Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của người dân với BHYT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011 (Trang 51 - 52)

- Tuổi: phân làm 4 nhóm

4.2.2.Mối liên quan giữa việc sử dụng loại hình DV KCB của người dân với BHYT

dân với BHYT

Kết quả bảng 3.28 cho thấy có mối liên quan giữa BHYT với việc sử dụng dịch vụ KCB công và tư nhân. Những bệnh nhân có BHYT sử dụng dịch vụ KCB công cao gấp 18,5 lần so với bệnh nhân không có BHYT (OR=18,5; p<0,01). Đây là điều tất nhiên trong thực tế tại địa phương. Bởi hiện nay, toàn huyện Phú Tân chưa có CSYT tư nhân nào có chức năng thanh toán phí BHYT, nên người có BHYT sẽ ưu tiên đến KCB ở y tế công lập.

Song, khi nói đến BHYT thì vấn đề quan trọng hơn cần phải bàn đó là: tuy BHYT không giúp được người nghèo nhiều trong việc tăng tỷ lệ sử dụng DVYT ở tuyến trên, nhưng BHYT lại có đóng góp lớn trong việc tăng tỷ lệ sử dụng DVYT tại tuyến huyện và xã cho người nghèo. Người có BHYT đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện huyện cao hơn 3,5 lần so với người không có BHYT (38,25 so với 10,32); tại trạm y tế cao hơn 2,5 lần (34,26 so với 12.96) - bảng 3.17. Trong khi đó, đối với CSYT tư nhân thì tình hình hoàn toàn ngược lại. Người không có BHYT sử dụng CSYT tư nhân cao hơn hẳn người

có BHYT, nhất là tây y tư nhân, người không có BHYT sử dụng chiếm tới 48,15%, trong khi đó chỉ 7,97% đối với người có BHYT.

Điều này cho thấy BHYT giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận y tế tuyến huyện. Như vậy, nếu được tổ chức và vận hành tốt thì BHYT có thể là “cứu cánh” cho những người dân không có điều kiện kinh tế tốt. Trong thời gian tới cần tăng cường phạm vi bao phủ của BHYT và cần đầu tư một cách hợp lý cho tuyến y tế cơ sở để tuyến này có khả năng cung cấp các DVYT thiết yếu, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu KCB cho người nghèo và các nhóm đối tượng khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện phú tân năm 2011 (Trang 51 - 52)