Mục đích yêu cầu - Trẻ làm quen với các nhân vật trong truyện và hiểu được nội dung của câu chuyện - Biết làm được những nhân vật có nét đặc trưng theo từng nhân vật từ nguyên vật liệu -
Trang 1Giáo án văn học Truyện: Cây tre trăm đốt Tiết 1
I Mục đích yêu cầu
- Trẻ làm quen với các nhân vật trong truyện và hiểu được nội dung của câu chuyện
- Biết làm được những nhân vật có nét đặc trưng theo từng nhân vật từ nguyên vật liệu
- Biết được tính cách riêng của từng nhân vật
- Giáo dục tính thật thà không tham lam, lừa dối
III Chuẩn bị
- Trước tiết học cho trẻ hiểu được những từ khó" xuất và nhập",
"làm cỗ"
- Tranh rời:
Tranh 1: Anh nông dân và lão nhà giàu
Tranh 2: Anh nông dân đi cày
Tranh 3: Lão nhà giàu và anh nông dân
Trang 2Tranh 4: Tiệc cưới
Tranh 5: Anh nông dân ngồi khóc
Tranh 6: Ông tiên làm liền các đốt tre
- Tập tranh của cô, rối
- Các nguyên vật liệu cho trẻ làm mô hình rối, vẽ, nặn
III Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1 Ổn định - giới thiệu
- Hát min họa bài: Lớn lên cháu
lái máy cày
- Các con ơi! Cô có một số tranh
vẽ rất đẹp cô cho lớp mình xem
nhé
- Cô mời trẻ lên kẹp tranh trên
đây
- Cô mời lần lượt 7 trẻ lên nhận
- Trẻ hát
- Trẻ ngồi thành 7 nhóm
- Đại diện nhóm lên kẹp tranh
Trang 3xét tranh
- Cô cũng có một câu chuyện mà
các nhân vật cũng giống như các
nhân vật trong tranh mà các con
vừa xem
2 Tiến hành
a Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể diễn cảm + tranh
- Lần 2: Cô kể diễn cảm + rối
b Đàm thoại
- Cô vừa có những nhân vật nào
trong câu truyện mà cô vừa kể?
- Qua câu chuyện cô kể con thích
nhân vật nào?
- Con ghét nhân vật nào ? Tại
sao?
- Theo con thích đặt tên câu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ phát biểu tự do
- Trẻ thích thú khi được tạo ra các nguyên vật ( trẻ ngồi thành 4 nhóm thực hiện):
- Nhóm 1: Tranh rỗng cho trẻ tô
- Nhóm 2: Làm rối
- Nhóm 3: Nặn nhân vật
- Nhóm 4: Thổi bao ni long to
Trang 4chuyện là gì?
- Còn cô sẽ đặt tên cho câu chuyện là" Cây tre trăm đốt "
c Kết thúc
- Cô cũng có nhiều nguyên vật liệu ở góc tạo hình, bây giờ các con hãy làm các nhân vật trong chuyện mà con thích bằng các nguyên vật liệu đó nghe
- Cô mở băng cho trẻ nghe khi trẻ tạo sản phẩm
- Trong khi trẻ làm cô theo dõi, quan sát, gợi ý cho trẻ
- Trẻ nào xong cô nhận xét tại nhóm Trẻ nào chưa làm xong chuyển qua hoạt động góc làm tiếp
Trang 5Giáo án văn học Truyện: Cây tre trăm đốt Tiết 2
I Mục đích yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện và khắc sâu tính cách nhân vật
- Biết phối hợp cùng cô và bạn kể lại theo trình tự câu chuyện
- Từng nhóm trẻ kể lại những câu chuyện sáng tạo dựa vào nội dung của câu chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ
- Giáo dục trẻ có tính nhường nhịn bạn trong giờ kể chuyện
III Chuẩn bị
- Cho cháu tái hiện lại câu chuyện qua nhiều hình thức ( kể chuyện góc văn học băng nghe, tô màu )
- Một cây tre nhỏ
- Nhân vật bằng các nguyên vật liệu
- Bảy tranh thứ tự theo nội dung chuyện
- Nhân vật làm bằng rối
Trang 6- Sân khấu, vật dụng hóa trang hoá trang để đóng kịch
- Băng, máy casset
III Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1 Ổn định - giới thiệu
- Hát minh họa bài:" Lớn lên
cháu lái máy cày"
- Bài hát vừa rồi nói về nghề gì
đó con?
- Máy cày đất làm việc ở đâu?
- Ở những vùng quê có rất nhiều
đồng lúa bát ngát, xanh tươi, có
những lũy tre tỏa bóng mát
xuống các bác nông dân đang
ngồi nghĩ ngơi Bạn nào thấy cây
tre chưa?
- Trẻ hát múa
- Nghề lái máy cày
- Máy cày đất làm việc trên đồng ruộng
- Dạ
- Thưa cô! Đó là câu truyện cây
Trang 7- Các con nhìn xem đây là cây
tre và đây là những đốt tre nè các
con Các con mỗi năm lớn thêm
một tuổi còn cây tre chỉ dài thêm
một đốt
- Cô nhớ có câu chuyện nói về
cây tre có rất nhiều đốt tre, các
con nhớ đó là chuyện gì không ?
- Bây giờ cô và các con cùng
nhau kể lại câu chuyện đó nha
2 Tiến hành
a Cô và trẻ kể chuyện
- Cô kể lời dẫn:" Ngày xưa có
một anh nông dân chăm chỉ thật
thà đi ở cho nhà giàu Tên nhà
giàu bắt anh tìm cây tre trăm đốt
mới gã con gái cho
tre trăm đốt
- Trẻ phát biểu tự do
Trang 8b Đàm thoại
- Trong quá trình kể cô đàm
thoại sau về tính cách nhân vật,
chú ý đến ngữ điệu, lời thoại của
nhân vật như:
+ Về tính cách nhân vật:
Anh nông dân hiền lành, thật
thà, chăm chỉ, nên được ông bụt
giúp: Anh chăm chỉ cày bừa thu
cho lão nhiều thóc, anh đi vào
rừng lấy cây tre trăm đốt được
ông bụt chỉ cách làm cho các đốt
tre nối lại với nhau
Tên nhà giàu tham lam, giả
dối,thủ đoạn : Hắn dỗ dành anh
nông dân làm cho hắn, hắn hứa
gã con gái cho anh Đến thời
- Trẻ thích thú khi được kể chuyện bằng các nhân vật mà trẻ làm từ nguyên vật liệu
Trang 9hạn, hắn lại lừa anh vào rừng
đốn củi, cây tre trăm đốt để ở
nhà lão gã con gái mình cho tên
nhà giàu khác
+ Về ngữ điệu, lời thoại: Khi tên
nhà giàu muốn anh nông dân làm
việc cho mình thì giọng lão ngọt
ngào, tử tế Do vậy khi kể các
con phải chậm rải, nhẹ nhàng
Khi thấy anh nông dân gánh
những đốt tre về giọng lão quát
nạt doạ dẫm Do vậy khi kể các
con phải đọc lên giọng, mạnh mẽ
Ông tiên là người tốt bụng do
vậy khi kể các con phải kể với
giọng trầm vang chậm
Còn anh nông dân khi nói "khắc
- Trẻ thích thú khi được xem kịch
Trang 10nhập", "khắc xuất" thì các con phải đọc với giọng rõ ràng chậm rãi
- Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Nếu con là ông tiên thì con sẽ trừng phạt lão nhà giàu như thế nào?
c Diễn đạt câu chuyện lại theo ngôn ngữ của trẻ
- Cô chia thành 4 nhóm :
Nhóm 1: lấy rối để kể
Nhóm 2: Tranh đã tô màu
Nhóm 3: Đất nặn
Nhóm 4: Đóng kịch
- Cô bao quát và đến từng nhóm gợi ý động viên trẻ nhút nhát
Trang 11d Kết thúc
- Nhận xét và tuyên dương
- Cho cả lớp xem các bạn đóng kịch