1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường tiểu học

76 668 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 10,68 MB

Nội dung

Trang 1

LOI CAM ON

Tôi xin chân thành cảm ơn các thấy giáo, cô giáo, cán bộ khoa giáo dục học, khoa sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt xin cảm ơn

Tiễn sĩ Vũ Công Hảo — người đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này

Xin gửi tới quý thầy cô trong Hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc Xin chân thành cảm ơn lãnh dạo Phòng GD-ĐT quận Đẳng Đa, Trường tiểu học Nam Thành Công nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới những người thân yêu trong gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi Trong khi nghiên cứu luận văn, tôi đã kế thừa thành quả khoa học của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biễt ơn

Hà Nội ngày 06 tháng 09 năm 2010 Tác giả

Trang 3

MỤC LỤC

6580007 4

1 Lý do chọn đỀ tài ocscscscseeeEsEsersesersrseesesersee 4 2 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Ố $ Phương phúp Nghién CWU oe eo <=s se se ssee wee 7

4 Đóng góp mới của luận văn 7

5 Cấu trúc của THẬH! VĂNH c << <5 1 3 HH 000.1000000 7 NOT DUNG ou —~ Ỏ 9

CHUONG 1: DAC THU CUA CAC TAC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC

1.1 Đặc thù của môn văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học 9 1.1.1 Thông kê các tác phâm văn học nước ngoài được giới thiệu, trích dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp Š 9 1.1.2 Dac diém va noi dung cơ bản của các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu và giảng đẠy ĂẶScSSSsSssikssessersee 14 1.2 Những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy văn học nước ngoài trng TIU HC . eôâc<cc<ce<ceeeeEeeEeersereerererterkersersereere 25

1.2.1 THUẬN ÏỢÌ KT HH nhàng hà 25 IZ N41 1 ứccdd4Ả 27

CHUONG 2: THUC TRANG GIANG DAY CAC TAC PHAM VAN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5 °- 30

2.1 Thực trạng dạy học văn ở trường Tiểu học -. s « 30 2.2 Tình hình giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong

trường TIỂU HiỌC oco-csSeSc< Set SeE*S4E*t E1 E113 1615131515115 xe 33 CHƯƠNG 3: MỘT SÓ NGUYÊN TÁC TIẾP CẬN VÀ GIẢNG DẠY

TH Ti HH II II 00 000 0800010001101 100070 65

3.1 Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài từ bối cảnh lịch sứ - thời đại tác phẩm ra đời c-c«csccscseeceEseSeEseEeEkeESEsekerkekereesreeesre 65 3.2 Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài theo đặc trưng thể loại

` 67

3.3 Tiếp cận và giáng dạy văn học nước ngoài trong liên hệ, so sánh VOT VAN NOC AGN ẨỘC S5 HH Họ Họ mg 69

KET LUẬN 73

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Là một trong những bộ phận quan trọng và đặc sắc cấu thành chương trình Ngữ Văn được giảng dạy ở mọi cấp học, văn học nước ngồi ln thu hút và tạo nên sự hấp dẫn lớn với người tiếp nhận Đến với văn học nước ngoài, chúng ta như được đến với một miền đất lạ với bao điều mới mẻ về văn hóa, phong tục tập quán, với tư tưởng, quan niệm và đời sống tâm hồn của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới Có thể nói, văn học nước ngồi có vị trí và ánh hưởng quan trọng đến sự phát triển của văn hóa và văn học dân tộc Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học nói riêng khơng chỉ hướng tới việc tìm hiểu những đặc sắc của một nền văn hóa, văn học khác mà cịn góp phần hiểu thêm về văn hóa, văn học của dân tộc mình Nghiên cứu, tiếp nhận văn hóa, văn học nước ngồi, do đó, là cần

thiết, và càng trở nên cần thiết trong giai đoạn tăng cường giao lưu, hội nhập

hiện nay

1.2 Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học nói riêng là cơng việc không đơn giản Để có thể khai thác được cái

hay, cái đẹp và chiều sâu tư tưởng, tâm hồn của các dân tộc khác ấn chứa

trong các văn bản ngôn từ, người dạy (và cả người học) phải có sự hiểu biết rong rai về văn hóa, văn học của chính các dân tộc ay Bởi thế, người dạy văn học nước ngoài, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu văn bản tác phẩm cần giảng dạy,

còn cần đọc nhiều tư liệu tham khảo xung quanh nó Trong điều kiện hiện

nay, việc tự tìm hiểu, tra cứu các tư liệu tham khảo về các tác giả, tác phẩm

văn học nước ngồi khơng phải là dễ dàng

Trang 5

tác pham văn học nước ngoài đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở các cấp học đã thay đổi, nhiều hơn, có chọn lọc, có tính tới mục đích tiếp nhận và hiệu quả giáo dục phù hợp với từng đối tượng Tuy nhiên, điều này vẫn chưa là đủ nếu muốn nghiên cứu và so sánh để thấy rõ những tác động của nó với văn học dân tộc, với sự tiếp nhận của người học, người đọc Theo tìm hiểu của chúng tơi, các cơng trình nghiên cứu về văn học nước ngoài, đặc biệt các nền văn học lớn, các kiệt tác văn học của nhân loại của các nhà nghiên cứu, phê

bình Việt Nam khơng phải là ít, song ít có cơng trình nào đặt vấn đề nghiên cứu và giảng đạy văn học nước ngoài trong các nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học, thế nào cho có hiệu quả Hầu hết các cơng trình, luận án, luận văn nghiên cứu về văn học nói chung, văn học nước ngồi nói riêng đều là các nghiên cứu chuyên sâu, thiên về lý luận, hoặc khái quát hoặc phân tích các phương diện giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể chứ ít đề cập tới vấn đề trên Các Hội thảo, Hội nghị khoa học, các bài viết, bài nghiên cứu về

đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường thời gian qua rất nhiều, song chủ yếu là ở bậc đại học, cao đẳng, trung học phổ thông Cũng có một số bài viết đề xuất đối mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học như Toán, Mỹ thuật, Âm nhạc ở trường Tiểu học Tuy không liên quan đến đề tài, nhưng các nghiên cứu này cũng thực sự là những tư liệu bổ ích cho chúng tơi, vì thực sự nguồn tư liệu tham khảo để thực hiện đề tài nay qua it 01

Trang 6

sở và hệ thống các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm nữa" (Lời nói đầu) Tuy không bàn đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình bậc Tiểu học, song các nguyên tắc tiếp cận và những điểm đáng lưu ý khi giảng dạy văn học nước ngồi nói chung và qua các tác phẩm cụ thể nói riêng mà giáo sư đã đúc kết trong cuốn sách thực sự là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài

Từ các lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Tiếp cận và giảng đạy các tác phâm văn học nước ngoài ở trường Tiểu học" để nghiên cứu, triển khai với mong muốn nắm bắt và truyền tải được đặc sắc của bộ phận văn học này cho các em học sinh ngay từ khi mới bước chân vào thế giới của văn chương, của tưởng tượng và sáng tạo

2 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn giới thiệu và giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Những phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngồi trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp

1 đến lớp 5

2.3 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, trên cơ sở đó, đề xuất các hướng tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này ở trường Tiểu học

2.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thống kê, phân loại các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương

Trang 7

- Phân tích thực trạng giảng dạy bộ phận văn học này trong nhà trường Tiểu học

-_ Đề xuất các hướng tiếp cận và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học

Trong mục đích của mình, chúng tơi không đặt ra vấn đề đổi mới về phương pháp, nên phần để xuất các giải pháp chỉ chủ yếu tập trung vào các quan điểm, nguyên tắc tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chính được sử dụng: - _ Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - — Phương pháp so sánh loại hình

Ngồi ra, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tơi cịn sử dụng một

số phương pháp bồ trợ khác

4 Đóng góp mới của luận văn

-_ Về phương diện lí luận: cung cấp một cái nhìn khái quát và cụ thể về thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngồi trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này từ các phương diện lý thuyết và đặc

thù

-_ Về thực tiễn: Góp phần vào việc nâng cao năng lực cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung, văn học nước ngồi nói riêng trong nhà trường Tiểu học hiện nay

5 Câu trúc của luận văn

Trang 8

Chương 1 Đặc thù của các tác phẩm văn học nước ngồi trong chương trình

Tiếng Việt bậc Tiểu học

Chương 2 Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngồi trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học

Chương 3 Tiếp cận và giáng dạy mảng văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học

Trang 9

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐẶC THÙ CỦA CÁC TÁC PHẢM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

TRONG CHUONG TRINH TIENG VIET BAC TIEU HQC 1.1 Đặc thù của môn văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thơng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa

học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người

đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà cịn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn Các tác phẩm văn học nói chung và văn học nước ngồi nói riêng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học đã góp phần trực tiếp vào việc hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ, trang bị kiến thức và bồi dưỡng tâm hồn đó cho các em

1.1.1 Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu, trích dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp I đến lóp 5

Phần Văn học nước ngoài được đưa vào chương trình Tiểu học chủ yếu ở hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện, nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh

và giúp các em có dịp được làm quen với các nền văn hoá, văn học khác trên

Trang 10

tác phẩm được lựa chọn giới thiệu, giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 và cơ cấu tỉ lệ các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam được chúng tôi thống kê như sau:

Bảng 1: Số lượng tác phẩm Lớp I

a ue 2 Tén tac gia 2 Phân môn

TT Tên tác phầm ko» Thé loai

(xuât xứ) dạy

IL | Cô bé trùm khăn đỏ Truyện cơ tích | Kế chuyện

2_ | Mưu chú sẻ Truyện ngăn Kê chuyện

3 | Sư tử và chuột nhất Truyện cơ tích Kế chuyện 4 | Bông hoa cúc trắng Truyện cơ tích Kê chuyên

5_ | Mèo con đi học P.Vô-rôn-cô Thơ Tập đọc

6_ | Dê con nghe lời me Truyện cô tích Kế chuyện 7 | Nói dôi hại thân Lép Tôn-xtôi Truyện ngăn Tập đọc

Cô chủ khơng biệt q ¬ 2

8 ` Truyện cô tích Kê chuyện

tình bạn

9 | Hai tiếng kì lạ Truyện cơ tích Kế chuyện

10 | Rùa và thỏ Truyện cơ tích | Kế chuyện

11 | Sói và sóc Truyện cơ tích Kê chuyện

12 | Con qua thong minh La Phông-ten Truyện ngắn Tập đọc

" Xu-khôm-lin- ` , `

13 | Quả sôi Truyén ngan Tap doc

xki Lớp 2

a x Tén tac gia aa Phân môn

TT Tên tác phâm koe Thê loại

(xuât xứ) dạy

1 | Phần thưởng Blai-tơn Truyện ngắn Tập đọc-kc

2 | Mit lam tho Nô-xốp Truyện vui Tập đọc-kc

3| Bim tóc đi sam Ku-r6-y-a-na-gi Truyén ngan Tap doc-ke 4_ | Chiếc bút mực Sva-rô Truyện ngắn Tập đọc-kc

` oo Xu-khôm-lin- ` , ˆ

5| Bàn tay dịu dàng ki Truyện ngắn Tập đọc-kc

xki

Trang 11

Xu-khôm-lin-

6 | Bong hoa niềm vui ki Truyén ngan Tap đọc-kc

xki

7 | Hai anh em La-mác-tin Truyện ngắn Tập đọc-kc

SỐ Truyện vui `

8 | Thêm sừng cho ngựa Tập đọc-kc

nước ngoai

Ông Mạnh thắng Thần ˆ ¬ `

9 s A-nhông Truyện cơ tích Tập đọc-kc

Gid

Chim son ca và bông „ ` : `

10 , oe An-déc-xen Truyén ngan Tập đọc-kc

cúc trăng

wan: 5 Truyện ngụ 2

11 | Bac si Soi La Phông-ten Tập đọc-kc

ngôn

12 | Sư tử xuât quân La Phông-ten Thơ Tap doc-ke

Truyện vui 5

13 | Cá sâu sợ cá mập Tập đọc-kc

nước ngoải

aA ok Truyén n

14 | Kho báu E-dôp 3 ` ey Tập đọc-kc

ngôn

15 | Những qua dao Lép Tôn-xtôi Truyện ngắn Tập doc-ke

Lớp 3

ae x Tén tac gia 2 Phân môn

TT Tên tác phầm koe Thé loai

(xuât xứ) dạy

L | Ai có lỗi A-mi- xi Truyén ngan Tập đọc -kc 2_ | Người mẹ An-đéc-xen Truyện ngăn Tập đọc -kc 3| Bài tập làm văn Pi-vô-na-rô-va Truyện ngắn Tập đọc -kc 4 | Lừa và ngựa Lép Tôn-xtôi Truyện ngắn Tập đọc

, , | Xu-khém-lin- ` , `

5| Các em nhỏ và cụ già ki Truyén ngan Tap đọc-kc

xki

k r aka A ae Truyén dan A

6_ | Đât quý, đât yêu E-ti-6-pi-a Tap doc-ke

gian

Nha ao thuat Blai-ton Truyén ngan Tập đọc -kc Buổi học thê dục A-mi-xi Truyện ngắn Tập đọc -kc

Người đi săn và con c2 ne ` 4 ˆ

9 Lép Tôn-xtôi Truyện ngăn Tập đọc -kc

vuon

10 | Trên con tàu vũ trụ Ga-ga-rin Truyện ngắn Tập đọc

Trang 12

Lớp 4

z Tên tác giả 2 Phân môn TT Tên tác phẩm ‘ Thê loại

(xuât xứ) dạy

I1 | Người ăn xin Tuôc-ghê-nhép Truyện ngăn Tập đọc Một nhà thơ chân Truyện dân gian Truyện dân

2 Ké chuyén

chinh Nga gian

3 | Ga trong va cao La Phông-ten Thơ Tập đọc

Nỗi dẫn vặt của An- | Xu-khôm-lin- ,

4 Truyén ngan Tap doc

dray-ca xki

Ở vương quốc tương

5 bại Mát-téc-lích Kịch ngăn Tập đọc

ai

Điêu ước của vua MI- | Thân thoại Hi „

6 Truyện ngăn Tập đọc

đát Lạp

Trong quan ăn “Ba cá | A-lêch-xây ` ˆ

7 ¬ Truyện ngắn Tập đọc

bông” Tôn-xtôi

8 | Rat nhiều mặt trang Pho-bo Truyén ngan Tap doc Bac danh ca va ga Truyén dan gian Truyén dan 2

9 À ; Kê chuyện

hung thân A- Rap gian

Khuất phục tên cướp ;

10 a Xti-ven-xon Truyén ngan Tap doc

biên

Những chú bé không | Quy-ra-xkê- , 2

11 Truyện ngăn Kê chuyện

chêt vích

Ga-vrơt ngoài chiên :

12 - Huy-gô Truyện ngăn Tập đọc

luỹ

13 | Con sẻ Tuốc-ghê-nhép Truyện ngắn Tập đọc

14 | Khát vọng sống Lơn-đơn Truyện ngắn Kê chuyện 15 | Có một lần G6-li-an-kin Truyén ngan Tap doc

Gu-li-vơ ở xứ sở tí :

16 hon Xuyp Truyén ngan Tap doc

Trang 13

Lớp 5 2 Tén tac gia 3

TT Tên tác phầm x Thé loai Phân môn dạy

(xuât xứ)

1 Chuỗi ngọc lam Phun-toen-o-xlo Truyén ngan Tap doc

2 | Mot vu dam tau A-mi-xi Truyện ngắn Tập đọc

Truyén dan gian ,

3 Thuân phục sư tử Truyện ngăn Tập đọc

A-rập

4| Lớp học trên đường Héc-to-Ma-lô Truyện ngắn Tập đọc

Bảng 2: Tỉ lệ tác phẩm văn học nước ngoài so với văn

Nam thuộc hai phân môn Tập đọc và Kế chuyện

Trang 14

(Trong bảng thống kê trên: Tử số chỉ số lượng bài văn học nước ngồi trong mơn học ở mỗi lớp Mẫu số chỉ số lượng bài học của môn học ở mỗi

lớp)

Trong phân môn 7áp đọc: Tỉ lệ văn học nước ngoài tăng dần theo lớp, nâng đần mức độ nhận thức cho học sinh từ thấp đến cao, lớp 2 là 13% và lên đến lớp 4 là 35,5 % Nhưng đến lớp 5 sở đĩ chỉ cịn 9,67% là vì ở giai đoạn này chủ yếu là ôn tập

Trong phân môn Kể chuyện: Việc phân bố số tiết văn học nước ngoài từ lớp 1 đến lớp 4 theo hướng giảm dần ở các lớp học lớn cụ thể là: lớp 1 là

35%, lớp 2 là 32%, lớp 3 là 25%, lớp 4 là 16 % và lớp 5 thì tiết kế chuyện

bằng tác phẩm văn học nước ngồi khơng cịn, bởi ở năm cuối Tiểu học, năng lực ngôn ngữ và trình độ nhận thức của các em đã được nâng cao, hơn nữa, cần dành thời lượng cho các phân mơn khác trong chương trình Tiếng Việt

Ở lớp 3, sở dĩ có số tiết lẻ là vì mỗi tuần có 0,5 tiết kế chuyện được dạy ghép với bài 7Táp đọc - Ké chuyện ở hai tiết học đầu tuần Trong loại bài học này, sau khi dạy tập đọc 1,5 tiết giáo viên dành 0,5 tiết để dạy kế chuyện Ngồi ra, kế chuyện cịn được dạy trong phân môn Tập làm văn

1.1.2 Đặc điểm và nội dung cơ bản cúa các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu và giảng dạy

1.1.2.1 Về cấu trúc thể loại và phân môn giảng dạy

Trang 15

truyện ngụ ngôn, truyện cười Sự bố trí không cân đối về thê loại này xuất

phát từ sự phù hợp với thực tiễn nhận thức của lứa tuôi Tiểu học Ở lớp 1, các

em đang cần phát triển ngơn ngữ, đang có nhu cầu khám phá thế giới của

những điều kỳ điệu trong cổ tích; ở lớp 2 đến lớp 5, các em từng bước được làm quen với các thể loại phức tạp hơn, được tiếp xúc với các tác giả của nhiều nước, nhiều nền văn học; nội dung giáo dục của các câu chuyện cũng phức tạp và sâu sắc hơn Sở dĩ thể loại thơ, kịch, ngụ ngôn và truyện cười

được giới thiệu ít, bởi lẽ về thơ, thứ nhất, thật khó có được một bản dịch thơ hoàn hảo như chúng tôi đã nói ở trên, thứ hai, các em từ thuở trong bụng mẹ đã được nghe nhiều lời ru, nhiều khúc dân ca , đã quen giọng điệu và hồn thơ dân tộc, hơn nữa, các bài thơ thiếu nhi của các nhà thơ trong nước trong chương trình cũng khá nhiều, thứ ba, sự phân biệt thơ hay hay không hay, khái niệm về thơ trong các em hầu như chưa có

Tương tự như thế, về phân môn giảng dạy, ở lớp 1, khi các em còn nhỏ, năng lực tư duy chưa phát triển, nhận thức về cái hay cái đẹp của văn chương hầu như chưa có, thì kể chuyện chính là hình thức phù hợp để bước đầu đưa các em vào thế giới của những điều kỳ diệu này Các câu chuyện cơ tích, qua lời kể của các cô giáo, sẽ có sức lơi cuốn, hấp dẫn lớn, kích thích sự tưởng tượng và niềm say mê tìm tịi khám phá của các em Lớp 2 và lớp 3, khi vốn tiếng Việt của các em đã bớt nghèo nàn, bắt đầu có khả năng nhận thức, đánh

giá các sự kiện, hiện tượng theo ý kiến riêng của mình thì việc để các em tự

Trang 16

kể lại câu chuyện, cơ giáo có thể phát hiện, đánh giá được năng lực thụ cảm

của mỗi học sinh, điều chỉnh và định hướng cho những cảm nhận ban đầu ấy Đến lớp 4, đặc biệt lớp 5, vai trò mở cửa, dẫn dắt của cô giáo đã được giảm bớt, các em đã có thể tự bước vào thế giới huyền diệu của các tác phẩm văn chương theo cách của riêng mình Vì là năm cuối cấp, chuân bị bước sang một cấp học mới, với những nội dung kiến thức cần tiếp nhận rộng hơn, sâu hơn, nên số tác phẩm văn học nước ngoài cũng được giảm thiểu, và thay bằng giờ Tập đọc - Kể chuyện là các giờ Tập đọc, thay bằng sự tiếp nhận có sự dẫn dắt của giáo viên là sự tiếp nhận chủ động của học sinh có sự điều chỉnh, gợi mở của giáo viên

Quan sát bố cục và sự sắp xếp các tác phâm văn học nước ngoài theo

lớp và phân môn như thế, phần nào có thể hình dung được ý đồ của các nhà

biên soạn sách Việc lựa chọn thé loai nao, tac phẩm nào, giảng dạy ở phân môn nào ở từng lớp, ngoài việc phải phủ hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuôi, cịn phải báo đảm tính hài hoà, gắn kết với các tác phẩm văn học thiếu nhỉ trong nước khác được giới thiệu và giảng dạy

1.1.2.2 Về chủ đề tác phẩm

Trang 17

thuộc châu lục nào, sáng tác nhiều hay ít, tác phẩm thuộc thời đại nào cũng không phải là mục tiêu cần ưu tiên lựa chọn Học sinh lớp 1 chưa cần biết tới Lep Tônxtôi, như một nhà tư tưởng, một đại văn hào, nhưng các em cần biết

"Nói dối hại thân", học sinh lớp 2 chưa cần biết Xukhômlinxki là một trong số các nhà giáo dục Nga vĩ đại nhất thế kỷ XX, nhưng truyện ngắn "Bàn tay dịu dàng" của ông đã giúp các em cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của các thầy, cô giáo với học trị , và chính những điều đó khiến các em biết thé nào là tốt, thế nào xấu, cái gì cần học tap, noi theo, cai gi cần tránh xa Vì thế, tuy có đủ cả tác phẩm cổ đại, hiện đại, cả đại diện của các châu lục, nhiều phong cách, thể loại khác nhau, có truyện ngắn được giới thiệu đầy đủ hay chỉ trích đoạn từ tiểu thuyết , song tính hệ thống, bao quát của bộ phận này không được chúng tôi đặt ra ở đây

Chủ đề của các tác phẩm văn học nước ngoài từ lớp 1 đến lớp 5 được

chúng tôi thống kê như sau:

Bảng 3: Chủ đề tác phẩm

Lớp 1

TT Tên tác phẩm Chủ đề

Khuyên dạy các bạn nhỏ phải biết nghe lời

1 Cô bé trùm khăn đỏ

cha mẹ, không được ham chơi

2 Mưu chú sẻ Ca ngợi trí thông minh của sẻ con

3 Sư tử và chuột nhat Ca ngợi trí thơng minh của chú chuột nhất 4 Bông hoa cúc trắng Ca ngợi sự hiểu thảo của cô con gái nhỏ

- Răn dạy các bạn nhỏ phải luôn chăm chỉ đi

5 Mèo con đi học h

gc

Khuyên các bạn nhỏ phải biết nghe lời cha 6 Dê con nghe lời mẹ

mẹ

7 | Nói dối hại thân Răn dạy các bạn nhỏ không được nói dỗi

Trang 18

Cơ chủ khơng biết q tình Khuyên các bạn nhỏ phải biết quý trọng tình 8 ban ban

9 Hai tiéng ki la Ca ngợi trí thơng minh cua bạn nhỏ Ca ngợi sự chăm chí cần mẫn của chú rùa, 10_ | Rùa và thỏ khuyên các bạn nhỏ không được kiêu ngạo

như chú thỏ

11 Soi va soc Ca ngợi trí thơng minh của chú sóc nhỏ Ca ngợi trí thơng minh của con quạ, không

12 | Con qua thong minh

lùi bước trước những khó khăn gian khô

vụ Khuyên răn các bạn nhỏ phải luôn chăm chỉ

13 | Quả sơi -

thì mới đạt được những ước mơ của mình

Lớp 2

TT Tên tác phẩm Chú đề

` Ca ngợi đức tính tốt bụng của bạn nhỏ, luôn

1 Phân thưởng -

giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn

Khuyên răn các bạn nhỏ khơng được khốc

2 Mit lam tho - - -

lác, phải luôn chịu khó ham học hỏi Khuyên răn bạn nhỏ không được trêu ghẹo 3 Bím tóc đuôi sam các bạn nhỏ trong lớp , phải biết đối xử tốt

với bạn bè

os Ca ngợi bạn nhỏ biệt quan tâm và nhường

4 Chiêc bút mực

nhịn cho bạn cùng lớp

Ca ngợi tình cảm yêu quý, quan tâm của

5 Ban tay dịu dàng

thay dành cho học trị của mình

° - Ca ngợi sự hiệu thảo của bạn nhỏ dành cho

6 Bông hoa niêm vui „

bơ mẹ của mình

7 Hai anh em Ca ngợi tình cảm anh chị em trong gia đình

Trang 19

dành cho nhau

Ca ngợi sự hôn nhiên ngây thơ của em bé

8 Thêm sừng cho ngựa ¬

lân đầu tiên vẽ

ˆ „ 5 Ca ngợi tài trí thông minh và sự kiên trì chịu

9 Ơng Mạnh thăng Thân Gió

khó của con người

- , Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết yêu quý

10 | Chim sơn ca và bông cúc trăng | - -

thiên nhiên, cây cỏ, chim muông Ca ngợi trí thơng minh của chú ngựa đã

11 Bac si Soi ,

không bị mắc mưu của sói

Ca ngợi tài điêu binh khiên tướng của sư tử

12 | Sư tử xuât quân oo,

khi giao việc cho các con vật trong rừng 13 Cá sâu sợ cá mập Chế giễu những kẻ khơng tự biết mình

Khuyên dạy chúng ta phải biết chăm chỉ lao

14 | Kho báu động bằng sức lực của hai bàn tay mình Đó chính là kho báu lớn nhất của con người Ca ngợi tắm lòng nhân hậu của bạn nhỏ, 15 | Những quả đào phải biết quan tâm chia sẻ với người khác

Lớp 3

TT Tên tác phẩm Chú đề

- Khuyên răn các bạn nhỏ phái biết quan tâm

1 Ai có lôi - og

chia sẻ vui bn

- Ca ngợi tình cảm của người mẹ dành cho

2 Người mẹ : nae ea VỰ

con Nguoi me co thé hi sinh tat ca vi con Khuyén ran các bạn nhỏ phải biết làm 3 Bài tập làm văn những việc phù hợp với sức của mình Đã

nói là phải thực hiện

Trang 20

Khuyên răn các bạn nhỏ trong cuộc sống

4 Lừa và ngựa phải biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ nhau

trong công việc

Khuyên răn các bạn nhỏ trong cuộc sống 5 Các em nhỏ và cu gia phải biết quan tâm, chia sẻ những vui buồn

trong cuộc sống

Ca ngợi tình cảm yêu quê hương của người

6 Đât quý, đât yêu :

dân vùng châu Phi

7 Nhà ảo thuật Ca ngợi khả năng nghệ thuật của con người Ca ngợi tỉnh thần vượt khó của bạn nhỏ bị

8 | Budi hoc thé duc khuyết tật Cho đù mọi khó khăn cũng phải

vượt q

¬ Ca ngợi tình cảm của vượn mẹ dành cho 9 Người đi săn và con vuon

vượn con

Ca ngợi tài năng của con người trong việc

10 | Trên con tàu vũ trụ -

chinh phục vũ trụ

Lớp 4

TT Tên tác phẩm Chủ đề

Ca ngợi tâm lòng nhân hậu của bạn nhỏ, 1 Người ăn xin biết quan tâm chia sẻ vui buồn với người

khác

Ca ngợi sự chân thành chính trực của nhà

2 Một nhà thơ chân chính "

thơ cho dù có phải chịu sự trừng phạt Ca ngợi tài trí thơng minh của chú gà trông

3 Gà trơng và cáo ¬

tránh được mưu của con cáo già gian ác

¬ Khuyên răn các bạn nhỏ không được ham

4 Noi dan vat cha An-dray-ca chơi, phải hồn thành cơng việc được giao

Trang 21

Trí tưởng tượng phong phú của các bạn nhỏ

5 Ở vương quốc tương lai - ` -

khi ước mơ về tương lai

Khuyên răn chúng ta phải biết ước mơ 6 Điều ước của vua Mi-đát nhưng không được ước mơ những điều viễn

vông

Ca ngợi trí thơng minh của chú người gỗ 7 Trong quán ăn “Ba cá bơng” -

Bu-ra-ti nơ

¬ Khun người lớn phải biệt quan tâm đên

8 Rat nhiéu mat trang

suy nghi cua tré con

` Khuyên chúng ta phải biết ơn những người

9 Bác đánh cá và gã hung thân - ,

giúp đỡ mình, không duoc sông bội bạc Ca ngợi lòng dũng cảm và trí thơng minh 10 | Khuất phục tên cướp biển của bác sĩ trước sự hung hãn của tên cướp

biển

Ca ngợi lòng dũng cảm của những chú bé

11 Những chú bé không chết trong cuộc chiến tranh với những tên phát xit

, og Ca ngợi tâm lòng dũng cảm của chú bé Ga- 12 | Ga-vrơt ngồi chiên luy

vrot

Ca ngợi tình cảm của sẻ mẹ dành cho sẻ 13 Con sẻ

con

Ca ngợi sự kiên cường của bác đi săn, bác 14 | Khát vọng sống đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để tồn

tai, dé chiến thắng cái chết

Khuyén ran các bạn nhỏ không được dỗi trá 15 Co mot lan

trong moi hoan canh

Ca ngợi tài trí của sứ giả đã làm cho hai 16 | Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon nước láng giêng trở nên gân gũi với nhau

Trang 22

Lớp 5

TT Tên tác phẩm Chú đề

x Ca ngợi tình cảm của những con người sông

1 Chuỗi ngọc lam `

trong cộng đông

, Ca ngợi tình cảm bạn bè thân thiệt của cá 2 Một vụ đăm tàu

bạn nhỏ, sẵn sàng xả thân vì bạn

\ Ca ngợi sức mạnh của tình cảm người phụ 3 Thuân phục sư tử

nu

4 Lớp học trên đường Ca ngợi lòng ham học của cậu bé mồ côi

Do được sắp xếp theo các chủ điểm trong khung chương trình, nên dễ nhận thấy rằng, dù chủ đề của các tác phẩm được giới thiệu và giảng đạy ở từng lớp rất đa dạng, phong phú, nhiều hình vẻ, nhưng có thể quy về một số cụm chủ đề chính sau:

- Khẳng định, ca ngợi trí tuệ, lịng nhân ái của con người

Lồi người, bản thân nó chứa đựng những tiềm năng vơ cùng to lớn Đó là trí tuệ, là khát vọng khám phá, chính phục thiên nhiên, là lòng nhân ái Chính những tiềm năng to lớn này đã làm cho con người ngày cang dep dé hơn, đáng trân trọng và đề cao hơn Trí tuệ là thứ vũ khí vơ địch của con người Trí tuệ là sự hiểu biết, là khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống Nhờ có trí tuệ mà con người đã tiến hóa, đã tạo lập nên biết bao điều kì diệu Vẻ đẹp trí tuệ của con người, sự thông minh của con người được thể hiện gián tiếp qua các truyện cổ tích về lồi vật, các truyện ngụ ngôn đặc biệt sinh động, hấp dẫn, chẳng hạn: Š ứử và chuột nhất, Con qua thơng mình, Bác sĩ sói, Sói và Sóc

Trang 23

phá, giải thích, chế ngự, chinh phục tự nhiên vì sự sinh tồn và phát triển của

mình Chế ngự và chinh phục thiên nhiên là một chặng đường dài đầy gian

nan vất vả mà loài người đã trải qua Nếu khơng có những khát vọng đó thì

con người khơng có được cuộc sống văn minh, tốt đẹp như ngày hôm nay Các truyện Ông Mạnh thắng thần Gió (Phỏng theo A-Nhơng) hay Trên con tàu vũ trụ (Ga-ga-rin) đã giúp các em nhỏ từng bước có ý thức về điều đó

Song trên hết, con người tồn tại và phát triển được chính là nhờ có lịng nhân ái Lòng nhân ái là phẩm chất quý giá nhất của mỗi con người Xã hội ngày càng tốt đẹp, con người ngày càng đáng yêu, cuộc sống ngày càng đáng sống đó chính là nhờ lịng nhân ái, nhờ sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ, đoàn kết giúp đỡ giữa con người với con người Ngược lại, xã hội và con người sẽ trở nên đáng sợ khi trong lịng nó, trong lòng mỗi con người đã mắt hết tình yêu thương, chỉ còn sự thù hẳn, giả dối, tàn nhẫn, độc ác Lịng nhân ái khơng chỉ được thể hiện ở tình cảm giữa con người với con người mà còn thể hiện ở tình cảm và thái độ của con người với thiên nhiên Thông qua các truyện như Người ăn xin (Tuốc-ghê-nhép), Người đi săn và con vượn (L.TônxtôI), Ngưởi mẹ (Andecxen) , các em nhỏ sẽ nhận đựợc những bài học đầu tiên về một khái niệm còn hết sức trừu tượng và xa vời với lứa tuổi của mình

- Nhắn mạnh các chuẩn mực đạo đức

Trong cuộc sống, con người khơng chỉ gắn bó với thiên nhiên, mà con người cịn sống gắn bó với nhau trong cùng một bộ tộc, một dân tộc, một xã hội Mối quan hệ xã hội giữa con người rất phức tạp, phong phú, đa dạng và rộng mở

Trang 24

pháp luật, thể hiện trong lối sống, phong tục tập quán, trong các hành vi ứng xử của mỗi người, tạo nên phẩm chất người tốt đẹp của họ Một trong những phẩm chất cao quý của con người chính là ứình yêu quê hương đất nước, yêu quý thiên nhiên, cỏ cây muông thú Tình u ấy có khi là tỉnh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí chống giắc ngoại xâm, là lòng căm thù giặc, là sự yêu quý, tôn trọng từng nhành cây, ngọn cỏ, từng tắc đất, hạt cát của quê hương Tình yêu quê hương đất nước thật thiêng liêng và cao quý, nó gắn con người với nơi chôn rau cắt rỗn, với đồng bào đã từng chia ngọt sẻ bùi Thiếu tình yêu ấy cuộc sống sẽ nhạt nhẽo, vô vị, buồn tẻ biết bao Cùng với các tác phẩm văn học thiếu nhi giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên khác

trong chương trình Tiểu học, văn học nước ngoài cũng góp phần nhắn mạnh hơn tình yêu ấy qua Đát quý đất yêu, Chim sơn ca và bông cúc trắng

- Giáo dục đức tính và cách ứng xử tốt đẹp

Đây có thể coi là chủ đề quan trọng nhất, rõ rệt nhất của toàn bộ bộ phận văn học nước ngoài được lựa chọn giới thiệu và giảng dạy trong chương trình Tiểu học Các nhà biên soạn đã không chỉ dành nhiều tác phẩm nhất cho nội

dung này mà còn lựa chọn các tác phẩm của nhiều tác giá, nhiều thể loại khác

Trang 25

chị em, dạy con người, nhất là các em nhỏ biết yêu thương trân trọng những tình cảm ruột thịt trong gia đình

Hiệu quả giáo dục của các tác phẩm văn học nói chung, văn học nước ngồi nói riêng đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào mức độ cảm nhận của từng em, song ít nhất các em cũng có được ý niệm về các giá trị đạo đức, các hành vi ứng xử cần thiết, biết phân biệt phải trái, tốt xấu, biết lắng nghe, học tập, noi gương để từ đó, từng bước hồn thiện bản thân mình

1.2 Những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy văn học nước ngoài ở trường Tiểu học

1.2.1 Thuận lợi

Văn học nước ngoài là một bộ phận không tách rời của chương trình

Văn -Tiếng Việt trong các trường phố thông Từ năm 2000 trở lại đây, thực hiện chủ trương cải cách giáo dục và phố cập giáo dục Tiểu học, hệ thống sách giáo khoa phổ thơng, trong đó có sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học đã được biên soạn lại nhằm bảo đảm tính khoa học, hiện đại, phù hợp đối tượng, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát triển xã hội và con người

Có thể nói, việc giảng dạy văn học nước ngồi trong chương trình Tiểu học hiện nay có ba thuận lợi cơ bản như sau;

Thứ nhất, các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu và giảng dạy trong chương trình Tiểu học được nghiên cứu và biên soạn cơng phu, có chọn lọc nền văn học, tác giả, tác phẩm thể loại văn học phong phú, đa dạng, phù hợp trình độ nhận thức, cảm thụ của người học Trong xu thế giảm bớt thời lượng của các môn học cũ, tăng cường bổ sung, đưa thêm các nội dung dạy học mới vào chương trình giảng đạy ở đại học, cao đẳng và phổ thông

hiện nay, việc giữ được số tác giả, tác phẩm và giờ dạy như thế không phải dễ

Trang 26

dạy văn học nước ngoài trong trường Tiểu học đã thực sự có hiệu quả về nhiều mặt: phát triển ngôn ngữ, mở rộng nhận thức, bồi đưỡng tâm hồn, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, khơi dậy niềm say mê, trí tưởng tượng của các em

Thứ: hai, câu trúc chương trình tương đối cân đối, hợp lý, bám sát đặc điểm, mức độ và yêu cầu của đối tượng tiếp nhận ở từng lớp học Như chúng tơi đã phân tích ở phần trên, các bài học về các tác phẩm văn học nước ngoài từ lớp 1 đến lớp 5 được cấu trúc từ đễ đến khó, từ đơn gián đến phức tạp, từ việc phát triển năng lực ngơn ngữ, kích thích trí tưởng tượng, tạo niềm say mê tự nhiên đến phát huy sự tự nhận thức, tự cảm nhận của các em Kiểu cấu trúc chương trình này khơng chỉ tạo điều kiện cho người học hình thành các kỹ năng tư duy, cảm nhận từ thấp đến cao mà còn giúp người dạy theo dõi, phát hiện, điều chỉnh kịp thời và định hướng cho cả quá trình dạy và học ay

Thứ ba, các công cụ và phương tiện phục vụ việc giảng dạy văn học

nước ngoài ở Phố thông và Tiểu học hiện nay đều đã được cải thiện đáng kẻ Các tác phẩm đều được dịch ra tiếng Việt, đễ tìm, dễ tra cứu, nhiều kênh, nguồn tra cứu; các sách giáo viên, sách hướng dẫn được biên soạn kỹ lưỡng nhưng có tính chất mở, khơng áp đặt Giáo viên, tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của từng trường và năng lực riêng của mình, có thể sử dụng phương pháp giảng dạy nào hiệu quả nhất

Trang 27

1.2.2 Khó khăn

Khó khăn /rước tiên và cũng là lớn nhất chính là đội ngũ giáo viên Sự không đồng đều về lứa tuổi và trình độ của các giáo viên trong các trường Tiểu học hiện nay gây trở ngại không nhỏ cho quá trình đổi mới tư đuy và phương pháp tổ chức dạy học Nhiều giáo viên ngại đối mới, không biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học, thiếu hiểu biết về đặc thù văn hoá, văn học nước ngồi nói chung và các nước có tác phẩm văn học được giới thiệu và trích dạy nói riêng

Thứ hai, những quy định chặt chẽ về giờ dạy, số tiết dạy, quy trình lên lớp cũng như một số quy định có tính chất nguyên tắc cứng nhắc khác đã ngốn khá nhiều thời gian, khiến một số giáo viên khơng cịn thì giờ để nghiên cứu, bổ sung kiến thức làm phong phú cho bài giáng của mình, khơng tìm tịi sáng tạo các phương pháp truyền đạt hiệu quả, sáng tạo nữa Hiện tượng đáng quan ngại này, thực tiễn này đang tồn tại phô biến không chỉ trong các trường Tiểu học mà cịn ở các trường phơ thơng

Khó khan thir ba va ciing 1a hé qua tất yếu của hai khó khăn trên chính

là việc dạy văn học nước ngoài theo bản địch tiếng Việt

Dạy văn học nước ngồi có những yêu cầu và đòi hỏi riêng bởi phải dạy qua bản dịch, nghĩa là một phần nào đó đã được “sáng tạo lại” Sự chính xác của bản dịch cũng mới được đặt ra trong những năm gần đây qua các bài viết của một số tác giả như Thuý Toàn, Nguyễn Văn Dân, Vương Trí Nhàn, Ngô Tự Lập đăng trên website http://eVan.Vn Express.net Nói tới trách nhiệm của người dịch và tình hình dịch thuật cũng như tiếp nhận văn học nước ngoài qua bản dịch ở Việt Nam những năm qua, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học Nga Thuý Tồn đã có hắn cuốn sách có nhan đề "Khơng của riêng ai" (Dịch văn học - Văn học dịch" (H., 1999) Có lẽ đây là cuốn sách

Trang 28

việc dịch thuật, dịch thơ nước ngồi là khó nhất Dịch làm sao cho vừa sát nghĩa, giữ được cái tư tưởng cốt lõi và hồn vía của bài thơ, vừa giữ được tương đối nguyên vẹn các đặc điểm thể loại và thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong nguyên tác thực sự là một thách thức lớn với mỗi người dịch Người đọc có thể hiểu sai, hiểu chưa hết ý tứ sâu xa của tác giả, chưa thấy được vẻ đẹp của ngơn từ và hình thức nghệ thuật của tác phẩm nếu tác giả dịch chưa đúng, chưa sát, hoặc do gò ép câu chữ mà bỏ sót ý Những bản dịch văn học nước ngoài như vậy khơng chỉ gây khó khăn cho người học mà cho ngày cả người dạy trong việc hiểu đúng tác phẩm, bởi vốn dĩ không phải ai cũng có khả năng và điều kiện tiếp xúc và nghiên cứu tác phẩm từ nguyên tac Theo GS Phùng Văn Tửu: “Ta có câu “dịch là diệt”, phương ngôn Pháp

có câu “dịch là phan” (traduire c’est trahir); điều đó chẳng phải là hồn tồn

vơ lý, vì nhiều lẽ ( ) Lâu nay ta thường nói người dịch văn chương đứng trước một yêu cầu khó giải quyết, là phải đạt cho được vừa “tín” vừa “nhã” Có thể nói, đó là một mâu thuẫn, khó lịng có được một bản dịch hồn hảo Ngơn ngữ mỗi dân tộc lại có những sắc thái riêng biệt tạo nên mối quan hệ muôn hình mn vẻ giữa lớp vỏ từ ngữ và nội dung biểu đạt, mối quan hệ ấy lại gắn với nội dung của văn chương, không dễ chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác ( ) Bản dịch văn xi hồn hảo đã khó, thậm chí khơng thực hiện được xét về lý thuyết, bản địch thơ hồn hảo càng khó hơn ” (PVT-tr.18) Sự sai lệch trong dịch thuật không chỉ làm thay đổi nội dung và hình thức của nguyên tác mà còn dẫn đến những cách hiểu không đúng về tư tưởng của tác

giá Thực tế mà nói, những bán dịch thành công như bản dịch tiểu thuyết thơ

"Evgeni Onegin" của Thái Bá Tân hay mang đến cho nguyên tác thêm các ý

nghĩa mới, hoàn thiện và sâu sắc hơn như bản dịch bài thơ "Đợi anh về"

Trang 29

Tuy nhiên, do đặc trưng lứa tuổi và nội dung giáo dục của chương trình bậc Tiểu học, yêu cầu về tính chính xác, về độ chuẩn tuyệt đối của văn bản dịch chưa phải là quan trọng nhất Bản dịch làm sao phải thoát ý, phải dễ hiểu, dễ nhớ, người dịch là sao phải lựa chọn được nhiều từ tương đồng trong

tiếng Việt để có thể gợi nên trong các em nhỏ sự tò mị, thích thú, kích thích trí tưởng tượng non nớt, thơ ngây của các em Nếu xem dịch thuật là một hình thức “sáng tạo lại”, thì dịch các tác phẩm văn học nước ngoài cho thiếu nhỉ còn là sáng tạo thêm một lần nữa, bởi người dịch phải có tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ của con trẻ, phải sử dụng ngôn từ của con trẻ

Tiểu kết

Các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu và giáng dạy trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là những tác phẩm đã được chọn lọc, khá phong phú về thể loại và nội dung, cấu trúc chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 tương đối hợp lý, phù hợp với đặc trưng lứa tuổi và năng lực nhận thức, thụ cảm của các em Xuất phát từ mục tiêu coi trọng ý nghĩa giáo dục, nên các tác phẩm này được bố trí giảng dạy ở hai phân môn Kế chuyện và Tập đọc, theo các chủ điểm cụ thể Điều này bảo đảm sự hải hòa giữa việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách vừa phát triển ngôn ngữ, tư duy, kích thích trí tưởng tượng, tạo niềm say mê khám phá văn chương cho các em

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

2.1 Thực trạng dạy học văn ớ trường Tiểu học

Những năm gần đây do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp đạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục đã liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp dạy học Các buổi hội thảo chuyên đề, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học, các đợt thao giảng đã được tô chức, được sự ủng hộ nhiệt tình của đơng đảo giáo viên Tiểu học và thu hút được sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu giáo dục, cán bộ giáng dạy Qua đó, các phương pháp giảng dạy truyền thống như giảng giải, đàm thoại trực quan thực hành ôn luyện được cải tiến, vận dụng theo

hướng phát huy tính tích cực của người học

Tuy nhiên những điều đó vẫn chưa vượt khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào nếp tư duy của nhiều thế hệ giáo viên, là hướng vào họat động của người dạy tạo ra sự mắt cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh

Giáo viên giảng dạy kiến thức đã được ổn định trong chương trình sách giáo khoa chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải cịn học sinh thì

thụ động tiếp thu kiến thức Đôi khi thầy có đàm thoại hay đưa ra các ví dụ

trực quan thì cũng chỉ nhằm cho trò hiểu được, nhớ được lời thầy giảng để

làm được bài tập thầy ra

Trang 31

chủ động nắm lấy tri thức nên tri thức tiếp thu được không vững Tính thụ động lâu dần thành thói quen sẽ hạn chế trình độ phát triển tư duy, phát triển

nhận thức Học sinh không được chuẩn bị đúng mực để hoạt động độc lập và sáng tạo, khó thích ứng với yêu cầu học tập cao hơn ở các lớp trên, càng khó thích ứng với hoạt động muôn màu muôn vẻ của cuộc sống sau nay Năng lực cá nhân của học sinh khơng có điều kiện bộc lộ phát triển nên hứng thú học tập bị giảm sút

Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học truyền thống là đề cao hoạt động của người thầy: thầy truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải, học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ

Chúng tôi đã từng được dự nhiều tiết hội giảng và đã học tập được khá nhiều kinh nghiệm Trong một tiết hội giảng bài Tập đọc “Người ăn xin”,

những người dự có ấn tượng tốt về cô giáo hơn là về học sinh của cô Cô duyên dáng, giọng nói, giọng đọc truyền cảm Cô chuẩn bị bài công phu: lời vào bài hấp dẫn, có đàm thoại, nhưng phương pháp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải và áp đặt cách hiểu của cơ cho học trị Ý của các đoạn văn được cơ nói và viết sẵn lên bảng Học sinh chí diễn giải khi tìm những từ ngữ chứng minh cho các ý này Có thể chọn cách dạy làm học sinh phải động não tích cực hơn, nếu cô yêu cầu các em đọc và tự khái quát hóa chỉ tiết để đến được các ý Nhiệm vụ này học sinh có thể làm được vì nội dung văn bản đơn giản Theo cách này cũng không mất nhiều thời gian nếu có những câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà Tốt nhất là cô giáo dùng phiếu để mỗi em

được viết ý của mình, sau đó được nói nhanh trước lớp để cả lớp chọn nhanh

được một khái quát hóa đúng đắn

Trong tiết học, cô giáo cũng nên yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ khó hiểu với các em, nhưng phần lớn những từ ngữ này do cô đặt ra và tự giải

Trang 32

giáo chưa học sinh đặt câu với những từ ngữ này để các em nắm vững hơn những từ ngữ này ở mức có thể ứng dụng trong giao tiếp và học tập

Trong giờ học có đàm thoại giữa cơ giáo và học sinh, có lúc cơ cịn u cầu học sinh đặt câu hỏi để khai thác đoạn 1, nhưng sau đó cơ tiếp tục mạch thuyết giảng Như vậy việc cố gắng phát huy tính tích cực của học sinh vẫn chỉ là hình thức và bản chất của giờ dạy vẫn là dạy học truyền thống: thầy giảng, trò nghe Giờ học thành công theo quan niệm cũ, vì học sinh được đọc và xúc động với bài văn, nhưng xúc động này có được là do lây cảm xúc của cô giáo nhiều hơn do cách tổ chức học văn bản đã gợi lên trong lòng học sinh những suy nghĩ, xúc động giúp cho các em bộc lộ những suy nghĩ xúc động Ấy qua đọc, nghe, nói, viết để những gì học sinh có được sẽ đọng lại mà

không dễ trôi đi

Những hiện tượng như trên có thể thấy trong thực tiễn giảng dạy ở mọi trường Tiểu học Như vậy có thể nói, phương pháp dạy văn ở Tiểu học hiện nay chưa phải là dạy văn chương nghệ thuật, khi hiểu biết về đối tượng cần dạy của giáo viên chưa sâu, phương pháp dạy cũ kỹ, chỉ chú trọng hoạt động của thầy, coi nhẹ hoạt động của trò, nhân cách của trò chưa được thừa nhận như nhân cách của một cá thể độc lập Đó là sai lầm căn bản vì cảm thụ văn chương phải là những rung động rất riêng của mỗi người, không thể đem những suy nghĩ, xúc động của người này áp đặt cho người khác

Như vậy, trái với bản chất dạy văn là giúp trẻ em biết cảm thụ, suy tư về thế giới trên cơ sở của một tâm hồn mộc mạc chân thực, lối dạy văn này

làm cho các em không chỉ nói theo mẫu, nói theo người khác mà còn nói cho

hay, cho đẹp, dù sai sự thật

Phát triển lí luận giảng dạy văn chương theo quan điểm đối mới để góp phần đổi mới tư duy và phương pháp dạy học văn trong nhà trường các cấp,

Trang 33

tạo của học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục chung của cả tập thể lớp, đồng thời tôn trọng nhân cách, năng lực của cả người dạy lẫn người học là cần

thiết, dù sự đổi mới đó phải đồng bộ và là cả một quá trình dài lâu

2.2 Tình hình giáng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong trường Tiểu học

Văn học nước ngoài là một phần hay và khó Văn học nước ngồi hay VÌ các tác phâm đã được chọn lựa trong kho tàng văn học thế giới Văn học nước ngoài giúp cho các em hiểu biết về nhiều nền văn hóa, nhiều kiến thức

bổ ích, mới mẻ và lý thú

Văn học nước ngồi khó tiếp cận vì phải thông qua bản dịch và vì ít nhiều cịn xa lạ, chưa quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ, với tâm lý, tâm

hồn của người Việt Bản thân người dạy đã thấy khó, người học cịn khó hơn,

vì lần đầu tiên các em mới được tiếp xúc với một nền văn hóa, với các tác

phẩm của một dân tộc khác mà chưa biết, chưa có bất cứ sự chuẩn bị gì để tiếp nhận nó Khoảng cách lớn về không gian, thời gian, tâm lý cảm thụ, tiếp nhận này dài hay ngắn, rộng hay hẹp, nông hay sâu phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực, vai trò của người dạy

Trang 34

học Văn học nước ngoài bao giờ cũng là những giờ học sinh động và thú vi

nhất với trẻ thơ

Chúng tôi đánh giá cao sự cố gắng của các giáo viên, song quả thật, để một giờ dạy văn học nước ngoài khác với một giờ dạy văn thông thường, người dạy cần có sự hiểu biết rộng hơn, gia công nhiều hơn cho bài dạy so với việc dạy các tác phẩm văn học trong nước khác

Vì là các tác phẩm của các nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới nên khi giảng dạy giáo viên cũng cần chú ý một số yêu cầu sau:

- Can nam vững nội dung chương trình để chủ động trong giảng dạy Có như vậy mới có ý thức hơn trong việc liên hệ, so sánh, giáo dục tư tưởng và truyền thụ cái đẹp đến cho học sinh

- Cần chú ý đề sự tương đồng và khác biệt về quan niệm thẩm mỹ, văn hóa, phong tục tập quán giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác để khai

thác được hết những giá trị tiềm tàng trong tác phẩm

- Tác phâm văn học nước ngoài được giới thiệu, giảng đạy trong nhà trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng là các bản dịch (một dạng sáng tạo), nên khơng cịn mang đặc điểm ngôn ngữ, văn phong tác giả hoàn toàn nữa Do vậy, khi dạy các tác phẩm này giáo viên không nên tập trung khai thác vẻ đẹp ngôn ngữ câu văn

Là tác phẩm văn học được đưa vào chương trình (dù là đoạn trích) cho nên vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc chung của việc dạy văn, học văn Người giáo viên cần nắm vững tác phẩm, biết cách nhắn mạnh những gì cần nhấn mạnh, bởi lẽ, đó cũng là điểm khác biệt so với việc giới thiệu hay giảng dạy một tác phẩm văn học dân tộc nào đó Bắt đầu từ ý nghĩ này, chúng tôi dự kiến đưa ra một số gợi ý khi tìm hiểu và giảng dạy một số bài sau trong

Trang 35

trình chuẩn bị để có một bài giảng đầy đủ, hay hơn, bổ ích, giúp học sinh

nhận thức được nhiều hơn trong việc giảng dạy văn học nước ngoài ở trường Tiểu học Ví dụ:

Bài I Andecxen và truyện cỗ Anđecxen a Vài nét về tác giá

Crixtian Andecxen (1805 — 1875) sinh ra và lớn lên tại thành phố Ơđenzê cơ kính của nước Đan Mạch trong gia đình một người thợ đóng giày.Ơng lớn lên trong cảnh bần hàn và đã từng nếm trải mùi vị đắng cay của cuộc sống Ơng đau khổ nhưng khơng khuất phục, ông tự hào về đòng máu “dân đen” của

mình Ơng gần gũi với những người nghèo khổ, những người dân cày và

những người thợ

b Nội dung và nghệ thuật

b.1 Nội dung: Những tháng năm lăn lộn với cuộc sống đã giúp cho Anđecxen có một vốn sống, vốn hiểu biết phong phú Đặc biệt cuộc sống của những người được coi là “dân đen” lại chính là mảng đề tài phong phú, là nguồn cảm xúc không bao giờ cạn trong trái tim người nghệ sĩ của Anđecxen Với ơng “Chẳng có truyện cơ tích nào hay hơn những chuyện do chính cuộc sống tạo ra” Đánh giá về truyện Anđecxen, nhà văn Nga K.Pautovxki đã nhận định:

“Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của Anđecxen còn có một truyện cổ

tích khác mà chỉ có người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó” Truyện cổ tích của Anđecxen ln có một giá trị nhân đạo sâu sắc đó là: Niềm tin vào thắng lợi của ánh sáng trước bóng tối, đó là niềm tin vào sự thắng lợi của trái tim người trên cái ác, đó là sự mỉa mai, châm biếm sâu cay đối với bất công,

lừa dối và ngu dốt

Trang 36

cứ cống rãnh nào cũng tìm ra được ngọc trai” Bằng trí tưởng tượng kì diệu của mình, Anđecxen đã sáng tạo ra những cốt truyện hấp dẫn, nhiều màu vẻ, những hình ảnh, hình tượng có ý nghĩa sâu xa, có sức cuốn hút tâm hồn người đọc

Tóm lại, Anđccxen là người nghệ sĩ nhân đạo chủ nghĩa, là nhà văn của người nghèo và là một con người mà Đức vua Đan Mạch ao ước “được một lần nắm bàn tay gầy guộc của ông là một vinh dự”

c Tac phẩm BÀ CHÚA TUYẾT

c.1 Tóm tắt: Truyện gồm bảy truyện nhỏ

Truyện thứ nhất: Tắm gương và những mảnh gương vỡ; Truyện thứ hai: Hai em bé; Truyện thứ ba: Vườn nhà bà biết làm phép lạ; Truyện thứ tư: Hoàng tử và công chúa; Truyện thứ năm: Con gái quân cướp đường; Truyện thứ sáu: Bà lão xứ Lapôni và bà lão người Phần Lan; Truyện thứ bảy: Việc xảy ra trong lâu đài bà chúa Tuyết

c.2 Ý nghĩa, nội dung tác phẩm:

Truyện bà chúa Tuyết cho thấy xã hội còn tồn tại cái xấu và cái ác Muốn chiến thắng cái xấu và cái ác, con người cần phải có sức mạnh của lịng u thương Muốn cho cái xấu và cái ác bị huỷ diệt, con người cần có thiện căn, lương tri và lịng nhân ái

c.3 Phân tích: ° Giá trị nội dung

* Ý nghĩa hiện thục của tác phẩm: Xã hội đang tồn tại cái xấu, cái ác

Trang 37

đang huỷ hoại mọi giá trị đạo đức, tỉnh thần truyền thống và tự nhiên của con người, làm cho con người tha hóa đến cùng cực

- Cái xấu, cái ác đang tồn tại khắp nơi: Tấm gương của quỷ là hiện thân của cai xấu, cái ác Cái gì soi vào tắm gương đó cũng bị biến dạng, méo mo di.Cai tốt trở thành cái xấu, cái xấu thì làm cho mọi người khiếp sợ Nguy hiểm hơn, khi tắm gương ấy bị nát vụn ra thành trăm ngàn mảnh bay khắp

không trung và có thể bắn vào mắt, vào tim bất kì người nào

- Cái xấu, cái ác có sức phá hoại ghê gớm, làm cho con người bị tha hóa triết để: Mảnh vụn của tắm gương bắn vào mắt ai thì người đó có cái nhìn sai lệch, dẫn đến nhận thức sai lệch Con người khơng cịn ai tốt, ai cũng đáng so va xấu xa

Manh vụn của gương bắn vào tim ai, trái tìm người đó trở thành băng

giá, dẫn đến tình cảm khơ cứng, chai lì, khơng cịn cảm giác, người đó trở nên

lạnh lùng, dửng dưng với mọi buồn vui của mọi người

=> Ý nghĩa của hình tượng: Con người khi đã mắt hết lí trí thì khơng thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, khơng cịn cảm xúc để thương

yêu, căm giận trước những hiện tượng khác nhau của cuộc đời Và như thế sự sống của con người mắt hết ý nghĩa cao đẹp, con người chỉ còn sống theo bản năng sinh vật

* Ý nghĩa nhân đạo: Ánh sáng của chân lí, sức mạnh của tình thương có khả năng chế ngự và chiến thắng cái xấu, cái ác

Tác phẩm là thông điệp mà Anđecxen gửi đến mọi người: Loài người hãy cảnh giác với cái xấu và cái ác, vì nó sẽ làm lồi người bị mê hoặc và trở lại tình trạng thú vật đáng sợ

Trang 38

đối với nó mà ơng còn bộc lộ rất rõ thái độ, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng đối với cái xấu, cái ác

- Khẳng định ánh sáng của chân lí vĩnh cửu sẽ xua tan đi bóng đen của cái xấu, cái ác: Lũ quỷ định mang tắm gương lên trời, nhưng chúng đã thất bại Ánh sáng của chân lí đã xua tan bóng đen của cái xấu và đây lùi cái ác Nếu coi thiên đường là niềm tin, là chân lí vĩnh hằng của lồi người thì ở đó

cái xấu, cái ác không thể tồn tại được Đó có thể được coi là một xã hội tuyệt hảo, tuyệt mĩ, một xã hội lí tưởng mà trong đó thiện căn của con người được đề cao, tôn trọng và bất khả xâm phạm

- Tác phẩm đã khẳng định: Tình yêu thương của con người có thể chiến thắng cái xấu, cái ác, xây dựng một xã hội tốt đẹp tràn đầy tình thương u Chính lịng tốt kì diêu của bé Giécđa đã cho em sức mạnh và niềm tin để em có thể đi tìm Kay- người bạn thân thiết Trên con đường đầy khó khăn nguy hiểm và cám dỗ, bằng sự chân thành Gíiecđa đã cảm hóa được moi người đã vượt qua được mọi khó khăn, đã nhận được sự giúp đỡ đầy nhiệt tình của mọi người đề tiếp tục đi tìm Kay và đưa được Kay trở về

e Giá trị nghệ thuật:

* Hình tượng nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể loại cổ tích với thế giới kì ảo giàu tưởng tượng để miêu tả một thế giới vật chất có thật nhằm phản ánh hiện thực để bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực đó

Trang 39

+ Nghĩa bóng của hình tượng: đó là “truyện cơ tích dành cho người lớn” Ý nghĩa sâu xa của hình tượng là những mơ ước về lí tưởng thẩm mĩ mà người nghệ sĩ đã gửi vào những hình tượng nghệ thuật Đó là giá trị nội dung của truyện

* Kết cấu: Gồm bảy truyện nhỏ Kết cấu truyện tập trung phản ánh tình cảm yêu thương giữa con người với con người Yếu tố làm nên chất thơ

của truyện

* Chị tiết nghệ thuật:

+ Tắm gương và những mánh gương vỡ là biểu hiện của cái xấu, cái ác và sự hủy họai ghê gớm của nó đối với con người

+ Những giọt nước mắt của Gíecđa là biểu tượng cho tình cảm tốt đẹp, ấm áp của con người, nó có sức mạnh đây lùi cái xấu và cái ác đem lại sự tốt đẹp cho con người, cho cuộc sống

Bài 2 Lep Tônxtôi và tác phẩm “Kiến và chìm bê câu”

a Tác giả: L.Tônxtôi (1828-1910) là một nhà văn Nga vĩ đại.Ông đã cống hiến cho nền văn học Nga và văn học thế giới những tác phẩm nỗi tiếng: Chiến tranh và hồ bình, Anna Karênina, Phục sinh và những truyện ngụ ngơn, truyện cổ tích, truyện ngắn viết cho thiếu nhi Ơng được suy tơn là một nhà văn Nga thiên tài, một “con sư tử của nền văn học Nga” (đánh giá của V.Lênin) L.Tônxtôi luôn mơ ước về cuộc sống no ấm và học hành cho con em những người lao động Vì rất yêu trẻ thơ nên ông đã viết nhiều truyện ngắn và truyện đồng thoại cho trẻ em ở nông trại laxnaia Pơliana Ơng đã in những truyện ngắn và truyện đồng thoại của mình dành cho trẻ nhỏ trong những cuốn sách nhan đề “Sách học vần” và “Những cuốn sách Nga đề đọc”

Nhiều truyện trong những cuốn sách này được thiếu nhi Liên Xô rất yêu

Trang 40

Êdốp sang tiếng Nga Ông đã đưa các bản dịch truyện ngụ ngôn của Êdốp hoà nhập với cuộc sống của người dân Nga khiến chúng trở thành những truyện ngụ ngơn Nga Chính vì vậy, truyện của ơng mang đậm màu sắc và phong vị Nga, dấu ấn của ngịi bút L.Tơnxtơi Truyện ngụ ngôn của ông dễ hiểu, dễ nhớ và rất hấp dẫn với trẻ nhỏ tiêu biểu là tập truyện “Kiến và chim bồ câu”

b Tác phẩm “Kiến và chim bô câu ”:

- Kết cấu của tác phẩm: Truyện có 103 truyện nhỏ trong đó có 14 truyện nói về con người một cách trực tiếp, 08 truyện gồm hai loại nhân vật: là người và vật Còn lại 81 truyện nói về lồi vật 103 truyện là 103 bài học bổ ích và lý thú cho trẻ thơ và cho cả người lớn trên toàn thế giới

- Nội dung: mỗi truyện là một bài học giáo dục bố ích và ly thú, cho dù là những câu chuyện nói về con người hay nói về loài vật đều mang mục đích để giáo dục con người

+ Là những bài học giáo dục đạo đức: lòng yêu thương, tinh than đoàn

kết, lịng đũng cảm, tính thật thà, lòng hiếu thảo

+ Là những bài học giáo dục tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu tự do

+ Là những bài học về cách sống, cách giao tiếp, ứng xử Giới thiệu một vài tác phẩm trong tập “Kiến và chim bồ câu ”:

Ngày đăng: 29/09/2014, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w