V/v Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại văn bản số 424/SVHTTDL-VP ngày 17/7/2008;
Theo đề nghị tại Tờ trình số: 1494 /TTr-SNV ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định vị trí, chức năng của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể:
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND cấp huyện và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: 3.1. Cơ cấu tổ chức, gồm:
- Lãnh đạo Sở.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: + Văn phòng.
+ Thanh tra.
+ Phòng Tổ chức cán bộ. + Phòng Kế hoạch - Tài chính. + Phòng Di sản Văn hoá. + Phòng Nghiệp vụ Văn hoá.
+ Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao. + Phòng Nghiệp vụ Du lịch.
+ Phòng Xây dựng nếp sống Văn hoá và Gia đình. + Phòng Thể thao thành tích cao và Thi đấu. - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
+ Trung tâm Thể dục Thể thao. + Trung tâm Xúc tiến Du lịch.
+ Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng. + Thư viện tỉnh.
+ Đoàn Ca múa nhạc tỉnh. + Bảo tàng tỉnh.
+ Ban Quản lý di tích Côn Đảo.
3.2. Biên chế: Tổng biên chế hành chính, công chức dự bị theo Nghị quyết04/NQ-TU và Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP giao cho Sở 04/NQ-TU và Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịchlà: 82, trong đó:
- Biên chế hành chính: 72 biên chế.
- công chức dự bị theo Nghị quyết 04/NQ-TU: 01 chỉ tiêu.
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 09 chỉ tiêu (02 bảo vệ + 06 Lái xe + 01 nhân viên phục vụ).
Điều 4. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịchcó trách nhiệm:
Quy định chức năng, nhiệm vụ và bố trí biên chế cụ thể tại Văn phòng, Thanh tra và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong tổng số biên chế hành chính được giao cho phù hợp nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo quy định; Căn cứ vào Quy chế làm việc mẫu của các Sở do UBND tỉnh ban hành, xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của cơ quan mình.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy có sự thay đổi về tên gọi trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định: số 4386/QĐ-CTUBND ngày 15/11/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc kiện toàn Sở Văn hoá Thông tin; số 461/2006/QĐ – UBND ngày 13/02/2006 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thể dục Thể thao; số: 2400/2005/QĐ – UBND ngày 14/7/2005 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Du lịch và các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 6. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
CHỦ TỊCH
Nơi nhận:
- Tr Tỉnh ủy (b/c); - Sở Tài chính;
- Kho bạc nhà nước tỉnh;
- Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh; Trần Minh Sanh
- UBND các huyện, thành phố, thị xã; - Như Điều 6;
Sự quản lý của Nhà nước và cán bộ các ban ngành là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh và đường lối phát triển kinh tế của đất nước. Ngành du lịch nói chung và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng cũng vậy, rất cần sự quản lý và quan tấm đúng mức của các cán bộ ban ngành các cấp tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và ổn định.
Cán bộ quản lý xét về mặt tổ chức nói chung là cầu nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức, một doanh nghiệp hay một ngành nghề nói chung thành một khối thống nhất trong phạm vi và chức trách của mình. Đối với cán bộ lãnh đạo, vị trí họ xét về mặt phối hợp và lao động chung phải là người khâu nối mọi cá nhân, mọi yếu tố trong sản xuất, kinh tế, xã hội và các thông tin thị trường bên ngoài thành một khối. Họ phải lường trước mọi tình huống có thể xảy ra cho hệ thống, phải biết chỉ rõ công việc phải làm cho cấp dưới, cho các doanh nghiệp và ngay cả người dân địa phương mà họ có trách nhiệm phải dẫn dắt để đưa hệ thống tới mục tiêu theo thứ tự đặt ra trong suốt nhiệm kì họ đảm đương trách nhiệm.
Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban Quản lý các khu du lịch TP. Vũng Tàu cho biết, từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý các khu du lịch TP. Vũng Tàu đã cứu được 1.093 trường hợp du khách lọt ao xoáy, 70 trường hợp trôi phao, lật phao; tìm và trao trả cho người thân 15 cháu bé bị đi lạc, việc sử dụng phao bơi có dây cho du khách tắm biển được các khu du lịch thực hiện nghiêm túc.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu du lịch TP. Vũng Tàu cũng phối hợp với các sở, ngành tổ chức nhiều đợt ra quân kiểm tra tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, công tác bình ổn giá… ở khu vực Bãi Sau, TP. Vũng Tàu. Kết quả, nhiều bãi xe tự phát bị giải tỏa, thu giữ dụng cụ, phương tiện bán hàng rong giao cho cơ quan chức năng xử lý; ngăn chặn nạn đua xe máy dưới khu vực bãi biển Thùy Vân
Những năm gần đây, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đến nay, hầu hết các khu vực quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đều đã có nhà đầu tư đăng ký lấp đầy các dự án. Có
được kết quả này là nhờ tỉnh và các huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án, có quy hoạch phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đúng hướng.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống điện, cấp nước và viễn thông đến hàng rào các dự án du lịch bằng vốn ngân sách nhà nước để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, sự ra đời của tuyến đường ven biển nối liền TP. Vũng Tàu với các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc ra tỉnh Bình Thuận đã mở ra hàng trăm dự án du lịch đã và đang được triển khai.
Xác định phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, các huyện cũng chú trọng đầu tư hạ tầng để phát triển du lịch. Cụ thể, huyện Xuyên Mộc đã đầu tư hơn 15,2 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa Đài tưởng niệm di tích lịch sử Tàu không số Lộc An; xây dựng đường điện trung thế ven biển Hồ Tràm – Bình Châu và tuyến trung thế Hồng Phúc – Ngân Hiệp; hệ thống chiếu sáng ven biển khu vực Hồ Tràm – Bưng Riềng, Bình Châu; hệ thống cấp nước từ Lộc An (huyện Đất Đỏ) đến ngã ba khu du lịch Hồng Phúc và từ xã Bưng Riềng về Hồ Tràm (xã Phước Thuận)… Huyện Đất Đỏ đang đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng cơ bản nhu cầu giao thông, điện, nước cho các dự án du lịch. Huyện cũng đã quy hoạch tuyến đường tránh ven biển dài 5,6km từ Khu du lịch & Khách sạn Thùy Dương đến ngã ba Long Phù; đang giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến ven biển Phước Hải – Lộc An dài hơn 3km để phục vụ phát triển du lịch. Côn Đảo tuy là một huyện đảo, còn
nhiều khó khăn nhưng cũng chú ý đầu tư hạ tầng phát triển du lịch như nâng cấp sân bay Cỏ Ống, cảng Bến Đầm, nâng cấp tuyến giao thông nội bộ Bến Đầm – Cỏ Ống và hệ thống đường nội thị; xây dựng các nhà máy điện diezen và phong điện… để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
UBND TP. Vũng Tàu và Hiệp hội Du lịch tỉnh về vấn đề phát triển du lịch tại Bãi Sau, TP. Vũng Tàu cũng đưa ra các buổi làm việc trong đó quan tâm giải quyếtnhững vấn đề nhức nhối trước mắt tại các điểm du lịch thu hút khách, tại buổi làm việc bàn về vấn đề phát triển du lịch tại Bãi Sau, một lần nữa vấn đề lập lại an ninh trật tự tại khu vực Bãi Sau lại được đặt ra như một yêu cầu cấp bách.
Du khách vui chơi tại Bãi Sau.
Ông Trần Tuấn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng, nói đến du lịch Vũng Tàu là người ta nói đến Bãi Sau, bởi mọi hoạt động du lịch đều diễn ra tại đây. Trên thực tế, thời gian qua khu vực Bãi Sau đã được đầu tư nâng cấp nên cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch ngày càng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của Bãi Sau hầu như không thay đổi, ít được làm mới. Tại Bãi Sau có hàng chục doanh nghiệp khai thác dịch vụ tắm biển, nhưng các sản phẩm nghèo nàn, hầu hết chỉ dừng lại ở dịch vụ cho thuê dù, ghế, tắm nước ngọt, ca nô trượt nước mà không có các sản phẩm du lịch trên biển. Do nhiều doanh nghiệp cùng khai thác một loại hình dịch vụ nên đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh ở một số doanh nghiệp thuê lại bãi tắm. Các doanh nghiệp này thường xuyên chạy đua chi “hoa hồng” cao cho tài xế để đưa khách về bãi tắm mình, đồng thời phá giá dịch vụ khi vắng khách và nâng giá khi đông khách, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, tình trạng người buôn bán hàng rong, lấn chiếm lòng, lề đường, đeo bám, chèo kéo
du khách, gây mất an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại Bãi Sau ngày càng phức tạp.
Ông Trần Tuấn Việt cũng đưa ra lá thư kiến nghị của ông Sven A. Saebel, Tổng giám đốc khách sạn Imperial Vũng Tàu nhằm chấn chỉnh hoạt động du lịch tại Bãi Sau. Theo ông Sven, với lợi thế được thiên nhiên ưu ái ban tặng, Bãi Sau là một điểm đến tuyệt vời. Thế nhưng, tình trạng những người bán hải sản, hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường Thùy Vân (Bãi Sau), đeo bám, chèo kéo du khách… đã tạo nên cảnh lộn xộn, mất vệ sinh, an ninh trật tự. Vì vậy, Bãi Sau khó có thể thu hút được du khách quốc tế và khách cao cấp.
Ông Đỗ Vân Long, Phó Giám đốc Sở Công thương cho rằng, ngành Công thương, UBND TP. Vũng Tàu và các cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân chấn chỉnh, dẹp nạn buôn bán hàng rong tại Bãi Sau nhưng việc làm này không được duy trì thường xuyên. Hầu hết các đợt ra quân xử lý chỉ được thực hiện nhân dịp tổ chức các sự kiện và vào dịp lễ, tết theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Vì vậy, trong thời gian thực hiện “chiến dịch”, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể nhưng khi “chiến dịch” kết thúc thì mọi việc vẫn trở lại như cũ. Hơn nữa, trên tuyến đường Thùy Vân và một số tuyến đường khác đã cắm biển cấm buôn bán hàng rong, nhưng vẫn còn một số cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, nhưng việc kiểm tra, xử lý không được thực hiện triệt để.
Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch TP. Vũng Tàu cho rằng, để xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán hàng rong cần có sự tham gia của nhiều ngành và phải thực hiện thường xuyên. “Do đặc thù của ngành du lịch nên hoạt động buôn bán hàng rong thường diễn ra ngoài giờ hành chính. Khi chúng tôi đi kiểm tra, thấy có tình trạng lộn xộn, chúng tôi liên hệ với các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý thì không được, vì các cơ quan này đều đã hết giờ làm việc. Còn lực lượng của chúng tôi không thể giải quyết nổi vì xua đuổi những người bán hàng rong thì họ chạy tản vào các ngõ hẻm nên không làm gì được. Hiện nay chúng ta chỉ quản lý được hàng rong từ phần ngọn”- ông Trường bày tỏ băn khoăn.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng thừa nhận, thời gian qua UBND tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các quan chức năng đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý tình trạng buôn bán hàng rong và kinh doanh thiếu lành mạnh tại các bãi tắm ở Bãi Sau. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn lỏng lẻo nên tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp.
2.2.3 Đánh giá tình hình hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước đối với mở rộng và phát triển hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Thực tế từ năm 2006 đến nay cho thấy, ngành du lịch luôn có sự tăng trưởng mạnh cả về lượng khách, doanh thu và số dự án đầu tư.
Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) được xác định là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của cả nước vì có điều kiện địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và có nhiều tiềm năng nhân văn. Định hướng phát triển du