Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện trung ương huế

115 1.8K 7
Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện trung ương huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HỒ VĂN HUYÊN NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NỘI KHOA Ở NGƢỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ KHOA CỦA BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG HUẾ LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II HUẾ - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HỒ VĂN HUYÊN NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NỘI KHOA Ở NGƢỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ KHOA CỦA BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG HUẾ LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II CHUYÊN NGÀNH: LÃO KHOA MÃ SỐ: CK 62 72 20 30 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. TRẦN HỮU DÀNG HUẾ - 2011 Lời Cảm Ơn Sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự dạy dỗ, giúp đỡ của Thầy Cô, Nhà trường và Bệnh viện, đến nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu săc đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế. - Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế thành phóa Huế. - Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Huế. - Ban chủ nhiệm Bộ môn Nội, quý thầy cô Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Huế. - Ban chủ nhiệm cùng các bác só và toàn thể nhân viên Khoa Nội tổng hợp lão khoa, Khoa Nội tim mạch, Khoa Hồi sức cấp cứu, phòng hồ sơ lưu trữ Bệnh viện Trung ương Huế. - Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế, Thư viện Bệnh viện Trung ương Huế. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến só Trần Hữu Dàng, người đã tận tình dạy dỗ, cung cấp tài liệu, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các anh chò đồng nghiệp, các bạn bè, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong qua trình học tập. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bệnh nhân đã hợp tác cùng chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Huế, 9/2011 Hồ Văn Huyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận án Hồ Văn Huyên KÝ HIỆU VIẾT TẮT BT Bệnh tật BN Bệnh nhân BV Bệnh viện BMV Bệnh mạch vành BNCV Bệnh nặng cho về BHYT Bảo hiểm y tế CBK Có bệnh kèm CH Chuyển hóa COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) DD Dinh dưỡng ĐTĐ Đái tháo đường ICD International classification diseases (Phân loại bệnh tật quốc tế) KCBK Không có bệnh kèm KB-G Khỏi bệnh + giảm KK-BNCV-TV Không khỏi + Bệnh nặng cho về + Tử vong tại BV MHBT Mô hình bệnh tật NCT Người cao tuổi NMCT Nhồi máu cơ tim TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp TV Tử vong WHO World health organization (Tổ chức Y tế thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Dân số học người cao tuổi 3 1.2. Mô hình bệnh tật và tử vong 5 1.3. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi 11 1.4. Giới thiệu sơ bộ về nơi nghiên cứu 29 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 34 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 3.1. Tình hình mắc bệnh chính 43 3.2. Tình hình bệnh kèm 57 3.3. Phân bố bệnh tật theo mùa 59 3.4. Kết quả điều trị 62 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 69 4.1. Một số đặc điểm tổng quan về mẫu đã chọn 69 4.2. Tình hình mắc bệnh chính 69 4.3. Số bệnh có ở bệnh nhân 87 4.4. Kết quả điều trị 91 KẾT LUẬN 97 KIẾN NGHỊ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong theo ICD - 10 (năm 2003) 22 Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc và tử vong theo ICD - 10 (năm 2010) 23 Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi trên tổng số bệnh nhân chung 43 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 44 Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giới và nhóm tuổi 44 Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo vùng địa dư và nhóm tuổi 45 Bảng 3.5. Đối tượng chi trả viện phí 45 Bảng 3.6. Tình hình bệnh tật xếp theo chương bệnh 46 Bảng 3.7. Mười chương bệnh thường gặp nhất 47 Bảng 3.8. Một số bệnh thường gặp trong mỗi chương bệnh thường gặp 48 Bảng 3.9. Mười bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi 52 Bảng 3.10. Mười bệnh thường gặp nhất phân theo nhóm tuổi 53 Bảng 3.11. Phân bố mười bệnh thường gặp nhất theo giới tính 55 Bảng 3.12. Mười bệnh thường gặp theo vùng địa dư 56 Bảng 3.13. Số bệnh có ở người cao tuổi (kể cả bệnh chính) phân theo nhóm tuổi 57 Bảng 3.14. Số bệnh trung bình cho một bệnh nhân 58 Bảng 3.15. Số bệnh nhân CBK và KCBK phân bố theo giới tính 59 Bảng 3.18. Phân bố bệnh chính theo chương bệnh và theo mùa 59 Bảng 3.19. Phân bố các bệnh thường gặp theo mùa 61 Bảng 3.20. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi 62 Bảng 3.21. Kết quả điều trị cho nhóm có bệnh kèm và nhóm không có bệnh kèm 63 Bảng 3.22. Kết quả điều trị của các khoa nghiên cứu 64 Bảng 3.23. Số ngày điều trị trung bình cho các nhóm tuổi 65 Bảng 3.24. Số ngày điều trị trung bình cho nhóm có bệnh kèm và KCBK 66 Bảng 3.25. Số ngày điều trị trung bình của các khoa nghiên cứu 67 Bảng 3.26. Các bệnh thường gặp trong nhóm không khỏi + bệnh nặng cho về + tử vong 67 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số bệnh nhân cao tuổi trên tổng số bệnh nhân chung 43 Biểu đồ 3.2. Mười chương bệnh thường gặp nhất 48 Biểu đồ 3.3. Mười bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi 53 Biểu đồ 3.4. Mười bệnh thường gặp nhất phân theo nhóm tuổi 54 Biểu đồ 3.5. Phân bố mười bệnh thường gặp nhất theo giới tính 55 Biểu đồ 3.6. Số bệnh có ở người cao tuổi (kể cả bệnh chính) 57 Biểu đồ 3.7. Số bệnh trung bình cho một bệnh nhân 58 Biểu đồ 3.8. Phân bố bệnh chính theo chương bệnh và theo mùa 60 Biểu đồ 3.9. Phân bố các bệnh thường gặp theo mùa 61 Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi 62 Biểu đồ 3.11. Kết quả điều trị cho nhóm có bệnh kèm và nhóm không có bệnh kèm 63 Biểu đồ 3.12. Số ngày điều trị trung bình cho nhóm có bệnh kèm và KCBK 66 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu bệnh nhân điều trị nội trú tại các khoa nghiên cứu 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công tác quản lý bệnh viện và thực hành y khoa thì việc xác định tình hình bệnh tật tại bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết vì nó giúp cho bệnh viện và người thầy thuốc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách toàn diện. Đầu tư nguồn lực, đề ra các phác đồ cho việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh thường gặp nhằm nâng cao chất lượng khám, điều trị và dự phòng cho bệnh nhân [33], [57]. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên được xác định là người cao tuổi. Tuổi thọ ngày càng tăng, số người cao tuổi ngày càng nhiều. Cuối thế kỷ XX, tuổi thọ con người đã nâng lên 65 tuổi, gần gấp đôi so với thời kỳ đầu thế kỷ này. Dân số thế giới đang già hóa, tỷ lệ người cao tuổi hiện nay xấp xỉ 10%, dự báo sau 20 năm nữa tỷ lệ người cao tuổi sẽ lên đến 14%. Hiện nay tỷ lệ nguời cao tuổi ở nuớc ta là 8,1%, dự báo khoảng 2014 - 2016, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa [24]. Do đặc điểm sinh lý, tuổi già làm gia tăng nhiều bệnh, bệnh của người cao tuổi không hoàn toàn giống người trẻ, cùng một lúc có thể có nhiều bệnh, nhất là các bệnh mạn tính ở nhiều cơ quan khác nhau. Đáng lưu ý là các bệnh về thoái hóa, tim mạch, nội tiết chuyển hóa, ung thư [24], [26]. Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm thế nào để mọi người sống lâu nhưng mạnh khoẻ và hạnh phúc. Người cao tuổi Việt Nam là lớp người đã có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước và có bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ. Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là trách nhiệm Đảng, Nhà nước, ngành Y tế, gia đình và của toàn xã hội [43], [63]. Trên thế giới, lão khoa với tư cách là một ngành khoa học thực sự, chỉ mới ra đời trong vài thập niên qua nhờ những thành tựu về y sinh vật học và nhu cầu thực tiễn của xã hội [68]. Ngành lão khoa của nước ta hiện nay còn non trẻ so với nhiều ngành y sinh học khác. Khoa lão khoa là khoa lâm sàng khám, điều trị cho người 2 cao tuổi hiện nay ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh chưa được thành lập. Nhiều công trình nghiên cứu mới được tiến hành gần đây, các kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu lão khoa cơ sở, như xác định mô hình bệnh tật, tử vong của người cao tuổi, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và ưu tiên giải quyết những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Các tài liệu lão khoa cơ bản ít, xuất bản đã lâu hoặc mới xuất bản, nhưng các số liệu trong sách đều ghi nhận các kết quả nghiên cứu cách đây quá nhiều năm, chưa có tính cập nhật, gây khó khăn cho người tham khảo. Ngày nay kinh tế xã hội nước ta có nhiều thay đổi, mô hình bệnh tật cũng thay đổi. Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang được quan tâm nhiều hơn, vì vậy cần phải có nhiều nghiên cứu về bệnh tật của người cao tuổi. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở ngƣời cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện Trung ƣơng Huế” nhằm mục tiêu: 1. Khảo sát tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi điều trị tại khoa Nội tổng hợp - Lão khoa, khoa Nội tim mạch, khoa Hồi sức cấp cứu (số mắc, phân bố bệnh tật theo phân loại bệnh tật quốc tế, số bệnh kèm theo, phân bố theo mùa). 2. Đánh giá hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân trên. [...]... nhóm tuổi ở người cao tuổi như sau: - 60 đến 74 tuổi : Người nhiều tuổi - 75 đến 90 tuổi : Người già - Trên 90 tuổi : Người già sống lâu Cách qui định trên đây hiện đang được nhiều nước áp dụng [24] Ở Việt Nam, Luật người cao tuổi qui định: Người cao tuổi là công dân Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên [43] Nhưng cũng có nhiều tác giả Châu Âu cho tuổi già là từ 65 tuổi trở lên... tử vong 1.2.3.1 Tuổi, giới, địa dư và các yếu tố di truyền Tuổi và giới là một trong những yếu tố không biến đổi, quyết định về cơ cấu dân số của một khu vực [57] Bệnh học của người cao tuổi cũng có nhiều khác biệt so với người trẻ, nhiều bệnh chỉ có ở người già mà không có ở người trẻ và ngược lại Tỷ lệ một số bệnh giữa nam và nữ cũng khác nhau, có bệnh số nam và nữ tương ương, có bệnh nam nhiều hơn... bình một người cao tuổi có 25 hơn một bệnh nội khoa Nếu tính cả các bệnh khác ngoài bệnh nội khoa thì trung bình mỗi cụ mắc 3,75 bệnh - So sánh bệnh tật giữa nam và nữ: Có những bệnh nam nữ ngang nhau như bệnh tiêu hóa nói chung, có bệnh nam nhiều hơn nữ như bệnh hô hấp nói chung, có những bệnh nữ nhiều hơn nam như bệnh cơ xương khớp [24] - Nhìn chung người cao tuổi là người mắc nhiều bệnh Sức khoẻ... bình của người Việt Nam là 71,3 tuổi theo số liệu điều tra dân số ngày 26 tháng 12 năm 2007 [24] Năm 2010 tuổi thọ chung là 72,8 tuổi, nam 70,2 và nữ 75,6 (Tạp chí dân số và phát triển số tháng 5/2011) Tỷ lệ người già ở nông thôn cao hơn ở thành phố và miền núi và những người cao tuổi nhất phần lớn thuộc dân tộc ít người 1.2 MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG 1.2.1 Định nghĩa mô hình bệnh tật Mô hình bệnh. .. chữa bệnh [40] 1.2.4 Một số đặc điểm mô hình bệnh tật và tử vong trên thế giới [57] Mô hình bệnh tật của mỗi nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước đó - Mô hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: bệnh nhiễm trùng cao, bệnh mạn tính không nhiễm trùng thấp - Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: bệnh nhiễm trùng thấp, bệnh mạn tính không nhiễm trùng là chủ yếu - Mô hình bệnh. .. 25 tuổi, ở thế kỷ 19 cũng mới có 37 tuổi, sang thế kỷ 20 đã tăng lên khoảng 70 tuổi ở Châu Âu và châu Mỹ Đến thập niên 80, tuổi thọ trung bình ở 7 nước phát triển vượt 70 tuổi ở nam và và xấp xỉ vượt 80 ở nữ giới [26] 1.1.3 Dân số ngƣời cao tuổi Việt nam [65] Số người cao tuổi Việt Nam tăng nhanh Nếu ước tính những người trên 60 tuổi, thì ở miền Bắc, năm 1960 có 814.591 người, chiếm 5% dân số, và năm... bệnh Sức khoẻ nói chung kém Các bệnh phần lớn thuộc loại thóai hóa, ung thư, tự miễn Ở thành phố và cán bộ gặp loại bệnh tim mạch nhiều hơn, ở nông thôn hay gặp bệnh tiêu hóa - So sánh giữa các vùng địa dư: Có những bệnh cao ở vùng đồng bằng như bệnh tim mạch, có những bệnh cao ở miền núi như bệnh bướu giáp 1.3.7.3 Một số bệnh nội khoa mạn tính thường gặp ở người cao tuổi - Tăng huyết áp (THA): [35],... dân số ở một số nước như sau: Pháp 13,5%, Anh 13,2%, Nauy 12,9 %, Đan Mạch 12,5% Thụy Sĩ 11,6 % [24], Mỹ 12,4% [89] Tuổi thọ trung bình tăng nhanh Theo số liệu 1980 thì ở Bungari tuổi thọ trung bình là 68,7 ở nam và 73,9 ở nữ; Ba Lan là 66,9 ở nam và 75,5 ở nữ [33] Ở Mỹ tuổi thọ tăng từ 47,3 tuổi vào năm 1990 lên 77,2 tuổi vào năm 2001 [71] Tuổi thọ trung bình dưới thời cổ Hy Lạp và La Mã khoảng 25 tuổi, ... tổng số tử vong tại bệnh viện [33] 1.3.7.2 Bệnh tật của người cao tuổi [24] Trong số 13.392 người già được khám, các bệnh nội khoa thường gặp là: Hệ hô hấp 19,63% Hệ tiêu hóa 18,25% Hệ tim mạch 13,52% Hệ thận tiết niệu 1,64% Hệ máu (cơ quan tạo huyết) 2,29% Hệ cơ xương khớp Bướu giáp 47,69% 4,15% Tình hình bệnh khác: Bệnh ung thư 0,14% Bệnh về mắt: thấy 54,14% có giảm thị lực; 63,16% có mắt hột Bệnh. .. mắt và phần phụ - Chương VII : Bệnh tai và xương chũm - Chương IX : Bệnh hệ tuần hoàn - Chương X : Bệnh hệ hô hấp - Chương XI : Bệnh hệ tiêu hóa - Chương XII : Bệnh da và mô dưới da - Chương XIII : Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết 7 - Chương XIV : Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục - Chương XV : Chữa, đẻ và sau đẻ - Chương XVI : Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh - Chương XVII : Dị tật, dị tật bẩm . nội khoa ở ngƣời cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện Trung ƣơng Huế nhằm mục tiêu: 1. Khảo sát tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi điều trị tại khoa Nội tổng hợp - Lão khoa, khoa Nội. nghiên cứu về tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình bệnh nội. HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HỒ VĂN HUYÊN NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NỘI KHOA Ở NGƢỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ KHOA CỦA BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG HUẾ LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA

Ngày đăng: 24/07/2014, 04:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan