1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011

56 525 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 661 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế, Ngành y tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức khoẻ nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt và toàn diện. Nhiều bệnh tật đã được khống chế và đẩy lùi, hầu hết các chỉ tiêu sức khoẻ cơ bản đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra[1]. Hệ thống y tế được củng cố và mở rộng, nhằm mục tiêu thực hiện công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày một tăng về số lượng và chất lượng. Mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng trong thực tế, hiệu quả và chất lượng các hoạt động của ngành y tế nói chung và hoạt động khám chữa bệnh nói riêng, còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới[7]. Xã hội hoá dịch vụ y tế có thể được nhìn nhận như một cách tiếp cận đúng, song cả về mặt cơ chế lẫn kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục[24]. Thật vậy, theo báo cáo tại Hội thảo về đổi mới quản lý các dịch vụ khám, chữa bệnh, hệ thống y tế công tại Việt Nam có mạng lưới từ trung ương đến xã, phường, đã có nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, ít chú trọng đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người bệnh; quản lý chưa tốt dẫn đến kinh phí khám chữa bệnh không được sử dụng hiệu quả[24] Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Y tế, đổi mới quản lý dịch vụ khám chữa bệnh sẽ bao gồm cả tăng cường hoạt động y tế công, phát triển y tế tư nhân song song với phát triển hệ thống thanh tra, giám sát và khuyến khích y tế tư nhân tham gia các dịch vụ mà Nhà nước chưa thể đáp ứng được. Vấn đề được đặt ra là người dân khi bị ốm đau thường đến những loại cơ sở khám, chữa bệnh nào? Giữa các nhóm người dân có thu nhập khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, thì việc sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh cho họ như thế nào? Đây là vấn 1 đề luôn được ngành y tế quan tâm, nhất là những người làm công tác y tế công cộng. Đặc biệt, việc tiếp cận cơ sở khám, chữa bệnh của người dân huyện Phú Tân hiện nay vẫn còn chưa được xem xét. Xuất phát từ những vấn đề quan tâm trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện Phú Tân năm 2011” với các mục tiêu sau: - Xác định tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện Phú Tân năm 2011. - Xác định một số yếu tố liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Dịch vụ khám, chữa bệnh 1.1.1. Một số khái niệm - Dịch vụ: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động nội bộ của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng[19]. - Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận[22]. - Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn, kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh[22]. - Người bệnh: là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh[22]. - Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh[22]. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh[22]. 1.1.2. Dịch vụ khám, chữa bệnh trên thế giới - Về hệ thống tổ chức: hiện nay, các nước trên thế giới nhà nước thống nhất việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân. Hầu hết các nước có hệ thống tổ 3 chức cơ sở khám, chữa bệnh từ trung ương đến địa phương, theo địa giới hành chính hoặc cụm dân cư. - Về nguồn lực và chi phí y tế: nguồn lực y tế của các nước hoàn toàn khác nhau và phụ thuộc vào trình độ kinh tế, chính trị của từng nước. Ở các nước phát triển, nguồn lực kinh tế cho y tế lớn nên hệ thống y tế phát triển. Chi phí cho y tế của các nước phát triển rất cao như Mỹ, Anh, Nhật, trong đó đứng đầu là Mỹ. Chi phí y tế bình quân theo đầu người của Mỹ hiện cao nhất thế giới ( 5.267 USD/người/năm, cao hơn hai lần chi phí ở các nước châu Âu và gấp đôi ở Anh quốc, Canada, Châu Úc và New Zealand[25]. So với mức thu nhập bình quân đầu người được chi cho y tế thì ba nước mới gia nhập châu Âu là Estonia, Hungary và Ba Lan đã có một dịch vụ y tế cực kỳ tốt, trong đó Estonia thậm chí còn xếp trên Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha[13]. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động y tế không phải hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính và chất lượng khám, chữa bệnh không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với chi phí y tế. - Về chất lượng chăm sóc và điều trị: theo Tổ chức Y tế thế giới (1983): chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân là phải đảm bảo mỗi bệnh nhân về cả hai mặt, về mặt sức khoẻ: bệnh nhân được thực hiện tất cả các thao tác kỹ thuật cần thiết để chẩn đoán và điều trị nhằm đem lại kết quả sức khoẻ tốt nhất, về mặt thứ hai: phải thích ứng với sự phát triển khoa học y học, với giá cả hợp lý nhất để cho ra kết quả tốt nhất. Một công ty y tế tư nhân của Thụy Điển (Health Consumer Powerhouse) vừa công bố kết quả khảo sát vào năm 2005, ở 12 nước theo 5 nhóm là: quyền lợi và thông tin cung cấp cho bệnh nhân, thời gian chờ đợi cho mỗi lần khám, kết quả chăm sóc, sự ân cần với bệnh nhân và quá trình cấp thuốc. Những thông tin được lấy bằng cách nói chuyện với các chuyên gia và bệnh nhân rồi 4 được kiểm tra bởi Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức vì sự cộng tác và phát triển kinh tế. Theo báo cáo này Hà Lan, Thụy Sĩ và Đức là ba nước có dịch vụ y tế tốt nhất châu Âu[13]. Pháp, quốc gia thường xuyên về nhất trong những cuộc khảo sát như thế này đã xuống vị trí thứ 7. Trong khi đó thì Anh còn thấp hơn, chỉ được xếp thứ 9 và chỉ hơn được Hungary, Ý và Ba Lan. Ở Đông Nam Á, Singapore là nơi có chất lượng dịch vụ y tế đứng đầu khu vực và hàng đầu thế giới[21]. Chi phí chữa bệnh ở Singapore rẻ hơn so với các nước phát triển khác. - Về nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB: theo báo cáo tổng quan Ngành y tế Việt Nam[2], số lần KCB ở các cơ sở y tế công/người/năm ở các nước châu Á lần lượt là: Sri lanka 2,1 lần; Singapore 1,8; Trung Quốc 1,8; Pakistan 1,0; Ấn Độ 0,8; Malaysia 0,7; và Campuchia 0,4. Trong đó Việt Nam 1,7 lần thấp hơn so với Sri lanka, Singapore và trung Quốc. 1.1.3. Dịch vụ khám, chữa bệnh tại Việt Nam 1.1.3.1. Tình hình KCB : hệ thống tổ chức và hoạt động Hệ thống y tế Việt Nam được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử, trong các bối cảnh khác nhau về kinh tế - xã hội và đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng như sự phát triển của ngành Y tế[21]. Hệ thống khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác[22]. Trong những năm qua, với sự nổ lực và quyết tâm của toàn ngành , công tác khám, chữa bệnh đã giành được nhiều thành tựu to lớn. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005, của Bộ chính trị nhận định: “ Trong hơn 10 năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta đạt 5 được nhiều thành tựu quan trọng” [5]. Những thành tựu đó được thể hiện ở những điểm sau: - Đã hình thành được một hệ thống khám, chữa bệnh đa dạng cả công và tư, đa dạng về chuyên ngành và loại hình dịch vụ. Hiện nay cả nước có khoảng 13.500 cơ sở y tế công lập, bao gồm 166.500 giường bệnh của 961 bệnh viện, 11.576 Trạm y tế[28]. Bên cạnh đó còn có 7.793 cơ sở cung cấp dịch vụ khác như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, và 6.414 phòng chẩn trị y học dân tộc[4]. - Nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và chăm sóc đã được ứng dụng thành công như: phẫu thuật tim hở, thay van tim, bắc cầu mạch vành, nối chi, ghép thận, ghép gan, thụ tinh trong ống nghiệm… 1.1.3.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân - Nhu cầu CSSK của nhân dân càng cao về số lượng, chất lượng, loại hình và phạm vi cung cấp dịch vụ. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tiếp tục gia tăng. Chất lượng dịch vụ kỹ thuật và chất lượng phục vụ tuy đã được cải tiến nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tình trạng lạm dụng kỹ thuật cao, xét nghiệm, lạm dụng thuốc và tăng điều trị nội trú trong trường hợp không cần thiết vẫn tồn tại. Trong khi đó, việc tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch y tế còn nhiều bất cập[27]. - Viện phí là nguyên nhân tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ một cách giả tạo. Khi quyền lợi của người thầy thuốc phụ thuộc vào sự chi trả trực tiếp của bệnh nhân, thầy thuốc có thể chỉ định những dịch vụ hoặc thuốc không thật sự cần thiết cho người bệnh để tăng thu phí[11]. - Dựa quá nhiều vào việc tự điều trị và vào lời khuyên của người bán thuốc để chữa bệnh: trong khi hiện tượng bệnh nhân bỏ qua hệ thống y tế để tự 6 đến mua thuốc trực tiếp ở các hiệu thuốc và những người bán thuốc (nghĩa là tự điều trị) không phải là hiếm ở nhiều nước đang phát triển thì ở Việt Nam dường như người dân, đặc biệt là người nghèo, dựa quá nhiều vào các quầy thuốc như là các cơ sở cung ứng DVYT. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy số lần sử dụng tại quầy thuốc chiếm tới 2/3 tổng số lần sử dụng DVYT[2] (không kể những lượt sử dụng dịch vụ chỉ để mua theo đơn kê của thầy thuốc). Cả tự điều trị lẫn dựa vào lời khuyên của người bán thuốc đều nguy hiểm, và chắc chắn là tình trạng đó góp phần làm tăng sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn ở Việt Nam. - Sử dụng thuốc không hợp lý và lạm dụng thuốc: sự sẵn có các loại thuốc và với giá cạnh tranh đã làm tăng thói quen tự điều trị. Tự điều trị gắn liền với việc lạm dụng và sử dụng các loại kháng sinh bất hợp lý. Ngay cả khi thuốc đã được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân cũng ít tuân thủ các hướng dẫn điều trị hợp lý. Nhất là các bệnh nhân nghèo thường chỉ uống kháng sinh trong vòng 2 ngày, bởi vì họ không đủ tiền để mua cả đợt điều trị[18]. - Lệ thuộc quá nhiều vào dịch vụ điều trị của các bệnh viện: hệ thống y tế công ở Việt Nam khá tập trung vào mảng bệnh viện. Tỷ lệ giường bệnh so với dân số ở Việt Nam cao hơn cả ở Malaysia, Thái Lan và Philippine[2]. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Nam có tỷ lệ nhập viện vào loại cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả những điều này cho thấy so với các cơ sở CSSK ban đầu thì các bệnh viện, vốn không phải là các cơ sở điệu trị có hiệu quả nhất các bệnh thường gặp ở Việt Nam, lại được người dân sử dụng quá nhiều, đặc biệt là các nhóm giàu. - Tình trạng thiếu công bằng trong việc sử dụng bệnh viện công: một trong những vấn đề cơ bản gây khó khăn cho hệ thống y tế công của Việt Nam là tình trạng thiếu công bằng trong sử dụng các bệnh viện công. Vì thế, trong 7 những năm qua Nhà nước đã tiến hành nhiều chương trình nhằm giảm bớt những bất lợi cố hữu mà người nghèo phải đối mặt, như cấp thẻ KCB miễn phí và miễn giảm viện phí. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng các biện pháp quan trọng này đã không cải thiện được bao nhiêu khả năng tiếp cận các bệnh viện công của người nghèo như dự kiến. Đa số bệnh nhân sử dụng bệnh viện thuộc diện khá giả đã đặt ra một vấn đề bởi vì trên 3/4 chi ngân sách thường xuyên của Nhà nước cho y tế được đầu tư cho hệ thống bệnh viện[2]. - Khả năng tiếp cận DVYT về mặt địa lý thấp ở các vùng xa xôi hẻo lánh: trong khi khả năng tiếp cận (về mặt địa lý) tới các DVYT của người dân Việt Nam là tuyệt vời, thì việc tiếp cận về mặt địa lý ở một số vùng vẫn còn hạn chế. Đó là khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, nơi có 55 dân tộc thiểu số đang sinh sống, ước tính có khoảng 11% dân số. Ở những vùng này, mật độ dân số thấp và địa hình khó khăn nên người dân mất rất nhiều thời gian để đi đến một cơ sở CSSK ban đầu gần nhất – đôi khi mất cả ngày đường hoặc hơn. Ngoài ra, vì nghèo nên các vùng này khó có thể thu hút được cán bộ y tế đến làm việc, và vì thế khả năng tiếp cận các DVYT cả công lẫn tư đều rất thấp. - Qui chế đối với những người cung cấp dịch vụ: tuy đã có nhiều văn bản qui định các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu và các qui trình kỹ thuật đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ, song việc thực thi các qui định này thông qua công tác thanh tra thường xuyên các cơ sở y tế vẫn chưa đạt yêu cầu. Một phần là số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tăng nhanh, nhất là các cơ sở cung ứng dịch vụ và quầy thuốc tư nhân. Sở Y tế, cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành thanh tra thường xuyên, lại không có đủ cả nhân lực cũng như ngân sách để tiến hành các hoạt động này[2]. Thêm vào đó, nhiều Sở Y tế không có danh sách đầy đủ các cơ sở dịch vụ tư nhân, vì thế chỉ có những cơ sở có đăng ký mới bị kiểm tra, còn những cơ sở có chất lượng dịch vụ thực sự cần thanh 8 tra – những người hành nghề không có đăng ký – đôi khi lại nằm ngoài vòng kiểm tra. Trong qui trình thanh tra hiện hành cũng còn tồn tại mâu thuẫn về quyền lợi, vì thành viên của đoàn kiểm tra thường cũng lại là người cung cấp dịch vụ vừa làm cho nhà nước lại vừa có phòng khám tư. 1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác khám bệnh, chữa bệnh 1.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Nghị quyết 46 của Bộ chính trị đã nêu rõ các quan điểm chỉ đạo về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân như sau[5]: - Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. - Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế. - Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y. 9 - Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe. - Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”. 1.2.2. Chính sách của Nhà nước về công tác khám bệnh, chữa bệnh Luật khám bệnh, chữa bệnh đã nêu các chính sách của Nhà nước về công tác khám bệnh, chữa bệnh như sau[22]: - Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cở sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 10 [...]... gần trung tâm huyện, xa trung tâm huyện 2.2.4.2 Nhóm biến số về sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân - Nhu cầu sử dụng DV KCB của người dân (đợt ốm /người/ năm) : tính theo giới, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn và vùng địa lý - Sử dụng dịch vụ KCB trung bình /người/ năm - Số lần sử dụng dịch vụ KCB: + 1- 3 lần + > 3 lần - Loại hình cơ sở y tế người dân tiếp cận: + KCB... thu thập được lưu trữ và giữ bí mật, chỉ có nghiên cứu viên mới có quyền sử dụng các thông tin và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu 2.4 Lợi ích của đề tài nghiên cứu - Cung cấp số liệu thực tế về sự tiếp cận và sử dụng DV KCB của người dân và những yếu tố liên quan ảnh hưởng đế sự tiếp cận và sử dụng đó 29 - Sử dụng kết quả nghiên cứu để hoạch định chính sách khám chữa bệnh... nhóm và phỏng vấn sâu - Nhận định về tình hình y tế cở sở hiện nay nói chung và huyện Phú Tân nói riêng? - Nhận xét chung về tình hình tiếp cận và sử dụng DV KCB của người dân - Làm thế nào để người dân dễ tiếp cận với DV KCB - Để có sự công bằng và nâng cao hiệu quả sử dụng DV KCB của người dân cần có giải pháp gì ? 27 - Thực trạng cơ sở vật chất và trang... càng xa trung tâm huyện lỵ Do đó với điều kiện địa lý có thể phân chia huyện thành 3 vùng: vùng xa trung tâm huyện (gồm Việt Thắng, Phú Thuận, Phú Mỹ, Phú Tân) ; vùng gần trung tâm huyện (gồm Việt Khái, Tân Hưng Tây, Rạch Chèo, Tân Hải) và vùng trung tâm huyện (thị trấn Cái Đôi Vàm) + Diện tích tự nhiên: 44.595 ha, chiếm 8,6% diện tích toàn tỉnh Cà Mau + Dân số: 113.267 người, bằng 9,2% dân số toàn tỉnh... Mau 1.5.1 Điều kiện tự nhiên Huyện Phú Tân được tái thành lập vào đầu năm 2004[8], là một huyện ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Cà Mau Phú Tân có hệ thống sông ngòi chằng chịt, giao thông đi lại còn khó khăn, đời sống của người dân chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và nông nghiệp Huyện có 8 xã và 1 thị trấn Thị trấn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện, nhưng nằm ven biển nên... nhân - Sử dụng DV KCB /người/ năm theo loại hình cơ sở dịch vụ và giới - Sử dụng DV KCB /người/ năm theo loại hình cơ sở dịch vụ và nhóm tuổi 25 - Sử dụng DV KCB /người/ năm theo loại hình cơ sở dịch vụ và dân tộc - Sử dụng DV KCB /người/ năm theo loại hình cơ sở dịch vụ và nghề nghiệp - Sử dụng DV KCB /người/ năm theo loại hình cơ sở dịch vụ và trình độ học vấn - Sử dụng DV KCB /người/ năm theo loại hình cơ sở... đầu người: tương đương 14 triệu/ người/ năm + Mật độ dân số trung bình là 254 người/ km2[12] 1.5.2 Đặc điểm về y tế Hiện Phú Tân có 4 đơn vị y tế tại huyện (Phòng y tế, Trung tân Y tế, Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Dân số Kế hoạch hoá gia đình)[6] Tuyến xã có 8 Trạm y tế, 1 Phòng khám đa khoa khu vực và có 75/ 75 tổ y tế ấp, khóm Về lĩnh vực y tế tư nhân hoạt động cũng khá phong phú, đa dạng toàn huyện. .. gia, chiếm 27,54% dân số 20 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Dân số mẫu: hộ gia đình và cán bộ ngành y tế huyện Phú Tân - Đối tượng nghiên cứu: chủ hộ gia đình hoặc người thay thế (> 18 tuổi) Cán bộ lãnh đạo ngành y tế tuyến huyện, tuyến xã Tiêu chuẩn chọn đối tượng: - Hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương từ 1 năm trở lên - Các... đủ số hộ của từng ấp/khóm 23 Dân số nghiên cứu được chọn Dân số của huyện Phú Tân ( 01 thị trấn, 08 xã ) Giai đoạn 1 (chọn phương pháp phân tầng và ngẫu nhiên) Giai đoạn 2 (chọn ngẫu nhiên) - 01 thị trấn Cái Đôi Vàm - 02 xã - Chọn 3 khóm/ấp của thị trấn Cái Đôi vàm -Chọn 6 ấp của 2 xã được chọn Giai đoạn 3 (chọn ngẫu nhiên hệ thống) Chọn đối tượng nghiên cứu Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu... thị trấn nghiên cứu bằng phương pháp phân tầng và ngẫu nhiên Toàn huyện có 8 xã và thị trấn Cái Đôi Vàm Do thị trấn có tính đặc thù riêng nên là đơn vị được phân tầng đầu tiên để chọn vào mẫu 8 xã còn lại được phân làm 2 vùng theo điều kiện địa lý: vùng xa trung tâm huyện (có 4 xã: Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thuận, Việt Thắng); vùng gần trung tâm huyện (có 4 xã: Việt Khái, Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Tân Hải), . “Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện Phú Tân năm 2011 với các mục tiêu sau: - Xác định tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. vụ khám chữa bệnh của người dân huyện Phú Tân năm 2011. - Xác định một số yếu tố liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. 2 Chương 1 TỔNG. được ngành y tế quan tâm, nhất là những người làm công tác y tế công cộng. Đặc biệt, việc tiếp cận cơ sở khám, chữa bệnh của người dân huyện Phú Tân hiện nay vẫn còn chưa được xem xét. Xuất

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Số lần sử dụng dịch vụ/người/năm theo vùng, năm 1998 - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 1.2 Số lần sử dụng dịch vụ/người/năm theo vùng, năm 1998 (Trang 15)
Bảng 1.3: Sự phân bổ số lần sử dụng dịch vụ theo cơ sở cung cấp dịch vụ - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 1.3 Sự phân bổ số lần sử dụng dịch vụ theo cơ sở cung cấp dịch vụ (Trang 16)
Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Sơ đồ ch ọn mẫu nghiên cứu (Trang 24)
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (Trang 31)
Bảng   3.2:  Tỷ   lệ   nhu   cầu   sử   dụng   DV   KCB   của   người   dân   (đợt - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
ng 3.2: Tỷ lệ nhu cầu sử dụng DV KCB của người dân (đợt (Trang 32)
Bảng 3.4: Tỷ lệ người dân mắc các loại bệnh đã điều trị - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.4 Tỷ lệ người dân mắc các loại bệnh đã điều trị (Trang 34)
Bảng 3.3: Tỷ lệ người dân đến CSYT để KCB - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.3 Tỷ lệ người dân đến CSYT để KCB (Trang 34)
Bảng 3.7: Tỷ lệ sử dụng loại hình DV KCB - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.7 Tỷ lệ sử dụng loại hình DV KCB (Trang 35)
Bảng 3.5: Tỷ lệ số lần sử dụng DV KCB - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.5 Tỷ lệ số lần sử dụng DV KCB (Trang 35)
Bảng 3.6: Tỷ lệ chung sử dụng DV KCB - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.6 Tỷ lệ chung sử dụng DV KCB (Trang 35)
Bảng 3.8: Số lần sử dụng dịch vụ KCB trung bình/người/năm - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.8 Số lần sử dụng dịch vụ KCB trung bình/người/năm (Trang 36)
Bảng 3.10: Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.10 Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch (Trang 36)
Bảng 3.11: Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.11 Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch (Trang 37)
Bảng 3.14: Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.14 Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch (Trang 38)
Bảng 3.13: Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.13 Số lần sử dụng DV KCB/người/năm theo loại hình cơ sở dịch (Trang 38)
Bảng 3.19: Tỷ lệ (%) lượt KCB theo khoảng cách từ nhà đến CSYT gần - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.19 Tỷ lệ (%) lượt KCB theo khoảng cách từ nhà đến CSYT gần (Trang 40)
Bảng 3.17: Tỷ lệ (%) lượt KCB theo BHYT - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.17 Tỷ lệ (%) lượt KCB theo BHYT (Trang 40)
Bảng 3.21: Tỷ lệ quan niệm về khám, chữa bệnh ở người dân - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.21 Tỷ lệ quan niệm về khám, chữa bệnh ở người dân (Trang 41)
Bảng 3.20: Tỷ lệ BHYT của mẫu nghiên cứu - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.20 Tỷ lệ BHYT của mẫu nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.23: Liên quan giữa số lần KCB với kinh tế gia đình - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.23 Liên quan giữa số lần KCB với kinh tế gia đình (Trang 42)
Bảng 3.24: Liên quan giữa số lần KCB với BHYT - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.24 Liên quan giữa số lần KCB với BHYT (Trang 43)
Bảng 3.28:  Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.28 Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của (Trang 44)
Bảng 3.27:  Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.27 Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của (Trang 44)
Bảng 3.30:  Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.30 Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của (Trang 45)
Bảng 3.29:  Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của - Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011
Bảng 3.29 Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w