Lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xã hộitrong các tác phẩm: “ Tình cảnh các giai cấp lao động ở Anh” (1845), “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” (), “ Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875),“ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà nước“ (1884)
Trang 1TRANG MỤC LỤC
Mở đầu………1
Chương 1 : Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và
cơ sở lý luận, phương pháp luận của nó
1.1.Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và nội dung
2.1 Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủnghĩa
2.2 Nội dung học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác
phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”
2.3 Nội dung học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác
phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”
2.4 Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm “ Phê
phán cương lĩnh Gôta”
2.5 Nội dung học thuyết hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm “ nguồn
gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhànước”
Chương 3 : Ýnghĩa của việc nghiên cứu lý luận học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong các tác phẩm kinh điển và sự vận
dụng của học thuyết đó ở nước ta hiện nay
3.1.Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xãhội Cộng sản Chủ nghĩa
3.2 Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là kết quả tất yếu của sự pháttriển học thuyết Mác – Lênin về triết học và kinh tế chính trị học, cơ
sở cho việc luận chứng về kinh tế xã hội của quá trình nảy sinh, hìnhthành và phát triển của Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản , luậngiải sứ mệnh lịch sử cuả giai cấp công nhân – người sáng tạo xã hộimới Đồng thời , thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động là cơ sở để kiểm nghiệm, tiếp tục phát triển triếthọc, kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học Sự hoànchỉnh cân đối thống nhất gắn bó chặt chẽ của học thuyết thể hiện tínhkhoa học và cách mạng, lý luận gắn với thực tiễn của học thuyết Mác– Lênin Chủ nghĩa xã hội “ là phương tiện giải phóng giai cấp vô sản,
và việc giải phóng giai cấp vô sản là mục đích của nó” Chủ nghĩa xãhội khoa học là lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa làmột trong những nội dung cơ bản và quan trọng của chủ nghĩa xã hộikhoa học Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của xã hội , C.Mác– P.Ăngghen đã luận giải , chứng minh xã hội loài người trải quanhiều hình thái kinh tế xã hội ( lúc đó các ông gọi là “trạng thái xãhội” khác nhau) Và hình thái kinh tế - xã hội Tư bản Chủ nghĩa tấtyếu sẽ bị thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội khác tiến bộ hơn,
đó chính là hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
Giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất có khả năng thực hiện
sứ mệnh lịch sử này, đưa nhân loại tiến đến một xã hội mới – xã hộiCng sản Chủ nghĩa Và mỗi nước khi áp dụng học thuyết này củaC.Mác và P.Ăngghen thì phải tự thực hiện, tìm tòi thử nghiệm …đểgiải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tổng kết bổ sung vào lýluận này để cho nó ngày càng phong phú
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã chỉđường cho sự phát triển của nhân loại Nhiều nước đã và đang vậndụng học thuyết này vào công cuộc xây dựng đất nước Việt nam làmột trong những nước thu được bước đầu thành công trong việc vậndụng học thuyết này dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sảnChủ nghĩa là một việc hết sức cấp bách và cần thiết trong công cuộcxây dựng nước ta hiện nay Là một sinh viên đang theo học hệ cử nhânchuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học thì việc nghiên cứu họcthuyết hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là phù hợp vớingành học và cần thiết cho việc bổ sung , củng cố thêm kiến thức của
Trang 3mình Chính vì thế, tác giả chọn đề tài lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xã hộitrong các tác phẩm: “ Tình cảnh các giai cấp lao động ở Anh” (1845), “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” (), “ Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875),“ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà nước“ (1884) làm đề tài nghiên cứu để kết thúc học phần môn : “ Tác phẩm của C.Mác và P.Ăngghen về Chủ nghĩa xã hội khoa học”
2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa làmột hệ thống lý luận của Chủ nghĩa xã hội về sự ra đời và phát triển củahình thái kinh tế xã hội Đây là một quan điểm quan trọng trong lý luậnChủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và P.Ăngghen
Nội dung của nó gồm nhiều vấn đề được trình bày trong nhiềutác phẩm và các công trình lý luận Mỗi tác phẩm thường chỉ đi sâu vàomột hoặc một số vấn đề thuộc về nội dung của học thuyết Xuất phát từyêu cầu của đề tài tiểu luận học phần và thời gian cho phép, trình độ nănglực bản thân còn hạn chế nên tiểu luận chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung lýluận chủ yếu ở những tác phẩm :
1 “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” ( P.Ăngghen -1845 ) :Tác phẩm được ra đời xuất phát từ những quan sát nghiêm túcđối với hiện trạng kinh tế xã hội và chính trị xã hội nước Anh
2 “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” ( C.Mác 1851) : Tác phẩm ra đời từ sự kiện những phần tử theo tổngthống Lui Bônapac đã lam cuộc đảo chính Cho thấy rõ bảnchất xấu xa và phản động của Lui Bônapac
-3 “ Phê phán cương lĩnh Gôta” (C.Mác – 1875) : Tác phẩmđược viết như một sự phê phán đối với bản Dự thảo Cươnglĩnh đã được chuẩn bị nhằm tiến tới Đại hội sát nhập nhữngngười dân chủ - xã hội tại thành phố Gôta, thuộc miền Đôngnước Đức
4 “ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà nước
“ ( P.Ăngghen – 1884) : Tác phẩm là sự tưởng nhớ củaĂngghen đối với Mác Đồng thời làm rõ những quan điểmduy vật lịch sử của Moocgan và các nhà khoa học
3 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đượcnhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đã có nhiều công trình khoa học, tàiliệu như : Học thuyết kinh tế Cộng sản Chủ nghĩa - Khoa CNHXKHtrường Học viện Báo chí và tuyên truyền, giáo trình CNXHKH Tư
Trang 4tưởng về Chủ nghĩa cộng sản, về định hướng Xã hội chủ nghĩa trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản “ – PGS.TS Vũ Văn Phúc, Báo thông tinchủ nghĩa xã hội – lý luận và thực tiễn- Học viện Chính Trị Quốc gia
Hồ Chí Minh- Viện CNXHKH
Trong các tài liệu này tập trung nghiên cứu học thuyết hình thái kinh
tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở điều kiện ra đời và đi sâu vào nghiêncứu giai đoạn Chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế -
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa , và thời kỳ quá độ Các tài liệu này gópphần quan trọng cho việc giảng dạy bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoahọc Nhưng do yêu cầu của việc nghiên cứu nên tác giả không có điềukiện đi sâu nghiên cứu từng tác phẩm Tiểu luận này của tôi nhằm đisâu vào nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa của C.Mác và P.Ăngghen trong một số tác phẩm đã học và ýnghĩa của nó trong vận dụng ở nước ta hiện nay
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận này là làm rõ thêm lýluận về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng như là ýnghĩa của nó đối với lịch sử xã hội trong bốn tác phẩm cụ thể
Để có thể đạt được mục tiêu ấy tác giả xác định cần phải hoànthành những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
+Tìm hiểu bối cảnh lịch sử, lý do viết tác phẩm
+ Tiến hành đọc và lược thuật trong tác phẩm
+ Phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản về họcthuyết hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa rồi liên kết các nộidung đó với nhau
+ Làm rõ tầm quan trọng của vấn đề hình thái kinh tế xãhội cộng sản chủ nghĩa trong hệ thống lý luận CNHXKH
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vậtbiện chứng
Phương pháp nghiên cứu:
+ phương pháp chung : logic lịch sử, quy nạp, diễn dịch,phân tích tổng hợp…
+ phương pháp cụ thể : đọc - thu thập- phân loại – xử lýthông tin, lược thuật, tổng thuật, nghiên cứu tài liệu…
6 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo Tiểuluận có kết cấu gồm 3 chương 8 tiết
Trang 5CHƯƠNG 1 : HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN , PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ.
1.1 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là hệthống tri thức bao gồm những tư tưởng, quan điểm về hình thái kinh tế
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác –Lênin khái quát và phản ánh thành những phạm trù, quy luật TrướcC.Mác và Ăngghen cũng có nhiều người đưa ra những quan điểm về
xã hội tương lai như : Owen ( Anh ), Xanhximong, Phurie ( Pháp ) …các ông cũng chỉ ra xã hội mới phải làm như thế nào để đem lại lợi íchcho đa số, phải xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ sở hữu phải được tổ chứcnhư thế nào có lợi cho toàn xã hội Đặc biệt Phurie còn chia lịch sửloài người thành bốn giai đoạn, đó là mông muội, dã man, gia trưởng
và văn minh Đây là bước đầu của học thuyết hình thái kinh tế - xãhội Ông chỉ ra trong xã hội cần tiến hành sản xuất tập thể trong hiệphội, tự do phân phối được thực hiện một cách công bằng Đến Ôwen ,ông chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu.Ôwen cho rằng dưới chế độ công hữu lao động được tổ chức trên cơ
sở lao động tập thể, mọi người được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ Những quan điểm trên có điểm tiến bộ so với quan điểm lúc bấygiờ, tuy nhiên các ông không đưa ra đường lối , phương pháp để tiếntới xã hội tương lai đó, còn nhiều hạn chế trong nhiều phương diện.Chủ nghĩa xã hội mà các ông quan niệm vẫn còn chế độ tư hữu , mangnặng tính không tưởng và sắc thái tôn giáo Để xây dựng chế độ xã hộimới các ông chủ trương dùng biện pháp hòa bình, tuyên truyền khích
lệ Chỉ đến Mác – Ăngghen thì những quan niệm về xã hội tương laimới thực sụ trở thành học thuyết và dựa trên những quy luật kháchquan , phạm trù và những phương pháp luận mang tính khoa học Việcsáng lập ra học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và học thuyết hình tháikinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một bước tiến vĩ đại của nhânloại
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa làmột trong những nội dung cơ bản quan trọng của Chủ nghĩa Xã hộikhoa học Nó chỉ ra quy luật tất yếu phải tiến tới hình thái kinh tế - xãhội Cộng sản Chủ nghĩa của loài người Học thuyết bao gồm các nộidung chủ yếu là nguồn gốc xuất hiện , các điều kiện ra đời ,các giai
Trang 6đoan phát triển và các đặc trưng của xã hội Cộng Sản chủ nghĩa ởtrong từng giai đoạn phát triển.
Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng , duy vật lịch
sử mà C.Mác và Ăngghen đã nghiên cứu và phát hiện ra sự ra đời kinh
tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một tất yếu Theo C.Mác vấn đề cơbản, sâu xa có tính chất quyết định về qua trình vận động phát triểncủa lịch sử xã hội loài người là cuộc đấu tranh không ngừng giữa lựclượng sản xuất với quan hệ sản xuất để giải quyết mâu thuẫn thườngxuyên giữa chúng Thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến thay đổichế độ xã hội, thay đổi hình thái kinh tế - xã hội Và sự ra đời của hìnhthái kinh tế xã hội mới bao giờ cũng bắt nguồn từ những yếu tố ítnhiều đã nảy sinh trong lòng hình thái kinh tế xã hội hiện đang tồn tạithai nghén nó Các nhà kinh điển Mác – Lênin cho rằng : Sự tất yếu rađời của hình thái kinh tế - xã hội Chủ nghĩa Cộng sản ở ngay trong xuhướng vận động phát triển của mâu thuẫn cơ bản chủ nghĩa tư bản, đó
là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngàycàng cao với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sảnxuất
Theo quan điểm của các ông, nguồn gốc ra đời của hình tháikinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, chính là do từ sự phát triển củađiều kiện kinh tế xã hội dưới Tư bản Chủ nghĩa Sự phát triển củacông nghiệp làm tư bản chủ nghĩa từ thế kỷ XVIII tạo ra lực lượng sảnxuất mang tính xã hội hóa cao Tính chất xã hội hóa lực lượng sảnxuất Chủ nghĩa Tư bản không còn trong giới hạn từng quốc gia, do đólực lượng sản xuất mâu thuẫn gay gắt với với quan hệ sản xuất Tư bảnChủ nghĩa Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về mặt chính trị giữa hai giai cấp
cơ bản trong xã hội lúc đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Nhưvậy, sự ra đời của Cộng sản Chủ nghĩa là điều kiện tất yếu không thểtránh khỏi có điều kiện kinh tế chính trị chín muồi và giai cấp côngnhân là lực lượng phải biết nắm lấy cơ hội đó để thúc đẩy sự ra đờicủa xã hội mới, lật đổ chế độ tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân Tư bảnChủ nghĩa
Gắn liền với nguồn gốc xuất hiện và điều kiện ra đời , quá trìnhphát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa tất yếucũng là quá trình phải trải qua các giai đoạn phát triển đi dần từ thấpđến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, mỗi giai đoan trong đó lại
có thể có nhiều thời kỳ, với những nội dung và bước đi cụ thể Hìnhthái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời trước hết phải trải quathời kỳ cải biến cách mạng, thời kỳ quá độ chính trị Hình thái hinh tế
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn : giai đoạn xãhội Xã hội Chủ nghĩa – là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hộiCộng sản Chủ nghĩa – một giai đoạn vừa thoát thai trong lòng xã hội
Tư bản Chủ nghĩa, và giai đoạn cao là xã hội Cộng sản Chủ nghĩa Về
Trang 7bản chất chủ nghĩa xã hội là đồng nhất , sự khác biệt chủ yếu là ở trình
độ chín muồi của những điều kiện kinh tế - xã hội, cùng với nó lànhững điều kiện về chính trị văn hóa, xã hội Ở giai đoạn thấp thựchiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đến giai đoạn cao thực hiệnnguyên tắc phân phối theo nhu cầu Trong bốn tác phẩm “ Tình cảnhgiai cấp lao động Anh”, “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”,
“ Phê phán cương lĩnh Gôta”, “Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tưnhân và của nhà nước”, C.Mác và P.Ăngghen đã thể hiện những nộidung cơ bản của học thuyết
1.2 Cơ sở lý luận và phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa rađời chính là để đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn và nhận thứcđương thời, nhằm chỉ ra quá trình phát sinh và phát triển có quy luật của
xã hội loài người trong toàn vẹn tất yếu phải dẫn đến hình thái – xã hộiCộng sản Chủ nghĩa Điều đó đòi hỏi phải có một hệ thống lý luận khoahọc về những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội loài người( bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tinh thần ), chỉ dựa trên những tri thứcchung của khoa học này mới có thể nhận thức được những liên hệ cănbản , phổ biến chi phối quá trình lịch sử nói chung
Hình thức nhân thức đó là phép biện chứng duy vật do C.Mác – Ăngghensáng tạo ra Đặc điểm nổi bật của phép biện chứng duy vật ấy là nó nhậnthức thế giới về bản chất, quy luật hay nói khác đi về mặt lôgic là nhậnthức dưới hệ thống khái niệm, phạm trù quy luật chung của nó Chủ nghĩaduy vật khoa học của Mác chính là ở chỗ nó giải quyết một cách duy vậtkhoa học vấn đề cơ bản của triết học , tức là nó đã đem lại một quan niệmmới về vật chất dưới hình thức nhận thức khoa học trừu tượng nhất , đó lànhận thức phạm trù Nhận thức này phản ánh được những thuộc tính cănbản phổ biến của vật chất – thuộc tính tồn tại khách quan, không lệ thuộcvào cảm giác và có thể đem lại cảm giác cho con người Phép biện chứngduy vật là một bộ phận hợp thành của triết học Mác – Lênin và là khoahọc nghiên cứu những quy luật vận động ,phát triển chung nhất của chủnghĩa duy vật lịch sử Phép biện chứng duy vật của Mác được hình thànhphát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ lịch sử của quan niệmduy vật lịch sử Đặc điểm của sự hình thành duy vật lịch sử nói chung vàhọc thuyết hình thái kinh tế xã hội nói riêng là ở sự xuất hiện của chúng
Trang 8với tư cách là những hệ thống lý luận triết học khoa học Trong đó nhữngkhái niệm, nguyên lý quy luật chung về lịch sư được nêu lên trong mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Đó là kết quả của sự vận động tư duy lý luận
đi từ trừu tượng đến cụ thể , là cái cụ thể trong tư duy lý luận, là hình ảnh
lý luận triết học về lịch sử và vì thế nó cũng thể hiện một cách tóm tắtquá trình vận động ấy của tư duy Trong hệ thống lý luận này , nhữngkhái niệm quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự phản ánh nhữngmặt, những mối liên hệ tất yếu của lịch sư hiện thực trong sự phát triểntoàn vẹn Chủ nghĩa duy tâm biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửtrong đó có học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đãhình thành và đang ngày càng phát triển
Cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác – Ăngghen đã đi sâu vàonghiên cứu sự vận động của chủ nghĩa tư bản, làm rõ một trong nhữngbản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lộtgiá trị thặng dư Với học thuyết giá trị thặng dư Mác và Ăngghen đã luậnchứng một cách khoa học nguồn gốc kinh tế, sự diệt vong của Chủ nghĩa
Tư bản và sự ra đời của Cộng sản Chủ nghĩa
Như vậy với cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học đó, họcthuyết hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời là một tất yếu,
có ý nghĩ to lớn đối với sự phát triển cả về hệ thống lý luận và thực tiễnphát triển lịch sử xã hội loài người Trong tiểu luận này tác giả chủ yếutìm hiểu và phân tích bốn tác phẩm : “ Tình cảnh giai cấp công nhânAnh”, “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”, “ Phê phán cươnglĩnh Gôta”, “ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhànước” để làm rõ nội dung về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộngsản Chủ nghĩa
CHƯƠNG II : HỌC THUYẾT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA TRONG CÁC TÁC PHẨM “ TÌNH CẢNH GIAI CẤP CÔNG NHÂN ANH”, “ NGÀY 18 THÁNG SƯƠNG MÙ CỦA LUI BÔNAPAC”, “PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA”, “ NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH CỦA SỞ HỮU TƯ NHÂN VÀ CỦA NHÀ NƯỚC”.
2.1.Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa 2.1.1 Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội.
Từ học thuyết Mác về hình thái kinh - tế xã hội có thể thấy hìnhthái kinh tế - xã hội là một hệ thống những yếu tố và những mốiliên hệ xã hội phức tạp Tuy nhiên, đây không phải là những yếu tố
và liên hệ bất kỳ , mà là những yếu tố và những mối liên hệ đượchình thành một cách tất yếu, lặp đi lặp lại trong những xã hội cụ
Trang 9thể Hệ thống này có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhaunhư : Hệ thống với ba yếu tố và liên hệ cơ bản là lực lượng sảnxuất ở một trình độ nhất định, kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với
nó, kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đó ;
Hệ thống những quan hệ xã hội với các loại quan hệ chính là quan
hệ vật chất và quan hệ tinh thần, quan hệ sản xuất và các quan hệ
xã hội khác nhau ; Hệ thống hoạt động xã hội như hoạt động sảnxuất,sản xuất vật chất, hoạt động tinh thần, hoạt động xã hội ; hệthống kinh tế xã hội … Trong chỉnh thể của nó,hệ thống này chính
là chế độ xã hội của các xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử.Những mối liên hệ trên quy định tất yếu và tính chung của chế độ
xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định Vậy có thể xác định
nội dung khái niệm hình thái kinh tế xã hội như sau : Hình
thái-kinh tế - xã hội là chế độ xã hội với những yếu tố và những mối liên hệ chung tất yếu, đặc trưng cho các xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử nhân loại nói chung Hay hình thái kinh tế - xã hội là chế độ xã hội mang tính chất chung tất yếu, đặc trưng cho những xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử nói chung
Thực tế ta có thể thấy ví dụ như : chế độ phong kiến tronglòng các nước,các xã hội phong kiến cụ thể ; chế độ tư sản trongcác nước, các xã hội tư sản cụ thể
2.1.2 Khái niệm hình thái kinh tế -xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là xã hội có quan
Trong các tác phẩm của đề tài mà tác giả tìm hiểu chưa có tácphẩm nào định nghĩa rõ ràng hay là nêu lên khái niệm hoàn thiện về hìnhthái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa Tuy nhiên trong quá trình tìmhiểu các tác phẩm chúng ta sẽ thấy rõ được những yếu tố tạo nên nộidung chính của lý luận về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sảnChủ nghĩa Bên cạnh đó là sự phát triển của các lý luận về hình thái kinh
tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong lần lượt các tác phẩm Tác phẩm rađời sau có sự tiếp nhận những cơ sở lý luận của tác phẩm trước để hoànthiện nội dung học thuyết
Trang 10Vào những năm giữa thế kỷ XIX tình hình nước Anh và Châu Âu
có nhiều biến đổi mạnh mẽ
Về kinh tế là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tácđộng của công nghiệp lớn và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa Ngành công nghiệp chế biến vải sợi nước Anh cũng cho tathấy rõ một phần những tác động, những hệ quả kinh tế - xã hội mà sựphát triển đó mang lại Nếu như những năm cuối thế kỷ XVIII, mỗi nămngành công nghiệp này chỉ nhập khẩu 5 triệu pao bông sơ chế, thì đếnnhững năm 40 của thế kỷ XIX, con số này là khoảng 600 triệu, gấp tươngđương khoảng 120 lần Kết cục là những trung tâm thành phố côngnghiệp lần lượt xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như : Luân Đôn,Manchestơ, Bolton…Sự phát triển ấy đã làm xuất hiện một phương thứcsản xuất mới, một phương thức kinh doanh và trao đổi mới Các nghànhtài chính, ngân hàng, dịch vụ, thị trường cổ phiếu ra đời và phát triển.Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa ra đời và dần xác lập địa vịthống trị của nó, phủ định và thay thế hoàn toàn phương thức sản xuấtPhong kiến
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của côngnghiệp đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu xã hội giai cấp củanước Anh và Châu Âu Dân cư đua nhau đổ dồn về các trung tâm vàthành phố công nghiệp Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh của những người
vô sản, của tập đoàn lao động mới trong công nghiệp lớn chống lại giaicấp hữu sản mới đã diễn ra với quy mô ngày càng lớn, có tính chất ngàycàng quyết liệt
Những trung tâm công nghiệp mọc lên, sự thay đổi phương thức sảnxuất, sự biến đổi trong các quan hệ giai cấp xã hội… tất cả tạo nên một sựbiến động mạnh mẽ, phức tạp đòi hỏi có những khảo sát, nghiên cứunghiêm túc để tìm ra đằng sau, bên trong sự đa dạng phức tạp ấy nguyênnhân cơ bản, sâu xa của những biến đổi đang diễn ra mà những lý luậnnhận thức lúc đó đã không thể lý giải nổi
Ph.Ăngghen mới đầu có ý định viết một cuốn sách về lịch sử xã hộiAnh với mục đích kế thừa các quan niệm lịch sử, tiếp nối các công trình
đã có để đưa ra những nhận định về sự phát triển của xã hội Anh lúc đó.Tuy nhiên trong quá trình quan sát và thu thập tài liệu về các khu côngnghiệp, về tình cảnh những người lao động công nghiệp từ 1842 đến 1844Ăngghen đã quyết định chuyển sang nghiên cứu tình cảnh của giai cấplao động ở Anh Khi trở về Đức, Ăngghen đã bắt tay vào viết tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”
2.2.2 Nội dung về học thuyết hình thái kinh tế- xã hội trong tác phẩm
“ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
Trang 11Trong cả tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ăngghen
đã đi sâu vào nghiên cứu hoàn cảnh ra đời,cũng như là cuộc sống của giaicấp công nhân trong chế độ Tư bản Chủ nghĩa Những mâu thuẫn khôngthể tránh khỏi và các phong trào của giai cấp công nhân xảy ra là điều tấtyếu, không thể tránh khỏi, bởi “ ớ đâu có áp bức ớ đó có đấu tranh” Bởigiai cấp công nhân sẽ là giai cấp đóng vai trò chính trong công cuộc xâydựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa Tác phẩm là sự luậngiải cho sự ra đời , tồn tại và phát triển của giai cấp công nhân Anh nóiriêng và của giai cấp công nhân trên toàn thế giới nói chung – nhữngngười có sứ mệnh lịch sử biến học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộngsản Chủ nghĩa thành thực tiễn
Giữa thế kỷ XIX nước Anh đã có đầy đủ các điều kiện cho sự ra đờicủa hình thái kinh tế Tư bản Chủ nghĩa, thay thế hoàn toàn chế độ phongkiến Hàng loạt máy móc được chế tạo ra phục vụ cho sản xuất, các thànhthị và khu công nghiệp ra đời, đại công nghiệp phát triển mạnh mẽ.Tương tự như vậy, Cộng sản Chủ nghĩa muốn thay thế hoàn toàn Tư bảnchủ nghĩa thì cần phải có một cơ sở kinh tế, kĩ thuật tiên tiến hơn so vớichủ nghĩa Tư bản Giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệptrong xã hội Tư bản, nền đại công nghiệp trực tiếp sản sinh ra giai cấpcông nhân Đã là xã hội tử bản thì sẽ có sự bóc lột giá trị thặng dư Vì vậymâu thuẫn giữa nhà tư bản và người lam thuê hay nói cách khác thì mâuthuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là không thể tránh khỏi Do
bị bóc lội thậm tệ cho nên cho nên công nhân sẽ có đấu tranh, họ dần cónhân thức phải có một chế độ mới mà ở đó lợi ích của công nhân sẽ đượcđảm bảo, đó chính là chế độ Cộng sản Chủ nghĩa
Để luận giải cho học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủnghĩa , trong tác phẩm này Ăngghen đã phân tích và làm rõ cơ sở, điềukiện cần cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đóchính là phong trào công nhân Biểu hiện ở đây là những hành vi nổi dậyquá khích đến những cuộc nổi dậy có tính chất mang bản chất xã hội nhưphong trào hiến chương, mang xu hướng tách khỏi tư tưởng cấp tiến tư
sản, mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa “ Phong trào hiến chương
không tránh khỏi không tiến gần đến Chủ nghĩa Xã hội” (5,244).
Tác phẩm này Ăngghen đã chỉ rõ rằng những người Xã hội Chủnghĩa Anh đòi thực hiện dần dần chế độ công hữu tài sản trong những
“Khu dinh nghiệp” Trong những hạn chế của giai đoạn lịch sử đó chonên giai cấp công nhân Anh chưa thể mường tượng ra hình thái kinh tế -
xã hội mà họ cần xây dựng để thực hiện quyên công bằng của mình lànhư thế nào , bằng con đường nào, khi đó họ chưa có lý luận của giai cấpmình Nhưng họ đã nhận thức được nhũng yêu cầu thực tiễn của mình
như là “ Được hưởng quyền lợi giáo dục như nhau, đòi giảm nhẹ những
thể lệ hôn nhân , đòi thiết lập một chính phủ hợp lý bảo đảm quyề tự do
Trang 12ngôn luận hoàn toàn, thay các hình phạt bằng sự đối xử một cách hợp lý với các phạm nhân” ( 5, 245).
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm này còn thấy rõkhi giai cấp công nhân muốn đưa ngay dân tộc vào tình trạng Cộng sảnChủ nghĩa Có thể coi đây là là một quan điểm về học thuyết hình tháikinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, nó đã cho ta thấy ngay từ khi chế độphong kiến đang dần bị tiêu tan hoàn toàn, thay thế nó là sự xác lập,chiếm lĩnh và phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhận thức được bản chấtbóc lột giá trị thặng dư của bọn tư sản cho nên giai cấp công nhân đãmuốn xây dựng nên một chế độ xã hội công bằn, tự do cho giai cấp mình,
đó chính là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa Trong hoàncảnh xã hội Anh lúc bấy giờ chỉ có giai cấp công nhân mới đủ điều kiện
để tiến hành cuộc cách mạng này Do mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa
tư sản và vô sản thì tất yếu sẽ diễn ra một cuộc cách mạng của giai cấp vôsản để lật đổ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa đang kìm hãm sự pháttriển của lực lượng sản xuất bằng chế độ sở hữu tư nhân áp bức bóc lộtcướp đoạt giá trị thặng dư của lao động thay thế bằng hình thái kinh tế -
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, lật đổ trạng thái xã hội bất công hiện tại
Ăngghen khẳng định “ Chủ nghĩa xã hội thực sự vô sản, thứ Chủ
nghĩa xã hội đã trải qua phong trào hiến chương, đã trút bỏ được những yếu tố tư sản, hiện đang phát triển ở rất nhiều Xã hội Chủ nghĩa và người lãnh tụ của phong trào hiến chương – hầu hết những người này đều là những người Xã hội Chủ nghĩa, Chủ nghĩa xã hội ấy không bao lâu nữa chắc chắn sẽ đảm nhiệm vai trò trọng yếu trong lịch sử của nhân dân Anh” ( 5,246).
Nói tóm lại tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” tuychưa phải là tác phẩm tiêu biểu để luận giải cho học thuyết hình thái kinh
tế - hội Cộng sản Chủ nghĩa Nhưng nó đã đóng góp một phần quantrọng trong lý luận chung của Mác và Ăngghen về xây dựng một chế độ
xã hội tốt đẹp của giai cấp công nhân Qua tìm hiểu, phân tích và nghiêncứu tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Ăngghen sẽ có thêm cơ sở thựctiễn và lý luận cho việc hoàn thiện học thuyết Cộng sản Chủ nghĩa trongtương lai Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với những người giảng dạynghiên cứu lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học, lý luận chính trị vô sản vàchủ nghĩa Mác – Lênin nói chung
Đối với nước ta hiện nay,việc nghiên cứu tác phẩm có ý nghĩa to lớntrong việc nhận thức, xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm hoànthiện bước quá độ tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản Chủnghĩa Đảng đưa ra các chính sách phải xuất phát từ lợi ích chung của xãhội, của nhân dân Lãnh đạo đảng và nhà nước phải là những người ưu túnhất,có cả tâm và tài, tự nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong
sự nghiệp cách mạng chung của đất nước Kim chỉ nam cho mọi hành
Trang 13động là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Xây dựng mộtnhà nước Việt Nam vững mạnh, công bằng và văn minh.
2.3 Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm “ ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” (1851)
2.3.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Đến giữa thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra ởnhiều quốc gia châu Âu, quan hệ sản xuất Tư bản Chủ nghĩa vẫn còn khảnăng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp Nhưngvào năm 1847 – 1848 Chủ nghĩa Tư bản châu Âu lại bước vào cuộckhủng hoảng kinh tế trong công nghiệp và thương nghiệp, cũng vào trongthời kỳ này, nạn mất mùa trong nông nghiệp càng làm cho đời sống nhândân gặp nhiều khó khăn Toàn bộ tình hình đó đã dẫn đến cao trào cáchmạng trên khắp các lục địa Nhưng từ năm 1850, kinh tế châu Âu lại lạibước nhanh vào thời kỳ phồn thịnh do đó các thế lực phản động lại cóđiều kiện giành được địa vị thống trị
Ở Pháp lúc bấy giờ tình hình xã hội tương đối phức tạp , mâu thuẫngiai cấp chằng chịt và rất khó giải quyết Trong tình hình đó ngày 2 thángchạp năm 1851 một sự kiện không bình thường diễn ra ở Pháp, đó lànhững phần tử theo Tổng thống Lui Bônapac đã làm cuộc đảo chính, giảitán Quốc hội, thiết lập chế độ độc tài, Lui Bônapac tự xưng là Hoàng đế
Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự kiện này Trong hoàn cảnh đó bằngkhả năng thiên tài của mình mà Mác đã viết tác phẩm “ Ngày 18 thángsương mù của Lui Bônapac” nhằm giải thích đúng đắn sự kiện đã diễn ra
và vạch ra bản chất xấu xa phản động của Lui Bônapac với một thái độkhinh miệt
2.3.2 Nội dung về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác phẩm “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”.
Tới tác phẩm này thì những nôi dung lý luận về học thuyết hìnhthái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã có bước phát triển hơn so vớitác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”
Tư tưởng chung của Mác trong tác phẩm là toàn bộ diễn biến củacuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp đã tạo ra những điều kiện và hoàn cảnh đểLui Bônapac – một tên bịp bợm lại đóng vai anh hùng Những cuộc đấutranh ấy phản ánh những đối kháng giai cấp ở Pháp đã đạt tới giai đoạn
mà mọi sự phát triển hơn nữa của cách mạng sẽ kéo theo sau nó việc thựchiện những nội dung và biện pháp Xã hội Chủ nghĩa
“Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” luận giải rõ hơn cáchình thức, thể chế chính trị xã hội trước khi hình thái kinh tế - xã hộiCộng sản Chủ nghĩa ra đời Đó là sự lựa chọn nhà nước cộng hòa hay dânchủ của bọn tư sản, mục đích của chúng cũng chỉ là để bảo vệ lợi ích vàđịa vị thống trị của giai cấp mình Nhưng cuối cùng thì những hình thức
Trang 14nhà nước đó sớm muộn cũng sẽ bị tiêu tan và mất đi Giai cấp tư sản hìnhthành các khối liên minh, tuy nhiên đồng thời giai cấp công nhân cũng có
những khối liên minh của giai cấp mình “ Đối lập với khối liên minh tư
sản đã hình thành khối liên minh giữa những người tiểu tư sản và công nhân, tức cái gọi là đảng dân chủ - xã hội” (3,182).
Trong hoàn cảnh nước Pháp lúc đó, với tình hình chính trị phức tạp.Các đảng phái, các tư tưởng khi bàn về các vấn đề kinh tế xã hội đều cokết luận cuối cùng là Chủ nghĩa Xã hội nhưng bản thân họ lại không biếtđược bản chất thực sự của Chủ nghĩa Xã hội là như thế nào Họ cho rằng
“ Làm một con đường sắt ở chỗ đã có sông đào rồi đó là Chủ nghĩa Xã hội Dùng một cái gậy để tự bảo vệ khi người ta cầm gươm đâm chém mình, đó cũng là Chủ nghĩa Xã hội” ( 3,199) Tuy vậy, thông qua thực
tiễn lịch sử lúc đó thì giai cấp tư sản đã dần hiểu ra những cái gọi là tự docông dân và thiết chế tiến bộ đều đe dọa tới sự thống trị của giai cấp tưsản Vì vậy lẽ tự nhiên là sẽ có một hình thái mới thay thế cho hình thái
xã hội đương thời, đó chính là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa “ Giai cấp tư sản đã nhìn thấy rất đúng rằng các bí quyết của Chủ
nghĩa Xã hội là ở trong sự đe dọa và tấn công ấy, nó đánh giá ý nghĩa và
xu hướng của Chủ nghĩa Xã hội đúng hơn cả chính ngay cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội tự đánh giá mình” ( 3,200) Vậy ở đây Mác đã nhận định
rằng sự thay thế của Chủ nghĩa Cộng sản đối với tư bản là đúng quy luậtlịch sử, là điều sớm muộn sẽ xảy ra Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vàotrình độ nhận thức lý luận và những hoạt động thực tiễn của giai cấp sẽđảm nhận vai trò quyết định trong tiến trình xây dựng hình thái kinh tế -
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
Sự khủng hoảng của nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa sẽ có tác độngsâu sắc và to lớn tới sự tồn tại hay tàn lụi của chế độ chủ nghĩa tư bản.Trong tác phẩm này có đề cập tới cuộc tổng khủng hoảng thương nghiệp
ở Pháp Nó đã khiến cho giai cấp tư sản Pháp hoảng loạn, lung lay Bêncạnh đó là những tin đồn về chính biến, các cuộc đấu tranh chính trị, họ
đã sợ tới mức phát điên và phải thét vào mặt của chế độ mình “ Một sự
kết thúc khủng khiếp còn hơn là một sự khủng khiếp không bao giờ kết thúc” (3,249) Kết thúc của phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa sẽ là
mở đầu cho cho sự xác lập phương thức sản xuất Cộng sản Chủ nghĩa, là
cơ sở cho hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa hình thành vàphát triển
Chính sự khủng hoảng trong việc lựa chọn hình thức chính trị, chế
độ chính trị khi mà giai cấp tư sản muốn xác lập sự thống trị của giai cấpmình Nó chứng minh rằng sự thống trị của giai cấp tử sản sẽ là khôngbền vững , luôn biến động, bởi nó chỉ bảo vệ lợi ích của bọn tử bản –chiếm số ít trong xã hội Đòi hỏi loài người phải xây dựng một hình thức,một chế độ mà nó có thể tồn tại vĩnh viễn, đem lại lợi ích cho toàn xã hội,
đó chính là chế độ Cộng sản Chủ nghĩa
Trang 15Tư tưởng về xây dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩatrong tác phẩm này là bắt nguồn từ việc khi Lui Bônapac nắm quyền lãnhđạo nhà nước, mà Lui Bônapac lại là đại biểu của tầng lớp tiểu nông – làtầng lớp đông đảo nhất trong xã hội Pháp lúc đó Nhưng sau đó tầng lớptiểu nông dần nhận ra lợi ích của giai cấp mình không thể hòa hợp với lợiích của giai cấp tư sản như dưới thời Na-pô-lê-ông nữa mà nó đã mâu
thuẫn với lợi ích của của giai cấp tư sản, của nhà tư bản, “ Người nông
dân thấy rằng giai cấp vô sản thành thị, giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế
độ tư sản là bạn đồng minh, là người lãnh đạo tự nhiên của mình” ( 3,269) Đây là một luận điểm tạo thành yếu tố rất quan trong trong quá
trình xây dựng hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa Bởi nó chỉthành công nếu được sự ủng hộ của nhân dân lao động Do vậy hình tháikinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa thay thế cho xã hội tư sản đương thờichỉ còn là vấn đề thời gian
Vậy ở tác phẩm này những lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đãđược thể hiện sâu sắc và đầy đủ hơn so với tác phẩm “ Tình cảnh giai cấpcông nhân Anh”, nếu như ở tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhânAnh” có đề cập đến một xã hội khác với xã hội tư bản đương thời nhưnglại chưa luận giải được sâu sắc, đầy đủ cách thức để xây dựng thành công
xã hội đó Đến tác phẩm “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” đãlàm rõ hơn lý luận về cộng sản chủ nghĩa Từ thực tiễn của cuộc đấutranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1851, Mác đã tổng kết các sự kiện lịch
sử chính trị lớn ở Pháp Đồng thời bổ sung và phát triển những nguyên lý
lý luận cho học thuyết Cộng sản Chủ nghĩa Những vần đề lý luận đó chođến ngày nay vẫn còn giá trị to lớn và đòi hỏi giai cấp vô sản và Đảng của
nó phải vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước mìnhnhư vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vấn đề nhà nước, vấn
đề cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, vấn đề xây dựng khối liên minh giai cấpcông nhân với đa số nhân dân lao động khác như : nông dân, tri thức, thợthủ công
Đối với Việt Nam, tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thựchiện nhiệm vụ trong công cuộc cách mạng nước nhà về mọi mặt hoànthành mục tiêu quá độ lên xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội, tiến tớixây dựng Chủ nghĩa Cộng sản Muốn lam được điều đó phải thực hiệncác biện pháp phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội.chống tệ nan quan liêu, tham nhũng, mua chức mua quyền Dù là trongthời bình vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần cách mạng chống lại mọi âmmưu diễn biến hòa bình của bọn phản động lợi ích của giai cấp thống trịlãnh đạo phải đồng nhất với lợi ích của toàn dân Đảng lãnh đạo phải tạođược niềm tin và nhận được sự ủng hộ của nhân dân Tác phẩm là một bàihọc tiêu biểu về sự lựa chọn thể chế chính trị của một nhà nước, là bàihọc về nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cáchmạng
Trang 16
2.4 Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh Gôta” ( 1875)
2.4.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
“Phê phán cương lĩnh Gôta” là một trong những tác phẩm quantrọng của C.Mác, trong đó chứa đựng những nội dung có tính chấtnguyên tắc được tổng kết, đúc rút liên quan đến sự phát triển lý luận củaMác về Chủ nghĩa xã hội khoa học và về học thuyết kinh tế của ngườitrong suốt chặng đường khoảng 30 năm kể từ khi ông viết Tuyên ngôn
Mác viết tác phẩm vào ngày 5/5/1875, thời kỳ sau công xã Parinày phong trào công nhân phát triển mạnh ở đức Điều này có vai trò củaĐảng dân chủ xã hội Đức Đó là đội ngũ mạnh nhất và có tổ chức nhấtcủa phong trào xã hội Chủ nghĩa quốc tế Đảng này giành được sự kínhtrọng của công nhân các nước và được thừa nhận như là sự tiên phongcủa giai cấp vô sản quốc tế Thành tích của Đảng dân chủ xã hội Đức rấtlớn Trong những năm chiến tranh Pháp Phổ, họ đã thể hiện rõ lập trườngquốc tế của mình Trong thời kỳ công xã Pari, Đảng đã đấu tranh anhdũng để bảo vệ công xã Ở trong nước dù thường xuyên bị khủng bốnhưng Đảng đã hoạt động rất linh hoạt và có kết quả trong lãnh đạo côngđoàn: tổ chức xuất bản báo chí của Đảng, tham gia vào bầu cử quốc hội,
sử dung khéo léo diễn đàn trong quốc hội để vạch trần chế độ độc tàiBixmac tuyên truyền cho tưởng Chủ nghĩa xã hội cách mạng Cũng thờigian này phong trào công nhân ở đức có sự phân biệt bởi cùng tồn tại bêncạnh Đảng công nhân dân chủ xã hội Đức là tổ chức hội công nhân toànĐức Không phải chỉ có hội công nhân mới ảnh hưởng tưởng Latxan mà
cả Đảng công nhân dân chủ xã hội Đức cũng bị ảnh hưởng, kể cả một sốlãnh đạo của Đảng
Trước tình hình phân biệt của phong trào công nhân Đức ấy đã cónhiều ý kiến yêu cầu thống nhất hai tổ chức trên Thế là hai tổ chức này
đã quyết định thống nhất lại Để chuẩn bị cho đại hội thống nhất sẽ diễn
ra ở Goota các nhà lãnh đạo hai tổ chức soạn thảo một cương lĩnh, bảnsoạn thảo này có gửi cho Mác góp ý kiến Mác và Ăngghen lúc đó đang ởAnh các ông rất quan tâm và chăm lo tới phong trào công nhân Đức Nóđược thể hiện bằng nhiều hình thức: động viên thắng lợi của phong tràotuyên truyền lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học vào Đức, đưa ra đòi hỏicao và nghiêm khắc đối với các lãnh tụ Đảng, không bỏ qua và góp ýthẳng thắn đối với những sai lầm trong sách lược đường lối của Đảng Nhận được bản dự thảo cương lĩnh Mác đã nhận thấy cương lĩnhđầy rẫy những sai lầm, bởi nó ảnh hưởng và thỏa hiệp nhiều tư tưởng củaphái Latxan, xa rời quan điểm khoa học của phong trào vô sản Mác
nói:”một cương lĩnh mà tôi tin chắc là hoàn toàn vô dụng, và đang làm