1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu tỷ lệ mắc hội chứng bệnh Parkinson, tai nạn thương tích và giải pháp phòng ngừa ở người cao tuổi tại một số quận của thành phố Hà Nội

136 544 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Bên cạnhcác rối loạn vận động còn có một số các triệu chứng phối hợp hay gặp khácnhư trầm cảm, suy giảm chức năng nhận thức, rối loạn thần kinh thực vật…Một số yếu tố được cho là liên qu

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh hay gặp nhất trong các bệnh

do rối loạn thoái hóa mạn tính hệ thần kinh trung ương Người đầu tiên mô tảcăn bệnh này là James Parkinson từ năm 1817, lúc đó tác giả gọi là bệnh liệtrung và sau này bệnh được mang tên ông Bệnh Parkinson thường gặp ởngười cao tuổi và có thể gặp ở tất cả các nước, các dân tộc, các thành phần xãhội Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong cộng đồng tại Châu Âu là 100/100.000dân, Hoa Kỳ là 120/100.000 dân và có khoảng 1,0% số người trên 65 tuổimắc bệnh [14], [18], [23] Ở Việt Nam, rất hiếm công trình nghiên cứu vềdịch tễ học về hội chứng/bệnh Parkinson; năm 2006, một nghiên cứu tại 2quận của Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson là 57/100.000dân [9] Dự báo tuổi thọ con người ngày càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh Parkinsoncũng tăng theo [2]

Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của Parkinson là các rối loạn vận độngnhư run khi nghỉ, cứng đờ, giảm vận động và tư thế không ổn định Bên cạnhcác rối loạn vận động còn có một số các triệu chứng phối hợp hay gặp khácnhư trầm cảm, suy giảm chức năng nhận thức, rối loạn thần kinh thực vật…Một số yếu tố được cho là liên quan đến bệnh Parkinson như tuổi, giới tính,nhiễm độc môi trường, di truyền… [46], [56], [57], [80]

Người mắc hội chứng/bệnh Parkinson đều bị ảnh hưởng rất lớn đến laođộng và sinh hoạt hàng ngày; đồng thời hay bị tai nạn thương tích, như té ngãgây chấn thương sọ não, gãy tay, gãy chân Cho đến nay, việc điều trị bệnhParkinson vẫn gặp nhiều khó khăn Sử dụng các thuốc thay thế dopamin thực

sự là phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổithọ cho người bệnh Parkinson Tuy nhiên, đáp ứng với điều trị bằng thay thếdopamin sau 3 năm chỉ có tác dụng không tới 50% tổng số bệnh nhân [34].Sau 5 - 10 năm đầu mắc bệnh là khoảng thời gian dao động và xuất hiện nhiều

Trang 2

tác dụng không mong muốn Dần dần người bệnh trở nên tàn phế, không cònkhả năng tự phục vụ.

Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu người chết do tai nạnthương tích Trong đó, ngã gây thương tích chiếm từ 27- 35% Đối với nhữngngười trên 65 tuổi, tần suất ngã cao hơn so với những người trẻ tuổi vàthường gây hậu quả gãy xương đùi (có từ 50 - 60% số người cao tuổi ngã cógẫy xương đùi) [115], [45]

Ở Việt Nam, tai nạn thương tích đang dần trở thành một trong nhữngnguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện Bình quân mỗi ngày cókhoảng 30 người chết và 70 người bị thương gây tàn tật suốt đời Hàng năm

có hơn 1/3 số người trên 65 tuổi bị tai nạn thương tích do ngã và là nguyênnhân dẫn đến tử vong do chấn thương, có tới trên 60% người trên 75 tuổi tửvong do ngã Các tai nạn thương tích ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân,nhưng chủ yếu là do giảm trí nhớ, mắc hội chứng/bệnh Parkinsơn và các tổnthương thần kinh sau tai biến mạch máu não [18] Xuất phát từ những lý do

trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson, tai nạn thương tích và giải pháp phòng ngừa ở người cao tuổi tại một số quận của thành phố Hà Nội”, nhằm các mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại một số quận của Hà Nội, năm 2010.

2 Xác định tỷ lệ tai nạn thương tích do ngã ở người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson và một số yếu tố liên quan, năm 2010

3 Đánh giá hiệu quả bước đầu một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ,

dự phòng tai nạn thương tích cho người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson tại hai phường của quận Hoàng Mai, Hà Nội (2011-2013).

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN LOẠI HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

- Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởiquá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt - liềm đen gây mấtcân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp

- Hội chứng Parkinson là hội chứng gồm các triệu chứng run, giảm vậnđộng và cứng cơ do các nguyên nhân khác nhau Bệnh Parkinson là hội chứngParkinson do thoái hóa não [14]

- Tai nạn thương tích (TNTT) là những tai nạn xảy ra mà nó để lại cho

cơ thể chúng ta những vết thương có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn

- Tai nạ thương tích do ngã là những trường hợp tai nạn gây thương tích

mà nguyên nhân do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng mặtbằng

1.1.2 Đặc điểm lâm sàng hội chứng/bệnh Parkinson

Lê Đức Hinh [12], mô tả hội chứng, triệu chứng bệnh Parkinson thành hainhóm gồm:

- Các triệu chứng cơ bản: (1) Triệu chứng run khi nghỉ: là run khônghữu ý, thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi Run thường khu trú ở một bên cơ thểtrong nhiều năm đầu, run xuất hiện khá sớm khi lặng lẽ Run là loại run nhỏ,tần số 4 - 8 chu kỳ/giây, thường là run ở tư thế nửa nghỉ, khi làm động tác hữu

ý không run, run có thể tạm mất nhưng sau đó lại tái diễn Khi ngủ hết run,run tăng khi xúc động Run là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên có trườnghợp hoàn toàn không run.; (2) Triệu chứng tăng trương lực: là một trong

Trang 4

những triệu chứng quan trọng nhất Tăng trương lực cơ quá mức thường thấy

ở các cơ chống đối với trọng lực, do đó, bệnh nhân (BN) thường có tư thế nửagấp, tăng phản xạ tư thế, giai đoạn sau có dấu hiệu bánh xe răng cưa do tăngtrương lực cơ lan tràn Triệu chứng căng cứng thường là triệu chứng sớmnhất Căng cứng làm cho triệu chứng giảm động trở nên nặng hơn; (3) Triệuchứng giảm động: mất các động tác tự nhiên của nét mặt, của chân, tay nhất làkhi cử động Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít chớpmắt Tuy nhiên, đôi mắt vẫn còn linh hoạt Trong lâm sàng có khi chỉ có triệuchứng này mà không có run và tăng trương lực cơ

- Các triệu chứng khác: Rối loạn cảm giác (thường có loạn cảm giácđau, nóng bức) Rối loạn phản xạ (tăng phản xạ gân xương, không có phản xạbệnh lý bó tháp) Rối loạn thần kinh thực vật (tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi,

hạ huyết áp tư thế) Rối loạn tâm thần (có thể trầm cảm) Song, trí tuệ còn tốt

và mắt không có rung giật nhãn cầu [33]

Giáo trình Thần kinh học - Học viện Quân y (2011) [14], Nhữ ĐìnhSơn mô tả triệu chứng lâm sàng điển hình bệnh Parkinson biểu hiện bằng batriệu chứng cơ bản: (1) Run khi nghỉ: thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi Run làtriệu chứng thường gặp; (2) Cứng đơ: là một trong các triệu chứng quan trọngnhất Triệu chứng căng cứng thường là triệu chứng sớm nhất; (3) Giảm vậnđộng: mất các động tác tự nhiên của nét mặt, chân, tay nhất là khi cử động

Có khi chỉ có triệu chứng này mà không có triệu chứng run và cững đơ Dovậy, giảm vận động là triệu chứng có ý nghĩa nhất trong việc theo dõi tácđộng của điều trị, sự tiến triển của tổn thương liềm đen Từ ba triệu chứng nàygây nên các triệu chứng thứ phát như rối loạn tư thế (đi lao đầu về trước, nétmặt tượng…), rối loạn giọng nói, chữ viết Các triệu chứng kèm theo có thểcó: Trầm cảm, ảo giác; Rối loạn thần kinh thực vật: tăng tiết, giãn mạch ngoại

vi, táo bón… Tuy nhiên, không phải tất cả các BN và các giai đoạn của bệnhđều có đủ các triệu chứng trên

Trang 5

Về chẩn đoán bệnh Parkinson:

Trong số các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson trước đây, tiêu

chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson của UK Parkinson’s Disease Society Brain Bank Clinical Diagnostic Criteria [58], hay còn được gọi là Queen Square Brain Bank criteria, được sử dụng nhiều nhất Theo tiêu chuẩn

này, chẩn đoán bệnh Parkinson gồm ba bước:

- Bước thứ nhất: xác định có sự hiện diện của hội chứng Parkinson vớigiảm hay chậm cử động (bradykinesia) phối hợp với một trong hay ba triệuchứng run lúc nghỉ 4-6 Hz (rest tremor), đơ cứng (rigidity) và mất cân bằng tưthế (postural instability)

- Bước thứ hai: xác định bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ diện diện trong bệnh

sử hoặc thăm khám

- Bước thứ ba: có ít nhất ba tiêu chuẩn hỗ trợ để chẩn đoán xác địnhbệnh Parkinson Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về lâm sàng và sinh lýbệnh học của bệnh Parkinson ngày càng tăng, do đó các tiêu chuẩn chẩn đoánlâm sàng này không đủ để làm tăng độ chính xác của chẩn đoán bệnh [10] Vào tháng 6 năm 2015, International Parkinson and Movement

Disorder Society đã đưa ra Tiêu chuẩn chẩn đoán Lâm sàng bệnh Parkinson của MDS (Movement Disorder Society Clinical Diagnostic Criteria for PD)

[93] Khác với tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson Anh Quốc, tiêu chuẩn chẩnđoán lâm sàng bệnh Parkinson của MDS bao gồm ba bước chính gồm có:

- Bước thứ nhất: xác định chẩn đoán hội chứng Parkinson.

- Bước thứ hai: xác định bệnh Parkinson là nguyên nhân của hội chứng

Parkinson đó

- Bước thứ ba: xếp loại chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson đó ở mộttrong hai mức độ tin cậy gồm có được chẩn đoán chắc chắn là bệnh Parkinsonhay được chẩn đoán rất có thể là bệnh Parkinson

Đối với bước thứ hai, vốn rất quyết định vì nó xác định là có hay không

Trang 6

có bệnh Parkinson, tiêu chuẩn chẩn đoán của MDS đưa ra ba nhóm các điểmđặc trưng về chẩn đoán mà dựa theo đó có thể xác định chẩn đoán bệnhParkinson: tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối bệnh Parkinson; dấu hiệu cảnh báovốn khi hiện diện thì đòi hỏi phải được cân bằng bởi các tiêu chuẩn hỗ trợ thìmới có thể chẩn đoán là bệnh Parkinson; tiêu chuẩn hỗ trợ bao gồm nhữngđiểm đặc trưng làm tăng độ tin cậy của chẩn đoán bệnh Parkinson.

Về tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Parkinson: so với tiêu chuẩn chẩnđoán trước kia của Hội bệnh Parkinson Anh Quốc, tiêu chuẩn chẩn đoán lâmsàng hội chứng Parkinson của MDS chỉ cần triệu chứng chậm cử động cókèm theo ít nhất là một trong hai tiêu chuẩn sau gồm có run lúc nghỉ và đơcứng Tiêu chuẩn mất cân bằng tư thế bị loại bỏ do bởi triệu chứng này chỉxuất hiện khi bệnh đã tiến triển khá lâu nên không giúp ích cho việc chẩnđoán sớm bệnh Parkinson [94]

Triệu chứng cử động chậm bào gồm cả hai phương diện gồm có tốc độchậm và biên độ giảm của cử động

Về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson: sau khi đã xác định có hộichứng Parkinson, bước thứ hai là áp dụng các tiêu chuẩn của MDS để xembệnh Parkinson có phải là nguyên nhân của hội chứng Parkinson hay không?Theo MDS, chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson có thể thuộc một trong haimức độ tin cậy:

+ Chẩn đoán lâm sàng chắc chắn là bệnh Parkinson đòi hỏi phải có 3điều kiện: (1) không có sự hiện diện của tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối bệnhParkinson; (2) Có ít nhất hai tiêu chuẩn hỗ trợ chẩn đoán; (3) Không có tiêuchuẩn cảnh báo

+ Chẩn đoán lâm sàng rất có thể là bệnh Parkinson cần có 2 điều kiện :(1) Không có sự hiện diện của tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối bệnh Parkinson;(2) Có sự hiện diện của tiêu chuẩn cảnh báo được đối trọng bởi tiêu chuẩn hỗtrợ, nghĩa là nếu có một tiêu chuẩn cảnh báo thì phải có một tiêu chuẩn hỗ trợ,

Trang 7

có hai tiêu chuẩn cảnh báo thì phải có hai tiêu chuẩn hỗ trợ làm đối trọng.

1.1.3 Phân loại hội chứng/bệnh Parkinson

Fahn S phân chia hội chứng Parkinson thành 4 nhóm: (1) Hội chứngParkinson nguyên phát; (2) Hội chứng Parkinson thoái hóa đa hệ; (3) Hộichứng Parkinson di truyền; (4) Hội chứng Parkinson thứ phát (mắc phải, triệuchứng) [51] Hauser R và cs phân loại hội chứng Parkinson (hình 1) [63]

Hình 1.1 Phân loại hội chứng Parkinson theo Hauser R và cs [63]

Hội chứng Parkinson

Nguyên nhân thứ phát

Bệnh Parkinson Parkinson Hội chứng

thoái hóa

Thuốc

Viêm não

Ứ nước trong não

Thoái hóa thể vân- liềm đen nhân nền não Thoái hóa

Hội chứng Shy- Drager Thoái hóa đa hệLiệt trên nhân

tiến triển

Nhiễm độc

Hội chứng Shy- Drager

Chấn thương

sọ não

Đột quỵ

Thoái hóa nhân trám cầu- tiểu não

Các rối loạn thoái hóa

Trang 8

1.2 TÌNH HÌNH LƯU HÀNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON.

1.2.1 Tình hình lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson

1.2.1.1 Tình hình lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson trên Thế giới

Bệnh Parkinson đã được người ta nói đến từ 4500 - 1000 năm trướccông nguyên qua chứng bệnh “Kampavata” với các biểu hiện run và bất động.Tuy nhiên, y văn thế giới chỉ đề cập đến bệnh Parkinson từ sau tác phẩm nổitiếng của James Parkinson xuất bản tại Anh năm 1817 Các nghiên cứu đềucho thấy bệnh Parkinson xảy ra ở khắp thế giới, gặp ở nhiều nhóm chủng tộckhác nhau và ở cả hai giới [37]

* Các nghiên cứu ở châu Âu:

Brewis và cs (1966) ở Carlisle (Anh) cho thấy tỷ lệ bệnh mới phát hiệntrung bình hàng năm là 12,5/100.000 người trong giai đoạn 1955 - 1961 Năm

1993, Gilles Fenelon (Pháp) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh Parkinson toàn bộ là từ

84 - 187/100.000 người và tỷ lệ mới phát hiện dao động từ 15 - 24/100.000người/năm Ở Pháp có khoảng 70.000 - 100.000 người mắc bệnh Parkinson.Tại Đan Mạch (2004), Wermuth L và cs điều tra tình hình lưu hành bệnhParkinson cho thấy tỷ lệ bệnh ở đảo Faroe là 209/100.000 dân; đảo Greenland

là 187,5/100.000 dân và đảo Als là 98,3/100.000 dân [116]

Năm 2004, Bergareche A và cs [37] đánh giá sự lưu hành bệnhParkinson tại hai cộng đồng (Irun và Hondarribia, vùng Bidasoa) người TâyBan Nha ở những người trên 65 tuổi cho thấy, tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson là1,5 % (CI 95%: 0,9 - 2,3) và các thể khác nhau của hội chứng Parkinson là1,1% (CI 95%: 0,6 - 1,9) Tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson là 0,4% (65-74 tuổi;4,7% (75-84 tuổi) và 2,9% (≥85 tuổi); đối với hội chứng Parkinson tỷ lệ lưuhành tương ứng là 0,7%; 2,0% và 3,9% Năm 2003, Benito-Leon J và cs [36]điều tra tỷ lệ mắc bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson ở người cao tuổi(trên 60 tuổi) tại 3 địa điểm: vùng đô thị ở Greater Madrid (Margaritas,

Trang 9

Getafe), vùng nông thôn (Arevalo County, Avila) và quận ở Madrid (Lista) (n

= 5.278) cho thấy: có 118 BN có hội chứng Parkinson: 81 BN Parkinsonnguyên phát (68,6%), 26 BN mắc hội chứng Parkinson do thuốc (22,0%), 6

BN mắc hội chứng Parkinson do sa sút trí tuệ (5,1%), 3 BN có hội chứngParkinson do rối loạn tuần hoàn não (2,5%) và 2 BN mắc hội chứngParkinson không đặc hiệu (1.7%) Kết quả còn cho thấy: tỷ lệ lưu hành cho tất

cả các loại hội chứng Parkinson là 2,2% (khoảng tin cậy 95% 1,8-2,6) và chobệnh Parkinson là 1,5% (khoảng tin cậy 95% là 1,2-1,8) Tỷ lệ lưu hành hộichứng/bệnh Parkinson tăng lên theo tuổi, nhưng giảm xuống từ lứa tuổi >85tuổi, có 23 BN (28,4%) mắc bệnh Parkinson không được chẩn đoán trước đó

Tại Italia, năm 2002, Kis B và cs [73] nghiên cứu tỷ lệ lưu hành hộichứng/bệnh Parkinson ở 87,6% dân số có độ tuổi từ 60 – 85 (n=750 người) tạiSouth Tyrol (miền Bắc Italia) cho thấy: tỷ lệ hành bệnh Parkinson ở là 1,5/100người (CI95%: 0,6 - 2,3) và hội chứng Parkinson là 2,2/100 người (CI95%:1,2- 3,3) Nhìn chung, 78% số BN (CI95% là 59 - 96%) được phát hiện mớiqua cuộc điều tra Các tác giả cho rằng tỷ lệ lưu hành hội chứng/bệnhParkinson ở lứa tuổi 60 - 85 tại vùng này tương tự như các vùng khác ở châu

Âu Năm 2004, Tan L và cs [109] điều tra sự lưu hành bệnh Parkinsonnguyên phát ở Quận Tartu, miền Nam Estonia với số lượng dân cư là 153,240người Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh Parkinson là 152/100.000 người(159/100.000 người đối với vùng thành thị và 139/100.000 người đối vớivùng nông thôn); 154/100.000 nam và 153/100.000 nữ Tỷ lệ lưu hành bệnhParkinson tăng lên theo tuổi: 22/100.000 người (40 – 49 tuổi), tăng lên đến1232/100.000 người (70 – 79 tuổi) Tuổi trung bình của các BN Parkinson là71,4 tuổi và tuổi khởi phát bệnh là 66,9 tuổi

* Các nghiên cứu ở châu Mỹ:

Tại Mỹ, năm 1958, Kurland ở Minnesota tại Rochester thấy tỷ lệ lưuhành hội chứng/bệnh Parkinson trong giai đoạn 1945 - 1954 là 22,8/100.000

Trang 10

người [117] Năm 1967, Nobrega và cs [119] điều 331 BN cũng tại Rochesterthấy tỷ lệ lưu hành bệnh là 12,1/100.000 người: trong giai đoạn 1935 - 1944

là 8,7/100.000 người; từ 1945 - 1954 là 16,6/100.000 người và từ 1955 - 1966

là 10,5/100.000 người

- Năm 1984, Rajput A H [117] thấy 66% trường hợp BN lứa tuổi từ 50

- 69 và mỗi năm phát hiện được khoảng 20/100.000 người mới mắc bệnhParkinson Tính ra ở Mỹ có khoảng nửa triệu người mắc bệnh Parkinson

- Năm 1989, Berkelund và cs [118] thấy tỷ lệ mắc hội chứng/bệnhParkinson là 133/100.000 người, tuổi trung bình khởi phát bệnh là 63 tuổi

- Năm 2000, Tổ chức WEMOVE [117] cho thấy, tỷ lệ mắc bệnhParkinson ở Mỹ là 57 - 371/100.000 người Trong đó có 35 - 42% trường hợpchưa được chẩn đoán Tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 5 - 24/100.000người/năm; có khoảng 4 - 10% trường hợp khởi phát trước 40 tuổi

- Năm 2004, Strickland D và cs [108] nghiên cứu dịch tễ bệnhParkinson thông qua các số liệu đăng ký tại Trung tâm Y học NebraskaOmaha, Mỹ từ 01/01/1997 - 01/2000 thấy: số lượng BN là 5.062 người, trong

đó có 117 người không được đăng ký hồ sơ Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệlưu hành bệnh Parkinson là 329,3/100.000 cư dân

Tại Canada, năm 2000, Tổ chức WEMOVE [117] cho biết tỷ lệ mắctoàn bộ bệnh Parkinson là 300/100.000 người Tỷ lệ mới phát hiện hàng năm

là 24/100.000 người/năm Năm 2003, Lai B C và cs [75] đánh giá sự lưuhành hội chứng/bệnh Parkinson ở British Columbia (Canada) thông qua cáctrường hợp đã được điều trị bệnh Parkinson giai đoạn 1996- 1998 Kết quảcho thấy: tỷ lệ bệnh Parkinson dựa trên các trường hợp được điều trị thuốcchống bệnh Parkinson lần lượt là 109, 121, và 125/100.000 người trong cácnăm 1996, 1997 và 1998 Tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson dựa trên nhữngtrường hợp sử dụng levodopa tương ứng là 126, 134 và 144 Tỷ lệ lưu hànhbệnh Parkinson tăng lên theo tuổi

Trang 11

Năm 2003, Nicoletti A và cs [84] điều tra dịch tễ bệnh Parkinson ởvùng nông thôn tỉnh Cordillera (Bolivia) với số đối tượng là 9.955 người Kếtquả cho thấy tỷ: lệ bệnh Parkinson là 50,2/100.000 người (CI95%: 18,5-124,5) và 286/100.000 người (CI95%: 28-543) ở các đối tượng trên 40 tuổi

Tại Colombia, năm 2004, Sanchez J L và cs [98] đánh giá sự lưuhành tỷ lệ hội chứng/bệnh Parkinson ở Antioquia từ 01/01/1996 đến31/12/2000 thấy tỷ lệ bệnh Parkinson là 30,7/100.000 (CI95%: 29,2 - 322) và

tỷ lệ hội chứng Parkinson là 42,1/100.000 (CI95%: 40,3 - 43,8) Tỷ lệ bệnhParkinson ở người trên 50 tuổi là 176,4/100.000 (CI95%: 166,6 - 186,3) vàhội chứng Parkinson là 339,6/100.000 (CI95%: 326,0 - 353,2) Tỷ lệ lưu hànhbệnh Parkinson ở Antioquia là thấp hơn so với thông báo dịch tễ học bệnhthần kinh của quốc gia (470/100.000) và tương đương với các báo cáo dịch tễbệnh này ở cộng đồng người Caucasian (80 - 270/100.000)

* Các nghiên cứu ở Trung Đông: Năm 2002, Anca M và cs, nghiên cứu

sự lưu hành bệnh Parkinson tại vùng Kibbutz Movement (Israel) trên 73.767người Kết quả: tỷ lệ bệnh Parkinson là 0,24% (nhóm >60 tuổi là 0,94%; vànhóm 40 - 60 tuổi là 0,33%) Tuổi khởi phát bệnh trung bình của các BNParkinson là 66,7±11 tuổi [31]

* Các nghiên cứu ở Châu Á: Năm 2003, Zhang Z X và cs, điều tra tình

hình lưu hành bệnh Parkinson ở Bắc Kinh (Trung Quốc) với cỡ mẫu là 5.743người ở độ tuổi trên 55 tuổi Kết quả cho thấy: có 110 BN (1,91%) mắc hộichứng Parkinson, trong đó có 64/110 BN được xác định mắc bệnh Parkinson(58%) Tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson tăng theo tuổi và khoảng 1% đối với mỗigiới Ở vùng nông thôn, có 22 người bị mắc bệnh Parkinson, nhưng có tới 20người (91%) được chẩn đoán lần đầu [123]

Tại Nhật Bản (2002), Kimura H và cs [72] điều tra tình hình lưu hànhbệnh Parkinson ở vùng Yamagata Prefecture (dân số: 1.244.040 người) Kếtquả cho thấy: tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson là 61,3/100.000 người đối với

Trang 12

nam và 91,0/100.000 người đối với nữ (p<0,001) Như vậy, trái ngược vớichâu Âu, ở Nhật Bản nữ có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson nhiều hơn so với nam.

Năm 2004, Tan L C và cs, nghiên cứu tại Singapore ở 3 cộng đồngngười có xuất xứ từ Trung Quốc (9000 người), Malyasia (3000 người) và Ấn

Độ (3000 người), độ tuổi trên 50 tuổi Kết quả cho thấy: tỷ lệ lưu hành bệnhParkinson chung của 3 cộng đồng người trên là 0,30% (CI95%: 0,22 - 0,41)

Tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson ở cộng đồng người Trung Quốc là 0,33%(CI95%: 0,22 - 0,48), người Malaysia là 0,29% (CI95%: 0,13 - 0,67) và người

Ấn Độ là 0,28% (CI95%: 0,12 - 0,67) [110] Như vậy, tỷ lệ lưu hành bệnhParkinson ở Singapore là tương đương với các nước phương Tây

Năm 2003, Kim J S và cs [71] nghiên cứu thống kê y tế ở Hàn Quốcthấy thấy, số người có triệu chứng của bệnh Parkinson trong cả nước tăng từ44.619 người (1995) lên 96.229 người (2000) Theo ước tính, tỷ lệ lưu hànhbệnh/hội chứng Parkinson là 19/100000 người, thấp hơn so với Nhật Bản

Năm 2004, Woo J và cs, nghiên cứu tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson ởcộng đồng người Trung Quốc và người Australia ở Sydney với cỡ mẫu là1.080 người trên 55 tuổi Kết quả cho thấy: tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson ởcộng đồng người Trung Quốc là 0,5% (số đối tượng từ 55 tuổi trở lên) và0,186% (đối tượng <55 tuổi) Ở cộng đồng Australia, tỷ lệ lưu hành hộichứng/bệnh Parkinson ở nhóm người từ 55 tuổi trở lên là 3,6% [121]

1.2.1.2 Tình hình lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson ở Việt Nam

Ở Việt Nam, qua kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số cho thấy sốNCT tăng dần, chiếm tỷ lệ so với tổng dân số là 7,1% (năm 1979); 7,2%(1989); 8,2% (1999); 9,2% (2009) và 10,94% (2016) Dự báo NCT cả nước sẽtăng từ 9,2% dân số năm 2009 (7,92 triệu), lên 17% dân số năm 2029 (16,14triệu) [7]; đến năm 2039 tỷ lệ này sẽ là 20,49%

Tỷ lệ NCT tăng cũng đồng nghĩa là tăng tỷ lệ người mắc hộichứng/bệnh Parkinson trong cộng đồng Do vậy, việc điều tra dịch tễ học, tìm

Trang 13

hiểu biện pháp điều trị dự phòng cho người bệnh Parkinson là một nhiệm vụcủa ngành y tế Điều này cũng đã được nhấn mạnh trong nhiều chương trìnhhành động của Liên hợp quốc và ngành y tế Việt Nam Liên Hợp quốc đã cóChương trình hành động quốc tế về chăm sóc sức NCT tại thủ đô Viên nước

Áo (1982) và tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha (2002) bao gồm 7 vấn đề: sứckhỏe và dinh dưỡng, bảo vệ người tiêu dùng cao tuổi, môi trường và nhà ở,gia đình, phúc lợi xã hội, an sinh thu nhập và việc làm

Tuy nhiên, tại Việt Nam cho đến thời điểm chúng tôi nghiên cứu đề tài,chưa có một nghiên cứu dịch tễ nào đề cập đến hội chứng/bệnh Parkinson ởNCT Theo y văn, tỷ lệ mắc toàn bộ của bệnh Parkinson là 1,0% đối vớinhững người trên 65 tuổi và tỷ lệ mới phát hiện hàng năm ở những người trên

75 tuổi có thể từ 120 - 140/100.000 người Theo cuộc tổng điều tra dân số01/4/2009 thì dân số Việt Nam là 86 triệu người (trong đó Hà Nội là trên 6triệu người) Tỷ lệ NCT ở Việt Nam ước tính khoảng 8,6 triệu người (Hà Nộikhoảng 600.000 người) Theo thống kê này, ở Việt Nam có khoảng 86.000người mắc bệnh Parkinson (trong đó Hà Nội là khoảng 6.000 người mắc hộichứng/bệnh Parkinson) [7] Năm 2016, thành phố Hà Nội có trên 1 triệu NCT,chiếm tỷ lệ trên 13,0% dân số

1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến hội chứng/bệnh Parkinson

Cho đến nay bệnh Parkinson nguyên phát vẫn được coi là chưa rõ nguyênnhân, Lê Đức Hinh đã nêu các giả thiết về bệnh Parkinson như: Phần lớn cáctrường hợp không rõ, thường hướng tới nguyên nhân do virus, tự miễn, sự lãohóa; di truyền; môi trường [12]

Hiện nay, người ta coi những nguyên nhân này như là những yếu tố nguy

cơ gây bệnh Nhóm của Noyce A J và cs [85] nghiên cứu mối tương quan giữanhững tác nhân dẫn đến Parkinson; cùng với Collier T J và cs [44] với nghiêncứu về Parkinson trên động vật (trên khỉ) đã chỉ ra những điểm mấu chốt của cănbệnh tuổi già này Yếu tố môi trường và di truyền là hai yếu tố quan trọng ảnh

Trang 14

hưởng đến suy giảm hệ thống dopamin Thêm vào đó, không chỉ ở người, độngvật (khỉ) cũng có những dấu hiệu của bệnh Parkinson Những yếu tố này baogồm tuổi, giới tính, môi trường, di truyền…

1.2.2.1 Tuổi

Bệnh Parkinson được coi như là bệnh của NCT Tại Mỹ, tỷ lệ mắc hộichứng/bệnh Parkinson trong cộng đồng là 120/100.000 người da trắng, song ởlứa tuổi trên 65, tỷ lệ này lại chiếm từ 1,0 - 1,5% Bệnh thường khởi phát ởtuổi 60 và tăng dần đến tuổi 80, ít khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi [14], nhưngnếu xảy ra trước 40 tuổi thì tỉ lệ tử vong của nhóm này cao hơn nhóm dân cưbình thường khác [100]

De Rijic M C và cs [48] thấy rằng, những người >65 tuổi ở châu Âu

có 2,3% người mắc hội chứng Parkinson và 1,8 % mắc bệnh Parkinson và tỷ

lệ mắc tăng dần theo tuổi Các tác giả thấy từ tuổi 65 trở lên, tỷ lệ mắc bệnhParkinson tăng dần theo nhóm tuổi (bảng 1.1)

Trang 15

dưới 40 đến trên 70 tuổi, trong đó nhóm từ 40 - 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất(40,70%) [8].

Một số nghiên cứu khác lại cho thấy ở những NCT, tỷ lệ suy giảm tếbào tiết dopamin là 10% trong 10 năm, phần lớn NCT tuổi không bị mắc bệnhParkinson Triệu chứng giảm động ở NCT không giảm khi điều trị bằng liệupháp dopamin [14], [38]

Frey K A và cs [54] chụp cắt lớp vi tính với điện tử dương (PET) đểđánh giá sự toàn vẹn của các neuron chứa dopamin ở thể vân và liềm đen thấycác chất này giảm dần theo tuổi khoảng 0,77% mỗi năm, còn Owen A nhậnthấy bất thường hạch nền ở BN Parkinson [89] Tuy nhiên, trong số nàykhông phải ai cũng mắc bệnh Parkinson

Điều này chứng tỏ, tuổi chỉ là một yếu tố nguy cơ chứ không phải lànguyên nhân của bệnh Parkinson

1.2.2.3 Nghề nghiệp

Một số nghiên cứu dịch tễ học cho rằng có một số nghề có nguy cơ mắcbệnh Parkinson hơn các nghề nghiệp khác Tsui J K và cs [111] nghiên cứutrên 414 BN Parkinson và 6.659 người làm nhóm chứng thấy bệnh Parkinson

có liên quan tới nghề giáo viên (OR = 2,5), chăm sóc sức khỏe (OR = 2,07).Nghiên cứu của Racette B A và cs [95] lại cho rằng nghề hàn có thể là yếu

tố nguy cơ mắc bệnh Parkinson Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy những

Trang 16

nghề như nghề nông tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, thợ hầm lò, thợ tiếpxúc với kim loại nặng cũng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn so vớicác nghề khác [56], [64]

1.2.2.4 Nhiễm độc môi trường

Nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học đã khẳng định yếu tố môitrường cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson [80]

Nghiên cứu bệnh - chứng của Gorell J M và cs [57] cho những ngườitiếp xúc với môi trường có kim loại nặng (mangan, đồng, chì, sắt, thủy ngân,kẽm…) có nguy cơ mắc bệnh Parkinson và các bệnh thoái hóa thần kinh khác

Pezzoli G và cs, nghiên cứu trên 990 BN Parkinson, trong đó có 188

BN có tiền sử tiếp xúc với môi trường có hydrocacbon thì có tuổi mắc bệnhtrung bình thấp hơn (55,2 ± 9,8 tuổi so với 58,6 ± 10 tuổi) và có các triệuchứng của bệnh nặng nề hơn [92]

Ngoài ra, các nghiên cứu còn nhấn mạnh đến vai trò của thuốc trừ sâu,các thuốc bảo vệ thực vật đối với sự phát sinh, phát triển bệnh Parkinson [96]

Adam D, Ritz B và cs [29], Le Couteur D G và cs [76] cho biếtnhững người sống ở vùng nông thôn, làm nông nghiệp, tiếp xúc nhiều vớimôi trường có thuốc trừ sâu… thì tỷ lệ mắc bệnh Parkinson cao hơn so vớicác đối tượng khác

1.2.2.5 Yếu tố di truyền

Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, các nghiên cứu mới đây đãkhẳng định yếu tố di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnhParkinson Scott W K và cs [101] nghiên cứu yếu tố di truyền trên 870 BNParkinson ở 13 trung tâm lâm sàng tại Mỹ và Australia nhận thấy những BNmắc bệnh trước tuổi 40 có biểu hiện ảnh hưởng của gen Parkin nằm trênnhiễm sắc thể số 6 Những BN khởi phát muộn (trên 40 tuổi) bị ảnh hưởngcủa nhiều gen (multiple gén) Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể số 17, 8, 5,

9 và 19 Các tác giả cho rằng có nguy cơ đột biến đa gen ở những BN khởi

Trang 17

phát muộn gây ra rối loạn vận động do gen [50] Hiện nay, có các gen sau đâyliên quan đến bệnh Parkinson:

- Gen ô- synuclein nằm trên nhiễm sắc thể số 4 [79], [114]

- Gen Parkin nằm trên nhiễm sắc thể số 6 [77], [88]

- Gen APOE nằm trên nhiễm sắc thể số 19 [47], [74]

- Gen TAU nằm trên nhiễm sắc thể số 17 [91], [104]

- Gen PARK- 6 nằm trên nhiễm sắc thể số 1 [112], [113]

- Các gen khác như cytochrom P450 (CYP2D6) [70], gen monoamineoxidase enzym A và B…

Trong đó các gen ô- synuclein, parkin, APOE và TAU được quan tâmnghiên cứu nhiều hơn Các nghiên cứu cho thấy, có liên quan giữa sự biến đổicủa một số gen với bệnh Parkinson Đột biến gen ô - synuclein có liên quanvới những bệnh nhân Parkinson có yếu tố gia đình [93] Đột biến gen Parkinliên quan với những bệnh nhân Parkinson khởi phát sớm và/hoặc có yếu tốgia đình [112] Các gen được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson ở bệnhnhân khởi phát muộn và có sa sút trí tuệ là APOE ô 2 [60] và gen TAU [91]

1.2.2.6 Các yếu tố nguy cơ khác

Các yếu tố nguy cơ khác như chấn thương sọ não, thuốc lá, cà phê, oestrogencũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau

* Chấn thương sọ não: Schofield P W và cs [99] cho rằng chấn

thương sọ não làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson Hauser R A và cs [63]thấy rằng những chấn thương sọ não liên tục và lặp lại như đấu quyền anh lànguy cơ cao mắc bệnh Parkinson

* Thuốc lá: Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc

bệnh Parkinson Ross G W và cs [97] cho rằng hút thuốc nói chung vànicotin nói riêng có thể là một yếu tố bảo vệ thần kinh Trên động vật thựcnghiệm, nicotin kích thích sự giải phóng dopamin ở thể vân, đồng thời bảo vệneuron ở liềm đen Tuy nhiên, tác giả khuyến cáo cần nghiên cứu thêm trước

Trang 18

khi đưa kết luận có tính chất khẳng định và chính xác

Hermanowicz N và cs nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuốc lá tới bệnhParkinson ở cả nam và nữ thấy rằng có mối liên quan nghịch giữa hút thuốc

và bệnh Parkinson mở ra một hướng điều trị mới trong tương lai [65] Kelton

M C và cs xác định sự liên quan giữa hàm lượng nicotin và chức năng vậnđộng ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson Các tác giả thấy rằng kích thích hệnicotinic có thể làm phục hồi một số chức năng nhận thức và vận động ở BNmắc bệnh Parkinson [53] Kích thích não sâu là một biện pháp hiệu quả trongđiều trị bệnh Parkinson tiến triển [43]

* Cà phê: Cà phê cũng được coi là yếu tố bảo vệ trong bệnh Parkinson.

Ascherio A và cs [32] nghiên cứu trên 47.351 nam và 88.565 nữ thấy rằnguống cà phê với liều lượng thích hợp có thể ngăn chặn được nguy cơ mắcbệnh Parkinson và cà phê được coi như là yếu tố bảo vệ Ross G W và cs.[97] cho rằng cafein làm tăng hoạt tính của các thụ cảm thể dopamin và có tácdụng như những chất đồng vận với dopamin Mức sử dụng cafein có mốitương quan nghịch với nguy cơ mắc bệnh Parkinson Nhưng liều lượng sửdụng chưa được chứng minh

* Oestrogen: Oestrogen cũng có liên quan đến bệnh Parkinson.

Benedetti M D và cs [35] nghiên cứu trên 72 BN nữ mắc bệnh Parkinson thấyrằng những người phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn, mãn kinh trước 46 tuổi vànhững người đã sử dụng oestrogen ít nhất 6 tháng sau khi mãn kinh có tỷ lệmắc bệnh Parkinson nhiều hơn so với nhóm chứng và nhóm sử dụng oestrogenthay thế sớm Các tác giả cho rằng giảm hàm lượng oestrogen máu sớm có thể

là điều kiện và nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở phụ nữ Nghiên cứu của Currie

L J và cs [46] cho thấy oestrogen nội sinh và ngoại sinh ở bệnh nhân nữ mắcbệnh Parkinson và nhóm chứng không có sự khác biệt và oestrogen khôngphải là yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson

Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson:

Trang 19

Hình 1.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson.

1.3 TÌNH HÌNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON

1.3.1 Tình hình tai nạn thương tích ở người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson

1.3.1.1 Trên Thế giới

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, tại Manila, Thủ đô của Philippines, Tổchức Y tế thế giới (WHO) [119] đã đưa ra cảnh báo về tình hình tử vong dothương tích và sự già hóa dân số Tai nạn giao thông và tự tử có thể sẽ nằmtrong nhóm 15 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới vào năm 2020

Ước tính hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu người chết doTNTT Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, TNTT là nguyên nhân của trên 1,2triệu ca tử vong mỗi năm, tức là cứ mỗi ngày có gần 3.300 người chết do

YẾU TỐ NGUY CƠ

Trang 20

thương tích Trên 90% số trường hợp TNTT xảy ra ở các nước có thu nhậpthấp và trung bình, đặc biệt trong nhóm tuổi lao động và thanh niên Ước tínhtrên toàn thế giới có khoảng 600 triệu người trên 60 tuổi, con số này sẽ gấpđôi vào năm 2025 [118] Nguyên nhân chính gây tử vong:

- Tự tử - khoảng 343.000 ca tử vong;

- Tai nạn giao thông - khoảng 302.000;

- Đuối nước - khoảng 171.000

Theo Shigeru Omi giám đốc của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương

"Cách tiếp cận thông thường dựa vào nhiệm vụ công việc chẳng bao lâu sẽkhông được chấp nhận nữa, chúng ta, những chuyên gia về sức khỏe cộngđồng cần phảỉ hợp tác với các ban ngành và những người liên quan tìm ranguyên nhân của thương tích và những trường hợp tử vong do thương tích”.Tác giả Shigeru Omi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thứctrong cộng đồng và sự cần thiết phải thay đổi quan điểm: “Chúng ta phải yêucầu các nhà lãnh đạo hỗ trợ các nguồn lực mà chúng ta cần Chúng ta phảinâng cao năng lực của tổ chức và nguồn nhân lực để đối phó với những tháchthức trong công tác phòng chống thương tích và bạo lực”

Hiện nay, cung cấp dịch vụ CSSK đầy và đủ hiệu quả cho một số lượnglớn NCT cần gia đình và cộng đồng chung tay đóng góp [117] TNTT ở NCTvẫn là mối nguy cơ đáng lo ngại hàng đầu, bởi vì:

- Hàng năm có hơn 1/3 số NCT ở độ tuổi 65 trở lên bị TNTT do ngã(Hornbrook, 1994; Hausdorff, 2001) [67], [62]

- Đối với NCT, ngã là nguyên nhân dẫn đến tử vong do chấn thương(Murphy, 1998) [81]

- Trong năm 2003 có hơn 1,8 triệu NCT ở nhóm từ 65 tuổi trở lên phảiđiều trị do ngã dẫn đến chấn thương và hơn 421.000 người phải nằm viện(CDC, 2005) [119]

- Trong năm 2002, có khoảng 13.000 người trên 65 tuổi tử vong do ngã

Trang 21

dẫn đến thương tích (CDC, 2004) [118] Có trên 60% số người trên 75 tuổichết là do ngã (Murphy, 2000)

- Trong số các trường hợp ngã thì có 20 - 30% TNTT mức độ trungbình và nặng như gãy xương đùi hoặc chấn thương sọ não dẫn đến giảm vậnđộng và tàn tật, làm tăng nguy cơ tử vong (Sterling, 2001) [106]

- Những người trên 75 tuổi bị ngã 4 - 5 lần thường phải chăm sóc kéodài trong nhiều năm (Donald, 1999) [49]

- Tai nạn do ngã là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương não (Jager,2000) [69] Tỉ lệ chết, số năm mất đi do chấn thương và nguyên nhân chếtcũng được nghiên cứu và thống kê [42]

- Đối với NCT đa số các trường hợp gãy xương là do ngã (Bell, 2000)[34] Gồm có chấn thương gây chết và không gây chết [41]

- Khoảng 3% - 5% số NCT ngã gây ra gãy xương (Cooper 1992;Wilkins, 1999) [120] Theo tính toán thì hàng năm có khoảng 360.000 -480.000 ngã dẫn đến gãy xương

- Tính riêng trong năm 2000, chi phí trực tiếp về y tế cho điều trị các tainạn do ngã là 179 triệu đô la (Stevens, 2005) [107] Từ năm 2006 điều trịParkinson không phẫu thuật đã được đề xuất bởi Herzog J và Volkmann [66]

- Phần lớn các trường hợp tai nạn do ngã (1/2 đến 2/3) là xảy ra ở tạigia đình (Nevitt, 1989; Wilkins, 1999) Do đó, cần phải quan tâm đến chămsóc NCT đề phòng TNTT tại gia đình [83], [120]

Tại Australia, Virginia Routley và cs [115] ở Trung tâm nghiên cứu tainạn trường Đại học tổng hợp Monash thấy trong giai đoạn 1991- 1992 có10.081 người lớn bị TNTT tại nhà vào điều trị bệnh viện Western, bệnh việnvùng Latrobe, bệnh viện Preston & Northcote Community Hospital và bệnhviện Hoàng gia Melbourne Hospital Các tác giả thấy những trường hợp nàychiếm 35,0% các loại thương tích vào điều trị, trong số đó có 21,0% phải điềutrị tại bệnh viện Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 20 - 24 tuổi

Trang 22

Nghiên cứu Virginia Routley và cs [115] thấy ngã gây thương tíchchiếm từ 27 - 35% Đối với những người trên 65 tuổi thì tần suất ngã cao hơn

so với những người trẻ tuổi và thường gây hậu quả gãy xương đùi (60%)

Về vị trí và mức độ tổn thương: Virginia Routley và cs [115] thấy cácthương tích do cắt và đụng dập là 26,0%, đặc biệt là ở vùng tay, mặt và đầu;gãy xương là 17,0%, chủ yếu là cẳng tay, ngón tay, xương đùi; các tổn thương

ở khớp gối, khớp cổ chân là 9,0%; các tổn thương viêm, phù nề, đau là 8,0%;ngộ độc là 7,0% và dị vật vào mắt là 3,0%

Richter M và cs (2002) điều tra các TNTT thường gặp ở NCT thấyrằng đa số do tai nạn giao thông (TNGT) và do ngã Các tác giả cũng thấyrằng đối với những trường hợp tai nạn do ngã có nhiều nguyên nhân gây nên,nhưng chủ yếu là do suy giảm trí nhớ, hội chứng/bệnh Parkinson và các tổnthương thần kinh sau tai biến mạch máu não Vì vậy, các tác giả cũng đã đềxuất các biện pháp luyện tập, hướng dẫn cho người bệnh để quản lý sớm bệnh

và đề phòng tai nạn do ngã ở NCT mắc hội chứng/bệnh Parkinson [63]

1.3.1.2 Ở Việt Nam

Theo Vũ Văn Phúc, ở Việt Nam các TNTT có xu hướng tăng lên đáng

kể Giai đoạn 2012-2020 mỗi năm phải chi cho an sinh xã hội 13,5% GDP[22]

Tai nạn thương tích đang dần trở thành một trong những nguyên nhânhàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện Bộ Y tế đã có Quyết định về mẫuthống kê TNTT cho bệnh viện [3] Bình quân mỗi ngày có khoảng 30 ngườichết và 70 người bị thương gây tàn tật suốt đời, trong đó nguyên nhân doTNGT đứng hàng đầu và phải báo cáo hàng tuần [4], sau TNGT là các tai nạnnhư ngộ độc, chết đuối, ngã, cháy bỏng, điện giật hiện đang là vấn đề thời

sự và hết sức cấp bách

Tuy nhiên, đối với những tai nạn không phải do giao thông gây ra, màphát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày Ví dụ, đang đi bình thường tự

Trang 23

nhiên ngã và mất ý thức mà không có bất cứ một lực tác động ngoại lai nào thì cần phải tìm hiểu xem liệu đây có phải do chấn thương làm cho nạn nhânmất ý thức không, hay mất ý thức đột ngột lại là nguyên nhân của tai nạn?Đặc biệt đối với NCT, ở họ các tác nhân gây mất ý thức luôn luôn tiềm ẩn vàxảy ra vào những lúc ta không ngờ tới Ngoài ra, chứng/bệnh Parkinson cũnggây ra các rối loạn thăng bằng ở BN, nên rất dễ dẫn tới ngã và gây thương tích

và rối loạn tâm thần [15]

Cũng như các nước đang phát triển khác, tuổi thọ của người Việt Namđang tăng lên nhanh chóng, đồng nghĩa với số lượng NCT cũng không ngừngtăng lên [26] Tương tự như nhiều nước Châu Á, NCT được gia đình chămsóc là chủ yếu

Trước đây các chương trình y tế chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượngthanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ em Hiện nay việc CSSK cho NCT cũng đã bắtđầu được quan tâm và là những yêu cầu cấp thiết của NCT [20] Một số chínhsách liên quan đếnoCSK NCT đã được ban hành [27] Một số vấn đề mấu chốtcủa chính sách:

- Gia đình đóng vai trò chính trong chăm sóc NCT;

- Người cao tuổi được ưu tiên trong CSSK;

- Người cao tuổi được cung cấp các dịch vụ y tế tại nhà nếu có yêu cầu;

- Cung cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho NCT trên 80 tuổi và NCT côđơn có hoàn cảnh khó khăn

Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém như hiện nay thì ViệtNam vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt cho tình hình già hoá dân số Chính vì vậy,những vấn đề cần can thiệp đối với NCT cần được tiến hành một cách toàndiện trên các nhóm đối tượng: NCT từ 60 tuổi trở lên; người chăm sóc chính

và các thành viên trong hộ gia đình; các thành viên cộng đồng; các tổ chức,đoàn thể xã hội và người cung ứng các dịch vụ y tế

Đối với TNTT khi xảy ra nếu được hỗ trợ, can thiệp đúng, nhanh chóng

Trang 24

kịp thời của những người được đào tạo thuần thục về cấp cứu ban đầu có thểhạn chế được tử vong, hạn chế biến chứng làm nặng lên các tổn thương Đốivới NCT điều này lại càng quan trọng hơn gấp nhiều lần [13].

Theo điều tra dân số 1/4/2009, dân số của cả nước là 85,8 triệu người[2], riêng Hà Nội trên 7 triệu người Tỷ lệ NCT của cả nước ước tính khoảng9,6 triệu người (Hà Nội khoảng 672.000 người) Như vậy tại thời điểm này,Việt Nam có khoảng 90.000 người mắc hội chứng/bệnh Parkinson, trong đó

Hà Nội có khoảng 6.700 người mắc hội chứng/bệnh Parkinson

1.3.2 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson

1.3.2.1 Các biện pháp quản lý và điều trị bệnh nhân mắc hội chứng/bệnh Parkinson

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của BN

- Gia tăng tuổi thọ cho BN

- Bảo vệ được chức năng của hệ thần kinh

Do đó, hiện nay có ba xu hướng chính trong tiếp cận điều trị bệnhParkinson [14], [28]:

- Giải quyết triệu chứng bệnh lý nhằm phục hồi mức dopamin trở vềbình thường cũng như điều chỉnh hoạt động bất thường của hệ vận động

- Bảo vệ thần kinh nhằm tác động vào các nguyên nhân của thoái hóa tếbào thần kinh về mặt sinh bệnh

- Phục hồi chức năng thần kinh bằng cách làm gia tăng mức độ trưởngthành của tế bào thần kinh

Trang 25

Để điều trị bệnh Parkinson có các phương pháp điều trị nội khoa, ngoạikhoa và các phương pháp điều trị khác [14], [18].

* Điều trị nội khoa:

+ Nguyên tắc:

Điều trị nội khoa là một quá trình chăm sóc tinh tế, cần có sự theo dõisát sao của thầy thuốc và sự hợp tác nghiêm túc, tự giác của người bệnh Doviệc chọn thuốc điều trị không những phụ thuộc vào đáp ứng của từng cánhân mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh nên không có một phác

đồ cụ thể nào cho tất cả các BN [14]

Thuốc điều trị chủ yếu và lâu dài cho BN Parkinson là L- dopa Tuynhiên, dùng L- dopa lâu ngày sẽ dẫn đến thuốc mất dần tác dụng (hiện tượngcạn liều “wearing- off”, hiện tượng bật- tắt “on- off”) và gây ra các tác dụngkhông mong muốn (các rối loạn chức năng vận động) khá trầm trọng Chính

vì vậy, về mặt chiến lược điều trị, cần lưu ý các vấn đề như [14], [87]:

- Đây là bệnh điều trị cả đời

- Chỉ điều trị khi có các triệu chứng rối loạn chức năng rõ rệt, ảnhhưởng đến sinh hoạt hàng ngày

- Cho đến hiện nay, vẫn chưa có thuốc có tác dụng bảo vệ thần kinh

- Chỉ điều trị để người bệnh có thể đảm bảo được cuộc sống sinh hoạthàng ngày, chứ không nên điều trị hết hoàn toàn các triệu chứng

- Dùng thuốc tăng liều dần để bệnh nhân có thể thích nghi

- Cần cân nhắc giữa việc cải thiện triệu chứng (cái lợi trước mắt) vớicác tác dụng ngoại ý khi dùng thuốc (tác hại lâu dài)

- Sử dụng dopamin ở người trẻ tuổi dễ gây các triệu chứng rối loạn vậnđộng hơn là người cao tuổi, nhưng người trẻ tuổi lại chịu đựng được phươngpháp đa trị liệu tốt hơn NCT

- Tuy ít có biến chứng vận động hơn người trẻ tuổi, nhưng NCT lại haytổn thương chức năng nhận thức hơn khi dùng nhiều dopamin

Trang 26

+ Các nhóm thuốc điều trị bệnh Parkinson:

Điều trị nội khoa bao gồm nhiều biện pháp tổng hợp trong đó quantrọng nhất là điều trị bằng thuốc Có rất nhiều thuốc để điều trị bệnhParkinson, sau đây là một số nhóm chính [1], [28]:

- Các chế phẩm của L- dopa là thuốc có tác dụng bổ sung dopamin trựctiếp sự thiếu hụt dopamin: Modopa, Madopa, Sinemet

- Các thuốc đồng vận với các thụ cảm thể tiết dopamin: bromocriptin(Parlodel) [24], liurid (Dopergine), ropinirol (Requip), piribedil (Trivastal)[28], [11], apomorphin (Apokinon)

- Các thuốc ức chế dị hóa dopamin: ức chế MAO- B (Selegiline), thuốc

ức chế COMT (Amantadine) [12]

- Các thuốc kháng tiết cholin (Artane, Parkinane, Cyclodol…)và các thuốc tác động lên các chất truyền đạt thần kinh khác (L- threo DOPS, thuốc đối vận của NMDA…)

* Các phương pháp điều trị khác:

Hiện nay, ngoài việc điều trị nội khoa, còn có các phương pháp điều trịkhác như phẫu thuật định vị, kích thích điện vùng liềm đen - thể vân, ghép môthần kinh…[1]

+ Phẫu thuật định vị [28]:

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật định vị phá hủy cầu nhạt (phần bụngsau) trong hoặc nhân Voa (ventro- oralis) và Vim (ventral- intermediaire) củađồi thị đã ngày càng cho kết quả khả quan Tuy nhiên, đây là một phẫu thuậttinh vi, dễ biến chứng nên đòi hỏi chỉ định chặt chẽ (thể nguyên phát, bị trên 10năm, không đáp ứng với L - dopa, có loạn động và dao động chức năng vậnđộng, không có sa sút trí tuệ và hình ảnh chụp cộng hưởng từ não bình thường)

+ Kích thích điện vùng liềm đen - thể vân:

Thông qua kỹ thuật định vị, thay việc phá hủy nhân Vim, người ta cấymột điện cực vào vùng này và xung kích thích được điều khiển bằng một máy

Trang 27

tạo nhịp (pace- maker) Phương pháp này cũng đem lại những kết quả nhất định.

1.3.2.2 Chăm sóc người mắc hội chứng/bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa của hệ thần kinh, tiến triểnchậm, là bệnh mạn tính và có liên quan đến vai trò của các chất dẫn truyềnthần kinh gây sa sút trí tuệ [19] Bệnh có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt trongcuộc sống của người bệnh Nếu chỉ sử dụng một biện pháp duy nhất và điềutrị dược lý hoặc tiến hành các phương pháp phẫu thuật hiện đại cũng khôngthể nào giải quyết được tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, khả nănglao động và sinh hoạt của người bệnh Do đó, cần phải nghiên cứu ứng dụngcác biện pháp chiến lược khác trong công tác điều trị BN Parkinson như theodõi quản lý BN ở cộng đồng như một bệnh mạn tính [16]

Căn cứ vào đặc điểm lâm sàng, nhu cầu cá thể của từng BN cũng nhưtrong từng hoàn cảnh nhất định Người thầy thuốc cần phải phối hợp chặt chẽvới gia đình bệnh nhân để phối hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm giúpcho bệnh nhân chiến đấu và sống chung với bệnh tật Đồng thời phải truyềnthông - giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng [15] Phương châm chủ yếu là tiếpcận với các phương pháp điều trị không dùng thuốc, kết hợp với việc tuân thủđúng chương trình sử dụng thuốc trong điều trị theo chiến lược quốc gia bảo

vệ và CSSK nhân dân giai đoạn 2011-2010 [25]

* Những vấn đề cần quan tâm:

Ngoài việc sử dụng thuốc, những vấn đề cần quan tâm trong cuộc sốnghàng ngày đối với bệnh nhân Parkinson là:

Trang 28

- Các khó khăn trong hoạt động đời sống hàng ngày.

- Ngôn ngữ diễn đạt và chức năng nuốt Ví dụ: BN thường ra nhiều dãi,nuốt khó, phát âm yếu

- Chế độ dinh dưỡng không thích hợp; Rối loạn giấc ngủ

- Các rối loạn thần kinh thực vật Ví dụ, đau và táo bón

- Tình trạng da, niêm mạc; Chức năng sinh dục; Tình trạng trầm cảm…

* Các biện pháp chăm sóc sức khỏe:

Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh và đặt kế hoạch điều trị, cần phảikết hợp việc chăm sóc với điều trị BN Cần phải giải thích cho BN và ngườinhà bệnh nhân hiểu hiết về tình trạng bệnh tật để họ có thể thực hiện tích cựccác biện pháp không dùng thuốc Đó là các biện pháp:

+ Liệu pháp thể dục:

Liệu pháp thể dục bao gồm các hoạt động làm cho BN có thể thực hiệnđược các động tác vận động thô sơ ở mức tối đa cũng như phải mềm dẻo.Mục đích của liệu pháp thể dục là:

- Duy trì và tăng cường khả năng hoạt động của BN

- Giảm bớt mức độ co cứng và vận động chậm chạp

- Tạo thuận lợi cho các động tác và sự mềm dẻo, linh hoạt

- Giúp điều phối vận động thô sơ và giữ thăng bằng

- Giúp cho bệnh nhân cố gắng có thể độc lập tối đa và an toàn trong cáchoạt động chức năng

* Liệu pháp hoạt động và lao động:

Mục đích của liệu pháp hoạt động và lao động là:

- Đảm bảo tối đa tính độc lập, an toàn chức năng

- Cải thiện được sức bền bỉ, giảm tiêu hao năng lượng

- Cải thiện hình dáng cơ thể, tạo cho BN sự tự tin

- Huấn luyện tâm lý xã hội

- Giúp cho các động tác chủ động

Trang 29

- Tạo thuận lợi mức tối đa cho sự điều phối của các động tác tinh vi.

- Tập các tư thế đốivới thân thể như ngửa, cúi và đứng thẳng

+ Liệu pháp ngôn ngữ:

Rối loạn ngôn ngữ là những triệu chứng xuất hiện sớm ở BN Do đó,cần chú ý tới hiện tượng bệnh nhân suy yếu, phát âm không rõ, có lúc nóinhanh, nhưng có lúc lại im lặng, thường thấy ngữ điệu bị mất Mặt khác, cácrối loạn vận động cơ thể cũng đều ảnh hưởng tới hoạt động ngôn ngữ

Cần tiến hành liệu pháp ngôn ngữ bằng nhiều phương pháp, cách thứckhác nhau:

- Tập thở, tập phát âm cho chuẩn xác, nói câu ngắn; Tập phát âm to

- Nhìn vào người đối thoại khi tiếp xúc để luyện âm

+ Chế độ dinh dưỡng:

Các triệu chứng về mặt dinh dưỡng ở BN Parkinson cần được theo dõi

là tình trạng ít vận động, các động tác nhai nuốt khó khăn BN Parkinsonthường có tăng nhu cầu chuyển hóa Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị, tìnhtrạng trầm cảm, sa sút, nôn, rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến BN…

Cần xem xét chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhe chế độ ăn thíchhợp, đảm bảo đủ năng lượng Thận trọng khi sử dụng các thức ăn lỏng, đủchất xơ, đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất Không nên nuốtvội, nhai kỹ, nuốt từng miếng cho hết trước khi ăn tiếp miếng sau

+ Liệu pháp tâm lý và tiếp cận xã hội:

Luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tiếp cận xã hội đểgiảm bớt sự lo lắng, bi quan do bệnh tật Tiến hành liệu pháp tâm lý và tiếpcận xã hội gồm các vấn đề sau:

- Giải thích cho BN và người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh tật

- Tư vấn hỗ trợ tâm lý; Phối hợp các chương trình hỗ trợ tâm lý củabệnh viện và gia đình; Tạo thuận lợi cho bệnh nhân tiếp xúc với cộng đồng

Ngoài ra tại gia đình cần phải chú ý đến các vấn đề sinh hoạt cá nhân

Trang 30

của BN như đệm trải giường, buồng tắm, xe lăn cũng như hình thành nhữnghành vi có lợi cho sức khỏe BN.

1.4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON.

1.4.1 Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson

1.4.1.1 Xây dựng gia đình và cộng đồng an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích

* Mục tiêu:

- Phòng tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngaytrong gia đình và hậu qủa đáng tiếc sẽ xảy ra nếu các biện pháp khắc phụckhông được thực hiện chính xác và khoa học

- Giúp cho gia đình, cộng đồng và những người CSSK cho NCT nhậnbiết được các mối hiểm hoạ xung quanh nhà và bên trong nhà có thể gây tainạn thương tích cho NCT, người mắc hội chứng/bệnh Parkinson

- Giúp cho gia đình, cộng đồng và những người CSSK NCT biết cáchloại bỏ các mối hiểm họa xung quanh nhà và ở bên trong nhà có nguy cơ gâytai nạn thương tích cho NCT, người mắc hội chứng/bệnh Parkinson

- Giảm đến mức thấp nhất các loại TNTT ở NCT và người mắc hộichứng/bệnh Parkinson tại gia đình và cộng đồng do các nguyên nhân trongsinh hoạt hàng ngày gây ra

* Các biện pháp thực hiện:

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục tuyên truyền tại mỗi cộngđồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng củacông tác phòng tránh TNTT và ý thức sử dụng thiết bị an toàn của người dânđịa phương

- Đa dạng hoá các loại hình truyền thông (truyền thông bằng nhiều hình

Trang 31

thức: loa, đài, truyền hình, nói chuyện trực tiếp…), tăng cường truyền thôngtrực tiếp tại cộng đồng

- Xây dựng bảng kiểm về các thiết bị an toàn trong sinh hoạt và tronglao động sản xuất phù hợp với từng cộng đồng

- Đưa vấn đề sử dụng thiết bị an toàn làm cơ sở để hộ gia đình tự kiểmtra, cộng đồng giám sát và là một tiêu chí để xác định Gia đình văn hoá, Làngvăn hoá - sức khoẻ, cộng đồng an toàn

- Hướng dẫn các gia đình biết cách xây dựng “Gia đình, cộng đồng an toàn” cho NCT và người mắc hội chứng/bệnh Parkinson.

- Tổ chức các buổi tọa đàm, các lớp truyền thông tại cộng đồng làng,xã/khu phố, phường, thị trấn

- Phát động các cuộc thi tìm hiểu về "Ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn”.

- Xây dựng góc truyền thông giới thiệu về "Ngôi nhà an toàn và cộng đồng an toàn”.

- Phối hợp với ban ngành đoàn thể tại địa phương tổ chức triển khai xây

dựng "Ngôi nhà an toàn và cộng đồng an toàn".

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,

Hội Cựu chiến binh…) định kỳ kiểm tra việc thực hiện "Ngôi nhà an toàn và cộng đồng an toàn”.

* Một số tiêu chí xây dựng ngôi nhà và cộng đồng an toàn:

- Giếng nước, bể nước, chum vại nước, hố vôi, hố phân sâu phải có nắpđậy chắc chắn, an toàn

- Có bếp riêng, bếp có cửa chắn đề phòng bị bỏng

- Phích nước nóng để nơi an toàn

- Các vật dễ cháy, nổ (xăng, dầu,cồn, đèn, diêm…) để nơi an toàn

- Dụng cụ điện phải an toàn

- Dụng cụ đựng hoá chất (thuốc trừ sâu, a xít, chất tẩy rửa ) các loạithuốc phải có nhãn rõ ràng để trong tủ có khóa

Trang 32

- Cầu thang, lan can phải có tay vịn hoặc cửa chắn đề phòng ngã.

- Sàn gác trong nhà phải chắc chắn đề phòng gãy sập

- Lối đi ra suối, ao hồ, hố sâu… phải có rào chắn

- Vật dụng trong nhà như xe máy, xe đạp, rìu, cung nỏ… phải để gọngàng và an toàn

- Có hệ thống đèn chiếu sáng (đủ và đồng đều), đặc biệt là ở các lối cầuthang và hành lang vì sức nhìn khi ánh sáng yếu của người già bị giảm sút nhiều

- Sàn nhà không trơn, đặc biệt là ở bồn tắm hoặc vòi tắm

- Thiết kế tay nắm gần tường ở buồng tắm, ở khu bồn tắm/vòi tắm và ởgần toilet (nhà vệ sinh)

- Một ghế toilet nâng cao có thể giúp cho người mắc hội chứng/bệnhParkinson khắc phục được trở ngại từ tư thế ngồi đứng thẳng dậy

1.4.1.2 Phòng tránh tai nạn ngã

* Nguyên nhân ngã:

Ngã cũng gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng.Ngã và những chấn thương do ngã gây nên là tai nạn thường gặp ở NCT,người mắc hội chứng/bệnh Parkinson, gây nên các vết bầm tím, gãy xương,những tổn thương nghiêm trọng bên trong cơ thể, nếu nặng có thể gây nên tửvong

- Ngã do trơn trượt, không bằng phẳng

- Ngã từ trên cao xuống, ngã từ trên giường xuống đất, ngã khi bước từtrên xe xuống…

- Nguyên nhân khác: Ngã do TNGT, do lao động, luyện tập…

* Những tổn thương thường gặp.

Tuỳ mức độ mà tổn thương có thể từ nhẹ đến nặng, mức độ như sau:

+ Chấn thương phần mềm:

- Xây xát da trên cơ thể: khuỷu tay, đầu gối, cằm, mặt

- Sưng tấy đỏ ở những bộ phận cơ thể bị va đập

Trang 33

- Rách da do ngã phải các vật nhọn sắc, có thể gây chảy máu

- Những vết bầm tím và sưng: Những vết bầm tím và sưng xuất hiệnkhi một cú ngã hoặc va chạm khiến cho chảy máu vào các mô dưới da, làmsưng và đổi màu Các vết bầm thương phai màu dần và biến mất sau khoảngmột tuần

+ Chấn thương ngực:

Có vết thương tại ngực, biểu hiện tình trạng suy hô hấp các mức độ khácnhau (thở nhanh, thở nông, tím môi và đầu chi ) Có thể do tràn máu - trànkhí màng phổi

+ Chấn thương sọ não:

- Nhẹ: Tụ máu da đầu hay rách da đầu Các dấu hiệu đau đầu hoặc nônthường gặp (do chấn động não) nhưng nếu người bệnh vẫn tỉnh (tri giác tốt)thì không có gì đáng ngại

- Nặng: Giập não, máu tụ trong sọ Biểu hiện bằng tri giác xấu đi (gọihỏi đáp ứng chậm, trả lời sai), thậm chí hôn mê, vật vã kích thích, yếu hoặcliệt nửa người

+ Đa chấn thương:

Trang 34

Gọi là đa chấn thương khi thương tổn từ hai cơ quan trở lên có đe doạtới tính mạng.

* Các biện pháp phòng tránh:

- Không thực hiện các động tác dễ gây ngã

- Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho người caotuổi, người mắc bệnh Parkinson đi dễ dàng

- Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không để vướng đường hay đi lại

- Bọc cạnh, mép nhọn của bàn, ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa

- Làm lan can (cầu thang, ban công), tay vịn cầu thang, lắp chấn songcửa sổ, làm cửa chắn cầu thang an toàn (độ cao tối thiểu 75 cm, chấn songdọc, khoảng cách giữa các song tối đa 15 cm)

- Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh họat) khô ráo,không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm

- Đảm bảo những nơi sinh hoạt của người cao tuổi, người mắc bệnhParkinson (đặc biệt cầu thang…) phải có đủ ánh sáng

- Có ý thức phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực hoặc sử dụngnhững đồ vật dễ gây ngã

- Đi cầu thang: Bước vào giữa mặt bậc, mắt nhìn xuống chân, tay vịnvào lan can

- Vào phòng tắm đi dép để tránh bị trơn trượt

- Không đi chân ướt vào sàn nhà

- Trao đổi với NCT, người mắc hội chứng/bệnh Parkinson về nguy cơngã và các cách phòng tránh trên

+ Cộng tác viên và cộng đồng làm những việc sau:

- Tuyên truyền giáo dục hướng dẫn NCT, người mắc hội chứng/bệnhParkinson biết những hoàn cảnh có thể gây nên ngã và các hậu quả của ngã

- Phổ biến kiến thức phổ thông cho người CSSK NCT và người mắc hộichứng/bệnh Parkinson các kiến thức sơ cứu ban đầu trong trường hợp bị thương

Trang 35

Các biện pháp phục hồi chức năng phải tiến hành song song với việc điềutrị bằng thuốc để khắc phục các tàn tật do bệnh Parkinson gây ra.

1.4.2.1 Các yêu cầu của phương pháp phục hồi chức năng

Phương pháp phục hồi chức năng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Bệnh nhân biết cách khắc phục trạng thái cứng khi thuốc gần hết

- Biết điều chỉnh giọng nói (ví dụ tăng âm lượng) khi đang có khuynhhướng yếu dần

- Biết cách tìm tư thế thuận lợi để ngồi, đứng nằm, tránh khuynh hướngngã ra sau do bệnh gây ra

- Cố gắng thường xuyên duy trì chức năng thông thường của cơ bắp

1.4.2.2 Giới thiệu bài tập

Bài tập phục hồi chức năng này đơn giản, có thể áp dụng rộng rãi trongcộng đồng Bài tập này được giới thiệu trong cuốn sách “Bệnh và hội chứngParkinson” của TS Lê Quang Cường (2002) [11]

Bài tập phục hồi chức năng này bao gồm:

* Các bài tập khi đi:

1 Khi bước đi phải nhấc đầu ngón chân lên Cần quan niệm rằng, nếu không

Trang 36

nhắc được ngón chân lên khỏi mặt đất thì coi như là chưa đi.

2 Bước chân nên cách nhau 25 cm để khi đi bộ hay quay đầu có trọng tâm antoàn, đứng tốt hơn và đỡ bị ngã Dáng đi như vậy có thể trông không đẹp,nhưng bị ngã, chắc chắn sẽ nguy hiểm hơn

3 Khi quay đầu, không được bước chéo chân này qua chân kia, để khi quayđầu được an toàn hơn Đi một bước rồi mới quay Đi theo hướng ngược lạirồi lại quay tiếp Làm như vậy 15 phút mỗi ngày

4 Tập đi vào những chỗ góc phòng chật để quen với cảm giác chật chội

5 Để giữ cho người cân bằng, làm thật nhanh các động tác ngả người ra sau,trước, phải, trái trong 5 phút, nhiều lần mỗi ngày Đừng cố gắng tìm cáchdựa vào tường khi nghĩ là sắp ngã Thực tế không phải lúc nào cũng cótường để dựa, chỉ có bản thân bạn mới biết cách đỡ mình nếu như bạn tậpgiữ cân bằng hàng ngày

6 Khi chân bị tê cứng, có cảm giác như bị dính xuống sàn, hãy nhấc đầungón chân lên để giảm sức nặng của cơ bắp và cảm giác sợ ngã

7 Khi đi, tay nên để vung vẩy tự do, để cho trọng lượng cơ thể đỡ dồn xuốngchân, làm cho người đỡ mệt và giúp cho khớp bàn tay và khớp vai mềm ra

8 Nếu đang ngồi ghế mà đứng lên cảm thấy khó khăn, hãy cố gắng đứng bật lên đểtránh sức kéo của trọng lực Khi ngồi xuống phải ngồi chậm, cơ thể ngả mạnh vềphía trước cho đến khi mông chạm xuống ghế Luyện tập ít nhất 12 lần/ngày

9 Nếu cơ thể bị nghiêng về một phía, từ từ ngồi xuống một cách nhẹ nhàng

để không bị ngã về một bên, sau khi bình tĩnh trở lại hãy từ từ đứng dậy

10 Đối với các việc khó, ví dụ như cài cúc áo, hay từ giường ngủ đứng lên,hãy tập làm 20 lần/ngày, đến lần thứ 21 sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều

* Các bài tập ở tư thế đứng:

1 Đứng quay mặt cách tường khoảng 20cm, giơ tay lên càng cao càng tốt,cúi dần về phía tường và vươn dài

Trang 37

2 Dựa lưng vào tường, lần lượt nâng chân lên càng cao càng tốt bằng cáchgập gối như đang đi diễu hành.

3 Giữ vào ghế đẩu, ngồi xổm, gập đầu gối càng sâu, càng tốt, rồi đến gập cổ chân

* Các bài tập ở tư thế ngồi:

1 Ngồi vào ghế có lưng tựa thẳng, đặt tay về phía sau ghế, đẩy vai càng rasau, càng tốt, nâng đầu lên và nhìn lên trần

2 Ngồi lên ghế, nắm chặt hai đầu của một cái que bằng hai tay, nâng quađỉnh đầu ra phía sau, để đầu và vai càng thẳng, càng tốt

3 Ngồi lên ghế, đặt một chân lên ghế khác và duỗi đầu gối thẳng, giữ nhưvậy 15 phút, đổi chân kia rồi làm đồng thời cả hai chân

4 Ngồi trên ghế, nâng đầu gối lên lần lượt như thể đang dậm chân

Trang 38

2 Xếp báo, tạp chí thành một đường thẳng dài Tập bước đi trên đường thẳng

đó mà không dẫm phải báo

3 Hai tay cầm hai tờ báo cuộn tròn, khuỷu tay thẳng

4 Tập đi nghiêng, đi giật lùi, bước sải dài

* Bài tập ngồi lên ghế và đứng dậy:

1 Khi mới bước gần đến ghế mà chân đã bị “dính” xuống sàn, đừng cố gắngbám lấy thành ghế, hãy bám lấy một vật gần nhất

2 Muốn ngồi xuống, gập người ra phía trước càng thấp càng tốt rồi từ từngồi xuống Tiến sát đến ghế rồi mới ngồi, đừng ngã người vào ghế

3 Muốn đứng lên, ngồi dịch ra sát mép ghế, gập người ra phía trước và dùnglực của tay đẩy mạnh người lên (đếm một, hai, ba rồi lấy đà đứng lên).Nếu có ghế tựa riêng, hãy nâng hai chân sau của ghế lên khoảng 10cm,phương pháp này sẽ giúp đứng lên dễ dàng hơn Không nên nhờ ngườikhác kéo tay đứng lên mà tự co tay hoặc chỉ nhờ đẩy nhẹ vào lưng

* Tập sử dụng cánh tay và bàn tay:

1 Luyện tập cài và cởi khuy quần áo, tập cắt thức ăn và viết, tập xoay quả bóng.Luôn cố gắng luyện tập sao cho ngón tay hoạt động càng nhiều càng tốt Luyệntập các động tác xé giấy, lôi đồng xu từ trong túi áo, túi quần và tung lên bắt

2 Hãy luôn cố gắng tự mặc quần áo nghiêm chỉnh Mặc quần áo trong tư thếthoải mái, ngỗi hay đứng cũng được, miễn là cảm thấy tư thế đó an toàn

3 Giữ khuỷu tay thẳng và vai lỏng, duỗi tay và vai theo các hướng, kết hợp

Trang 39

kéo ròng rọc, bạn sẽ cảm thấy đỡ run.

* Biện pháp để an toàn khi tắm và khi vệ sinh:

Nếu như ngồi xuống bồn tắm mà cảm thấy khó khăn, người bệnh có thểlàm như sau:

1 Đặt một chiếc ghế trong bồn tắm, thả chân thõng và xoa xà phòng.Dùng vòi hoa sen để tắm

2 Có thể lắp tay cầm dọc theo bồn tắm để giúp bệnh nhân đứng lên, ngồixuống mà không bị trượt, ngã

3 Sử dụng loại xí bệt chuyên dụng có chỗ bệ ngồi cao hơn bình thường

4 Lắp tay vịn cạnh bệ xí để giúp đứng lên, ngồi xuống dễ dàng

* Biện pháp khắc phục khó khăn trong khi ăn, uống, nói và thể hiện nét mặt:

1 Luyện hát và đọc to nhằm cử động môi thật mạnh Tập nói to

2 Tập nhăn mặt khi đứng trước gương

3 Tập nói số “một, hai” và các âm “a, bê, xê) và căng các cơ ở mặt

4 Khi ăn, nhai mạnh và nhai vòng quanh, tránh nuốt một cục thức ăn lớn

Trang 40

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi trở lên), không phân biệt giới tínhtrong các HGĐ thuộc địa bàn nghiên cứu

- Người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson được khám, chẩn đoánxác định và đánh giá các triệu chứng bệnh

+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Thường trú ổn định tại địa phương từ 2 năm trở

lên và đồng ý tham gia nghiên cứu;

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Các BN bị bệnh kèm theo như liệt nửa người sau

đột quỵ/ chấn thương, vết thương sọ não; liệt hai chân; khiếm thị vì các bệnh

đó có thể làm BN bị TNTT chứ không phải do Parkinson

Người có thời gian cư trú tại địa điểm nghiên cứu dưới 2 năm, nhữngngười bỏ cuộc, chuyển chỗ ở đi địa phương khác, chết hoặc không hợp tác

* Người thân của NCT: Mỗi NCT chọn một người thân trong gia đình

vào nhóm nghiên cứu, ưu tiên những người trực tiếp tham gia nuôi dưỡng,chăm sóc hàng ngày cho NCT

* Cán bộ chương trình: CBYT của TYT phường; cán bộ thuộc Ban chỉ

đạo, cộng tác viên của chương trình PHCNDVCĐ cấp phường thuộc địa bànđược chọn vào mẫu nghiên cứu

2.1.2 Chất liệu nghiên cứu

- Sổ sách, báo cáo về hoạt động CSSK, hoạt động liên quan đếnChương trình PHCNDVCĐ của TYT phường

- Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác CSSK nhân dân, CSSKcho NCT

Ngày đăng: 18/05/2018, 18:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm chức năng nhận thức ở bệnh nhân Parkinson cao tuổi, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.32-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm chức năng nhậnthức ở bệnh nhân Parkinson cao tuổi
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Năm: 2008
2. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở TW (2010), Báo cáo kết quả chính thức tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, tr.5 -12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kếtquả chính thức tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở TW
Năm: 2010
3. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 25/2006/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành bổ sung biểu mẫu về tai nạn thương tích vào hệ thống biểu mẫu của ngành Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 25/2006/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm2006 về việc ban hành bổ sung biểu mẫu về tai nạn thương tích vào hệthống biểu mẫu của ngành Y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2006
4. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1356/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2008 về việc ban hành biểu mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn giao thông đến cấp cứu tại bệnh viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1356/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm2008 về việc ban hành biểu mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn giaothông đến cấp cứu tại bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2008
5. Bộ Y tế (2008), Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năngdựa vào cộng đồng
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2008
6. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn cán bộ phục hồi chức năng và cộng tác viên về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn cán bộ phục hồi chức năng và cộng tác viênvề phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2010
7. Trần Văn Chung (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng và bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại 2 quận của thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân y, tr. 33-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học hộichứng và bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại 2 quận của thành phố HàNội
Tác giả: Trần Văn Chung
Năm: 2008
8. Nguyễn Văn Chương và Nhữ Đình Sơn (1999), “Nhân xét lâm sàng và điều trị bệnh Parkinson”, Công trình nghiên cứu Y học quân sự, Học viện Quân y, số 1/1999, tr 16 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân xét lâm sàngvà điều trị bệnh Parkinson”, "Công trình nghiên cứu Y học quân sự
Tác giả: Nguyễn Văn Chương và Nhữ Đình Sơn
Năm: 1999
9. Chương trình PHCNDVCĐ- Sở Y tế Hà Nội (2006), Kết quả điều tra về tình hình lưu hành và một số yếu tố liên quan đến bệnh Parkinson tại quận Đống Đa và Hai Bà Trưng, năm 2006, tr.12-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều travề tình hình lưu hành và một số yếu tố liên quan đến bệnh Parkinson tạiquận Đống Đa và Hai Bà Trưng
Tác giả: Chương trình PHCNDVCĐ- Sở Y tế Hà Nội
Năm: 2006
10. Lê Quang Cường (2002), Bệnh và hội chứng Parkinson, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh và hội chứng Parkinson
Tác giả: Lê Quang Cường
Nhà XB: Nhà xuất bảnY học
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w