Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng

36 344 0
Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thể nói rằng BHTN là một trong những chính sách cơ bản và rất thiết thực đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với nước ta, một nước đang phát triển thì mối tương quan giữa BHTN thị trường việc làm và sự phát triển kinh tế là vô cùng chặt chẽ. Điều đó thể hiện không chỉ trong hoạt động thu, chi trả BHTN mà còn thể hiện thông qua các chính sách hỗ trợ khác như là ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ việc làm giúp NLĐ trở lại thị trường lao động.

Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô, quý công ty, cùng các bạn. Xin cho phép em được gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến: Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo của Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Luật của Trường đã trang bị cho em những kiến thức chuyên môn quý báu về ngành Luật kinh tế, làm hành trang cho em bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Thầy, người đã tận tâm hướng dẫn em qua từng phần của bài báo cáo thực tập. Nếu không có những lời hướng dẫn, nhận xét, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này của em khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Ban lãnh đạo Công ty Luật TNHH MTV Không Gian Luật đã tạo điều kiện cho em thực tập, học hỏi tại công ty. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn LS. Nguyễn Hồng Sơn và LS. Phan Thị Xuân Uyên cùng toàn thể các anh chị, bạn thực tập trong công ty đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt hơn hai tháng thực tập vừa qua, tạo điều kiện thuận lợi để cho em không chỉ được học hỏi về rất nhiều điều bổ ích từ kiến thức chuyên nghành đến kỹ năng mềm trong cuộc sống mà còn hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này đúng thời gian quy định. Do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức và điều kiện làm bài nên chắc chắn bài viết của em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc để em được tốt hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô của Trường sức khỏe, chúc Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị của Công ty Luật TNHH MTV Không Gian Luật ngày càng thành đạt và phát triển hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: LÊ THỊ NA Trang ii Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Nhận xét: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT,N Chữ cái viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đầy đủ HĐLĐ Hợp đồng lao động HĐ Hợp đồng SVTH: LÊ THỊ NA Trang iii Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý NLĐ Người lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế CMND Chứng Minh Nhân Dân TTGTVL Trung tâm giới thiệu việc làm UBND Ủy Ban Nhân Dân NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ MỤC LỤC MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 SVTH: LÊ THỊ NA Trang iv Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý 1.5. Kết cấu chuyên đề 2 2.1. Cơ sở lý luận về thất nghiệp. 3 2.1.1. Khái niệm về thất nghiệp 3 2.1.2. Phân loại thất nghiệp 4 2.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp 5 2.1.4. Ảnh hưởng của thất nghiệp 6 2.2. Cơ sở lý luận về bảo hiểm thất nghiệp 7 2.2.1. Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp 7 2.2.2. Chủ thể áp dụng bảo hiểm thất nghiệp 8 2.2.3. Lợi ích, vai trò của bảo hiểm thất nghiệp 9 PHẦN 3: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 11 3.1. Quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 11 3.1.1 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp 11 3.1.2 Quyền được hưởng bảo hiểm thất nghiệp 12 3.1.3 Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp: 16 3.2. Tình hình áp dụng của bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành 17 3.2.1 Thực tiễn áp dụng những điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp 17 3.2.2 Thực tiễn thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 19 3.2.3 Thực tiễn áp dụng những quy định bổ trợ cho người lao động trong bảo hiểm thất nghiêp 20 c.Thực tiễn áp dụng những quy định khác của bảo hiểm thất nghiệp 23 3.3. Nhận định, đánh giá những quy định của pháp luật và thực trạng về bảo hiểm thất nghiệp 25 PHẦN 4 : GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 27 4. 1 Giải pháp và kiến nghị đối với những quy định về BHTN trong quy định pháp luật 27 4. 2 Giải pháp và kiến nghị đối với những quy định về BHTN đối với việc giải quyết tại cơ quan bảo hiểm 29 PHẦN 5: KẾT LUẬN 30 PHẦN PHỤ LỤC (PHỤ LỤC A VÀ B). TÀI LIỆU THAM KHẢO. SVTH: LÊ THỊ NA Trang v Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý DANH MỤC BẢNG SVTH: LÊ THỊ NA Trang vi Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt đầu được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ ngày 01/01/2009 nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ thất nghiệp. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thất nghiệp(không có việc làm) đang trở thành một vấn đề bức xúc và thực sự nan giải ở Việt Nam. Kinh tế gặp khó, doanh nghiệp phá sản, ngưng hoạt động, cắt giảm nhân lực đã đẩy NLĐ rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, không việc làm. Vì vậy số lượng lao động tìm đến Trung tâm giới thiệu việc làm đăng ký BHTN để được nhận trợ cấp BHTN ngày càng tăng với số lượng lớn, ảnh hướng lớn tới tài chính của quỹ bảo hiểm. Mặt khác những bất cập trong quá trình triển khai, giải quyết BHTN đã gây không ít khó khăn cho người lao động và cơ quan bảo hiểm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về BHTN ? Những bất cập trong luật cũng như thực tiễn giải quyết BHTN và biện pháp khắc phục là gì? Với tính thiết thực và cần thiết đó, là lý do tôi chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài nhằm những mục tiêu sau: - Làm rõ những vấn đề về mặt lý luận liên quan đến BHTN: Thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp và BHTN. - Thực trạng giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Từ đó đánh giá nhu cầu, khả năng tham gia BHTN và cũng như công tác về BHTN ở nước ta. Đăc biệt là phân tích những bất cập giữa thực tiễn và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong việc hoàn thiện những quy định pháp luật về BHTN ở Việt Nam. 1.3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý” thuộc phạm vi điều chỉnh của luật bảo hiểm xã hội và luật lao SVTH: LÊ THỊ NA Trang 1 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý động. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật và các văn bản dưới luật) cũng như thực trạng, thủ tục giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, đặc điểm của đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý” sẽ tập trung vào những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tập trung nghiên cứu những quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật, các văn bản dưới Luật. Đồng thời tham khảo những tài liệu liên quan đến thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau như: Internet, báo, đài các kênh thông tin khác. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế và điều tra những vấn đề về BHTN tại công ty TNHH MTV Không gian luật bằng việc tìm hiểu những hồ sơ và tổng hợp ý kiến của khách hàng qua tổng đài 1069. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những việc nghiên cứu tài liệu chia đề tài nghiên cứu thành những bộ phận, những phần để nghiên cứu. Sau đó khái quát, tổng hợp lại tất cả những vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp một cách cô đọng nhất. 1.5. Kết cấu chuyên đề Kết cấu chuyên đề gồm những nội dung sau: - Phần 1: mở đầu. - Phần 2: Lý thuyết về thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp. - Phần 3: Thực trạng( áp dụng) pháp luật về BHTN ở Việt Nam. - Phần 4: Giải pháp và những kiến nghị - Phần 5: kết luận. PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. SVTH: LÊ THỊ NA Trang 2 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý 2.1. Cơ sở lý luận về thất nghiệp. 2.1.1. Khái niệm về thất nghiệp. Thất nghiệp là một hiện tượng không còn xa lạ, có thể nói rằng thất nghiệp là vấn đề xã hội mà bất cứ quốc gia nào, tại bất cứ thời điểm nào cũng phải trải qua và nó gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế( ILO) thì Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành. Đây là khái niệm được tán thành và sử dụng nhiều hơn cả. Tuy nhiên khi nói về khái niệm người thất nghiệp thì tùy vào mục đích và hoàn cảnh của mỗi nước mà có những quan điểm khác nhau, điển hình như 1 : - Ở Mỹ: Người thất nghiệp là những người không có việc làm trong tuần điều tra, mặc dù có khả năng làm việc, mong muốn tìm được việc làm trong vòng 4 tuần đã qua, có liên hệ với các trung tâm dịch vụ việc làm hoặc trực tiếp với người thuê lao động. - Ở Anh người ta cho rằng: Người thất nghiệp là những người không làm việc 1 giờ nào trong vòng 2 tuần điều tra. - Thái Lan lại quan niệm: Người thất nghiệp là người lao động không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc. - Ở Việt nam (Bộ LĐTB&XH) cho rằng : Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội : Người thất nghiệp được hiểu là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm nhưng chưa tìm được việc làm. - Như vậy, dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng dù sao thì người thất nghiệp là khái niệm nói về người lao động có nhu cầu viềc việc làm nhưng đang không có việc làm và cố gắng tìm kiếm việc làm. Điều đó có nghĩa người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không lao động, không có nhu cầu việc làm thì không được coi là thất nghiệp. 1 Nguyễn Văn Định(2008) “chương 3: Bảo hiểm thất nghiệp”, giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân. SVTH: LÊ THỊ NA Trang 3 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý Nhìn chung thì một người lao động được coi là thất nghiệp khi có những đặc trưng đó là: - Là người lao động - Có khả năng lao động - Đang không có việc làm - Đang đi tìm việc làm Vậy thất nghiệp là người lao động thể hiện rõ bốn đặc trưng trên . Nếu một người lao động có khả năng lao động mà không muốn tìm việc làm hoặc có việc làm không muốn tìm việc thì sẽ không gọi là thất nghiệp. 2.1.2. Phân loại thất nghiệp. Có nhiều cách phân loại thất nghiệp, nó phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên có thể chia thành 3 cách phân loại điển hình sau 2 : a. Căn cứ vào tính chất thất nghiệp thì chia thất nghiệp thành 6 loại sau: - Thất nghiệp tự nhiên: Đây là loại thất nghiệp xảy ra do quy luật cung cầu của thị trường sức lao động tác động. Ở mỗi nước khác nhau thì có tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên khác nhau nhưng có cùng xu hướng tăng lên. - Thất nghiệp cơ cấu: Loại này xảy ra khi mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động. Xuất phát từ tính tất yếu của nền kinh tế thị trường sẽ có những ngành kinh tế phát triền thì mức cầu của lao động tăng lên và ngược lại sẽ giảm mức cầu của loại lao động khác. - Thất nghiệp tạm thời: Là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do không có đầy đủ thông tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những điều kiện lao động và thu nhập không thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển của người lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và lĩnh vực kinh tế. - Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp được tạo ra khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái khi mức cầu về lao động giảm xuống. Loại này diễn ra theo chu kỳ, vì vậy mang tính quy luật. - Thất nghiệp thời vụ: Là loại thất nghiệp phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. 2 Nguyễn Văn Định(2008) “chương 3: Bảo hiểm thất nghiệp”, giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân SVTH: LÊ THỊ NA Trang 4 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý - Thất nghiệp công nghệ: Là loại thất nghiệp do sự áp dụng của tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất làm cho những người lao động trong day chuyền sản xuất bị dôi ra trở thành thất nghiệp. b. Phân loại theo ý chí người lao động. - Thất nghiệp tự nguyện: Là việc người lao động từ chối một công việc nào đó do mức lương hoặc trình độ không phù hợp mặc dù họ cần việc làm. - Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương đương trả, nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng nên trở thành thất nghiệp. c. Căn cứ vào mức độ thất nghiệp. - Thất nghiệp toàn phần: Là người lao động không có việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ mà vẫn có nhu cầu làm thêm. - Thất nghiệp bán phần: Là người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối lượng công việc ít không đủ cho người lao động làm so với khả năng của họ. 2.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp. a. Sự biến động của chu kỳ kinh doanh 3 : Theo lý thuyết kinh tế học có thể hiểu chu kỳ kinh doanh là các biến động tái diễn nhưng không phải định kỳ trong công việc kinh doanh chung và trong các hoạt động kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhiều năm. Như vậy chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp là do sự điều tiết của thị trường. Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, ngược lại khi thu hẹp lại sẽ cắt giảm lao động, vì vậy dư thừa lao động từ sự co dãn thị trường sức lao động này dẫn đến thất nghiệp. Hiện nay thì vấn đề khủng hoảng kinh tế đang kéo theo làm tăng tỷ lệ thất nghiệp là một minh chứng. b. Sự áp dụng khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp cho con người rất nhiều đặc biệt là trong việc tự động hóa quá trình sản xuất. Từ việc lao động thủ công thì máy móc đã thay thế sức lao động của con người. Trong xu thế thị trường mở thì việc áp lực, cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận là việc mà các nhà sản xuất buộc phải mở 3 Trần Thừa( 2007), “chương 7: Các chu kỳ kinh doanh- thất nghiệp và lạm phát”, Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. SVTH: LÊ THỊ NA Trang 5 [...]... khái niệm bảo hiểm thất nghiệp trước tiên cần hiểu thế nào là bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội Từ khái niệm bảo hiểm xã hội có thể hiểu Bảo hiểm thất nghiệp là... đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp Bởi vì , họ được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp, hoặc là những người khó xác định thu nhập để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngắn, công việc không ổn định , thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ 2.2.3 Lợi ích, vai trò của bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp ra đời góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người... doanh nghiệp mà còn góp phần điều tiết trong nền kinh tế nói chung Đây thực sự là một trong những công cụ để thực hiện chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia BHTN là phương pháp tối ưu giúp giảm những bức bối trong xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra SVTH: LÊ THỊ NA Trang 10 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý PHẦN 3: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP... việc 3.2.2 - Thực tiễn thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp Người thất nghiệp mang theo sổ bảo hiểm, giấy tờ tùy thân, bản sao HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc hoặc quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp tới trung tâm giới thiệu việc làm quận, huyện hoặc cơ sở dạy nghề viết vào đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo... pháp lý 3.2 Tình hình áp dụng của bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành Thực tiễn áp dụng những điều kiện hưởng bảo hiểm thất 3.2.1 nghiệp Nói đến thực tiễn áp dụng những điều kiện được hưởng BHTN không thể không nói đến thực tiễn của việc đăng ký thất nghiệp của NLĐ NLĐ đăng ký thất nghiệp tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như: TP.HCM... được một việc làm mới thích hợp và ổn định Bảo hiểm thất nghiệp còn có vai trò to lớn với mỗi quốc gia vì là một chính sách xã hội rất quan trọng và phù hợp Đây là một trong những biện pháp được nhiều nước quan tâm vì nó không chỉ đảm bảo cuộc sống cho cá nhân SVTH: LÊ THỊ NA Trang 9 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý người bị thất nghiệp mà còn góp phần ổn định... Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý 04/2013/TT-BLĐTBXH bao gồm: Không thực hiện đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; Thông báo hằng tháng với tổ chức BHXH về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp BHTN; Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức BHXH giới thiệu và người bị tạm giam e Trường hợp chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp Người... tiền nước… Do thất nghiệp mà có khi bỗng chốc có người trở thành vô gia cư (vì bị đuổi ra khỏi nhà đang thuê) Ngoài ra thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động Nhiều người thất nghiệp Đây cũng là nguyên nhân làm cho cuộc sống gia đình trở nên bất hòa, không hạnh phúc 2.2 Cơ sở lý luận về bảo hiểm thất nghiệp 2.2.1 Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp Để hiểu... phụ thuộc vào tiền bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHTN trước khi thất nghiệp Điều này phản ánh rằng mức hưởng bảo hiểm có sự chênh lệch giữa những người cùng nhận BHTN vì địa vị, thời điểm thất nghiệp, mức đóng khác nhau giữa những người thất nghiệp b Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiêp Thời gian hưởng trợ cấp BHTN hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của... thất nghiệp sẽ được chuyển vào thẻ cho người nhận BHTN Thủ tục thực tế theo sơ đồ sau: SVTH: LÊ THỊ NA Trang 19 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và đề xuất pháp lý 3.2.3 Thực tiễn áp dụng những quy định bổ trợ cho người lao động trong bảo hiểm thất nghiêp a Hỗ trợ học nghề: Mặc dù quy định về việc bổ trợ học nghề rất rõ ràng tuy nhiên tỷ lệ người thất nghiệp nhận hỗ trợ học nghề . NAM 11 3 .1. Quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 11 3 .1. 1 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp 11 3 .1. 2 Quyền được hưởng bảo hiểm thất nghiệp 12 3 .1. 3. Chính Phủ MỤC LỤC MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1 .1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 SVTH: LÊ THỊ NA Trang. đề xuất pháp lý 1. 5. Kết cấu chuyên đề 2 2 .1. Cơ sở lý luận về thất nghiệp. 3 2 .1. 1. Khái niệm về thất nghiệp 3 2 .1. 2. Phân loại thất nghiệp 4 2 .1. 3. Nguyên nhân thất nghiệp 5 2 .1. 4. Ảnh hưởng

Ngày đăng: 24/07/2014, 10:17

Mục lục

  • 1.5. Kết cấu chuyên đề

  • 3.1.2 Quyền được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

  • 3.1.3 Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan