1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế

86 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 4,2 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Đây là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Việc đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai có chất lượng cao là đáp ứng nhu cầu của từng người nhằm tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai. Chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam đã được triển khai từ những năm đầu của thập kỷ 60. Trong suốt 4 thập kỷ qua, Chính phủ đã coi trọng việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số, coi đó là một ưu tiên cho sự phát triển của xã hội [2], [7]. Điều đó thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Khuynh hướng trong nghiên cứu về tránh thai hiện nay trên thế giới là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai nhằm đáp ứng tối đa những nhu cầu cá nhân của người sử dụng. Tại Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là các biện pháp sử dụng: vòng tránh thai, bao cao su, thuốc viên tránh thai, triệt sản, tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai còn thấp [9]. Trên thế giới, vào năm 1990 có hơn 1 triệu phụ nữ ở 51 nước đang sử dụng Norplantt, trong đó có nhiều nước đã dùng biện pháp này một cách phổ biến, một số nước khác đang còn đang thử nghiệm. Sau một thời gian, ý tưởng phát triển một que thuốc duy nhất dùng cấy dưới da có tên là Implanon, tiện lợi hơn và được nghiên cứu thực hiện tại 9 nước châu Âu, Đông Nam Á. Một nghiên cứu lớn đã được thực hiện tại Indonesia [7], [8], [9]. 1 Ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu giảm sinh đến năm 2010, thuốc cấy tránh thai đã được áp dụng với mục đích tăng sự lựa chọn cho người sử dụng [7]. Năm 1990, Norplantt là phương pháp tránh thai mới được thử nghiệm lần đầu tiên ở nước ta. Nó bao gồm 6 mảnh chứa Levonogestrel được cấy dưới da ở mặt trong cánh tay, có tác dụng tránh thai trong 5 năm và được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Hà Nội từ 8/1990 - 12/1991 [6]. Vào năm 2000, Vụ Bảo vệ Bà mẹ - Trẻ em & Kế Hoạch Hoá Gia Đình, Bộ Y Tế Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá hiệu quả tránh thai, tính an toàn và mức độ chấp nhận của cộng đồng với loại thuốc cấy tránh thai tại 3 cơ sở: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Hoà Bình, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Thanh Hoá. Kết quả cho thấy trong 3 năm theo dõi, hiệu quả tránh thai là 100%. Cho đến năm 2002, biện pháp này bắt đầu được triển khai ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, nghiên cứu việc sử dụng biện pháp này còn có tính riêng lẻ, chưa có đề tài nào có tính hệ thống. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon tại tỉnh Thừa Thiên - Huế" nhằm hai mục tiêu cơ bản sau: 1. Đánh giá hiệu quả tránh thai và khả năng chấp nhận của khách hàng đối với thuốc cấy tránh thai Implanon. 2. Khảo sát và điều trị một số tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SINH LÝ SINH SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ Hoạt động sinh sản của con người là để duy trì nòi giống. Các chức năng của cơ quan sinh dục đều được điều hòa và kiểm soát chủ yếu thông qua hệ thống nội tiết. Vùng dưới đồi kích thích tuyến yên, tuyến yên kích thích buồng trứng. Các hormon của buồng trứng lại tác động trở lại vùng dưới đồi tạo thành cơ chế hồi tác (cơ chế điều hoà ngược - feedback mechanism). Các hormon sinh dục của buồng trứng tác dụng trực tiếp lên các thành phần của bộ phận sinh dục như tử cung, cổ tử cung, vòi tử cung, âm hộ, âm đạo [10]. 1.1.1. Sinh lý hoạt động của hệ trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng 1.1.1.1. Vùng dưới đồi (Hypothalamus ) Là một cấu trúc thần kinh nhỏ, nằm ở sàn não trên giao thoa thị giác và dưới não thất ba. Vùng dưới đồi nối trực tiếp với tuyến yên. Về mặt giải phẫu, vùng dưới đồi (VDĐ) được phân thành 3 vùng: quanh não thất, giữa và bên. Mỗi vùng được chia nhỏ hơn thành những cấu trúc gọi là nhân. Trung khu sinh dục của vùng dưới đồi nằm ngay phía dưới hố yên, liên thông với tuyến yên bằng hệ mạch gánh Popa và Fielding. Tồn tại nhiều mức độ của cơ chế hồi tác vòng dài; vòng ngắn và vòng cực ngắn. Hồi tác vòng dài là sự tác động của các hormon trong tuần hoàn đến vùng dưới đồi, đó là hồi tác của androgen và estrogen lên các thụ thể steroid vùng dưới đồi và có chức năng điều hoà quan trọng trong hồi tác vòng ngắn. Vùng dưới đồi chế tiết chủ yếu là các yếu tố giải phóng tuyến yên: Hormon hướng sinh dục Gn-RH (Gonadotropin Releasing Hormone): Là hormon duy nhất điều khiển chế tiết LH và FSH. Sự chế tiết Gn-RH theo nhịp 3 và sự chế tiết này bị ảnh hưởng bởi nhiều chất nội tiết và dẫn truyền thần kinh. Nội tiết tuyến yên cũng được chế tiết theo nhịp gần giống như chế tiết Gn-RH. 1.1.1.2. Tuyến yên Nếu không kể vùng dưới đồi thì tuyến yên là một tuyến nội tiết chủ đạo kích thích nhiều tuyến nội tiết khác. Tuyến yên được chia thành 3 vùng hoặc 3 thuỳ: thuỳ trước, thuỳ trung gian, thuỳ sau. - Thuỳ trước tuyến yên Thuỳ trước tuyến yên là một tuyến nội tiết thực sự chế tiết ra các hormon hướng như hormon hướng giáp trạng, hormon hướng vỏ thượng thận, hormon hướng sinh dục. Trong đó, hormon hướng sinh dục gồm có FSH và LH. + FSH là một hormon hướng sinh dục có tác dụng kích thích nang noãn của buồng trứng phát triển. + LH là hormon hướng sinh dục có tác dụng kích thích phóng noãn, thành lập hoàng thể và kích thích hoàng thể chế tiết. + Prolactin là hormon kích thích tuyến vú tiết sữa Hormon hướng sinh dục FSH và LH được tiết bởi các tế bào gonadotroph ở thùy trước tuyến yên. Về mặt cấu trúc, có một sự tương đồng lớn giữa FSH và LH. Chúng đều là glycoprotein, giống nhau ở tiểu đơn vị alpha, chỉ khác nhau ở cấu trúc của tiểu đơn vị beta có thụ thể đặc hiệu. TSH và hCG cũng có tiểu đơn vị alpha giống với các hormon hướng sinh dục. Prolactin được cấu tạo bởi một chuỗi đa peptid gồm 198 amino acid, do tế bào hướng sữa ở tuyến yên trước tiết ra, kích thích tuyến vú bài tiết sữa. Chế tiết prolactin chịu sự kiểm soát ức chế có tính trương lực của PIF (Prolactin inhibiting Factor) do VDĐ tiết ra, nhiều khả năng nhất là dopamine. Ngoài ra thuỳ trước tuyến yên còn tiết ra hormon kích thích tuyến giáp, hormon kích thích vỏ thượng thận, hormon phát triển cơ thể. 4 Thuỳ sau tuyến yên Thuỳ sau tuyến yên chỉ bao gồm các mô thần kinh, là sự kéo dài trực tiếp của VDĐ. Nó nằm kề cận với thuỳ trước, nhưng riêng biệt về mặt mô học, có chức năng chế tiết oxytocin và vasopressin. 1.1.1.3. Buồng trứng Buồng trứng là một tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết. Về ngoại tiết, buồng trứng là nơi sản sinh ra noãn đồng thời cũng là nơi nuôi dưỡng noãn trưởng thành rồi phóng noãn. Về nội tiết, buồng trứng là nơi sản sinh ra các hormon sinh dục là estrogen và progesteron. 1.1.2. Sự phát triển - trưởng thành của nang noãn và sự phóng noãn Sự phát triển, trưởng thành và phóng noãn là một chuỗi các sự kiện có thứ tự và gắn bó chặt chẽ với nhau dẫn đến sự phóng thích một noãn đủ trưởng thành, có khả năng thụ tinh vào mỗi chu kỳ của người phụ nữ. 1.1.3. Sự phát triển của nang noãn Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, số lượng noãn đạt mức độ cao nhất (6-7 triệu). Ở thời điểm đó, xảy ra sự thoái hoá của noãn nguyên bào, tiếp theo sau là thoái hoá của nang noãn. Bé gái lúc sinh ra chỉ có1-2 triệu noãn ở mỗi bên buồng trứng. Đến tuổi dậy thì, chỉ còn 300.000 nang noãn (trong số 6 - 7 triệu noãn nguyên thuỷ) sẵn sàng cho phóng noãn. Trong số này chỉ có 400 - 500 nang noãn được phóng. Đến tuổi mãn kinh, buồng trứng gồm mô đệm dày và rất ít nang noãn còn lại nằm rải rác ở buồng trứng. Sự phát triển của nang noãn gồm một chuỗi các sự kiện xảy ra một cách có trật tự dẫn đến sự phóng noãn ở giữa chu kỳ, bao gồm: sự chiêu mộ các nang noãn, sự chọn lọc các nang noãn, sự vượt trội, sự thoái hoá của nang noãn và sự phóng noãn, quá trình này bắt đầu từ sự phát triển của noãn nguyên thuỷ, qua các giai đoạn nang noãn sơ cấp, nang noãn thứ cấp và nang 5 de Graff. Một chu kỳ phát triển nang noãn chỉ có một nang de Grraf trưởng thành và phóng noãn. + Dưới tác dụng của FSH và LH nang noãn lớn lên chín, phóng noãn. Nếu không được thụ tinh, sau 14 ngày sẽ diễn ra sự tiêu hoàng thể, làm giảm nồng độ estradiol và progesteron nội sinh dẫn đến hành kinh [1], [2], [3], [4 ], [10]. 1.2. TÁC DỤNG CỦA CÁC HORMON SINH DỤC NỮ 1.2.1. Estrogen - Làm phát triển cơ tử cung bằng cách làm tăng phát triển số lượng, độ dài và độ lớn của các sợi cơ. - Làm tăng nhạy cảm của cơ tử cung đối với oxytocin và các nhân tố gây co cơ. - Làm phát triển niêm mạc tử cung qua việc kích thích phân bào, gây quá sản niêm mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung. - Khi tụt đột ngột làm bong niêm mạc tử cung, gây chảy máu kinh nguyệt. - Kích thích các tuyến cổ tử cung chế tiết nhiều chất nhầy, làm cho chất nhầy trong và loãng khiến tinh trùng dễ xâm nhập lên đường sinh dục trên của người phụ nữ. - Làm phát triển các môi lớn và môi nhỏ của âm hộ. - Làm phát triển biểu mô âm đạo, làm dày thành âm đạo thông qua tác dụng duy trì làm chậm bong tế bào biểu mô âm đạo. - Làm phát triển tuyến sữa của vú. - Ngoài ra còn có tác dụng làm phát triển các đặc tính sinh dục phụ: kích thích tình dục, làm căng các dây thanh âm khiến giọng nói có âm sắc cao, giữ nước, giữ natri, gây phù, giữ canxi ở xương [1], [2], [3], [4], [12]. 1.2.2. Progesteron - Làm mềm sợi cơ tử cung, làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin. 6 - Cộng đồng với E làm niêm mạc tử cung chế tiết nhất là sau khi đã có sự chuẩn bị bằng E. Dùng liều cao kéo dài làm niêm mạc tử cung thiểu dưỡng (teo). - Chức năng quan trọng của Progesteron là chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng. - Ức chế tiết chất nhầy của các tuyến trong ống cổ tử cung. - Làm bong các tế bào biểu mô âm đạo. - Làm giảm phát triển mô liên kết ở vú. - Có tác dụng lợi tiểu, giảm phù. - Làm tăng nhiệt độ cơ thể từ 0,3- 0,5 độ C. - Tác dụng kháng Estrogen. 1.3. SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, các hormon được chế tiết ra có tính chu kỳ, trật tự. Song song với sự chế tiết hormon này, nội mạc tử cung tăng sinh nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi [2], [3], [4]. Và căn cứ trên chu kỳ kinh nguyệt để lấy mốc, bắt đầu thực hiện cho một biện pháp tránh thai. 1.3.1. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường Ở người, chu kỳ kinh nguyệt có thể chia thành 2 phần: - Chu kỳ buồng trứng: được chia thành giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể + Giai đoạn nang noãn: cơ chế điều hoà ngược của hormon thúc đẩy sự phát triển có tính trật tự của một noãn vượt trội, nang này trưởng thành vào giữa chu kỳ và chuẩn bị cho phóng noãn. Thời gian trung bình của giai đoạn nang noãn là 10-14 ngày. Sự thay đổi của giai đoạn nang noãn chịu trách nhiệm cho hầu hết của những thay đổi trong toàn bộ chu kỳ. + Giai đoạn hoàng thể: tính từ lúc rụng trứng đến lúc bắt đầu hành kinh, kéo dài trung bình 14 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 21-35 ngày, thời gian hành kinh 2 - 6 ngày và lượng máu mất trung bình là 20 - 60ml. Tuy nhiên, khi 7 nghiên cứu một số lượng lớn chu kỳ kinh nguyệt, người ta nhận thấy rằng chỉ khoảng 2/3 phụ nữ trưởng thành có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21-35 ngày. Đặc trưng của hai cực của đời sống sinh sản (tuổi dậy thì và tiền mãn kinh) là có số chu kỳ không phóng noãn hoặc chu kỳ không đều cao hơn. - Chu kỳ tử cung được phân thành giai đoạn tăng sinh và giai đoạn chế tiết tương ứng với chu kỳ buồng trứng. + Thời kỳ tăng sinh: Theo quy ước, ngày bắt đầu hành kinh được kể là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Sau hành kinh, màng rụng đáy bao gồm các tuyến nguyên thuỷ và chất đệm dày và chặt nằm kế cận với cơ tử cung. Đáp lại sự gia tăng của Estrogen trong tuần hoàn, màng rụng chức năng phát triển bằng cách gián phân liên tục nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi. Đó là đặc trưng của thời kỳ tăng trưởng. Lúc bắt đầu thời kỳ tăng trưởng, nội mạc tử cung (NMTC) tương đối mỏng (1-2mm). Thay đổi nổi bật trong thời kỳ này là sự phát triển của các tuyến nội mạc thẳng, hẹp và ngắn thành những cấu trúc dài hơn, ngắn hơn ngoằn ngoèo. Trong suốt thời kỳ này, chất đệm dày và đặc. Các cấu trúc mạch máu ít khi được nhìn thấy. - Thời kỳ chế tiết: Ở chu kỳ 28 ngày, sự phóng noãn xẩy ra vào ngày thứ 14. Trong vòng 48-72 giờ sau phóng noãn, progesteron được tiết ra. Điều này chuyển NMTC sang giai đoạn chế tiết, lòng tuyến chứa các sản phẩm tiết giàu protein. Đối lập với thời kỳ tăng sinh, đặc trưng của thời kỳ chế tiết là có sự tác động của progesteron đến tế bào bên cạnh tác động của estrogen. Nói chung, tác động của progesteron đối lập với tác động của estrogen. Sự xuất hiện của progesteron sau phóng noãn làm giảm các thụ thể của estrogen ở tế bào NMTC. Do đó, ở nửa sau của chu kỳ, có sự đối lập giữa quá trình tổng hợp DNA bởi estrogen với quá trình gián phân của tế bào. Sau rụng trứng 6-7 ngày, hoạt động chế tiết của tuyến đạt cực đại và nội mạc được chuẩn bị tốt 8 nhất cho sự làm tổ của túi phôi. Khoảng 2 ngày trước khi hành kinh, có một sự gia tăng đáng kể số lượng bạch cầu hạt và bạch cầu lympho (từ hệ thống mạch máu di cư vào). Sự “thâm nhiễm bạch cầu” này báo trước cho sự suy sụp mô đệm của nội mạc và khởi phát hành kinh. 1.3.2. Hành kinh Nếu không có sự làm tổ, các tuyến ngừng lớp chế tiết và xảy ra sự phá vỡ không đều lớp màng rụng chức năng. Kết quả là bong nội mạc này, tạo nên hiện tượng hành kinh. Nguyên nhân của bong lớp nội mạc là do sự thoái hóa của hoàng thể và giảm đột ngột nồng độ estrogen và progesteron do hoàng thể tiết ra. Với sự tụt giảm của các hormon sinh dục, các động mạch xoắn co thắt dữ dội, cuối cùng dẫn đến thiếu máu cục bộ NMTC. Đồng thời, các lysosome bị phá hủy và phóng thích enzym thủy phân protein. Điều này thúc đẩy hơn nữa sự phá hủy mô tại chỗ. Lớp nội mạc này bị bong ra, để lại màng rụng đáy - là nguồn gốc cho sự phát triển của nội mạc ở chu kỳ kế tiếp. Prostaglandin được sản xuất trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và đạt nồng độ cao nhất trong lúc hành kinh. Prostaglandin F2α là một chất có khả năng gây co mạch, dẫn tới sự co thắt hơn nữa của các tiểu động mạch xoắn và thiếu máu cục bộ NMTC. Prostaglandin F2α cũng gây co cơ tử cung. Điều này làm giảm luồng máu đến thành tử cung và tống xuất mô nội mạc khỏi buồng tử cung một cách tự nhiên. 1.4. SINH LÝ CỦA SỰ THỤ THAI 1.4.1. Sự thụ tinh Sau khi giao hợp, tinh trùng di chuyển qua âm đạo, vào tử cung rồi đến vòi trứng. Tinh trùng thường gặp trứng ở 1/3 ngoài của vòi trứng. Tại đây, khi gặp trứng tinh trùng phá vỡ lớp tế bào hạt bao quanh trứng và lớp vỏ ngoài của trứng nhờ men hyaluronidase và các men phân giải protein, men này khuếch tán vào lớp hàng rào làm khép lớp này lại và ngăn không cho tinh trùng thứ hai xâm nhập vào trứng. Thời gian tồn tại của trứng rất ngắn, chỉ từ 24-48giờ. Tinh trùng tồn tại trong đường sinh dục nữ khoảng 24 - 72 giờ, 9 nhưng khả năng thụ tinh cao nhất là khoảng 12 - 24 giờ. Vì vậy, muốn có hiện tượng thụ tinh, tinh trùng phải gặp trứng vào đúng ngày rụng trứng hoặc trong khoảng trước và sau rụng trứng 1 ngày. 1.4.1.1. Trứng đã thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung Nhờ nhu động của ống dẫn trứng, trứng được di chuyển đến tử cung. Thời gian di chuyển khoảng 4 ngày. Trong thời gian di chuyển trứng trải qua quá trình phân chia và khi chạm vào niêm mạc tử cung trứng có thể làm tổ được ngay. Vì lý do nào đó trứng đã thụ tinh không di chuyển được vào buồng tử cung, trứng có thể phát triển ngay tại tử cung hoặc loa vòi, hoặc do nhu động theo chiều ngược lại của ống dẫn trứng làm trứng rơi vào ổ bụng. Những trường hợp này được gọi là chửa ngoài tử cung, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy cơ tử vong, vỡ chảy máu làm nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. 1.4.1.2. Trứng làm tổ và phát triển trong buồng tử cung Sau khi vào đến buồng tử cung, trứng tiếp tục phát triển thêm khoảng 4-5 ngày rồi mới gắn vào niêm mạc tử cung. Như vậy trứng đã thụ tinh thường làm tổ trong niêm mạc tử cung vào khoảng ngày thứ 7- 8, kể từ khi rụng trứng, đó cũng là lúc niêm mạc tử cung chuẩn bị đón trứng vào làm tổ. Nơi trứng làm tổ thường là ở vùng đáy tử cung, mặt sau nhiều hơn mặt trước và là nơi bằng phẳng nhất [11], [12]. 1.5. LỊCH SỬ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 1.5.1. Lịch sử các biện pháp tránh thai nói chung Trong nhiều thập kỷ qua, sự sinh sản đã có ý nghĩa với mức độ thay đổi với con người, tuỳ thuộc vào các mối quan hệ xã hội. Trước đây, cuộc đời người phụ nữ tập trung vào việc đạt được “sự thành công cao nhất về sinh sản” đảm bảo tương lai gia đình. Trong các thế kỷ trước, việc mang thai và sinh đẻ có mức độ bệnh tật và tử vong rất cao mà ngay nay không thể tưởng tượng được: tỷ lệ tử vong mẹ cho đến cuối thế kỷ XIX được ước lượng vào 10 [...]... CY QUE THUC TRNH THAI 2.6.1.Tt nht l trong vũng ngy th nht n ngy th 5 ca chu k kinh t nhiờn ca ngi ph n 2.6.2 ang ung thuc trỏnh thai kt hp chuyn sang, tt nht nờn cy Implanon vo ngy k tip sau khi ung viờn thuc trỏnh thai ca ngy hụm trc 2.6.3.ang dựng thuc tiờm trỏnh thai chuyn qua vi iu kin thuc tiờm trỏnh thai cũn thi gian tỏc dng nga thai 2.6.4 Sau sy thai t nhiờn hoc sau no hỳt thai vi iu kin lũng... cy trỏnh thai Implanon So vi cỏc bin phỏp trỏnh thai khỏc, thuc cy trỏnh thai ó c chng minh qua cỏc nghiờn cu nc ngoi l mt trong nhng bin phỏp trỏnh thai hiu qu, an ton v d chp nhn nht [7], [8], [9] Trờn th gii hin cú 4 loi thuc cy trỏnh thai [19], [29], [34], [38], [51], [67] - Mnh cy cha Levonorgestrel cú tỏc dng trỏnh thai trong 5 nm Gm 2 loi: Norplant đ 6 que v Jadelleđ 2 que - Mnh cy Implanon ... tỏc dng trỏnh thai trong 3 nm - Mnh cy cha Progestogen l Nestorone cú 2 loi: + Nestorone đ 1que, tỏc dng trỏnh thai trong 2 nm + Elcomtrineđ 1 que, tỏc dng trỏnh thai trong 6 thỏng - Mnh cy Uniplantđ1 que, tỏc dng trỏnh thai trong 1 nm Trờn th gii cú 4 loi mnh cy trỏnh thai, nhng cú 2 loi c dựng ph bin c chp nhn rng rói ú l Norplant đ, Jadelleđ v hin ti l Implanon Cỏc que cy trỏnh thai khụng nh hng... vũng kinh quan sỏt c P: s trng hp tht bi cú thai /100 ph n s dng phng phỏp trỏnh thai /1 nm Ngoi vn hiu qu trỏnh thai cao, cỏc phng phỏp trỏnh thai cũn phi khụng nh hng n sc kho ngi s dng v c s chp nhn x dng mt cỏch rng rói ca cng ng [4], [11], [72] Tỡnh hỡnh nghiờn cu trờn th gii v thuc trỏnh thai mnh cy Cú rt nhiu nghiờn cu trờn th gii v mnh cy trỏnh thai ca cỏc nc, t chc Y t Th Gii k c hóng sn... 24 tớnh an ton, hiu qu trỏnh thai, kh nng chp nhn ca cng ng, cỏc tỏc dng ph ca mnh cy trỏnh thai Kt qu nghiờn cu ó chng minh tớnh hiu qu cao, an ton v tin li ca thuc cy trỏnh thai so vi cỏc phng phỏp trỏnh thai khỏc Ti Thỏi Lan, mt nghiờn cu m khụng so sỏnh trong 4 nm tin hnh trờn 100 ph n kho mnh vi mnh cy Implanon Kt qu ca nghiờn cu ny cho thy khụng cú trng hp no cú thai trong s 296 lt ph n s dng... [49], [54], [81] Maỡng kióứm soaùt tọỳc õọỹ phoùng thờch (0,06mm) a b a Loợi: 40% EVA 60 % etonogestrel b Maỡng: 100% EVA Hỡnh 1.2 Cu trỳc ca que cy Implanon [72] Hỡnh 1.3 Hỡnh nh que cy trỏnh thai [72] 1.6.3 C ch trỏnh thai ca Implanon Implanon trỏnh thai nh vo 3 c ch [59], [76] Mt l c ch rng trng (khụng cú nang noón vt tri) Hai l lm c cht nhy c t cung ngn chn s xõm nhp ca tinh trựng lờn ng sinh dc... cú th cú thai li bt c lỳc no Do ú bn nờn dựng ngay mt bin phỏp trỏnh thai khỏc nu khụng mun cú thai li 2.9 THEO DếI SAU CY THUC TRNH THAI NH GI CC TC DNG PH KHễNG MONG MUN V X TR CC TC DNG PH 2.9.1 Theo dừi Sau khi cy thuc vi 5 ln theo dừi trong 12 thỏng (1thỏng, 3 thỏng, 6 thỏng 9 thỏng, 12 thỏng) khỏch hng s c theo dừi cỏc vn sau - Hiu qu trỏnh thai ca bin phỏp c ỏnh giỏ bng vic xy ra cú thai trong... qu trỏnh thai Hiu qu trỏnh thai ca bin phỏp rt cao Ch s Pearl Index: 0.0, khong tin cy 95% Theo nghiờn cu ca mt t chc Inonờxia, theo dừi 53.530 vũng kinh, khụng xy ra trng hp no cú thai Cỏc nghiờn cu khỏc thc hin trờn th gii thỡ ch s tht bi ca bin phỏp cy trỏnh thai ny cng bng khụng (pearl index) [6], [7], [9], [14], [36], [37], [41], [52], [56], [57], [59], [67], [74] Thun li Bin phỏp trỏnh thai ny... ln trỏnh thai c thi gian di 3 nm, cú tỏc dng trỏnh thai nhanh ngay khi cy (< 24 gi) nờn cy trong vũng t ngy th nht n ngy th nm ca chu k kinh nu l vũng kinh u thỡ cú hiu qu trỏnh thai cao ch s pearl bng 0 [7], [14], [57], [73], [74] Thuc khụng nh hng n s tit sa, cng nh cht lng ca sa [38], [69], khụng cú nhng tỏc dng ph ca viờn thuc trỏnh thai kt hp Khụng nh hng ti ham mun tỡnh dc L thuc trỏnh thai hi... trỏnh thai l nhng bin phỏp nhm ngn chn s gp g ca tinh trựng v trng Nú cú th l mt hng ro c hc hoc hoỏ hc ngn cn s thnh lp giao t, hoc ngn chn s lm t ca trng, mi bin phỏp trỏnh thai u cú nhng u im v tỏc dng khụng mong mun, nht l phng phỏp trỏnh thai ni tit hay xy ra xỏo trn kinh nguyt [31], [37], [42] Implanon l mt trong nhng bin phỏp nhm bo v sc kho m tt c cỏc cp v chng cú th thc hin Vic phũng trỏnh thai . tài: "Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon tại tỉnh Thừa Thiên - Huế& quot; nhằm hai mục tiêu cơ bản sau: 1. Đánh giá hiệu quả tránh thai và khả năng chấp. pháp sử dụng: vòng tránh thai, bao cao su, thuốc viên tránh thai, triệt sản, tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai còn. nhận của khách hàng đối với thuốc cấy tránh thai Implanon. 2. Khảo sát và điều trị một số tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SINH LÝ SINH SẢN CỦA

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của Etonogestrel [70], [73]. - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của Etonogestrel [70], [73] (Trang 16)
Hình 1.3. Hình ảnh que cấy tránh thai [72] - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Hình 1.3. Hình ảnh que cấy tránh thai [72] (Trang 19)
Hình 1.2. Cấu trúc của que cấy Implanon [72] - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Hình 1.2. Cấu trúc của que cấy Implanon [72] (Trang 19)
Hình 1.4. Cách cấy que Implanon [73] - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Hình 1.4. Cách cấy que Implanon [73] (Trang 33)
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuối - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuối (Trang 40)
Bảng 3.2 cho thấy, khách hàng nhiều nhất là làm nghề buôn bán, chiếm tỷ lệ là 33,3%; tiếp tới là các nghề khác có tỷ lệ là 29,5%, cán bộ công nhân viên với tỷ lệ là 20,8% và sau cùng là khách hàng nội trợ chiếm 16,4%. - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.2 cho thấy, khách hàng nhiều nhất là làm nghề buôn bán, chiếm tỷ lệ là 33,3%; tiếp tới là các nghề khác có tỷ lệ là 29,5%, cán bộ công nhân viên với tỷ lệ là 20,8% và sau cùng là khách hàng nội trợ chiếm 16,4% (Trang 41)
Bảng 3.3. Phân bố theo địa bàn cư trú - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.3. Phân bố theo địa bàn cư trú (Trang 42)
Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3.8. Cân nặng trung bình trước khi cấy que tránh thai Cân nặng (Kg) Số trường hợp Tỷ lệ % X ±  SD - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.8. Cân nặng trung bình trước khi cấy que tránh thai Cân nặng (Kg) Số trường hợp Tỷ lệ % X ± SD (Trang 47)
Bảng  3.9. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt của đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
ng 3.9. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt của đối tượng nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 3.12. Sự hiện diện của que cấy tại vị trí cấy sau mỗi lần thăm khám Số que tránh thai - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.12. Sự hiện diện của que cấy tại vị trí cấy sau mỗi lần thăm khám Số que tránh thai (Trang 50)
Bảng 3.18. Các tác dụng phụ khác - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.18. Các tác dụng phụ khác (Trang 55)
Bảng 3. 20. Hướng xử trí các tác dụng phụ - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3. 20. Hướng xử trí các tác dụng phụ (Trang 56)
Bảng 3.21. Cách  điều trị các tác dụng phụ sau cấy que tránh thai - Nghiên cứu khả năng chấp nhận, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai implanon tại tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.21. Cách điều trị các tác dụng phụ sau cấy que tránh thai (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w