LỢI DO TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH ĐEM LẠ

Một phần của tài liệu Du lịch Bà Rịa Vũng -giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch Tỉnh doc (Trang 91 - 122)

Sẵn Sàng Chào Đón Khách Du Lịch

LỢI DO TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH ĐEM LẠ

1 Dự báo về triển vọng hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015

Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015 xác định đến năm 2010 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy ban hành nhằm định hướng cho ngành du lịch phát triển. Nghị quyết đặt quan điểm phát triển là tập trung mọi nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển gắn với phát triển kinh tế biển và phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, đưa BR-VT trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực và cả nước. Nghị quyết cũng xác định ưu tiên đầu tư phát triển mạnh các loại hình du lịch cao cấp, hiện đại, phù hợp với xu hướng của thị trường du lịch quốc tế, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Để trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước, tỉnh BR-VT phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác toàn bộ, từng phần các dự án đã có chủ đầu tư, đã được cấp phép tại các khu vực đã được quy hoạch du lịch. Các nhà đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm được ưu tiên để thực hiện các dự án lớn như: khu du lịch lâm viên văn hóa Núi Dinh, khu du lịch lâm viên văn hóa núi Minh Đạm, các khu du lịch ở Côn Đảo. Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân từ vốn đăng ký sang vốn thực hiện, tỉnh BR-VT tập trung cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao cho chủ đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.

Nghị quyết 05 cũng xác định, quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn phải bảo đảm nguyên tắc giữa các dự án của ngành du lịch và dự án của các ngành kinh tế khác phải có vùng đệm cách ly, không bố trí dự án của ngành kinh tế khác (như thủy sản, công nghiệp…) vào vùng đã quy hoạch du lịch. 5 khu vực du lịch đã được xác định gồm: TP. Vũng Tàu; Long Hải – Phước Hải; Bình Châu – Hồ Cóc – Hồ Tràm; khu lâm viên văn hóa Núi Dinh và Côn Đảo sẽ huy động tổng lực các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đồng bộ và được áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế, giá thuê đất…

Trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và 2020, huyện Tân Thành thuộc cụm Núi Dinh - Bà Rịa, là 1 trong 4 cụm du lịch chính của tỉnh. Với địa hình sông ngòi, đồi núi có độ dốc trung bình và nhiều danh thắng, chùa chiền, Tân Thành hội đủ điều kiện thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, đón khách tàu biển, du lịch hành hương, về nguồn và xây dựng các khu giải trí kỹ thuật cao, hỗ trợ TP. Vũng Tàu phát triển loại hình du lịch hội thảo hội nghị (MICE).

Hiện nay, UBND huyện Tân Thành đang lập quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, huyện Tân Thành tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các sản phẩm du lịch hướng đến tour văn hoá lễ hội; đầu tư điểm vui chơi, mua sắm, tham quan các khu công nghiệp, bến cảng, làng nghề, di tích lịch sử cho khách du lịch đường biển; tổ

chức các tour du lịch sinh thái rừng ngập mặn, thưởng thức ẩm thực vùng sông nước. Bên cạnh đó, huyện Tân Thành sẽ đầu tư xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một cán bộ Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Tân Thành cho rằng, việc phát triển du lịch ở Tân Thành có tác động hỗ trợ tích cực cho du lịch các vùng lân cận, nâng cao mặt bằng dân trí và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tính đến cuối năm 2009, huyện Tân Thành có 4 khu resort đã đi vào hoạt động, 2 dự án du lịch đang triển khai xây dựng và 12 dự án đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 5.000 tỷ đồng và 7 tỷ USD; trong đó hầu hết các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khu giải trí, khách sạn, phim trường… Hy vọng, khi quy hoạch này được thông qua, ngành du lịch Tân Thành sẽ có cơ sở để khai thác được các tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội huyện phát triển.

Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt mục tiêu đến năm 2015, tỉnh BR-VT sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước. Để đạt mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ cần làm là nâng cao nhận thức của đảng bộ, chính quyền và các cấp, các ngành về tầm quan trọng của kinh tế du lịch; cần coi nhiệm vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, tăng thu nhập xã hội, tạo công ăn việc làm cho xã hội.

Bên cạnh đó, BR-VT cần triển khai đồng bộ các giải pháp để chuyển vốn đăng ký sang vốn thực hiện của các dự án du lịch; tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án. Tỉnh cần chú ý tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch mới như lặn biển, đua thuyền, nhảy dù; phát triển các dự án du lịch phức hợp; đầu tư tôn tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn hoá, tâm linh, danh lam, thắng cảnh, những làng nghề truyền thống kết hợp các khu du lịch và vui chơi, giải trí hình thành các tuyến du lịch, tour du lịch mới.

Nhằm xây dựng hình ảnh du lịch “ấn tượng, thân thiện” với du khách, tỉnh BR-VT cần tập trung xây dựng môi trường du lịch văn minh, hiện đại, hạn

chế và xoá bỏ tình trạng kinh doanh kiểu “chặt, chém” du khách bằng các biện pháp như giáo dục ý thức xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện cho nhân dân, cán bộ công chức, các doanh nghiệp và du khách; lồng ghép phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư với xây dựng nếp sống văn minh du lịch. Mặt khác BR-VT cần xử lý kiên quyết những cơ sở kinh doanh kiểu “chặt, chém” du khách.

Dự kiến đến năm 2015, lượt khách đến với Vũng Tàu sẽ càng tăng hơn nữa

Hiện tại, toàn tỉnh có 158 cơ sở lưu trú du lịch với 6.565 phòng, ước lượng doanh thu trong năm đạt 1.780 tỷ đồng, thu hút 8.405 ngàn lượt khách, trong đó có 320 ngàn khách quốc tế; 159 dự án đầu tư du lịch, trong đó đã có 10 dự án đưa một phần vào khai thác kinh doanh, dự kiến đến năm 2015 sẽ có thêm 132 dự án hoàn thành hoặc đưa vào kinh doanh một phần.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

Doanh thu Tỷ đồng 890 1.780 3.722

Lượt khách Ngàn lượt 5.210 8.405 15.212

Trong đó:

Khách quốc tế Ngàn lượt 210 320 545,5

Cơ sở lưu trú DL Cơ sở 90 158 290

Bảng 3. Dự báo KDL đến Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2015

Nguồn nhân lực du lịch

Theo UBND TP. Vũng Tàu, tính đến năm 2010, toàn thành phố có 7.000 lao động làm việc trong ngành du lịch. Con số này sẽ tăng lên 14.700 người vào năm 2015 và 29.570 người vào năm 2020. Nhu cầu lao động có tay nghề làm việc trong lĩnh vực du lịch với trình độ trung cấp trở lên là 2.380 người (năm 2010) sẽ tăng lên 6.600 người (năm 2015) và 17.740 người (năm 2020), kể cả đào tạo tại chỗ và thu hút lao động được đào tạo từ bên ngoài.

UBND TP. Vũng Tàu cho rằng, để đáp ứng đủ số lao động được đào tạo từ trung cấp trở lên phải đầu tư mở rộng quy mô, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ du lịch cho các trường đào tạo và dạy nghề trên địa bàn thành phố; đồng thời có chính sách thu hút lao động có tay nghề từ bên ngoài. Ngoài ra, thành phố cũng cần tranh

thủ sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; liên kết đào tạo với các nước có ngành du lịch phát triển…

Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn - trung - dài hạn cho đối tượng lao động trong ngành du lịch, tham gia tối đa các lớp đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn Châu Âu - dự án EU tài trợ, phát triển mạng lưới đào tạo viên và đào tạo lại theo tiêu chuẩn kỹ năng Du lịch VN (VTOS) để đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực du lịch trong tương lai.

1 Phân tích ma trân Swot để đề ra những chiến lược – giải pháp phát triển du lịch

1 Nhận định điểm mạnh, cơ hội đối với ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xây dựng sản phẩm có chất lượng

Điểm mạnh: Điểm mạnh của du lịch Vũng Tàu được thể hiện qua những tài ngyên sẵn có của mình:

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.

Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước khẳng định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân văn phong phú. Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ...

Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng Tàu không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm, môi trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái.

Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn để tận hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh rải rác như giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng nguồn nước khoáng nóng bổ ích.

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Với những lợi thế và tiềm năng to lớn nói trên, thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, các tuyến, điểm du lịch với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đôla đang hoạt động hết sức nhộn nhịp. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (1995 - 2010) với 5 trung tâm kinh tế - du lịch, trong tương lai không xa, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng của một trung tâm du lịch quan trọng của cả nước.

Thành phố Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 125km và cách thành phố Biên Hoà 90 km. Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư.

Bờ biển

Thành phố có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi Lớn và Núi Nhỏ chạy ra biển.Từ rặng Bồng Đào đến mũi Nghinh Phong, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng. có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi cho tàu bè thả neo

. Đất và đồi cát

Ngoài hai ngọn núi đá Núi Lớn và Núi Nhỏ, phần đất còn lại vủa Vũng Tàu được cấu tạo bởi những lớp đất cát. Loại đất này thích hợp với các loại cây: xoài, mãng cầu, nhãn được trồng nhiều trong thành phố.

Thành phố Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km, cao từ 4m đến 12m. Nhờ dãy đồi cát này mà các luồng gió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam không làm thiệt hại hao màu, cây cối.

Núi non

Thành phố Vũng Tàu có hai trái núi nằm ở phía Tây Nam thành phố:

• Núi Lớn (còn gọi là tương kỳ) diện tích khoảng 400ha gồm các đỉnh Núi Lớn (245m), Vũng Mây (220m), Hòn Sụp (215m).

• Núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng) cao 138m, diện tích khoảng 180ha.

Ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra trong năm bản lề năm 2010, định hướng đến năm 2020, với hy vọng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

Cơ hội:

-Trước hết, phải khẳng định rằng, Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, Việt Nam đã từng trải qua các cuộc kháng chiến thần kỳ để lại cho lịch sử dân tộc những dấu ấn hào hùng có sức lôi cuốn du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt

Nam. Đặc biệt, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu khách – đây là một trong những yếu tố gây hứng thú đối với du khách. Bà Rịa Vũng Tàu la thành phố du lịch biển nổi tiếng nằm cách trung tâm đất nước không xa, vì thế ta có thể nhận thấy những cơ hội của nước ta cũng chính là cơ họi tốt đẹp của thành phố xinh đẹp này.

-Hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như sở du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu luôn quan tâm tới việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trước pháp luật.

-Đảng và Nhà nước đã và đang quan tới phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, thông tin, dịch vụ du lịch, nơi vui chơi giải trí, văn hóa… đây chính là sự quan tâm tạo những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch.

- Sự cạnh tranh trong hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vươn lên tự khẳng định và hoàn thiện mình, phải có ý thức nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

-Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực du lịch có trình độ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch.

- Tình hình chính trị tiếp tục không ổn định tại Thái Lan, khủng bố tại Ấn Độ, Indonesia… khách sẽ có xu thế chuyển hướng vào Việt Nam nếu chúng ta có chính sách kích cầu hợp lý. Và dĩ nhiên, điểm đến được ưa chuộng vẫn là Vũng Tàu – thành phố biển xinh đẹp

Năm 2009 là năm chúng ta đăng cai hội chợ du lịch quốc tế ATF Hà Nội, đó là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Năm 2010, chúng

Một phần của tài liệu Du lịch Bà Rịa Vũng -giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch Tỉnh doc (Trang 91 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w