1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

71 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Thanh Trang ( THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 – BAN CƠ BẢN) Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THANH THẢO Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, cách thức kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập. Đánh giá là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục, dạy học, nó cung cấp những thông tin phản hồi cần thiết cho cả giáo viên, học sinh và nhà quản lý để điều chỉnh tất cả các thành tố còn lại của quá trình dạy học, từ việc dạy đến việc học và cách thức quản lý sao cho việc dạy và học ngày càng đạt tới mục tiêu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu đánh giá không làm tốt vai trò, chức năng của mình thì chất lượng và hiệu quả dạy và học không thể tốt. Đánh giá của giáo viên nhằm mục đích phâ n loại học sinh, khuyến khích, khuyến cáo học sinh trong quá trình học tập là rất cần thiết, tuy nhiên, nếu coi việc việc kiểm tra-đánh giá chỉ thuộc quyền hạn và trách nhiệm của giáo viên sẽ dễ dàng đặt học sinh vào thế bị động, học sinh thiếu cơ hội để kịp thời tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là phương pháp học tập của m ình để việc học tập không ngừng tiến bộ. Tự kiểm tra-đánh giá nhằm mục đích giúp học sinh tự điều chỉnh trong quá trình học tập là hình thức đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nền giáo dục tiên tiến. Tự kiểm tra là cách học sinh chủ động tự đánh giá mức độ mà mì nh đạt được các mục tiêu của chương trình học trong suốt quá trình học tập. Kết quả tự kiểm tra là cơ sở để học sinh tự điều chỉnh kịp thời kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập. Trong thực tiễn giáo dục Việt Nam, việc kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh còn rất nhiều hạn chế, từ hình thức, đến nội dung và chú trọng chủ yếu vào việc kiểm tra để đánh giá, phân loại học sinh. Mục đíc h kiểm tra, nhất là tự kiểm tra để giúp học sinh tự điều chỉnh gần như chưa được quan tâm thích đáng. Học sinh vì thế thường phải bị động đối phó với việc kiểm tra, thi cử, thêm vào đó, do hình thức kiểm tra nghèo nàn, chủ yếu là tự luận nên thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra l à rất hạn chế và thường không đến được từng học sinh, vì thế học sinh khó có thể tự điều chỉnh việc học tập của mình. Với từng môn học, mục tiêu môn học là cơ sở để đưa ra những tiêu chí cho việc kiểm tra và tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập. Trong lần cải cách phân ban này các môn học đã được xác định mục tiêu khá r õ ràng từ mục tiêu kiến thức đến kỹ năng, thái độ, đó là cơ sở quan trọng không những để giáo viên và ngành giáo dục xây dựng ngân hàng câu hỏi để kiểm tra nhằm mục đích đánh giá, xếp loại học sinh mà còn là cơ sở để chúng ta nghĩ đến việc xây dựng ngân hàng câu hỏi giúp học sinh chủ động tự kiểm tra, tự đánh giá để kịp thời tự điều chỉnh việc học tập của mình. Cách làm này cũng góp phần quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tinh thần tự học của học sinh trong quá trình học tập. Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, kiểm tra và tự kiểm tra – đánh giá thông qua phương tiện máy tính, trực tuyến hoặc không trực tuyến là cơ hội để tất cả học sinh có cơ hội tiếp cận bì nh đẳng với dịch vụ này. Ngoài ra, kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan đã phổ biến từ lâu ở nhiều nước và hiện đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tự kiểm tra- đánh giá trên máy tính bằng hình thức trắc nghiệm khách quan còn là cách để học sinh chủ động trước các kỳ kiểm tra – đánh giá chung. Vì những lý do đã nêu tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học s inh tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập trên máy tính chương III & IV (thuộc chương trình vật lý 10, ban cơ bản)”. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nhằm : Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trên máy tính cho chương III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản) Hợp tác xây dựng phần mềm vận hành ngân hàng câu hỏi giúp học sinh chủ động tự kiểm tra- đánh giá kết quả học tập trên máy tính 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi : Xây dựng một phần ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập chương III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản) Đối tượng nghiên cứu :  Chương trình Vật lý lớp 10 trung học phổ thông, chương III & IV (ban cơ bản).  Xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá kết quả học tập. 4 . Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích đề ra, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau :  Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.  Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh.  Nghiên cứu nội dung chương trình vật lý 10, nghiên cứu sâu chương trình, nội dung kiến thức chương III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản).  Xây dựng ngâ n hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản).  Biên soạn thông tin phản hồi cho từng câu hỏi.  Hợp tác xây dựng phần mềm hỗ trợ tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập.  Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường trung học phổ thông nhằm điều chỉnh ngân hàng câu hỏi (về nội dung khoa học, kỹ thuật biên soạn, độ khó của từng câu hỏi, mức độ bao quát mục tiêu của ngân hàng câu hỏi…), xác định tính khả thi của hình thức kiểm tra – đánh giá này, mức độ phù hợp của ngân hàng câu hỏi đối với thực tiễn và với học sinh trung học phổ thông. 5. Giả thuyết khoa học Nếu ngân hàng câu hỏi được xây dựng đáp ứng đầy đủ các mục tiêu của chương trình Vật lý 10 hiện nay sẽ là cơ sở để học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của mình, giúp học sinh chủ động trước các kỳ kiểm tra, thi cử. Việc cung cấp nguồn thông tin phản hồi cho từng câu hỏi sẽ là cơ sở để học sinh kịp thời điều chỉnh kiến t hức, kỹ năng, phương pháp học tập. Đưa ngân hàng câu hỏi lên máy tính sẽ giúp nhiều học sinh có cơ hội tiếp cận với dịch vụ này, từ đó kết quả học tập của số đông học sinh sẽ không ngừng tiến bộ. Việc tạo ra thói quen sử dụng tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tự lực trong học tập. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau :  Phương pháp nghiên cứu lý luận.  Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.  Phương pháp điều tra  Phương pháp thống kê 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu tổng thuật để bổ sung những hiểu biết khoa học về tự kiểm tra- đánh giá, tự điều chỉnh . Về thực tiễn :  Là tài liệu tham khảo cho giáo viên .  Giúp học sinh chủ động, hứng thú trong việc tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập .  Giúp học sinh làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.  Giúp học sinh đư ợc tiếp cận với hình thức kiểm tra này.  Giúp học sinh có sơ sở để tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập trong suốt quá trình học tập.  Giúp học sinh nâng cao tinh thần và khả năng tự học .  Là cở sở để từng bước tiến hành việc xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra-đánh giá trực tuyến cho chương trình Vật lý trung học phổ thông . Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THPT 1.1.1. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Từ định nghĩa khái quát trên về đánh giá trong giáo dục, người ta đưa ra định nghĩa về đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau: Đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin một cách có hệ thống nhằm x ác định các mục tiêu giảng huấn về phía học sinh, nhằm đề xuất những quyết định thích hợtp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tùy theo mục đích, nội dung và phương pháp đánh giá, người ta phân biệt các loại hình đánh giá khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ đề cập đến bốn l oại hình đánh giá thường gặp ở nhà trường phổ thông: - Đánh giá khởi sự : là lối đánh giá liên quan đến thành tích ban đầu của học sinh trước khi khởi sự việc giảng dạy mới. - Đánh giá hình thành : được tiến hành trong quá trình dạy và học một nội dung nào đó, nhằm thu thập những thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh về nội dung đó, dùng làm cơ sở c ho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếp theo, nhằm làm cho những hoạt động này hiệu quả hơn. Thông qua đánh giá hình thành, giáo viên có thể thấy được những ưu và khuyết điểm của mình, giúp giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy tốt hơn và tổ chức việc phụ đạo cho cá nhân hay nhóm học sinh. - Đánh giá chuẩn đoán : liên quan đến những khó khăn của học sinh trong việc học tập được lặp đi lặp lại nhiều lần mặc dù giá o viên đã cố gắng sữa chữa bằng mọi cách. Đánh giá chuẩn đoán nhằm phát hiện ra những nguyên nhân căn bản của khó khăn ấy và tìm biện pháp để khắc phục. - Đánh giá tổng kết: nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giảng huấn đã đề ra. Nó cũng có thể cung cấp những t hông tin cần thiết để xác định tính thích hợp của mục tiêu môn học và hiệu quả của việc giảng dạy. Kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá. Trong kiểm tra, người ta xác định trước các tiêu chí và không thay đổi chúng trong quá trình kiểm tra. Vậy kiểm tra là quá trình hẹp hơn đánh giá, là một khâu của quá trình đánh giá, cung cấp những dữ kiện, thông tin phản hồi làm cơ sở ch o việc đánh giá. 1.1.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng. chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu. Kết quả đánh giá giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục học sinh. Do đó, việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà quản lý giá o dục, các giáo viên và bản thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học. Tóm lại, việc đánh giá trong giáo dục nhằm những mục đích chính sau đây: - Về phía học sinh:  Chẩn đoán năng lực và trình độ của học sinh nhằm phân loại, tuyển chọn và hướng học cho học sinh(đánh giá đầu vào).  Xác định kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu của chương trình các môn học.  Thúc đẩy, động viên học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót, phát huy năng lực của mình để học tập kết quả hơn.  Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của học sinh theo mục tiêu giáo dục(đánh giá đầu ra). - Về phía giáo viên:  Cung cấp thông tin về các đặc điểm sinh li, tâm lí của học sinh và trình độ học tập của học sinh.  Cung cấp thông tin cụ thể về tì nh hình học tập của học sinh, làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. (Trích theo: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT môn Vật lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 125) Nói chung, kiểm tra, đánh giá là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định và xen kẽ lẫn nhau nhằm đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức của người học, đánh giá mức độ hiệu quả về phương pháp giảng dạy của giáo viên, đánh giá kết quả đào tạo của nhà trường (mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục). 1.1.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay – Ưu và khuyết điểm Hiện nay, các trường trung học phổ thông thường sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan trong việc ra các đề kiểm tra và đề thi học kì. Cả trắc nghiệm luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách có hiệu quả. Trắc nghiệm tự luận là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà học sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bà i giải theo cách riêng của mình. Đây chính là loại hình câu hỏi và bài tập lâu nay chúng ta vẫn quen dung để ra các đề kiểm tra viết. Loại trắc nghiệm này có những ưu điểm và nhược điểm sau đây: Ưu điểm của trắc nghiệm tự luận:  Khi nhóm học sinh dự thi hay kiểm tra không quá đông và đề thi chỉ sử dụng lại một lần không dùng lại nữa.  Khi thầy giáo tìm mọi cách có thể được để khuyến khích và khen thưởng sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết.  Khi t hầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của học sinh về một vấn đề nào đó hơn là khảo sát thành quả học tập của chúng.  Khi thầy giáo tin tưởng vào tài năng phê phán và chấm bài luận đề một cách vô tư và chính xác hơn là khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm thật tốt.  Khi không có nhiều thời gian soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời gian để chấm b ài. Nhược điểm của trắc nghiệm tự luận:  Thiếu tính toàn diện và hệ thống.  Thiếu tính khách quan.  Việc chấm bài khó khăn và mất nhiều thời gian.  Không thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại để chấm bài cũng như phân tích kết quả kiểm tra, đặc biệt là khi phải kiểm tra, đánh giá một số lớn học sinh.  Dễ dẫn đến những tiêu cực trong việc học như tủ, học lệch, quay cóp….và trong việc dạy tủ, đối xử thiên vị trong kiểm tra… Đối với trắc nghiệm khách quan, có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá thuộc loại này như : loại câu trắc nghiệm đúng sai, loại câu điền khuyết, loại đối chiếu cặp đôi, …. Tuy nhiên, loại câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là hình thức kiểm tra đánh giá được sử dụng rộng rãi trong đa số các trường trung học phổ thông hiện nay vì những ưu điểm của nó. Theo ý kiến của các chuyên gia về trắc nghiệm, ta nên sử dụng trắc nghiệm khách quan trong những trường hợp như sau :  Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, ha y muốn bài khảo sát ấy có thể sử dụng lại vào một lúc khác.  Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài.  Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử.  Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới, và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả.  Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận thi cử. Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng như không thể thấy được quá trình suy nghĩ của học sinh về một vấn đề nào đó của nội dung môn học. Do đó, nếu chỉ sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra và thi cử sẽ làm hạn chế việc rèn luyện kĩ năng của học sinh . Cho nên, các trường trung học phổ th ông hiện nay thường sử dụng phối hợp cả trắc nghiệm tự luận lẫn trắc nghiệm khách quan trong việc ra các bài kiểm tra trong lớp và các bài thi. Công việc này nếu thực hiện một cách có hiệu quả sẽ tạo nên sự đa dạng hóa các loại hình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của học sinh. Hình thức kiểm tra này cũng có những ưu điểm nhất định như :  Đo lường mọi thành quả học tập mà một bài khảo sát viết có thể đo lường được.  Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý.  Khảo sát khả năng suy nghĩ có phê phán.  Khảo sát khả năng giải quyết các vấn đề mới.  Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm g iải quyết những vấn đề phức tạp.  Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức. 1.2. Cơ sở lý luận về tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.2.1. Khái niệm của tự kiểm tra – đánh giá Tự kiểm tra, đánh giá là quá trình tự điều chỉnh để chiếm lĩnh kiến thức của bản thân người học. Học tập tự điều chỉnh là quá trình kiến tạo tích cực nhờ đó người học tập hợp các mục đích cho sự học tập và kiểm tra, điểu chỉnh nhằm kiểm soát nhận thức, động cơ và kỹ năng, được chỉ dẫn và được định hướng bởi các mục đích của họ. Khi quá trình này được thực hiện thường xuyên, người học sẽ liên tục tự điều c hỉnh kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập làm cho kết quả học tập của người học không ngừng tiến bộ. Theo một nghĩa khác, tự kiểm tra, đánh giá là một quá trình, một hoạt động với những tiêu chuẩn xác định. Đó là một hoạt động giúp người học có thể đạt được điểm số như mình mong muốn và đạt được kết quả cao nhất trong học tập do kết quả của việc tự điều chỉnh trong suốt quá trình học tập của người học mang lại. Do đó, quá trình tự kiểm tra, đánh giá chính là quá trình mang lại kết quả giáo dục cao, và trên cơ sở đó, người học có thể theo đuổi những dự định của m ình. 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc tự kiểm tra, đánh giá Theo Blue(1994), cần thiết phải quan tâm đến quá trình tự kiểm tra – đánh giá để nâng cao quá trình tự điều chỉnh của người học trong học tập, giúp học phát triển mối quan tâm hay sở thích của người học trong một lĩnh vực nào đó. Mats Oscarsson (1989), một chuyên gia trong lĩnh vực này, đã đưa ra những nguyên nhân vì sao chúng ta cần thiết phải đưa quá trình trình tự kiểm tra – đánh giá đến với người học : Thứ nhất, quá trình này sẽ giúp người học có thể phát huy một cách tối đa tính độc lập, khả năng lập kế hoạch cho một vấn đề nào đó, biết đưa vấn đề phức tập trở nên đơn giản (tính đơn giản vấn đề). Điều này một lần nữa khẳng định người học có thể tự kiểm t ra, tự điều chỉnh quá trình học của mình từ kết quả của quá trình này mang lại. Thứ hai, quá trình này thực hiện một cách liên tục và đều đặn sẽ giúp giáo viên lẫn học sinh có một chuẩn mực để đánh giá quá trình giảng dạy cũng như quá trình học. Thứ ba, nếu thực hiện tốt quá trình tự điều chỉnh, người học sẽ có thể cải thiện rất nhiều về điểm số của mình trong các kỳ th i và kỳ kiểm tra thường xuyên. Thứ tư, thông qua việc sử dụng phương pháp tự kiểm tra – đánh giá, việc nghiên cứu về kỹ thuật đánh giá sẽ ngày càng phổ biến ở phạm vi trong và ngoài lớp học. Kết quả là người học có thể mở rộng quá trình tự kiểm tra – đánh giá qua các bài đánh giá khác nhau, giúp cho kết quả học tập của người học ngày càng cải thiện. Điều này tạo ra một bước nhảy lớn cho người về việc có thể khám phá khả năng cũng như sở thích của của bản thân, từ đó có những thiên hướng nhất định trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Thứ năm, t hông qua việc tự đánh giá, người học có thể phát triển một cách toàn diện hơn về nhân cách, kỹ năng làm việc cũng như nâng cao thành tích học tập. Thứ sáu, qua sự thành công của người học trong việc tự đánh giá, hiệu quả mang lại cho môn học là điều chắc chắn. Điều này một lần nữa khẳng định quá trình tự kiểm tra – đánh giá mang một ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, trong vấn đề đào tạo con người cũng như trong việc bổ sung các phương phá p giúp ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 1.2.3. Các hình thức hướng dẫn học sinh tự kiểm tra –đánh giá kết quả học tập * Hình thức học sinh tự kiểm tra – đánh giá trong lớp học : Trong lớp học, người học có thể sử dụng các phiếu học tập như là một công cụ để tự kiểm tra, đánh giá. Sau khi hoàn thành xong một nội dung môn học hay một phần của chương trình học, người học có thể hoàn thành việc trả lời các phiếu học tập. Các phiếu học tập bao gồm những nội dung kiến thức đã đư ợc sắp xếp lại theo những mục tiêu xác định. Những mục tiêu này có thể là những mục tiêu ngắn (sau khi hoàn thành một nội dung nào đó của môn học) hay những mục tiêu với yêu cầu cao hơn (sau khi hoàn thành một phần của chương trình học). Quá trình tự kiểm tra, đánh giá ở hình thức này giúp người học có thể phát huy kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, người học còn có thể tự kiểm tra, đánh giá bằng cách viết ra những gì mà họ đã học được (hay những gì mà người học lĩnh hội). Cao hơn, người học có thể thuyết trình về một nội dung kiến thức của môn học mà người học cảm thấy thành thạo nhất. Sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học (máy vi tính, máy chiếu…) sẽ giúp phần thuyết trình của người học đạt hiệu quả cao hơn. Công việc đòi hỏi ở người học sự nỗ lực rất lớn của bản thân. Hình thức tự kiểm tra, đánh giá này giúp người học phát huy một cách tối đa tính độc lập và khả năng sáng tạo trong quá trình học. * Hìn h thức học sinh tự kiểm tra, đánh giá ngoài lớp học : Ngoài lớp học, học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá bằng các phần mềm hay các trang web hỗ trợ. Đây là hình thức tự kiểm tra, đánh giá tương đối phổ biến hiện nay. Với việc sử dụng hình thức này, người học có thể tiết kiệm thời gian trên lớp, nâng cao tính độc lập trong quá trình học. Nếu cá c phần mềm hay các trang web hỗ trợ có tính tương tác tốt với người học và người học thực hiện quá trình tự kiểm tra một cách thường xuyên thì kết quả học tập đạt được là rất cao. 1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của thông tin phản hồi * Mục đích của việc cung cấp thông tin phản hồi : Cung cấp thông tin phản hồi là quá trình mà với nó, giáo viên cung cấp cho người học thông tin về thành tích của mình nhằm mục đích để người học cải tiến thành tích học tập của mình. Như vậy, nhờ việc cung cấp thông tin phản hồi, người học có thể thực hiện quá trình học tập tự điều chỉnh của bản thân. Nếu quá trình này được thực hiện tốt và thực hiện một cách thường xuyê n, người học sẽ điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương pháp học tập tốt hơn, và làm cho kết quả học tập của người học không ngừng tiến bộ. Điều này là cơ sở để giáo viên có thể đánh giá người học về kiến thức, kỹ năng, thái độ trên cơ sở các chuẩn mực liên quan đến các mục tiêu giáo dục đã được hoạch định. * Đặc trưng của thông tin phản hồi hiệu quả : Sau đây là 6 đặc trưng của thông tin phản hồi hiệu quả :  Tính đặc thù: thông tin phản hồi phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, đặc biệt tốt hơn nếu có các hình ảnh minh họa một cách cụ thể để người học có thể tiếp nhận tốt.  Tính thường xuyê n: thông tin phản hồi đối với người học cách thường xuyên sẽ đạt hiệu quả tốt cho quá trình tự điều chỉnh và đánh giá.  Tính chu kỳ: quá trình tự điều chỉnh lặp lại một cách đều đặn giúp thông tin phản hồi có hiệu quả.  Thông tin tích cực và thông tin tiêu cực: đôi khi các thông tin phản hồi cung cấp cho người học có thể là những thông tin tích cực (gọi là những ý kiến phản hồi “n gọt ngào”) hay những thông tin tiêu cực nếu nó có thể giúp ích cho người học.  Phản ứng của người học: người học có thể được lợi từ cơ hội có thể phản ứng lại thông tin phản hồi.  Kế hoạch hành động: trình bày kế hoạch hành động cho sự tiến bộ một cách thích hợp với sự tiếp nhận với người học. * C ác mức độ của thông tin phản hồi hiệu quả : [...]... Minh Tiên, giảng viên khoa Tâm Lý Giáo Dục) Bước 3: Xác định số câu hỏi và độ khó bài trắc nghiệm: * Số câu hỏi của bài trắc nghiệm: Số câu hỏi trong một bài trắc nghiệm phụ thuộc vào phần lớn thời gian dành cho nó Để phân phối số câu hỏi trong bài trắc nghiệm một cách hợp lý, người soạn thảo cũng cần chú ý những vấn đề sau: - Số câu hỏi được chọn cần phải tiêu biểu cho tồn thể kiến thức, bao trùm... ra câu trả lời Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (MCQ) là câu hỏi thuộc loại nhiều lựa chọn gồm có hai phần : phần “gốc” và phần “ lựa chọn” Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hồn chỉnh) Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời hay câu bổ túc để cho học sinh lựa chọn 1.3.2 Các bước soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Quy trình soạn thảo câu hỏi. .. trắc nghiệm: Việc xác định độ khó của câu trắc nghiệm còn phải tuỳ thuộc vào mục đích của bài trắc nghiệm mà người soạn thảo đặt ra Tuy nhiên, để đạt hiệu quả đo lường các khả năng, người soạn thảo nên soạn thảo các câu trắc nghiệm làm sao cho điểm trung bình trên bài trắc nghiệm sấp sỉ hoặc trên 50% số câu hỏi Tuy nhiên khi ấn định mức độ khó trung bình là xấp xỉ 50% thì độ khó của từng câu trắc nghiệm. .. liên hệ với phần gốc đúng văn phạm; Thận trọng khi dùng “tất cả đều sai”hay “tất cả đều đúng làm câu lựa chọn; Các câu lựa chọn nên có độ dài bằng nhau; Khơng nên viết các lựa chọn có nghĩa phản nhau… (Phỏng trích theo : tập tài liệu, trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập của Lý Minh Tiên, giảng viên khoa Tâm Lý Giáo Dục) Bước 6: Thẩm định hệ thống câu hỏi trắc nghiệm: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. .. (điều này chỉ mang tính ước lượng tương đối) * Đánh giá câu trắc nghiệm: Mục đích phân tích câu :Biết được những câu q khó và những câu q dễ, lựa ra các câu có phân cách cao, biết được vì sao câu trắc nghiệm khơng đạt hiệu quả như mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn Dựa vào độ khó câu trắc nghiệm : Độ khó câu i = Số HS làm đúng câu i * 100% Tổng số HS Độ khó mong đợi = Xác suất may... 25% Trung bình của bài trắc nghiệm : Mean là điểm trung bình dựa trên điểm của nhóm khảo sát So sánh : - MeanLT xấp xỉ Mean : Bài trắc nghiệm vừa sức HS - MeanLT > Mean : Bài trắc nghiệm khó đối với HS - MeanLT< Mean : Bài trắc nghiệm dễ đối với HS Dựa vào độ khó của bài trắc nghiệm: Độ khó bài test = Mean Số câu * 100% MeanLT Độ khó vừa phải = * 100% Số câu Nếu Độ khó bài trắc nghiệm > Độ khó vừa phải... khảo sát trên học sinh, ngân hàng câu hỏi cho chương III (cân bằng và chuyển động của vật rắn) và chương IV (Các định luật bảo tồn) đã được xây dựng Nhưng vì số lượng câu hỏi tương đối nhiểu nên trong giới hạn luận văn khơng thể đưa ra tồn bộ câu hỏi trong phạm vi cho phép Do đó, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương III và chương IV sẽ được chuyển vào hệ thống phầm mềm tự kiểm tra – đánh... thể hiểu các mục tiêu một cách rõ ràng và cụ thể hơn  Xây dựng hệ thống thơng tin phản hồi cho ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Một hệ thống thơng tin phản hồi tốt sẽ giúp người học tự điều chỉnh q trình học tốt hơn  Trong q trình tự kiểm tra, học sinh có thể tự tổ hợp các câu hỏi trong ngân hàng một cách tùy ý theo các mục tiêu, số câu hỏi, độ khó dễ ứng với từng mục tiêu và có thể thực hiện... phân Đó là tương quan cặp giữa điểm câu Test với tổng điểm bài test, tính trên N người Rpbis  M p  Mq  tt pq Mp : tổng điểm trung bình các bài làm đúng câu i Mq : tổng điểm trung bình các bài làm sai câu i tt: độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm p: tỉ lệ người làm đúng câu i q =1-p : tỉ lệ người làm sai câu i Bước 9: Sữa chữa, hồn thiện hệ thống câu hỏi trắc nghiệm: Dựa vào kết quả khảo sát, người... người soạn thảo có thể rút ra một số kết luận sau : - Về độ tin cậy của bài trắc nghiệm - Lựa chọn những câu tốt, câu xấu qua việc phân tích câu - Có thể xem xét về mục tiêu của bài trắc nghiệm với mục tiêu giảng dạy - Có thể đơn thuần rút ra trình độ của nhóm học sinh khảo sát…… Chương 2 : XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG III & IV (THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ . Dục) Bước 3: Xá c định số câu hỏi và độ khó bài trắc nghiệm: * Số câu hỏi của bài trắc nghiệm: Số câu hỏi trong một bài trắc nghiệm phụ thuộc vào phần. của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm .) Bước 8: Phân tích bài trắc nghiệm dựa trên kết quả khảo sát: * Đánh giá bài trắc nghiệm : Y nghĩa : Bài trắc nghiệm

Ngày đăng: 15/03/2013, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và Đào tạo(2006), Vật lý 8, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lý 8
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
2. Bộ giáo dục và Đào tạo(2002), Sách giáo viên Vật lý 10, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Vật lý 10
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2002
3. Bộ giáo dục và Đào tạo(2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 10 môn Vật lý, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 10 môn Vật lý
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
4. Bộ giáo dục và Đào tạo(2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lý, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lý
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2006), Sách giáo khoa Vật lý 10 ( Cơ bản và nâng cao), NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Vật lý 10 ( Cơ bản và nâng cao)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
6. Nguyễn Hữu Châu(2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
7. Phạm Thế Dân(2002), tập bài giảng phân tích chương trình Vật lý phổ thông, Đại học Sư phạm, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập bài giảng phân tích chương trình Vật lý phổ thông, Đại học Sư phạm
Tác giả: Phạm Thế Dân
Năm: 2002
9. Nguyễn Phụng Hoàng và Vũ Ngọc Lan(1997), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập
Tác giả: Nguyễn Phụng Hoàng và Vũ Ngọc Lan
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1997
10. Bùi Quang Hân(2003), Giải toán Vật lý 10 tập 2 ( Dành cho học sinh lớp chuyên), NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải toán Vật lý 10 tập 2 ( Dành cho học sinh lớp chuyên)
Tác giả: Bùi Quang Hân
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2003
12. Vũ Thanh Khiết(2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lý 10, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lý 10
Tác giả: Vũ Thanh Khiết
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2001
13. Vũ Thanh Khiết(1998), 121 Bài tập Vật lý 10 Nâng cao, NXB Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: 121 Bài tập Vật lý 10 Nâng cao
Tác giả: Vũ Thanh Khiết
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 1998
14. Mai Lễ, Nguyễn Mạnh Tuấn(2006), Tự kiểm tra kiến thức Vật lý 10, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự kiểm tra kiến thức Vật lý 10
Tác giả: Mai Lễ, Nguyễn Mạnh Tuấn
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
15. Hồ Văn Nhãn(2003), 404 câu trắc nghiệm Vật lý 10, NXB Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), 404 câu trắc nghiệm Vật lý 10
Tác giả: Hồ Văn Nhãn
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 2003
16. Đào Văn Phúc(1998), Học tốt Vật lý 10, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tốt Vật lý 10
Tác giả: Đào Văn Phúc
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1998
17. Dương Thiệu Tống(1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập ( phương pháp thực hành), Đại học Tổng hợp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập ( phương pháp thực hành)
Tác giả: Dương Thiệu Tống
Năm: 1995
18. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004 -2006 môn Vật lý(2004), chuyên đề 1: kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan( phương pháp thực nghiệm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004 -2006 môn Vật lý(2004)
Tác giả: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004 -2006 môn Vật lý
Năm: 2004
19. Lê Thị Thanh Thảo(2005), Quan niệm quá trình dạy học Vật lý là quá trình xây dựng kiến thức có thật sự phù hợp với đa số học sinh THPT, tạp chí giáo dục 123(10/2005), trường Đại học Sư phạm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm quá trình dạy học Vật lý là quá trình xây dựng kiến thức có thật sự phù hợp với đa số học sinh THPT, tạp chí giáo dục 123(10/2005)
Tác giả: Lê Thị Thanh Thảo
Năm: 2005
20. Lê Thị Thanh Thảo(2006), Cơ sở lý luận của việc dạy và học vật lý theo quan niệm: quá trình dạy học là quá trình xây dựng kiến thức, tạp chí giáo dục số 132( kỳ 2 – 2/2006), Đại học Sư phạm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của việc dạy và học vật lý theo quan niệm: quá trình dạy học là quá trình xây dựng kiến thức, tạp chí giáo dục số 132( kỳ 2 – 2/2006)
Tác giả: Lê Thị Thanh Thảo
Năm: 2006
21. Nguyễn Văn Thuận, Phùng Thanh Huyền, Vũ Thị Thanh Mai, Phạm Thị Ngọc Thắng, Hỏi đáp Vật lý 10, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp Vật lý 10
Nhà XB: NXBGD
22. Phạm Hữu Tòng(2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

STT Hình thức câu TRẮC NGHIỆM  - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Hình th ức câu TRẮC NGHIỆM (Trang 11)
Là hình thức phổ biến nhất hiện nay. - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
h ình thức phổ biến nhất hiện nay (Trang 12)
Hình phải đơn giản dễ thực hiện. - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Hình ph ải đơn giản dễ thực hiện (Trang 12)
Màn hình xuất hiện: - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
n hình xuất hiện: (Trang 30)
Màn hình xuất hiện bảng câu hỏi để chọ n: - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
n hình xuất hiện bảng câu hỏi để chọ n: (Trang 31)
Học sinh chọn chương, trên màn hình sẽ xuất hiện các mục tiêu trong một chương. Học sinh sẽ nhấp đơi vào mục tiêu tự chọn - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
c sinh chọn chương, trên màn hình sẽ xuất hiện các mục tiêu trong một chương. Học sinh sẽ nhấp đơi vào mục tiêu tự chọn (Trang 31)
Sau khi nhấn nút Đồng ý, xuất hiện màn hình bắt đầu làm bài - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
au khi nhấn nút Đồng ý, xuất hiện màn hình bắt đầu làm bài (Trang 32)
Học sinh click chọn vào các đề mẫu cĩ trên màn hình chín h: - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
c sinh click chọn vào các đề mẫu cĩ trên màn hình chín h: (Trang 35)
Bảng quy ước các ký tự đặc biệt thay thế trong phần mề m: - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Bảng quy ước các ký tự đặc biệt thay thế trong phần mề m: (Trang 37)
Bảng quy ước các ký tự đặc biệt thay thế trong phần mềm : - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Bảng quy ước các ký tự đặc biệt thay thế trong phần mềm : (Trang 37)
Kết quả thực nghiệm được thống kê theo các bảng tổng hợp. Để cĩ thể đánh giá chung sự tiến bộ của từng học sinh, người viết luận văn đã thống kê theo các biểu đồ về số điểm của từng học sinh theo các  lần kiểm tra khác nhau - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
t quả thực nghiệm được thống kê theo các bảng tổng hợp. Để cĩ thể đánh giá chung sự tiến bộ của từng học sinh, người viết luận văn đã thống kê theo các biểu đồ về số điểm của từng học sinh theo các lần kiểm tra khác nhau (Trang 39)
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp kết quả học sinh theo mục tiêu chương 3  Chương 3 : Cân bằng và chuyển động của vật rắn - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp kết quả học sinh theo mục tiêu chương 3 Chương 3 : Cân bằng và chuyển động của vật rắn (Trang 39)
Đồ thị 4.1: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu 3.1 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.1: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu 3.1 (Trang 40)
Đồ thị 4.2: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 3.2 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.2: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 3.2 (Trang 41)
Đồ thị 4.3: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 3.4 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.3: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 3.4 (Trang 41)
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả học sinh theo mục tiêu chương 4 Chương 4 – Các định luật bảo tồn   - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả học sinh theo mục tiêu chương 4 Chương 4 – Các định luật bảo tồn (Trang 42)
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả học sinh theo mục tiêu chương 4  Chương 4 – Các định luật bảo toàn - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả học sinh theo mục tiêu chương 4 Chương 4 – Các định luật bảo toàn (Trang 42)
Đồ thị 4.7: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.3 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.7: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.3 (Trang 44)
Đồ thị 4.8: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.5 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.8: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.5 (Trang 44)
Đồ thị 4.6: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.2 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.6: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.2 (Trang 44)
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra Chương 3 &amp; 4 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra Chương 3 &amp; 4 (Trang 45)
Đồ thị 4.9: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.6 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.9: Tổng hợp kết quả học tập học sinh theo mục tiêu 4.6 (Trang 45)
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra Chương 3 &amp; 4 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra Chương 3 &amp; 4 (Trang 45)
Đồ thị  4.10:  Kết quả kiểm tra tổng hợp 30 học sinh - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
th ị 4.10: Kết quả kiểm tra tổng hợp 30 học sinh (Trang 47)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w