Sẵn Sàng Chào Đón Khách Du Lịch
THAY LỜI KẾT
Hiện nay, các doanh nghiệp và các tổ chức công ngày càng quan tâm đến tác động kinh tế của du lịch ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, nhà nước và địa phương. Đánh giá các tác động kinh tế của du lịch có xu hướng nhấn mạnh lợi ích tích cực của du lịch; Mặt khác, các tác động về môi trường, xã hội, văn hóa và tài chính chú trọng nhiều vào ảnh hưởng tiêu cực của du lịch. Tuy vậy, vẫn có những tác động tiêu cực của du lịch (như tính mùa vụ của du lịch và các công việc thù lao thấp) và trong nhiều trường hợp có tác động môi trường và xã hội tích cực (như bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong vùng, giáo dục cả du khách và cư dân địa phương bảo vệ tốt nguồn tài nguyên).
Những thay đổi về cung kéo theo những thay đổi về số lượng, như mở thêm cơ sở mới, đóng cửa cơ sở hiện có hoặc mở rộng hay thu hẹp công suất. Thay đổi về cung cũng có thể mang lại những thay đổi chất lượng như chất lượng môi trường, cơ sở hạ tầng của địa phương và dịch vụ công để hỗ trợ du lịch hoặc các trạng thái sản phẩm và dịch vụ du lịch cung cấp trong khu vực.
Đánh giá tác động kinh tế của những thay đổi trong cầu du lịch. Những thay đổi về dân số, thay đổi về vị trí cạnh tranh trong khu vực, hoạt động marketing hoặc thay đổi khẩu vị và sở thích của khách hàng có thể làm thay đổi mức độ hoạt động du lịch, mức độ tiêu dùng và hoạt động kinh tế kèm theo.
Những nghiên cứu tác động kinh tế cung cấp các thông tin để giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về hậu quả của các tác động khác nhau lên các doanh nghiệp cũng như lên các ngành kinh tế khác. Giúp chúng ta hiểu tốt hơn về quy mô và cơ cấu doanh nghiệp du lịch trong vùng nhất định và mối liên kết với các thành phần kinh tế khác. Hiểu biết này mang lại lợi ích trong việc xác định đối tác tiềm năng cho các doanh nghiệp du lịch.
Với chứng minh rằng du lịch có tác động kinh tế lớn, doanh nghiệp du lịch có thể thuyết phục các nhà hoạch định chính sách dành nhiều nguồn lực hơn cho ngành du lịch hoặc thiết lập các chính sách khuyến khích du lịch.
Du lịch là hiện tượng kinh tế có uy lực lớn trên toàn cầu, là ngành kinh tế mũi nhọn và là nguồn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Nó chính là nền tảng cho sự phát triển của nhiều công ty đa quốc gia,
là một phần đáng kể trong khoản thu nhập ròng hàng năm của nhiều người dân tại các nước đang phát triển. Du lịch bền vững hướng tới ba mục tiêu chính: mục tiêu về kinh tế, xã hội, và môi trường, trong đó:
Mục tiêu kinh tế (đời sống kinh tế của cộng đồng và doanh nghiệp): phải đạt sự tăng trưởng của ngành, có lợi nhuận trong kinh doanh, gia tăng cơ hội việc làm, và tạo các lợi ích tại các điểm đến.
Mục tiêu xã hội (có xét về tác động đến nền văn hóa bản địa & du khách và lợi ích mà người lao động trong ngành du lịch được hưởng): hệ thống di sản văn hóa được gìn giữ; có sự tham gia của cộng đồng; dịch vụ và cơ sở hạ tầng nâng cấp; Chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Mục tiêu môi trường (kể cả môi trường tự nhiên và nhân tạo): đảm bảo tài nguyên tự nhiên được bảo vệ, quản lý sử dụng và kiểm soát được các tác động đến môi trường, truyền thông và giáo dục, xây dựng các mối quan hệ đối tác vững bền.
Tóm lại, để phát triển du lịch bền vững, bất cứ một quốc gia, một địa phương hay một nhà kinh doanh du lịch đều phải duy trì sự cân bằng của ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường
PHỤ LỤC:
Bà Rịa – Vũng Tàu: Thị trường du lịch đang bị chia nhỏ
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP. Vũng Tàu xuất hiện nhiều khách sạn, biệt thự cho thuê, đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách và các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), các công ty dầu khí trên địa bàn tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn
phù hợp với túi tiền và sở thích.