- Tuổi: phân làm 4 nhóm
4.2.1. Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của người dân với kinh tế hộ gia đình
dân với kinh tế hộ gia đình
Kết quả của bảng 3.23 cho thấy không có sự khác biệt về số lần sử dụng DVYT giữa người nghèo và không nghèo. Tuy nhiên, khi xét về cơ cấu sử dụng các tuyến DVYT thì thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa người nghèo và không nghèo. Người nghèo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ CSSK có chất lượng cao so với người không nghèo. Người nghèo, có xu hướng sử dụng dịch vụ tại trạm y tế và bệnh viện huyện, trong khi người càng giàu càng có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB của bệnh viện tỉnh và trung ương. Bệnh viện huyện là nơi người nghèo KCB nhiều nhất chiếm 48,27%, so với tỷ lệ 20,16% của nhóm không nghèo. Khoảng 27,58% nhóm nghèo KCB tại trạm y tế, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm không nghèo là 21,16%. Ngược lại, nhóm không nghèo có xu hướng sử dụng DVYT ở bệnh viện tỉnh, trung ương và tây y tư nhân cao hơn rất nhiều so với nhóm nghèo (bảng 3.16). Các tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với Báo cáo Y tế Việt Nam năm 2006[1]: nhóm nghèo sử dụng bệnh viện tỉnh/TW là 12,9%, trong khi đó nhóm giàu có tới 40,3%.
Ở góc độ khác, theo kết quả bảng 3.27 chúng ta thấy rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình với việc KCB công lập hay tư nhân. Những bệnh nhân thuộc nhóm nghèo sử dụng dịch vụ KCB công lập cao gấp 3,16 lần so với bệnh nhân thuộc nhóm không nghèo (OR=3,16; p<0,01). Như vậy, CSYT công vẫn là nơi người nghèo sử dụng nhiều nhất, bởi vì nó dễ tiếp cận, giá dịch vụ phù hợp túi tiền và người nghèo hầu hết được cấp thẻ BHYT nên đương nhiên họ ưu tiên đến CSYT công lập. Vấn đề này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là y tế công ưu tiên phục vụ cho người nghèo.