1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm

163 823 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Thu Hằng TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”- VẬT LÝ 10 BAN CƠ BẢN GẮN VỚI THỰC TIỄN NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC DẠY HỌC Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào. Tác giả Phạm Thị Thu Hằng Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:  TS. Nguyễn Mạnh Hùng - người đã trực tiếp khuyến khích, động viên và hướng dẫn tôi để thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách nhiệm.  Quý thầy cô trong Khoa Vật Lý, trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa Học Công Nghệ & Sau Đại Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tà i.  Ban Giám Hiệu trường Trung học phổ thông Cần Đước, huyện Cần Đước đã tạo nhiều thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.  Gia đình, bạn bè, các thầy cô, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2009 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : đối chứng GV : giáo viên HS : học sinh TN : thực nghiệm TNSP : thực nghiệm sư phạm SGK : sách giáo khoa PHT : phiếu học tập THPT : trung học phổ thông PT : phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một thực tế chúng ta cần phải nhận thấy rằng đa số GV ở vùng sâu, vùng xa thường giảng dạy cho HS những gì có trong SGK nên khi học xong một chương bất kỳ nào đó thì HS hầu như không thể và không biết áp dụng nó như thế nào cả, HS chỉ có thể áp dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập theo yêu cầu của SGK và theo yêu cầu của GV mà thôi, nên những kiến thức các em đã học đôi khi không giúp ít gì cho cuộc sống thực tiễn, như vậy kiến thức đã học không những không được phát huy mà đôi lúc làm cho HS cảm thấy mệt mỏi vì các kiến thức đã học quá xa rời với thực tiễn của cuộc sống, HS cũng biết rằng vật lý học giúp cho cuộc sống rất nhiều, nhưng các em không biết phải vận dụng nó vào thực tiễn như thế nào. N hư vậy HS cảm thấy không có nhu cầu tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, không say mê yêu thích học tập, nên hiện nay số học sinh chán nản và sợ học môn vật lý càng ngày càng tăng lên. Nếu như HS học mà vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thì các em sẽ thích học hơn và thấy rằng việc học tập rất có ích cho bản thân. Bên cạnh phương pháp giảng dạy của GV thì đối với HS ở vùng sâu vùng xa, đa số HS chỉ học tập và tham khảo sách giáo khoa, kiến thức chưa vượt ra khỏi chương trình, các kiến thức chỉ thể hiện dưới dạng công thức định luật, chưa dùng để giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng góp phần làm cho HS sợ học môn học này. Do đó ở điều 28, yêu cầu về nội dụng phương pháp giáo dục phổ thông mục tiêu giáo dục phổ thông, tại khóa XI kỳ họp t hứ 7 từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 có nêu rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh .[50] Việc đổi mới phương pháp dạy học không những chỉ có ở người giáo viên mà cả người học cũng phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình học tập, vận dụng và chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên và học sinh phải xóa bỏ những thói quen thầy dạy, trò thụ động chờ đến giờ lên lớp mới lúc đó học những kiến thức mới, mà không có sự suy nghĩ tìm tòi để giải quyết một nhiệm vụ trước đó đã đặt ra. Cách đánh giá kết quả học tập của HS còn mang tính truyền thống bằng cách kiểm tra miệng để trả bài cũ cùng một số kiểm tra g iấy mà không dựa trên những sáng kiến và khả năng liên hệ thực tiễn của HS. Chính những cơ sở trên nên chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học chương “Động lực học chất điểm”- vật lí 10 Ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” ( Vật lý 10- Cơ Bản) gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học. 3. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức dạy học vật lý gắn với thực tiễn cuộc sống phù hợp về mặt khoa học, sư phạm , phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH thì sẽ làm cho học sinh có hứng thú trong học tập môn vật lý đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, vận dụng phương pháp dạy học thích hợp để dạy học theo hướng gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú trong học tập và nâ ng cao hiệu quả của việc dạy học. - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lý 10 – Chương: “Động lực học chất điểm” - Ban cơ bản. - Tìm hiểu thực trạng dạy gắn với thực tiễn cuộc sống của giáo viên và việc học của học sinh theo hướng tạo hứng thú trong học tập của học sinh. - Soạn t hảo tiến trình dạy học theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10- Ban cơ bản. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù hợp, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình sau đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện. 5. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu tư liệu về cơ sở lí luận dạy học nhằm tổ chức cho HS học tập gắn với thực tiễn cuộc sống. - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc của chương II- Động lực học chất điểm, Lớp 10- Ban cơ bản. - Nghiên cứu, điều tra thực trạng dạyhọc của chương II- Động lực học chất điểm, Lớp 10- B an cơ bản ở các trường THPT của Long An. Dựa trên thực trạng đã biết rồi vận dụng lí luận để xây dựng các tiến trình cụ thể.  Nghiên cứu thực nghiệm - N ghiên cứu, khai thác tài liệu liên quan đến việc thiết kế dạy học gắn với thực tiễn. - Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT thuộc tỉnh Long An để kiểm tra giả thuyết.  Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. 6. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu Mục tiêu giáo dục Nội dung chương trình và phương pháp dạy vật lý THPT Việc vận dụng lí luận của dạy học hiện đại vào dạy học để tổ chức hoạt động học tập c ho học sinh ở trường THPT.  Khách thể nghiên cứu Lí luận và thực tiễn dạy học ở trường THPT. 7. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động học tập vật lý gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú trong học tập cho HS và nâng cao hiệu quả của việc dạy học trong chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 Ban cơ bản. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn có cấu trúc như sau: Mở đầu Nội dung Chương 1- Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2- X ây dựng tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 Ban cơ bản gắn với thực tiễn Chương 3- Thực nghiệm sư phạm Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục Trong đó: Phần mở đầu có 4 trang Phần nội dung có 125 trang Phần kết luận có 2 trang Phần phụ lục có 25 trang Luận văn c ó sử dụng 50 tài liệu tham khảo Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay [33] 1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay Mục tiêu giáo dục là tiêu chí cần phải được xác định, nó định hướng cho toàn bộ các hoạt động trong quá trình giảng dạy, từ việc xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như các hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy. Mục tiêu giáo dục phải phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn xác định của đất nước. Nếu xác định mục tiê u quá cao sẽ là duy ý chí, còn nếu xác định mục tiêu quá thấp sẽ không tạo điều kiện cho sự phát triển một cách toàn diện. Ở điều 27, mục tiêu giáo dục phổ thông, khóa XI kỳ họp thứ 7 từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 có chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hì nh thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. [50] Mục tiêu giáo dục luôn giữ vững quan điểm giáo dục toàn diện, chú trọng cả bốn mặt trí, đức, thể, mỹ nhằm đào tạo ra những con người lao động mới có khả năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn nước ta đang mở cửa hội nhập với cộng đồng quốc tế rộng lớn, mục tiêu giáo dục đã cụ thể hóa thêm một số điểm cho phù hợp với tình hình mới: + Coi trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, coi đó là nền tảng nhân cách của con người mới. + Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phải chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. + Một mặt phải học để nắm vững và làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại m à nhân loại đã tích lũy được; mặt khác lại phải có tư duy sáng tạo, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, tìm ra những cách làm mới phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước để đưa đất nước tiến lên. + Người lao động mới vừa phải có ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể vì sự nghiệp chung hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vừa phải phát huy tính tích cực cá nhân, năng động, chủ động, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của m ình cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [36] Như vậy mục tiêu giáo dục ở nước ta không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra tri thức mới mà còn rèn luyện cho HS những kỹ năng sống để có thể đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong từng giai đoạn. 1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn học vật lý THPT hiện nay Mục tiêu giáo dục thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước nên mục tiêu giáo dục ở nhà trường cũng phải bá m sát và có những điều chỉnh cho phù hợp. Nên dạy học vật lý ở cấp THPT hiện nay nhằm giúp HS: - Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lý phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm: + Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý thường gặp trong đời sống và sản xuất. + Các đại lượng, các định luật và nguyên lý vật lý cơ bản. + Những nội dung chính của một số thuyết vật lý quan trọng nhất. + Những ứng dụng phổ biến của Vật lý trong đời sống và sản xuất. + Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lý, trước hết là phương phá p thực nghiệm và phương pháp mô hình. - Rèn luyện và phát triển các kỹ năng + Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm; điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lý. [...]... nghiệm hành động, mục đích nội dung do người dạy quyết định, phương pháp truyền đạt được coi trọng Cách học do người dạy áp đặt Hiệu quả do kinh nghiệm người dạy quyết định.Trong quá trình học, HS học tập một cách thụ động + Skinner nhấn mạnh mặt học: bài học đặt ra vì lợi ích của người học, người học tự mò mẫm, tự lựa chọn cách học có hiệu quả, tiến độ học tùy thuộc vào năng lực của người học, con người... từng khuyên học trò của mình: “biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học Còn người Pháp thì lại rất dí dỏm: “niềm vui là linh hồn của giáo dục” Trong quá trình học tập độnghọc tập ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập Động cơ ảnh hưởng đến thái độ, niềm tin, tình cảm, của việc học của HS, mặc khác động cơ và tình cảm còn ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình tư... người học, là do họat động học tập đuợc tổ chức phỏng theo hoạt động nhận thức khoa học [32] , đứng trước kiến thức vừa xây dựng HS cũng không giải quyết và áp dụng nó như thế nào, dẫn đến tình trạng HS càng học càng cảm thấy chán học, nên việc dạy học không thể đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra Ngày nay, quá trình dạy học phải hướng tới quá trình lĩnh hội kiến thức mới, và cũng chính là quá trình sử... ấy” [4] Hiện nay khoa học công nghệ, truyền thông phát triển một cách mạnh mẽ, những kiến thức khoa học bắt đầu được đưa hẳn vào các chương trình truyền hình, những chương trình em yêu khoa học, mục đích của những chương trình đó cho các em thấy được những kiến thức bổ ích trong cuộc sống Nên trong việc dạy học chúng ta cũng phải mạnh dạn đưa những ứng dụng khoa học vào trong dạy học, từ đó HS tự tìm... có chức năng tạo ra tri thức và liên tục được bổ sung, do đó kiến thức mà HS học được càng ngày trở nên càng ít ỏi, nên trong quá trình dạy học GV phải làm thế nào để GV tạo được lòng ham học, khơi gợi nội lực vốn có trong mỗi HS, từ đó họ có phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học Một khi đã hình thành ở HS niềm say mê học tập, hứng thú đối với môn học sẽ là tiền đề cho mọi hoạt động tự giác học. .. của mô hình dạy học truyền thống) Sơ đồ của Skinner thoáng và có hiệu quả: học là tự điều chỉnh hành vi để dẫn tới hành vi mong muốn Dạy là tạo cơ hội cho học Học thông qua hành động, làm để học, hiểu biết là hành động có kết quả Học thông qua thử và sai, thông qua hành vi đem lại hiệu quả, khen thưởng kịp thời Như vậy sự khác biệt giữa hai quan điểm trên là: + Pavlov nhấn mạnh mặt dạy: dạy là thành lập... phải nghĩ đến phải đổi mới phương pháp, phải thay đổi mục tiêu dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học, những phương pháp, do vậy những mô hình học tập mới được nghiên cứu để vận dụng vào thực tiễn dạy học, tất cả chúng đều có những điểm tương đồng sau: + HS chỉ thật sự tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập khi vấn đề học tập có mối quan hệ thực sự với thực tiễn đích thực mà họ đang... [32] Và cũng cần phải dạy vật lý gắn với thực tiễn để thể hiện được tầm quan trọng cũng như tính đặc thù của môn học, từ đó giúp tạo được hứng thú, mở rộng hiểu biết của HS về thế giới xung quanh 1.4.3 Các biện pháp để dạy học vật lý gắn với thực tiễn 1.4.3.1 Dùng dụng cụ trực quan mang tính thực tiễn Trong chương trình vật lý 10 nói chung cũng như trong chương động lực học chất điểm nói riêng đó là... giúp HS chủ động tham gia vào các hoạt động thay vì tham gia một cách thụ động như trước đây HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập thì kết quả học tập cao, cũng như góp phần để đạt được mục tiêu mà chúng ta đã đề ra, HS học tập có mục đích rõ ràng, có thái độ học tập tốt, những kỳ thi không phải là độnghọc tập của các em nữa, mà ngay chính HS cũng sẽ đặt ra cho mình một mục tiêu học tập mới,... giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học tập, tìm hiểu những ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống trong khoa học, sự hiểu biết của HS sẽ vượt qua khỏi một phạm vi hạn hẹp mà trước đây họ đã từng có, kiến thức học vượt qua khuôn khổ của chương trình, nội dung của môn học, đồng thời thấy được sự gắn kết của các môn học cũng như những các môn khoa học khác Dạy học gắn với thực tiễn không những GV . tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học chương Động lực học chất điểm - vật lí 10 Ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng. Nội dung chương trình và phương pháp dạy vật lý THPT Việc vận dụng lí luận của dạy học hiện đại vào dạy học để tổ chức hoạt động học tập c ho học sinh

Ngày đăng: 15/03/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

với thực tiễn bằng các hình thức: a. Trực quan (TN, tranh ảnh, ..)  b. Trình bày những ứng dụng kỹ - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
v ới thực tiễn bằng các hình thức: a. Trực quan (TN, tranh ảnh, ..) b. Trình bày những ứng dụng kỹ (Trang 41)
Bảng 1.1: Bảng thăm dò ý kiến - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 1.1 Bảng thăm dò ý kiến (Trang 41)
Bảng 1.1: Bảng thăm dò ý kiến - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 1.1 Bảng thăm dò ý kiến (Trang 41)
Bảng 1.2: Những khó khăn của GV khi dạy học vật lý gắn với thực tiễn - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 1.2 Những khó khăn của GV khi dạy học vật lý gắn với thực tiễn (Trang 43)
Bảng 1.2: Những khó khăn của GV khi dạy học vật lý gắn với thực tiễn - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 1.2 Những khó khăn của GV khi dạy học vật lý gắn với thực tiễn (Trang 43)
Bảng 2.1: Bảng cấu trúc nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” [4],[34]  - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 2.1 Bảng cấu trúc nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” [4],[34] (Trang 48)
Bảng 2.1: Bảng cấu trúc nội dung kiến thức chương “Động lực học chất  điểm” - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 2.1 Bảng cấu trúc nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” (Trang 48)
+ Nhận xét gì về hình dạng và gia tốc của vật sau khi chịu tác dụng của lực  - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
h ận xét gì về hình dạng và gia tốc của vật sau khi chịu tác dụng của lực (Trang 62)
đồng quy phải tuân theo quy tắc hình - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
ng quy phải tuân theo quy tắc hình (Trang 67)
2. Quy tắc hình bình hành - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
2. Quy tắc hình bình hành (Trang 68)
+ Ôtô con hình như bị nặng hơn có phải do ôtô con chịu lực tác dụng từ xe tả i   lớn hơn không ?  - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
t ô con hình như bị nặng hơn có phải do ôtô con chịu lực tác dụng từ xe tả i lớn hơn không ? (Trang 83)
đổi hình dạng, khi không tác dụng nó trở  lại hình dạng và kích thướ c ban  - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
i hình dạng, khi không tác dụng nó trở lại hình dạng và kích thướ c ban (Trang 96)
+ Nếu bất thình lình cho đầu máy xe lửa chuyển bánh thì chỗ  nố i các toa xe có  thể bịđứt - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
u bất thình lình cho đầu máy xe lửa chuyển bánh thì chỗ nố i các toa xe có thể bịđứt (Trang 101)
động thình ững chỗ sần sùi, lồi lõm, bị biến dạng này gây ra lự c ma sát  cản trở chuyển động - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
ng thình ững chỗ sần sùi, lồi lõm, bị biến dạng này gây ra lự c ma sát cản trở chuyển động (Trang 108)
Hình 3.1: Biểu đồ phân bố điểm của nhóm ĐC và TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Hình 3.1 Biểu đồ phân bố điểm của nhóm ĐC và TN (Trang 123)
Bảng 3.1: Bảng phân phối tần số - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số (Trang 123)
Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.2 Bảng phân phối tần suất (Trang 123)
Bảng 3.1: Bảng phân phối tần số - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.1 Bảng phân phối tần số (Trang 123)
Hình 3.1: Biểu đồ phân bố điểm của nhóm ĐC và TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Hình 3.1 Biểu đồ phân bố điểm của nhóm ĐC và TN (Trang 123)
Từ hình 3.2 tanh ận thấy đường biểu diễn phân bố tần suất của hai nhóm lệch về hai hướng khác nhau, nhóm TN lệch về phía điểm cao nhiều hơn so vớ i nhóm  - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
h ình 3.2 tanh ận thấy đường biểu diễn phân bố tần suất của hai nhóm lệch về hai hướng khác nhau, nhóm TN lệch về phía điểm cao nhiều hơn so vớ i nhóm (Trang 124)
Hình 3.2: Đồ thị phân phối tần suất của nhóm ĐC và TN  051015202530 - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Hình 3.2 Đồ thị phân phối tần suất của nhóm ĐC và TN 051015202530 (Trang 124)
ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT (Trang 124)
Hình 3.2: Đồ thị phân phối tần suất của nhóm ĐC và  TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Hình 3.2 Đồ thị phân phối tần suất của nhóm ĐC và TN (Trang 124)
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất tích lũy - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất tích lũy (Trang 124)
Bảng 3.4: Thống kê các câu trả lời tương ứng với 10 câu trắc nghiệm - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.4 Thống kê các câu trả lời tương ứng với 10 câu trắc nghiệm (Trang 125)
Bảng 3.4: Thống kê các câu trả lời tương ứng với 10 câu trắc nghiệm - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.4 Thống kê các câu trả lời tương ứng với 10 câu trắc nghiệm (Trang 125)
Hình 3.4: Biểu đồ phân bố số HS trả lời câu trắc nghiệm của nhóm - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Hình 3.4 Biểu đồ phân bố số HS trả lời câu trắc nghiệm của nhóm (Trang 126)
Dựa vào hình 3.4 tanh ận thấy rằng hầu hết các câu trắc nghiệm H Sở nhóm TN làm tốt hơn đối với HS nhóm ĐC - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
a vào hình 3.4 tanh ận thấy rằng hầu hết các câu trắc nghiệm H Sở nhóm TN làm tốt hơn đối với HS nhóm ĐC (Trang 126)
Hình 3.4: Biểu đồ phân bố số HS trả lời câu trắc nghiệm  của nhóm  ĐC và TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Hình 3.4 Biểu đồ phân bố số HS trả lời câu trắc nghiệm của nhóm ĐC và TN (Trang 126)
Bảng 3.5: Thống kê số HS làm đúng câu các câu TL  Số % HS làm đúng các câu TL - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.5 Thống kê số HS làm đúng câu các câu TL Số % HS làm đúng các câu TL (Trang 126)
Bảng 3.6: Thống kê kết quả của nhóm ĐC và TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.6 Thống kê kết quả của nhóm ĐC và TN (Trang 127)
Dựa vào bảng 3.6 tanh ận thấy ở nhóm TN tuy là các lớp học yếu hơ nở - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
a vào bảng 3.6 tanh ận thấy ở nhóm TN tuy là các lớp học yếu hơ nở (Trang 127)
Bảng 3.6: Thống kê  kết quả của nhóm ĐC và TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.6 Thống kê kết quả của nhóm ĐC và TN (Trang 127)
Bảng 3.7: Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm ĐC và TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.7 Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm ĐC và TN (Trang 128)
3.4.2.5. Kiểm nghiệm kết quả TNSP bằng giả thuyết thống kê [7], [11], [39] - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
3.4.2.5. Kiểm nghiệm kết quả TNSP bằng giả thuyết thống kê [7], [11], [39] (Trang 128)
Bảng 3.7: Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm ĐC và TN - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
Bảng 3.7 Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm ĐC và TN (Trang 128)
Phụ lục 8: Bảng điểm bài KT lớp đối chứng - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
h ụ lục 8: Bảng điểm bài KT lớp đối chứng (Trang 152)
Phụ lục 8: Bảng điểm bài KT lớp đối chứng - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
h ụ lục 8: Bảng điểm bài KT lớp đối chứng (Trang 152)
Phụ lục 9: Bảng điểm bài KT lớp thực nghiệm - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
h ụ lục 9: Bảng điểm bài KT lớp thực nghiệm (Trang 158)
Phụ lục 9: Bảng điểm bài KT lớp thực nghiệm - Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm
h ụ lục 9: Bảng điểm bài KT lớp thực nghiệm (Trang 158)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w