1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhập môn Xã hội học

71 4,6K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 393,5 KB

Nội dung

Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỉ XIX, là một tất yếu của lịch sử xã hội, thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và nhận thức đời sống xã hội.

Trang 1

Câu hỏi thảo luận:

1.Vì sao XHH ra đời? Những điều kiện và tiền đề của sự ra đời XHH?

2.Vị trí và ý nghĩa của XHH Mac-Lênin? Vai trò của XHH trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

Trang 2

I.Sự ra đời của Xã hội học.

1.Biến đổi kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn.

-Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỉ XIX, là một tất yếu của lịch sử xã hội, thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và nhận thức đời sống xã hội -Các biến động to lớn về chính trị, kinh tế và xã hội ở châu

Âu vào cuối thế kỉ XVIII và XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn đối với nhận thức xã hội như:

+Hình thái kinh tế xã hội bị suy sụp.

+Hệ thống tổ chức quản lí kinh tế truyền thống được thay bằng tổ chức xã hội hiện đại như mở mang các thị trường,

xí nghiệp.

+Hoạt động buôn bán và sản xuất được tổ chức lại theo qui

mô công nghiệp

+Ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác đã đẩy mạnh biến đổi kinh tế, đem lại những kết quả lớn.

Trang 3

-Từ những biến đổi kinh tế, dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội:

+Nông dân trở thành người làm thuê

+Của cải, đất đai rơi vào tay giai cấp tư sản

+Cơ sở hạ tầng và đô thị hóa phát triển

+Buôn bán mở mang, thị trường phát triển mạnh

+Luật pháp quan tâm đến việc điều tiết nền kinh tế

+Thiết chế xã hội cũng thay đổi

Trang 4

Tóm lại:

-Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế TBCN đã phá

vỡ trật tự xã hội phong kiến, gây xáo trộn và biến động trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội

-Từ đó đòi hỏi phải lập lại trật tự xã hội để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó.

-Xã hội học cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nhu cầu nhận thức các biến đổi trong xã hội.

2.Biến đổi chính trị xã hội và tư tưởng.

-Cuộc đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã làm thay đổi thể chế chính trị, trật tự xã hội ở Châu Âu thế kỉ XVIII -Mở đầu cho thời kì tan rã của xã hội phong kiến, làm thay đổi trật tự xã hội đó bằng một trật tự xã hội mới

Trang 5

-Việc thay đổi chính trị ở châu Âu là quyền lực chính trị chuyển sang tay giai cấp tư sản và góp phần củng cố CNTB.

-Từ đó nảy sinh các mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội như:

Giai cấp công nhân mâu thuẫn với giai cấp tư sản phát triển lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỉ XIX, công xã Pa-ri năm 1871 và cách mạng tháng Mười Nga

-Các cuộc cách mạng làm bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng

và lí tưởng XHCN trong tầng lớp tiến bộ xã hội

-Những biến động về chính trị xã hội là sự kiện Xã hội học ra đời lần đầu tiên ở Pháp

-Các công trình XHH của người Pháp, Anh, Đức…đều chịu ảnh hưởng của học thuyết XHCN Pháp

-Một số nhà XHH tiến bộ đã cố gắng chỉ ra con đường và biện pháp

để lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã hội

Trang 6

3.Biến đổi về mặt lí luận và phương pháp luận nghiên cứu.

-Các nhà triết học Pháp cho rằng con người có những quyền tự nhiên nhất định mà các thiết chế xã hội đang vi phạm nên cần phải xoá bỏ, thay thế trật tự xã hội cũ bằng trật tự xã hội mới phù hợp hơn

Các tư tưởng tến bộ này được thể hiện trong cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789

-Các hiện tượng, quá trình xã hội và hành động của con người đã trở thành những đối tượng nghiên cứu khoa học

-Các ngành khoa học tự nhiên như Vật lý, Hoá học, Sinh học đã phát hiện ra các quy luật tự nhiên để giải thích thế giới

-Các nhà khoa học xã hội và triết học ở thế kỷ XVIII, XIX đã nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp hơn Người tiên phong trong

nền khoa học này là Auguste Comte.

Trang 7

II.Những điều kiện và tiền đề của sự ra đời XHH.

1.Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

-Vào nửa cuối thế kỷ XIX, đầu XX, ở nhiều quốc gia Tây Âu, nền kinh tế, chính trị có những bước phát triển mạnh, có tính chất đột biến

a.Về kinh tế.

-Sau 100 năm hình thành, CNTB đã tạo nên một khối lượng sản phẩm, của cải vật chất khổng lồ tương đương với những gì con người đã tạo ra từ khi con người xuất hiện cho đến khi CNTB phát triển

-Những biến đổi mạnh mẽ trong kinh tế, sản xuất đã làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người

Trang 8

-Giao lưu quốc tế, quan hệ thương mại được mở rộng tạo điều kiện tiếp xúc, quan hệ với nhiều nền văn hoá, nhiều lối sống khác lạ, đối chiếu lối sống khác xa giữa các châu lục

-Từ các vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu nhanh chóng nghiên cứu, phát hiện, tìm hiểu quy luật, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội

-Lĩnh vự XHH cùng các lĩnh vực khác đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trên

2.Những tiền đề về tư tưởng lý luận, khoa học.

-Mỗi khoa học, khi nghiên cứu đều dựa vào hai mặt thực tiễn và lý luận XHH cũng dựa trên cơ sở lý luận, làm công cụ cho quá trình

nghiên cứu sáng tạo, nhất là phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học về con người

-Các nhà XHH luôn xem xã hội cũng giống như sinh vật, đều có quá trình hình thành vận động và phát triển

-Trong các công trình nghiên cứu XHH, đã áp dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là các khoa học định lượng trong khoa học tự nhiên để tăng thêm độ chính xác

Trang 9

-Ngày nay XHH đã được áp dụng vào tất cả các mặt của đời sống xã hội, có những đóng góp đáng kể vào thành tựu kinh tế, xã hội.

Trang 10

4.Khái quát về XHH Mác-Lênin.

a.Quan điểm và học thuyết Mác-Lênin và Ăng Ghen qua các tác phẩm.

-Các Mác được xem là một trong những nhà sáng lập ra XHH Các nhà XHH rất coi trọng các tác phẩm của ông như: Hệ tư tưởng Đức,

sự khốn cùng của triết học, tuyên ngôn của Đảng cộng sản…

-Trong các tác phẩm trên có sự đóng góp của Ăng Ghen Các tác phẩm đó có ý nghĩa rất quan trọng về mặt XHH, sau này được xem

là sự ra đời của trường phái XHH Mác-Lênin

-Những phạm trù khoa học mà Mác và Ăng Ghen đưa ra có ảnh hưởng đến lý luận XHH thường được nhấn mạnh là:

+Vấn đề giữa đời sống kinh tế và các định chế xã hội khác nhau, mối quan hệ giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc

+Cơ sở của sự phân hoá xã hội thành các giai cấp là nảy sinh từ các mối quan hệ sản xuất ví nó hàm chứa các xung đột đối kháng

Trang 11

+Mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực của lịch sử, những sự thay đổi của lịch sử thông qua hành động tích cực của con người và khả năng tiêu vong trong nội bộ của xã hội tư bản.

-XHH Mác-Lênin dựa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử, đó là cơ sở của những công trình nghiên cứu XHH về các lĩnh vực khác nhau của các quan hệ xã hội

-Theo Lê Nin, để đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu XHH phải bắt nguồn từ những sự thật chính xác trong đời sống Muốn xét một hiện tượng phải bắt nguồn từ những sự thật riêng biệt có liên quan

-Lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học do Mác-Ăng Ghen sáng lập, Lê-Nin và các nhà khoa học lý luận sau này tiếp tục phát triển thêm ở thế kỷ XX, là cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu XHH

-Hệ thống XHH Mác Lê-Nin mang tính Đảng sâu sắc, nêu lên những quy luật quá độ từ CNTB tiến lên CNXH

Tóm lại:

Lập trường của các nhà XHH Mác xít luôn dựa trên tính Đảng, tính giai cấp để giải thích các hiện tượng xã hội

Trang 12

5.Sự du nhập của XHH vào Việt Nam và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới.

a.Sự du nhập của XHH vào Việt Nam.

-Các nhà XHH Việt Nam nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong đời sống luôn theo quan điểm của XHH Mác Lê-Nin, hướng tới xây

dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ

và văn minh”.

b.Vai trò của XHH trong công cuộc đổi mới.

-Việt Nam cũng như các quốc gia khác đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau đều chứa đựng những biến đổi, những đổi mới cơ bản từ năm 1990 đến nay

+Về kinh tế.

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), nền kinh tế của đất nước tăng trưởng cao về mọi mặt Quan hệ sản xuất được điều chỉnh lại phù hợp Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, cuộc sống của nhân dân nhìn chung được cải thiện đáng kể

+Về chính trị.

Đảng, Nhà nước đã có nhiều chỉnh lý, sửa đổi chính sách, đường lối đúng với định hướng XHCN, nhờ vậy nước ta đã ổn định chính trị,

xã hội

Trang 13

+Về giáo dục-đào tạo.

Cùng với đường lối chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế phát triển, nền giáo dục, đào tạo nước ta chuyển sang một giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử

+Về thông tin đại chúng, văn hoá nghệ thuật.

-Phát triển phong phú về hình thức và nội dung

-Giáo dục truyền thống cách mạng, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực

+Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.

-Có nhiều cố gắng, tiến bộ

-Nhiều trung tâm y tế, phương tiện kỹ thuật hiện đại

+Gia đình.

-Đã có nhiều biến đổi thích ứng với hoàn cảnh và nhu cầu xã hội

-Gia đình hiện đại gia tăng, thay thế gia đình tuyền thống, kinh tế gia đình ngày càng ổn định và phát triển, mức sinh giảm

Trang 14

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC

Câu hỏi thảo luận:

1.Đối tượng nghiên cứu của XHH?

2.Chức năng, nhiệm vụ của XHH là gì?

I.Xã hội học là gì? Đối tượng nghiên cứu của XHH

1.Khái niệm:

Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội trong những điều kiện lịch sử khác nhau

2.Đối tượng của xã hội học.

-Là xã hội loài người, trong đó quan hệ xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người và người.

-Từ việc nghiên cứu con người trong phạm vi nhỏ như gia đình, bè bạn…ta phát hiện được tính quy luật của các hình thái vận động và phát triển của xã hội

-Như vậy, cái khái quát được bao trùm trong các công trình nghiên

cứu của XHH là các hành vi xã hội, con người.

Trang 15

-Vấn đề XHH lưu tâm nghiên cứu thứ hai là vấn đề hệ thống xã hội.

-Mối quan hệ giữa cá nhân trong tương quan xã hội với nhóm, với cộng đồng diễn ra như thế nào.

-Xã hội học phát hiện ra cơ cấu xã hội thể hiện dưới dạng các thiết chế xã hội.

-Do xuất phát từ nhiều xã hội khác nhau nên các tác giả có những nhận xét khái quát khác nhau và thể hiện những quan điểm khác nhau.

-Nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa các cá nhân trong xã hội, từ đó khái quát mối quan hệ giữa các nhóm, các cộng đồng.

-Nhờ vậy sẽ phát hiện được bản sắc đặc thù trong hành vi

xã hội của con người.

-Vậy đối tượng nghiên cứu của XHH chính là hành vi xã hội của con người

Trang 16

II.Chức năng và nhiệm vụ của XHH.

1.Chức năng nhận thức.

-Vũ trang cho mọi người trong xã hội hệ thống tri thức khoa học, tính quy luật về sự phát triển xã hội, vạch ra cơ chế của quá trình phát triển ấy

-Tạo tiền đề nhận thức về những triển vọng nhằm phát triển hơn nữa các mặt của xã hội

-Xác định được nhu cầu phát triển của xã hội của một giai cấp, cộng đồng

-XHH cũng góp phần xây dựng, làm sáng tỏ lý luận nhận thức về xã hội

-Chức năng nhận thức của XHH được thể hiện thông qua chức năng phương pháp luận của nó

Trang 17

3.Chức năng tư tưởng.

-XHH Mác xít trang bị thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao lý tưởng CNXH, bồi dưỡng tinh thần yêu nước.

-Đóng vai trò định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn cho nghiên cứu XHH.

4.Nhiệm vụ của XHH.

-Xây dựng và phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù,

lý thuyết khoa học riêng, đặc thù của khoa học XHH Vì XHH mới đang ở vào giai đoạn phát triển sơ khai.

-Hình thành và phát triển công tác nghiên cứu lý luận để vừa củng cố hệ thống khái niệm, vừa tìm tòi, tích lũy về chất lượng trong lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Trang 18

PHẦN II MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC.

Chương III

CÁC PHẠM TRÙ VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Câu hỏi thảo luận:

1.Hành động xã hội là gì? Phân biệt hành vi, hành động

xã hội, hành động vật lý bản năng? Cho ví dụ minh

hoạ.

2.Cấu trúc của hành động xã hội? Những yếu tố quy định hành động xã hội, phân loại xã hội?

Trang 19

I.Các phạm trù.

1.Hành động xã hội.

a.Hành động xã hội là gì?

-Là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn và vấn

đề xã hội, được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị

Có thể phân chia thành: Hành động kinh tế, hành động chính trị, hành động xã hội…

-Trong hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức dù ở mức độ khác nhau

-Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của mỗi cá nhân Nói cách khác, cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình

-Đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành động xã hội liên quan với nhau, quy định lẫn nhau, thậm chí xung đột nhau.-Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của các cá nhân

Trang 20

-Như vậy hành vi và hành động xã hội được hiểu ở những mức độ khác nhau.

c.Hành động vật lý bản năng và hành động xã hội.

-Hành động vật lý bản năng là những hành động hầu như không có

sự chi phối của ý thức

-Ta thường gọi những hành động đó là những phản xạ tự nhiên Trong khi hành động ta không suy nghĩ (không có đủ thời gian) để đắn đo cân nhắc Chúng không có một động cơ thúc đẩy, chỉ là những phản ứng hết sức máy móc

Trang 21

-Hành động xã hội khác bản năng ở chỗ: Nó có một cơ chế biểu tượng điều chỉnh như hệ thống ngôn ngữ, giá trị v.v… cũng có nghĩa là các hành động xã hội bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân dùng trong các tương tác hàng ngày.

Nói cách khác: Nếu như hành động vật lý bản năng, sinh học được coi là một phản ứng trực tiếp với tác nhân thì hành động xã hội là một phản ứng gián tiếp thông qua các biểu tượng.

-Nhận định chủ quan của cá nhân khi hành động có thể có những mức độ phù hợp khác nhau so với hoàn cảnh thực, ảnh hưởng đến các hành động được đưa ra.

-Nếu như nhận định chủ quan của chúng ta không phù hợp với hoàn cảnh thực thì phương án hành động có khi vô duyên.

Trang 22

2.Cấu trúc của hành động xã hội.

a.Các thành phần của hành động xã hội.

-Hành động xã hội không chỉ có những yếu tố mà chúng ta quan sát được mà bao gồm cả những yếu tố thúc đẩy định hướng mà thường khó thấy nhưng có thể ta ý thức rất rõ, hay nói cách khác là hành động có mục đích Như vậy, cấu trúc của hành động xã hội đầu tiên

là động cơ, mục đích của hành động

-Động cơ sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động, động cơ cũng hướng các hành động xã hội đến việc đạt được những mục đích

Tóm lại, mọi hành động xã hội đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt tạo ra các định hướng nhất định để đạt được mục đích tức là kết quả đã được hình dung trước

-Thành tố tiếp theo trong cấu trúc là chủ thể hành động Chủ thể có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng hay toàn xã hội Để có một hành động cần phải có một chủ thể

Trang 23

-Cá nhân hành động một mình cũng gọi là hành động xã hội, nhưng thường có tính duy ý chí cao, nhận định chủ quan về hoàn cảnh.

-Thành tố: Hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động, đó là những điều kiện về thời gian, không gian, vật chất và tinh thần của hành động.

-Hành động diễn ra lúc nào, địa điểm, bối cảnh xã hội như thế nào, tất cả những gì xung quanh đều có thể ảnh hưởng tới hành động.

-Sự tác động của môi trường, hoàn cảnh rõ đến mức nhiều nhà XHH gọi đó là sự kiềm chế thực tế -Các thành tố trong cấu trúc của hành động xã hội

có mối liên quan hữu cơ với nhau.

Trang 24

Mối quan hệ đó được biểu hiện trên mô hình:

Hoàn cảnh

Trang 25

b.Hành động xã hội và những hậu quả không chủ định.

-Hành động xã hội luôn có những động cơ thúc đẩy và ý thức về kết quả có thể xảy ra Vì vậy hành động xã hội là những hành động có chủ định

-Nhưng việc đặt ra mục đích của hành động cũng phụ thuộc vào nhận định mang tính chủ quan về hoàn cảnh hành động

-Do không phù hợp giữa nhận định chủ quan và thực tế là nguyên nhân gây ra những kết quả hành động không theo ý muốn

-Trong thực tế, mặc dù các hành động xã hội có chủ định nhưng vẫn đem lại nhiều hậu quả không chủ định cho các chủ thể hành động Cũng có lúc kết quả không chủ định trở thành những bất ngờ thú vị.-Để giảm bớt những hậu quả không chủ định, ta cần tăng cường hiểu biết về bản thân và chú ý hơn vào hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động, như vậy mới có thể giảm bớt duy ý chí trong hành động

Trang 26

3.Những yếu tố quy định hành động xã hội

a.Các yếu tố tự nhiên.

-Nhà sinh lý học người Ý cho rằng: Các đặc điểm cơ thể con người sẽ quy định những dạng hành vi nhất định.

Trang 27

b.Quá trình xã hội hoá và cơ cấu xã hội.

-Cơ cấu xã hội thường quy định hành động xã hội Cơ cấu

xã hội là một tập hợp phức tạp các quan hệ xã hội, vị trí xã hội, tương ứng với chúng là các vị thế, vai trò.

-Mỗi cá nhân trong xã hội thường chiếm nhiều vị trí khác nhau., tức có nhiều vai trò xã hội khác nhau.

-Các cá nhân luôn có xu hướng hành động, phù hợp với vị thế và vai trò của họ trong từng mối quan hệ, cơ cấu xã hội

và họ cảm thấy bất an, lúng túng nếu như không xác định được vị thế, vai trò của mình.

-Đó là những biểu hiện của áp lực và sức ép của cơ cấu xã hội đối với hành động xã hội.

Trang 28

c.hành động xã hội là sự trao đổi xã hội.

-Các cá nhân khi thấy hành động hoặc quan điểm của mình khác với

số đông trong nhóm thì họ có xu hướng thay đổi hành động, quan điểm của mình theo số đông và có cảm giác yên tâm rằng họ giống những người khác, như vậy hành động của họ là đúng, là chuẩn Hành động thoả hiệp trong thực tế là khá phổ biến

-Chính thái độ, phản ứng của người khác sẽ quy định hành động của chúng ta

4.phân loại xã hội.

a.Phân loại theo mức độ ý thức của hành động.

V.Pareto nhà XHH người Ý đã chia hành động cá nhân thành hai dạng

*Hành động lôgic.

-Là những hành động hợp lý, có những mục đích được ý thức một cách rõ ràng, các cá nhân hành động luôn hướng đến mục đích đó

Trang 29

*Hành động không lôgíc.

-Là những hành động bản năng, không được ý thức Hành động không lôgíc có cơ cơ sở là một tổ hợp các bản năng, ham muốn, lợi ích thúc đẩy vốn là cố hữu của con người và tạo ra một hằng số tâm

lý, bền vững của bất kỳ một hành động không lôgic nào

-Trong chủ thể hành động, có hành động lôgic và hành động không lôgíc, nhưng theo Pareto hành động không logic là cốt lõi và cơ sở của mọi quá quá trình xã hội

b.Phân loại theo động cơ.

Động cơ có trong ý thức của chủ thể là nguyên nhân của hành động, khi hiểu được động cơ có thể giải thích được hành động đó

c.Phân loại theo định hướng giá trị.

Có các cặp khả năng như sau:

-Toàn thể-bộ phận

Chủ thể trong hành động luôn luôn tuân thủ theo những quy tắc

Trang 30

-Cảm xúc-trung lập:

Hành động dạng này có thể được định hướng đến việc thoả mản các nhu cầu trực tiếp, cấp bách với nhu cầu xa vời, quan trọng.

-Định hướng cá nhân-định hướng nhóm:

Hành động này thể hiện khả năng các chủ thể hành động vì lợi ích của bản thân cá nhân hay có tính đến lợi ích của nhóm.

5.Tương tác xã hội.

a.Khái niệm.

Tương tác xã hội là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất là hai chủ thể hành động Trong quá trình này, sự tác động qua lại sẽ được thực hiện, đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác.

Trang 31

b.Tương tác biểu trưng.

Lý thuyết tương tác biểu trưng là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lý giải chúng

Chúng ta luôn tìm những ý nghĩa được gán cho mỗi hành động, cử chỉ đó, tức là các biểu tượng Chỉ khi ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, những hành động của họ

Tất cả những vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh chúng

ta có thể được con người gán cho những ý nghĩa và trở thành các biểu tượng trong giao tiếp

Trong cuộc sống, thường mỗi biểu hiện được con người gán cho một

ý nghĩa: Gật đầu là đồng tình; lắc đầu là phản đối

Lý thuyết tương tác biểu trưng cũng không bỏ qua hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhất trong quá trình tương tác giữa các cá

Trang 32

c.Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội.

Các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự.

Những người trao nhiều cho người khác có xu hướng để nhận lại nhiều lần, những người nhận nhiều từ người khác

sẽ cảm thấy có sự tác động, áp lực từ phía họ Vì vậy dân

gian ta có câu: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”.

6.Quan hệ xã hội.

a.Khái niệm.

Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động, các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, lặp lại.

Trang 33

b.Chủ thể quan hệ xã hội.

Xét ở cấp độ vĩ mô: Chủ thể quan hệ xã hội là các nhóm, các tập đoàn hay toàn bộ xã hội, thường chiếm giữ vị trí khác nhau trong xã hội, nên có nhiều quyền lực, cơ hội thu nhập hoặc lối sống khác nhau, đó là tiền tố tạo ra các tương tác xã hội giữa các nhóm, từ đó hình thành những quan hệ giữa chúng, thể hiện cơ bản ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Xét ở cấp độ vi mô: Quan hệ xã hội đồng nhất với quan hệ cá nhân

Trang 34

d.Quan hệ thứ cấp

Là quan hệ giữa con người trong xã hội công nghiệp, đô thị hiện đại.

Ngoài ra còn các loại quan hệ:

+Quan hệ xã hội theo chiều ngang: Là quan hệ giữa những

cá nhân, những nhóm có những vị thế ngang bằng nhau.

+Quan hệ xã hội theo chiều dọc: Là quan hệ giữa những cá nhân, nhóm xã hội chiếm giữ những vị thế cao thấp khác nhau trong xã hội như quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa trung ương và địa phương.

-Quan hệ xã hội còn có thể được phân loại theo chủ thể Theo cách này, ta có quan hệ xã hội giữa các tập đoàn lớn, giữa các nhóm xã hội nhỏ, giữa các lĩnh vực của đời sống

xã hội, hay giữa các cá nhân

Trang 35

7.Cá nhân và xã hội.

a.Con người và quan hệ xã hội.

Bản chất xã hội của con người, trước hết được thể hiện trong mối quan hệ hữu cơ với đồng loại, cộng đồng

Môi trường sống, xã hội, những giá trị xã hội về sinh hoạt, lối sống, lập trường công dân, thế giới quan, tri thức khoa học đều là những điều kiện khách quan tất yếu tạo nên con người, nhân cách

Tồn tai trong xã hội, con người không tách rời khỏi các cộng đồng người của nó

Quá trình con người trở thành con người đúng nghĩa của nó là quá trình nhân đạo hoá, nhân văn hoá con người của các quan hệ cộng đồng, trong đó chính con người là chủ thể

Con người vừa là thành viên, phân tử, vừa là chủ thể của một cộng đồng, giai cấp, dân tộc, quốc gia, nhân loại

Như vậy, nhân cách, bản chất hiện thực của con người là: “Tổng hoà

các quan hệ xã hội”-Mác Nghĩa là các giá trị xã hội được chuyển

Ngày đăng: 15/03/2013, 08:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC - Nhập môn Xã hội học
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC (Trang 1)
+Hình thái kinh tế xã hội bị suy sụp. - Nhập môn Xã hội học
Hình th ái kinh tế xã hội bị suy sụp (Trang 2)
-Các hình thức tổ chức xã hội phong kiến bị lung lay, biến đổi như: +Tổ chức tôn giáo mất dần vai trò, uy lực, quyền lực - Nhập môn Xã hội học
c hình thức tổ chức xã hội phong kiến bị lung lay, biến đổi như: +Tổ chức tôn giáo mất dần vai trò, uy lực, quyền lực (Trang 3)
-Sau 100 năm hình thành, CNTB đã tạo nên một khối lượng sản phẩm, của cải vật chất khổng lồ tương đương với những gì con người  đã tạo ra từ khi con người xuất hiện cho đến khi CNTB phát triển. - Nhập môn Xã hội học
au 100 năm hình thành, CNTB đã tạo nên một khối lượng sản phẩm, của cải vật chất khổng lồ tương đương với những gì con người đã tạo ra từ khi con người xuất hiện cho đến khi CNTB phát triển (Trang 7)
-Phát triển phong phú về hình thức và nội dung. - Nhập môn Xã hội học
h át triển phong phú về hình thức và nội dung (Trang 13)
Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội trong những điều  kiện lịch sử khác nhau. - Nhập môn Xã hội học
h ội học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội trong những điều kiện lịch sử khác nhau (Trang 14)
-Hình thành và phát triển công tác nghiên cứu lý luận để vừa  củng  cố  hệ  thống  khái  niệm,  vừa  tìm  tòi,  tích  lũy  về  chất lượng trong lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Nhập môn Xã hội học
Hình th ành và phát triển công tác nghiên cứu lý luận để vừa củng cố hệ thống khái niệm, vừa tìm tòi, tích lũy về chất lượng trong lý luận và phương pháp nghiên cứu (Trang 17)
-Là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn và vấn đề xã hội, được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng  phái chính trị - Nhập môn Xã hội học
m ột hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn và vấn đề xã hội, được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị (Trang 19)
Mối quan hệ đó được biểu hiện trên mô hình: - Nhập môn Xã hội học
i quan hệ đó được biểu hiện trên mô hình: (Trang 24)
Người có thân hình tròn, mềm mại, thường là những người thích giao du, dễ gần, vô tư và đam mê lạc thú. - Nhập môn Xã hội học
g ười có thân hình tròn, mềm mại, thường là những người thích giao du, dễ gần, vô tư và đam mê lạc thú (Trang 26)
Tương tác xã hội là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội  của  ít  nhất  là  hai  chủ  thể  hành  động - Nhập môn Xã hội học
ng tác xã hội là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất là hai chủ thể hành động (Trang 30)
Hành động dạng này có thể được định hướng đến việc thoả mản  các  nhu  cầu  trực  tiếp,  cấp  bách  với  nhu  cầu  xa  vời,  - Nhập môn Xã hội học
nh động dạng này có thể được định hướng đến việc thoả mản các nhu cầu trực tiếp, cấp bách với nhu cầu xa vời, (Trang 30)
Tất cả những vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh chúng ta có thể được con người gán cho những ý nghĩa và trở thành các biểu  tượng trong giao tiếp - Nhập môn Xã hội học
t cả những vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh chúng ta có thể được con người gán cho những ý nghĩa và trở thành các biểu tượng trong giao tiếp (Trang 31)
-Các hình thức quyền lực xã hội: - Nhập môn Xã hội học
c hình thức quyền lực xã hội: (Trang 40)
-Là tính ổn định và bền vững tương đối, thiết chế xã hội được hình thành trên cơ sở hệ thống giá trị, chuẩn mực chung, phổ biến của xã  hội, nó hình thành và tồn tại bền vững, thay đổi chậm chạp so với sự  thay đổi của các điều kiện vật chất xã hội. - Nhập môn Xã hội học
t ính ổn định và bền vững tương đối, thiết chế xã hội được hình thành trên cơ sở hệ thống giá trị, chuẩn mực chung, phổ biến của xã hội, nó hình thành và tồn tại bền vững, thay đổi chậm chạp so với sự thay đổi của các điều kiện vật chất xã hội (Trang 43)
Nhà trường hình thành cho trẻ các tri thức khoa học, kỹ thuật,  có  tầm  quan  trọng  trong  việc  hình  thành  nhân  cách  con  người - Nhập môn Xã hội học
h à trường hình thành cho trẻ các tri thức khoa học, kỹ thuật, có tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người (Trang 47)
-Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội - Nhập môn Xã hội học
c ấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội (Trang 49)
+Hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn. - Nhập môn Xã hội học
Hình th ành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn (Trang 56)
Trong lịch sử phát triển các hình thái kinh tế, xã hội, xã hội nông thôn đã từng xuất hiện các giai cấp sau: - Nhập môn Xã hội học
rong lịch sử phát triển các hình thái kinh tế, xã hội, xã hội nông thôn đã từng xuất hiện các giai cấp sau: (Trang 58)
-Thực hiện các chức năng khuôn mẫu nhằm hình thành và củng cố ý thức, hành vi ứng xử và lối sống của các thành  viên, đôi khi có sức mạnh vượt ra khỏi sự kiểm soát của xã  hội (phép vua thua lệ làng). - Nhập môn Xã hội học
h ực hiện các chức năng khuôn mẫu nhằm hình thành và củng cố ý thức, hành vi ứng xử và lối sống của các thành viên, đôi khi có sức mạnh vượt ra khỏi sự kiểm soát của xã hội (phép vua thua lệ làng) (Trang 63)
-Văn hoá mới: Là sự hình thành những niềm tin, giá trị văn hoá, tư duy mới, thích hợp với thời đại. - Nhập môn Xã hội học
n hoá mới: Là sự hình thành những niềm tin, giá trị văn hoá, tư duy mới, thích hợp với thời đại (Trang 68)
+Tính hiện đại: Là những khuôn mẫu, những hình thức của tổ chức xã hội có liên quan đến vấn đề công nghiệp hoá. - Nhập môn Xã hội học
nh hiện đại: Là những khuôn mẫu, những hình thức của tổ chức xã hội có liên quan đến vấn đề công nghiệp hoá (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w