và một số dụng cụ hỗ trợ cho các thao tác trí tuệ Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” không đòi hỏi phải sử dụng những dụng cụ thí nghiệm phức tạp, hiện đại, đắt tiền mà các dụng cụ ở đây không quá tốn kém, đa số là các vật dụng dễ kiếm và dễ sử dụng, không nặng nề Nó được sử dụng hàng ngày với vài vật liệu đơn giản là đủ Các thao tác trên những dụng cụ thí nghiệm cũng hết sức đơn giản và không cần có hiểu biết kĩ thuật gì đặc *********************** 8 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* biệt Các em có thể thử nghiệm nhu cầu của cây trồng bằng cách thay đổi các thông số : đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, bằng cách so sánh và phân tích kết quả thực nghiệm Các em sẽ phát hiện ra rằng: chỉ cần thay đổi mỗi lần một thông số là có thể có những kết luận khác nhau.Và trong quá trình ấy, học sinh sẽ đặt ra những câu hỏi thắc mắc: Tại sao có những loại cây sống bám trên cây khác mà không cần đến yếu tố đất? Tại sao sự nảy mầm không chỉ xảy ra trong đất mà còn cả trên nhựa, tờ giấy? Như vậy trong hạt có gì? Cây trồng có ăn đất không? Tại sao lại bón phân cho cây ? 5/ Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học - Trong quá trình HS thực hành, GV phải khéo léo theo dõi, quan sát học sinh xem các em đang nghĩ gì về vấn đề mà mình đặt ra để nắm được tình hình Nếu có điều gì không khớp với dự định ban đầu thì cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp - Các biểu tượng HS đưa ra có thể đúng, có thể sai nhưng giáo viên không đánh giá và cũng không đưa ra câu trả lời GV chỉ gợi ý hay đặt thêm những câu hỏi dẫn dắt HS đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của chính các em chứ không làm thay Ví dụ; “ Theo em, nó sẽ như thế nào”? “ Em nghĩ (làm) thử xem”? “Em tìm cách làm nào đó để xem có đúng không”? Ví dụ khi các em lọc nước mà kết quả vẫn đục Gv chỉ gợi ý “ Các em thử xem thiết bị thí nghiệm có vấn đề gì không”? “ Xem lại các bước tiến hành lọc nước của các em” Trong trường hợp thí nghiệm cần đến các điều kiện, GV phải giúp các em xác định được điều kiện của thí nghiệm (Ví dụ: Về mặt thời gian, môi trường, nhiệt độ ) Điều này, bước đầu HS có thể gặp khó khăn nhưng thực hiện nhiều lần các em sẽ quen dần trong việc đặt điều kiện cho thí nghiệm để đảm bảo độ chính xác cao * Tình huống xuất phát từ câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Câu hỏi thường mang tính chất mở hoặc nửa mở phù hợp với mục tiêu bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh sao cho các em có khả năng giải quyết - Có tác dụng khêu gợi trí tò mò và ham hiểu biết khoa học, kích thích các em suy nghĩ và tiến hành giải quyết để đem lại những hiểu biết - Câu hỏi phải gọn, rõ ràng, dễ hiểu, hạn chế những từ ngữ mang khái niệm mà các em chưa biết Nếu có, GV nên tìm những từ ngữ thay thế sao cho vừa đảm bảo HS hiểu được vừa vẫn giữ nguyên được ý nghĩa của nó - Khi nêu câu hỏi phải đảm bảo cho tất cả học sinh nghe và biết được mình cần phải làm gì - Việc chuẩn bị các vật liệu, đồ dùng dạy học có ý nghĩa quan trọng Đối với phương pháp Bàn tay nặn bột nếu không có đồ dùng dạy học thì không thể tiến hành được *********************** 9 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* - Đối với phương pháp Bàn tay nặn bột nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá bằng điểm số thì chưa đủ mà cần phải phối hợp đánh giá về năng lực quan sát, năng lực tư duy, khả năng suy luận và phán đoán, kỹ năng làm thí nghiệm, cách sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt (kể cả trong khi nói và viết), sự hứng thú tìm tòi, sự tò mò ham hiểu biết, sự tham gia tích cực trong giờ học Tất cả những điều đó nhằm kích thích, lôi kéo các em khám phá thế giới không ngừng, tạo ra sự cân đối ở các em giữa kiến thức và kỹ năng, giữa lý thuyết và thực hành - Không chia nhóm HS quá đông, mỗi nhóm chỉ từ 2, 4 đến 6 em và từ hai bàn ghép lại - Không nên cho HS biết trước kiến thức của bài học một cách tiêu cực mà phải để cho các em tự khám phá ra chúng Không để các em sử dụng sách giáo khoa để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra vì như vậy sẽ làm cho HS có thói quen ỷ lại không chịu suy nghĩ, tìm tòi trong học tập Sách giáo khoa có thể chỉ được sử dụng làm tài liệu quy chiếu với các kết quả nghiên cứu của HS ở cuối tiết học - Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài) - Lựa chọn hoạt động phù hợp với phương pháp Bàn tay nặn bột để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng phương pháp này Đó là những lưu ý đối với Gv khi sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn Khoa học ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này đạt hiệu quả hơn 6/ Ứng dụng “Bàn tay nặn bột” trong dạy học 6.1.Quy trình chung khi sử dụng phương pháp“ Bàn tay nặn bột” trong dạy học Khoa học ở Tiểu học *********************** 10 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* Sơ đồ: Quy trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học Gi¸o X¸c ®Þnh môc ChuÈn bÞ ®å d LËp kÕ ho¹ch d¹y häc Nªu ra t×nh huèn Tæ chøc HS TLN Yªu cÇu c¸c nh Lùa chän nh÷ng Tæ chøc c¸c nhã GG Yªu cÇu HS PA kiÓm Yªu cÇu c¸c n PA kiÓm tra G nh÷ng PA cã th Yªu cÇu c¸c n kiÓm t Theo dâi, gióp Yªu cÇu c¸c nh qu¶; gióp HS ch chèt l¹i kiÕn thøc §¸nh gi¸ *********************** 11 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* 6.2 Đề xuất quy trình cụ thể trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học Bước 1 : Giao nhiệm vụ + Chia lớp thành các nhóm, thường thì mỗi nhóm có 2; 4 hoặc 6 học sinh + Giao nhiệm vụ cho các nhóm + Phát cho từng nhóm những phương tiện cần thiết để làm thí nghiệm + Làm thực nghiệm khoa học theo yêu cầu ( thường làm ra một kết quả cụ thể ) + Quan sát hiện tượng xảy ra rồi ghi chép lại.( Mỗi nhóm có một quyển sổ ) + Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận khoa học Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận đề xuất các phương án giải quyết - Học sinh lần lượt thử các phương án đề xuất - Trong trường hợp thành công, các em ghi lại diễn biến của thí nghiệm vào sổ - Học sinh tập giải thích hiện tượng và rút ra kết luận khoa học.(Đây chính là tri thức khoa học mà học sinh tìm ra) Bước 3 : Trình bày kết quả - Một nhóm học sinh trình bày kết quả thí nghiệm trước lớp Các nhóm khác đặt câu hỏi mà nhóm mình quan tâm thắc mắc - Các nhóm khác có thể tiếp tục làm thí nghiệm nếu có cách giải quyết khác Bíc 4: Tæng kÕt, ®¸nh gi¸ - Giáo viên kết luận : Khẳng định kết quả thí nghiệm đúng và kết luận khoa học tương ứng mà học sinh phát hiện 6.3 VÝ dô minh ho¹ khi ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào bài cụ thể ( Đây chỉ là một trong những cách làm được cho là hiệu quả trong nhiều cách thể hiện của phương pháp Bàn tay nặn bột mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy Khoa học 4 thời gian qua) * Ví dụ 1: TrÝch ®o¹n bµi: “ Tính chất của nước” ( Trang 42) Lớp 4 • Kiến thức cần đạt: ( Học sinh đưa ra được các kết luận) 1- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định • Phương tiện : Một viên phấn trắng, một viên bi, một cốc thuỷ tinh, nước trắng, thìa, muối, cát một cái chai • Giao nhiệm vụ : *Lệnh : Hãy dùng một cốc nước để dấu đi một viên bi ? ( Học sinh tìm nhiều cách nhưng sẽ không có cách nào dấu được viên bi ) * Kết luận : Nước trong suốt *Lệnh : Hãy dùng một cốc nước để làm đổi màu viên phấn? ( Viên phấn không đổi màu ) • Kết luận : Nước không màu *********************** 12 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* *Lệnh : Hãy chuyển cốc nước sang chai mà vẫn giữ nguyên hình dạng ? (Hs phát hiện : Hình dạng của nước là bình chứa nó) • Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định 2 - Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật, hoà tan một số chất • Phương tiện : - 1 tấm kính ( vẽ một vòng tròn) - 1 ít nước trong cốc - Bông, muối, đường, cát * Lệnh : Dùng ít nước trong cốc , hãy giữ nguyên lượng nước trong phạm vi vòng tròn tấm kính ? ( Học sinh sẽ không thể tìm được cách nào thoả mãn được yêu cầu trên) * Kết luận : Nước lan ra khắp mọi phía * Lệnh : Làm thế nào để giữ nguyên được vị trí của giọt nước khi ta nghiêng tấm kính ? (Đó là điều vô lí không thể xảy ra) * Kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi *********************** 13 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* * Lệnh : Hãy làm giảm nước trong cốc bằng bông ? ( Nước thấm qua bông ) * Kết luận : Nước thấm qua 1 số vật * Lệnh : Đổ 1 thìa muối (đường) nhỏ vào cốc , lấy thìa khuấy đều - Hãy tìm những hạt muối (đường) có trong cốc ?( Không tìm thấy) Hoặc : Điều gì sẽ xảy ra với những hạt đường khi ta bỏ chúng vào một côc nước? v.v • Kết luận : Muối (đường) tan trong nước - Cho 1 ít cát vào cốc nước * Lệnh : Hãy giấu những hạt cát vào cốc nước ?( Không dấu được Cát không tan trong nước) * Kết luận : Nước hoà tan 1 số chất , không hoà tan một số chất * Ví dụ 2: Bài 35 : Không khí cần cho sự cháy( Trang 70) Yêu cầu học sinh không được mở sách giáo khoa * Lệnh : Có một ngọn nến đang cháy và một cốc thuỷ tinh Hãy làm tắt ngọn nến bằng cốc thuỷ tinh mà không được chạm cốc vào ngọn lửa ? ( Học sinh thử các phương án, phát hiện ra cách làm đúng là: Úp cốc vào ngọn nến trong thời gian nhất định ) - Học sinh ghi lại quá trình thí nghiệm như cách làm và thời gian cần thiết - Học sinh giải thích: Thành phần của không khí gồm có ôxi và nitơ Khí ôxi duy trì sự cháy * Ví dụ 3: Bài 50 : Nóng , lạnh và nhiệt độ (Trang 102) * Lệnh : Hãy làm nóng chiếc thìa bằng ngọn nến mà không được chạm thìa vào ngọn lửa? (Cách làm đúng là để thìa gần ngọn lửa) * Lệnh : Hãy làm lạnh chiếc bơ bò (bằng sắt) bằng khay đá mà không chạm ống bơ bò vào khay đá đó? ( Cách làm đúng là chụp bơ bò lên đá) * Kết luận: Các vật ở gần vật nóng thì nóng lên, các vật ở gần vật lạnh hơn thì lạnh đi *********************** 14 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* 6.4 Một số trích đoạn trong quá trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột của GV và HS trong dạy học Khoa học 4 Tôi xin nêu ra một số tình tiết ấn tượng trong quá trình giảng dạy môn Khoa học áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong chương trình Khoa học lớp 4 mà thầy và trò chúng tôi đã trải nghiệm trong thời gian qua * Ví dụ 1: Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí? - Giáo viên đưa ra một túi ni lông màu đen trong đó đựng đầy không khí (miệng của túi ni lông đã cột chặt) cho học sinh sờ nắn và bảo các em đoán xem trong túi này có gì? * Học sinh sờ nắn và đưa ra các phương án: - Không có gì - Có bông - Có không khí ……………………… * Giáo viên mở túi ni lông ra để cho học sinh xác định rằng trong đó có không khí Sau đó đặt vấn đề : Theo các em, không khí có ở những nơi nào? - Học sinh: - Có ở khắp nơi - Có trong cái chai rỗng - Trong cục đất khô… * GV : Để biết được không khí có ở trong chai rỗng, trong miếng đất khô và có ở khắp nơi hay không, chúng ta cần phải làm gì? - HS: Làm thí nghiệm - Đề xuất phương án thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả * Thảo luận đưa ra kết luận chung: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ, bên trong vật đều có không khí - Tự điều chỉnh kiến thức khoa học tìm được của mình vào vở thí nghiệm *********************** 15 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* Trong khi học bài này, có em học sinh lúc đầu lựa chọn dùng viên gạch để bỏ xuống chậu nước Nhưng sau đó em đã gạch bỏ sự lựa chọn này thay vào đó là mẩu đất khô Sau giờ học, tôi hỏi vì sao lại có sự thay đổi dó, em nói “miếng đất khô có nhiều chỗ rỗng hơn nên khi bỏ vào nước thì bong bóng khí bay lên nhiều hơn” Có nhóm HS khác đã nghĩ ra một phương án thí nghiệm rất thuyết phục là” Nhấn chìm vỏ chai xuống một chậu nước, nước sẽ tràn vào trong chai đẩy không khí ra ngoài tạo ra những bong bóng Có nhóm lại đưa ra phương án “ Vặn nắp chai thật chặt, sau đó đục một lỗ trên vỏ chai Nếu chúng ta đưa lên và hướng lỗ thủng vào mặt và bóp thân chai thì sẽ cảm thấy được không khí từ trong đó bay ra” Như vậy, qua kết quả trên ta thấy, ®iÒu ®¸ng lu ý và ấn tượng ë chç HS không chỉ đơn thuần thực hiện thành thạo với các dụng cụ thí nghiệm mà còn thể hiện sự thông minh, sáng tạo vận dụng linh hoạt trong việc đưa ra nhiều phương án để kiểm tra cùng một giả thuyết * Ví dụ 2: Bài 27: Một số cách lọc nước * Giáo viên đưa chai nước và nói: Đây là chai nước đã bị nhiễm bẩn Vậy theo em trong chai nước này có những gì?( HS: Có cát bụi, đất, vi trùng, các chất độc hại…) * GV: Chúng ta có thể làm sạch chai nước này được không? Bằng cách nào? - HS: Làm thí nghiệm - Đề xuất phương án thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả * Thảo luận đưa ra kết luận chung:……………………………………………………… Tình huống có vấn đề ở chỗ: sau khi lọc xong, kết quả nước ở cốc vẫn còn những hạt cát nhỏ Các em đã phát hiện ra được nguyên nhân là giữa giấy thấm và cái phễu có chỗ hở Cũng có nhóm học sinh đã đã lọc nước bằng cách đổ nước bẩn (chưa lọc) vào chai thạch bích, sau đó dùng giấy thấm cuộn bông ở phía trong rồi nhét vào cổ chai và đục một lỗ trên đáy chai rồi chúc cốc xuống để lọc Nhưng nước chỉ chảy được một lức rồi dừng hẳn Trong lúc cả nhóm đang loay hoay không biết làm thế nào thì một em đã biết đục thêm một lỗ khác trên đáy chai Kết quả là nước lại chảy bình thường Sau tiết học, tôi hỏi thì em trả lời “ Khi bố em đục hộp sữa ông Thọ, bố em đục hai lỗ Bố em bảo làm như thế để không khí tràn vào làm sữa chảy ra nhanh hơn” Điều đó chứng tỏ các em đã rất linh hoạt, đã biết xử lý khi thí nghiệm không thành công và đã biết vận dụng những gì quan sát được trong đời sống hàng ngày vào giải quyết những vấn đề trong học tập * Ví dụ 3: Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? (Dùng tên của đầu bài làm câu hỏi) * GV cho HS quan sát những đám mây trên bầu trời, đưa ra vấn đề “ Mây được hình thành như thế nào”? HS có thể đặt câu hỏi xung quanh vấn đề này là: - Những đám mây có phải là khói không? - Hơi nước bốc lên rồi nó đi đâu? - Vì sao khi có nhiều mây thì có mưa còn ít mây thì không mưa? - Liệu ở trên đó có lạnh không? *********************** 16 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* * Sau đó các em có thể đưa ra các giả thuyết sau: - Các đám mây được hình thành là do khói - Có lẽ những đám mây đó là nước Nhưng nếu là nước thì tại sao nó không rơi cả đám xuống vì nó rất nặng? - Những đám mây đó là nước nhưng không biết nước đó từ đâu ra - Hơi nước bốc lên rồi ngưng tụ lại ở đó tạo thành mây vì nước có sự bốc hơi lên cao Nhiều nơi bốc hơi như thế thành nhiều hơi nước và chúng gặp nhau ở trên đó * Cũng có thể các em cho rằng: Do hơi nước bốc lên gặp lạnh nó tạo thành mây Sau đó các em đưa ra những phương án thí nghiệm là: - Đổ nước nóng vào một cái bình rồi lấy một cái nắp đậy lại Một lúc sau đưa ra quan sát thì thấy những giọt nước đọng lại ở dưới nắp +Vật liệu chúng tôi cần là: 1 cái bình có nắp, nước nóng - Dùng một cốc thủy tinh trong đó đựng những cục nước đá Để một khoảng thời gian nhất định ta thấy ngoài cốc xuất hiện những giọt nước li ti Đó là hiện tượng hơi nước gặp lạnh tạo thành mây, ngưng tụ dần thành những giọt nước rồi rơi xuống gây ra mưa + Vật liệu chúng tôi cần là: 1 cốc thủy tinh, một ít cục nước đá và một cái bát để đựng cái cốc Với cách làm này, các em đã biết sử dụng vốn hiểu biết trong đời sống hàng ngày để vận dụng vào bài học một cách hiệu quả Trong tiết học này, có nhóm học sinh đã viết ra vở ghi chép của mình phán đoán hiện tượng mưa “ trời mưa khi có nhiều mây đen”, từ đó em đã đưa ra giả thuyết “ Vì vậy, các hạt mưa được rơi ra từ trong các đám mây” Cũng trong bài này, một học sinh đã thắc mắc hỏi” Vì sao có khi trời lại mưa đá?” Sau một hồi thảo luận, tranh cãi, các em đã giải thích “ chắc vì ở trên đó rất lạnh”… Điều đó chứng tỏ các em đã có sự suy luận lôgic và rất chính xác cũng nhờ cách học này mang lại * Ví dụ 4: Bài : Thực vật cần gì để sống? * Vấn đề đặt ra là: “ Cây cần gì để sống”? * HS có thể đặt câu hỏi xung quanh vấn đề này: - Cây có ăn đất không? - Cây lấy những gì ở trong đất? - Cây có cần không khí và ánh sáng không? - Cây có thể sống được mà không cần có nước? - Vì sao người ta lại bón phân, tưới nước? - Cây có thở không? Nếu chúng thở thì cây cũng cần không khí? - Vì sao người ta nói, trồng cây trong bóng râm thì cây chậm lớn? * Sau đó các em có thể đưa ra những hiểu biết ban đầu về nhu cầu của cây như sau: - Cây không cần đất để sống - Theo tôi, cây không cần không khí để sống Nó chỉ cần đất và nước thôi - Cây cần đất để sống Bởi vì trong đất có nước và có những chất cây ăn được nhưng tôi không biết chúng là những chất gì - Có lẽ cây cũng cần ánh sáng *********************** 17 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* - Cây không cần không khí vì cây không thở như người v v Tóm lại, với việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, thực hiện theo quy trình trên, tôi đã thu lượm được kết quả đáng khích lệ Kiến thức khoa học của bài cần cung cấp cho học sinh hoàn toàn đầy đủ và chính xác Học sinh đã tự mình thực hành, tự mình tìm ra tri thức cần thiết, phù hợp với sự đổi mới hiện nay Phương pháp này giúp học sinh hứng thú học tập, nhớ lâu đặc biệt là nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học : Hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, có niềm tin tuyệt đối vào những gì mình tận mắt chứng kiến, tận tay làm ra và các em đã thể hiện xuất sắc trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, tri thức khoa học 7/ Những bài học trong chương trình Khoa học 4 có thể áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột STT Bài Tên bài dạy 1 2,3 Trao đổi chất ở người 2 20 Nước có những tính chất gì? 3 21 Ba thể của nước 4 22 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 5 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 6 27 Một số cách làm sạch nước 7 30 Làm thế nào để biết có không khí? 8 31 Không khí có những tính chất gì? 9 32 Không khí gồm những thành phần nào? 10 35 Không khí cần cho sự cháy 11 36 Không khí cần cho sự sống 12 37 Tại sao có gió? 13 41 Âm thanh 14 42 Sự lan truyền âm thanh 15 45 Ánh sáng 16 46 Bóng tối 17 47 Ánh sáng cần cho sự sống 18 50,51 Nóng lạnh và nhiệt độ 19 52 Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt 20 55,56 Ôn tập: Vật chất và năng lượng *********************** 18 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* 21 57 Thực vật cần gì để sống? 22 60 Nhu cầu không khí của thực vật 23 61 Trao đổi chất ở thực vật 24 62 Động vật cần gì để sống 25 64 Trao đổi chất ở động vật Trên đây là một số ứng dụng của tôi về cách sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học môn Khoa học ở Tiểu học đặc biệt là môn Khoa học 4 mà tôi rất tâm đắc và đã thu được kết quả cao trong thời gian qua Với quy trình hợp lý, chặt chẽ như đã đề xuất ứng với từng hoạt động cụ thể trong tiết dạy với mục tiêu khác nhau Để một lần nữa khẳng định tính hiệu quả, khả thi của nó, tôi xin minh chứng bởi thực tế sau : KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua việc thực hiện giảng dạy bằng các biện pháp đã trình bày, tôi kiểm tra học sinh một bài tổng hợp để đánh giá chung Qua khảo sát tôi thấy rằng chất lượng khi có áp dụng các biện pháp giảng dạy đã nêu đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học sinh cũng đều hơn Tôi đã thống kê hai kết quả của lớp thực nghiệm (lớp 4A) và lớp đối chứng ( lớp 4B) như sau: Sĩ số Lớp Lớp thực nghiệm 32 Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 10 31,1 12 37,5 10 31,4 0 0 Lớp đối 30 7 23,3 6 20 14 46,7 3 10 chứng - Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có áp dụng các biện pháp dạy học nâng cao chất lượng môn Khoa học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột cao hơn hẳn so với tiết dạy không áp dụng phương pháp này Rõ ràng khi đối chiếu kết quả bài làm của học sinh của hai lớp với đề bài như nhau, tôi thấy chất lượng của lớp 4A cao hơn hẳn chất lượng của lớp 4B Cụ thể khi chấm bài các lớp 4A tôi thấy bài làm của các em rất rõ ràng, ít sai sót thể hiện được sự nắm vững tri thức và biết vận dụng những điều đã học trong bài làm của mình Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tương đối cao, không có điểm yếu *********************** 19 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* Kết quả trên cũng đã chứng minh được, chuyên đề của tôi đã đi đúng hướng chỉ đạo của nhà trường và của Phòng giáo dục và theo đúng tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục đề ra Với kết quả khả quan và được bạn bè đồng nghiệp hưởng ứng, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tôi đã mạnh dạn đưa ra hội đồng Sư phạm trao đổi thảo luận, phổ biến về những hiệu quả, những ưu điểm mà Bàn tay nặn bột đem lại trong dạy các môn học được hội đồng đã nhất trí cao và yêu câu làm chuyên đề ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm qua 7/ Kết luận: Phương pháp Bàn tay nặn bột là một trong những phương pháp dạy học tiên tiến Phương pháp này giúp trẻ tự phát hiện được vấn đề Điều đó có nghĩa là nhu cầu học sẽ có thể xuất phát từ do chính các em Các em có thể sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, dưới góc độ lí luận dạy học, tôi đã đề ra quy trình sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học đặc biệt ở lớp 4 Quy trình gồm các bước được tiến hành theo trình tự nhất định Với quy trình này sẽ góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Các em thực sự hoạt động tích cực và đầy hứng thú Nó giúp cho học sinh khả năng phát triển tư duy lôgic, trí tưởng tượng, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành và vốn ngôn ngữ khoa học, kèm theo sự vững vàng trong lập luận Đó chính là những yếu tố quan trọng để giúp học sinh nắm bắt kiến thức để tìm tòi khám phá, phát huy tính tích cực của mình PHẦN III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua việc nghiên cứu thực tế và đề xuất một số biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Để phương pháp này có tính khả thi cao thì chúng ta cần lưu ý : - Dạy học theo phương pháp này cần có thời gian hơn cho một tiết học Vì vậy, các nhà trường cần xây dựng chương trình và nên sắp xếp vào buổi học thứ hai trong ngày - Cần chuẩn bị một số dụng cụ và địa điểm học tập ngoài lớp học cho một số tiết nên rất cần đến sự ửng hộ, quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, gia đình và xã hội 1- Tổ chức các hoạt động da dạng phong phú - Giáo viên phải tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để dẫn dắt, đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng, khơi dậy và kích thích để học sinh chủ động một cách tích cực tham gia vào các hoạt động Học sinh tự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức - Khi tổ chức các hoạt động, giáo viên phải tạo điều kiện để tất cả các em đều được hoạt động, học tập Chú trọng phương pháp dạy học cá nhân, nhóm nhằm phát hiện những sai sót của học sinh để đưa ra những biện pháp giúp học sinh có được hướng đi đúng, đồng *********************** 20 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* thời phát huy được sức mạnh tập thể, kích thích và động viên các thành tích của học sinh đã đạt được 2- Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh Tự học là kỹ năng quan trọng nhất cần hình thành ở người học Nếu học sinh không có kỹ năng tự học thì kiến thức của các em không phát triển nhanh, khả năng sáng tạo rất hạn chế vì phần lớn lượng kiến thức và kinh nghiệm bản thân muốn có được các em đều phải tự học là chính Mặt khác, xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão thì việc học sinh phải tự học để cập nhật thông tin hàng ngày là hết sức cần thiết Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách học và tự học để lấy kiến thức do chính mình phát hiện ra, tìm tòi thấy nó sẽ mang tính bền vững hơn thông qua việc ghi chép bằng sơ đồ tư duy như đã biết 3 Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử Sư phạm - Trong hoạt động dạy, sự chuẩn bị chu đáo của người giáo viên trong thiết kế bài dạy là hết sức cần thiết Nhưng việc sử dụng linh hoạt các phương pháp và ứng xử Sư phạm nhanh sẽ giúp cho học sinh đỡ nhàm chán, có hứng thú học tập, đáp ứng được yêu cầu giáo dục học sinh cá biệt và lớp học đông người Muốn vậy, giáo viên phải thường xuyên dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm để tự đánh giá ưu – khuyết điểm của mình trong giảng dạy và học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp Luôn tìm tòi, tích lũy cho mình những phương pháp mới, ứng dụng sao cho hiệu quả, phù hợp để phấn đấu dạy tốt hơn Đặc biệt phải nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, tự học tập, nghiên cứu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của bản thân 4- Luôn kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của học sinh Trong dạy học, việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập của học sinh, để điều chỉnh hoạt động học mà đồng thời còn tạo điều kiện nhận định việc dạy của giáo viên, nhằm điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên cho phù hợp Sự đánh giá của giáo viên về kết quả học tập của học sinh phải dần dần chuyển sang thành kỹ năng tự đánh giá của học sinh Sự tự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh rất lớn PHẦN IV:NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ VÀ ĐIỀU KIÊN THỰC HIỆN 1- Những vấn đề còn bỏ ngỏ: - Việc sử dung “ Bàn tay nặn bột” đổi mới phương pháp dạy học môn học Tự nhiên -Xã hội ở Tiểu học là cần thiết Vì thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu của sáng kiến còn hẹp, tôi mới chỉ nghiên cứu được về phương pháp, hình thức, quy trình và cách sử dụng phương pháp này trong dạy và học của giáo viên và học sinh mà chưa giới thiệu được cách sử dụng “ Bàn tay nặn bột” trong dạy học Tự nhiên – Xã hội lớp 3 và môn Khoa học lớp 5 Trong tương lai nếu có điều kiện, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, giới thiệu, thiết kế sử dụng 2- Những hạn chế: *********************** 21 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* - Nếu không nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học, không hình dung ra các hoạt động cụ thể diễn ra trên lớp, không nắm được quy trình thực hiện, không hiểu được bản chất cũng như những ưu điểm mà “ Bàn tay nặn bột” mang lại thì sẽ khó có thể hướng dẫn và khích lệ học sinh thực hiện được hiệu quả - Phương pháp Bàn tay nặn bột cũng có những hạn chế nhất định Mới bước đầu thực hiện sẽ kéo dài thời gian của tiết học vì học sinh chưa quen với việc học tập theo phương pháp này 3- Điều kiện thực hiện: * Giáo viên: - Phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, tìm tòi khám phá để tìm ra những biện pháp, những cách làm thích hợp, áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy - Phải thường xuyên rèn cho học sinh ý thức tự học, tự thực hành để chiếm lĩnh tri thức mới, từ đó xây dựng tính tự giác trong mỗi học sinh - Quy trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học là một ướng dạy học tích cực, có tác dụng phát huy tính sáng tạo của Hs Tuy nhiên, người giáo viên phải nắm vững lý luận dạy học môn Khoa học, rèn cho mình những kỹ năng cần thiết để tổ chức, hướng dẫn HS học tập, nhất là kỹ năng thảo luận nhóm, quan sát và làm thí nghiệm Ngoài ra còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy vào nội dung của từng bài, từng tình huống cụ thể trong mối tương quan với các phương pháp dạy học khác * Học sinh: - Phải tích cực, tự giác học tập Phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phải có đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cụ thể - Mỗi HS cũng như mỗi nhóm phải có những ý kiến, những quan điểm của mình trước những vấn đề khoa học mà GV đưa ra Đồng thời có những hướng đi, những việc làm để tìm được câu trả lời thuyết phục - Cuối tiết học HS phải thu gom, cất giữ dụng cụ, đồ dùng dạy học Tránh tình trạng vứt bừa bãi hoặc dùng để đùa nghịch * Môi trường học tập : - Lớp học có đủ bàn ghế đúng quy cách, dễ dàng di chuyển - Đồ dùng dạy học phải đầy đủ vì nếu thiếu thì không thể tiến hành dạy học theo phương pháp này được - Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học PHẦN V: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, tôi xin nêu một số kiến nghị sau: 1/ Đối với công tác quản lí chuyên môn: - Các cấp quản lí chuyên môn cần quan tâm đến hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng *********************** 22 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* - Tăng cường bồi dưỡng các phương pháp dạy học mới cho giáo viên Tiểu học, trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột” để chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp này - Động viên khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với giáo viên có thành tích, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp - Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho môn Khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp đỡ giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp này 2/ Đối với giáo viên Tiểu học: - Cần có nhận thức đúng về lý luận đổi mới phương pháp dạy học, phải biết kết hợp trong việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và phát triển tâm sinh lý - Cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình để vận dụng các phương pháp dạy học mới, tiên tiến vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung - Quy trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học mà tôi đã đề xuất có tính khả thi cao và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy Tuy nhiên, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức cũng như tìm hiểu thêm bản chất của phương pháp này để ứng dụng phù hợp với trình độ của học sinh thực tại của trường mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất mà phương pháp mang lại PHẦN VI: KẾT LUẬN CHUNG Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc ổi mới đất nước giai đoạn hiện nay Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục Một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đó chính là đội ngũ giáo viên Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn Với tinh thần đó, việc ứng dụng phương pháp dạy học mới vào dạy học ở Tiểu học nói chung, môn Khoa học nói riêng vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực, sở trường, óc tìm tòi, sáng tạo vừa nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này Tôi nghĩ, những biện pháp trên không phải là khó, không phải là lạ so với những gì chúng ta đã và đang làm Nhưng để có được hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi giáo viên cũng cần tham khảo, nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh của mình Tôi tin rằng, chuyên đề này hẳn cũng sẽ là những cẩm nang hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho tất cả những người thầy, người cô tâm huyết trong quãng đường công tác của mình Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của *********************** 23 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp gần xa để chuyên đề của tôi được thành công hơn Xin chân thành cảm ơn Nguyên Hòa, ngày 19 tháng 4 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Ly MỤC LỤC Mục A 1 2 3 B C D E G H I K 1 2 Tên danh mục PHẦN I : Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiến Kết luận Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Tiến trình nghiên cứu Kết quả điều tra PHẦN II: Nội dung thực hiên đề tài Khái niệm “Bàn tay nặn bột” Một số đặc điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột” *********************** 24 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Trang 1 2 3 3 3 4 4 4 4 5 5 6 6 7 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* 3 4 5 6 6.1 6.2 6.3 6.4 7 Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào quá trình dạy học ở Tiểu học Bản chất của việc dạy – học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Ứng dụng “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học Quy trình dạy học của Bàn tay nặn bột Đề xuất quy trình cụ thể trong dạy học Khoa học ở Tiểu học theo phương pháp Bàn tay nặn bột VÝ dô minh ho¹ 6.4 Một số trích đoạn trong quá trình sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột của GV và HS trong dạy học Khoa học 4 7 8 9 10 11 12 13 15 Những bài học trong chương trình Khoa học 4 có thể áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột 18 PHẦN III: Bài học kinh nghiệm PHẦN IV: Những vấn đề bỏ ngỏ và Điều kiện thực hiện đề tài PHẦN V: Kiến nghị - Đề xuất PHẦN VI: Kết luận chung ****************************************** 21 22 23 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT 1 2 3 4 5 TÊN SÁCH Georger Charpar, Bàn tay nặn bột – Khoa học ở Tiểu học Sách giáo khoa môn Khoa học 4 Phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy Khoa học cho học sinh Tiểu học Tài liệu tập huấn phương pháp Bàn tay nặn bột Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực – Một phương pháp vô cùng quý báu NHÀ XUẤT BẢN NXB Giáo dục NĂM 1999 NXB Giáo dục NXB Giáo dục 2005 2001 Tạp chí Giáo dục Nghiên cứu giáo dục 2001 1994 ************************************** CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI GV : Giáo viên HS : Học sinh TLN: th¶o luËn nhãm BTNB : bàn tay nặn bột *********************** 25 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 Sö dông ph¬ng ph¸p“Bµn tay nÆn bét” trong d¹y - häc m«nKhoa häc 4 ******************************************************************* *********************** 26 *************************** NguyÔn ThÞ Ly Trêng TiÓu häc Nguyªn Hßa N¨m häc 2012 – 2013 ... 6 .4 Một số nguyên tắc sử dụng phương pháp ? ?Bàn tay nặn bột” vào trình dạy học Tiểu học Bản chất việc dạy – học theo phương pháp ? ?Bàn tay nặn bột” Một số lưu ý sử dụng phương pháp ? ?Bàn tay nặn bột”. .. phương pháp ? ?Bàn tay nặn bột” dạy học 6/ Ứng dụng ? ?Bàn tay nặn bột” dạy học môn Khoa học Tiểu học 6.1 Quy trình dạy học Bàn tay nặn bột 6.2 Đề xuất quy trình cụ thể dạy học Khoa học Tiểu học theo phương. .. ? ?Bàn tay nặn bột” 3/ Một số nguyên tắc sử dụng phương pháp ? ?Bàn tay nặn bột” vào trình dạy học Tiểu học 4/ Bản chất việc dạy – học theo phương pháp ? ?Bàn tay nặn bột” 5/ Một số lưu ý sử dụng phương

Ngày đăng: 27/07/2014, 21:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan