Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
145,9 KB
Nội dung
CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI MỤC TIÊU 1. Nêu được chỉ định, chống chỉ định, chuẩn bị dụng cụ chọc hút dịch màng phổi. 2. Thực hiện được quy trình chuẩn bị và tiến hành chọc hút dịch màng phổi. 3. Nêu được các biến chứng chọc hút màng phổi và cách đề phòng. • 1. Chỉ định • - Là thủ thuật chẩn đoán có giá trị ở người bệnh tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân. Xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi khuẩn dịch màng phổi, phân biệt được dịch thấm, dịch tiết và giúp cho tìm nguyên nhân thuận lợi hơn. • - Là thủ thuật điều trị: Suy hô hấp sẽ giảm nhanh chóng ở người tràn dịch nhiều sau khi được dẫn lưu dịch màng phổi. • 2. Chống chỉ định • - Nguy cơ xuất huyết ở người dùng thuốc chống đông, người có bệnh lý đông máu hoặc giảm tiểu cầu. Tuỳ từng trường hợp, có thể truyền huyết tương đông lạnh, tiểu cầu cho người có rối loạn đông, cầm máu nặng. • - Chọc dò màng phổi phải rất thận trọng ở người bệnh thông khí nhân tạo, vì thông khí áp lực dương dễ làm cho tổ chức phổi chạm vào kim gây tràn khí màng phổi. Cần chọc dưới sự hướng dẫn của siêu âm. • - Thủ thuật nên trì hoãn ở những người bệnh suy hô hấp, rối loạn huyết động nặng cho đến khi tình trạng ổn định. • - Tràn dịch khu trú hoặc ít nên được tiến hành ở những người có kinh nghiệm, tốt hơn dưới sự hướng dẫn của siêu âm. • - Không nên chọc qua vùng da bị nhiễm khuẩn: viêm da, herpes • 3. Dụng cụ • - Dung dịch sát khuẩn: povidine iodine • - Gạc vô khuẩn • - Bơm tiêm 5ml để gây tê, bơm tiêm 35-60ml để hút dịch • - Kim tiêm :25G, 22G, !8G gắn với catheter • - Khoá 3 chiều • - Dây dẫn lưu • - Băng dính vô khuẩn • - Ống đựng dịch xét nghiệm • - Bình chân không lớn. • 4. Chuẩn bị • - Giải thích về thủ thuật để người bệnh yên tâm, hợp tác • - Rửa tay, mang găng. • - 1-2 người phụ để giữ và theo dõi người bệnh, phối hợp lấy dịch vào ống nghiệm và bình chứa • - Để người bệnh tư thế ngồi cạnh giường, tay dựa lên bàn phía trước. • - Nếu người bệnh không ngồi được có thể nằm nghiêng sang bên hoặc nằm ngửa. • - Xác định mức độ tràn dịch bằng gõ đục, nghe rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm. • - Nên chọc kim ở vị trí thấp hơn mức tràn dịch 1-2 khoang liên sườn và 5-10 cm cách cột sống. Không được chọc kim dưới xương sườn 9, dễ gây tổn • thương tạng trong ổ bụng • - Đánh dấu vị trí chọc, sát khuẩn và trải khăn vô khuẩn. • - Gây tê thượng bì với kim 25G ở vị trí bờ trên của xương sườn dưới đã chọn • bằng lidocain 1-2%. • - Thay kim 22G, chọc vào bờ • trên của xương sườn. • Kéo ruột bơm tiêm mỗi 2 • hoặc 3 mm để tránh chọc • vào mạch máu và để kiểm tra • đã vào đúng màng phổi chưa • Khi hút thấy dịch màng phổi, • dừng lại và gây tê màng phổi. • Chú ý đánh dấu độ sâu của kim trước khi rút kim. • 5. Hút dịch màng phổi • - Cầm catheter đầu có gắn kim 18G • - Chọc kim vào bờ trên của xương sườn ở vị trí đã xác định trước. • - Vừa đẩy kim vừa kéo • lòng bơm tiêm. • - Khi thấy dịch chảy ra • dừng lại. • - Luồn catheter và rút kim. • Chú ý bịt lỗ catheter • để tránh không khí vào khoang màng phổi • - Lắp bơm tiêm lớn vào khoá 3 chiều. • - Mở khoá và hút khoảng 50 ml • dịch để xét nghiệm, sau đó • đóng khoá. • - Nếu muốn tháo dịch nhiều • để điều trị thì nối ống dẫn một • đầu vào cửa thứ ba của khoá, • đầu kia với bình chân không. • Không được lấy quá 1500 ml. • - Sau khi lấy đủ lượng dịch, • rút catheter ở cuối thì thở ra • - Băng kín bằng băng dính. • - Lau sạch da xung quanh. • - Thu dọn dụng cụ, để nơi quy định. • 6. Xét nghiệm dịch màng phổi • - Dịch màng phổi được chứa vào ống nghiệm đúng quy cách và gửi xét nghiệm ngay. • - Tuỳ theo tình trạng dịch và người bệnh mà yêu cầu xét nghiệm sinh hoá: protein, LDH, ph ,tế bào và vi khuẩn. • 7. Biến chứng • - Tràn khí màng phổi ít gặp, nếu có ít khi phải đặt ống ngực. • - Chụp x quang phổi theo dõi nếu người bệnh tràn khí, • đau ngực, khó thở, giảm ô xy máu, người bệnh thông khí nhân tạo. • - Biến chứng khác: Đau, ho, nhiễm khuẩn tại chỗ. • - Biến chứng nặng: chảy máu màng phổi, tổn thương các cơ quan trong ổ bụng, tắc mạch khí, phù phổi sau dãn nở (postexpansion). Đề phòng phù phổi sau dãn nở bằng cách tránh hút dịch quá 1500 ml. [...]... Để tránh biến chứng, cần chú ý 6 điểm sau: • + Sử dụng thành thạo các dụng cụ Dùng không đúng khoá 3 chiều có thể gây tràn khí màng phổi • + Xác định đúng mức dịch bằng khám lâm sàng cẩn thận Chụp nghiêng để xem có phải tràn dịch thể tự do không • Tràn dịch ít hoặc khu trú nên được tiến hành ở người có kinh nghiệm với sự hướng dẫn của siêu âm • + Kiểm tra đông máu và tiểu cầu trước khi chọc • + Chọc. .. người có kinh nghiệm với sự hướng dẫn của siêu âm • + Kiểm tra đông máu và tiểu cầu trước khi chọc • + Chọc kim ở bờ trên xương sườn để tránh tổn thương mạch máu, thần kinh • + Lấy dịch dưới 1500 ml đề phòng phù phổi sau giãn nở • + Rút kim ở cuối thì thở ra áp lực trong phổi âm trong thì hít vào có thể dẫn đến tràn khí . CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI MỤC TIÊU 1. Nêu được chỉ định, chống chỉ định, chuẩn bị dụng cụ chọc hút dịch màng phổi. 2. Thực hiện được quy trình chuẩn bị và tiến hành chọc hút dịch màng phổi. 3 tránh chọc • vào mạch máu và để kiểm tra • đã vào đúng màng phổi chưa • Khi hút thấy dịch màng phổi, • dừng lại và gây tê màng phổi. • Chú ý đánh dấu độ sâu của kim trước khi rút kim. • 5. Hút. chứng chọc hút màng phổi và cách đề phòng. • 1. Chỉ định • - Là thủ thuật chẩn đoán có giá trị ở người bệnh tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân. Xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi khuẩn dịch màng