Từ một nước lạc hậu, sản xuất tự cấp tự túc, nay bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá, đối với nước ta đây là một sự nghiệp mới mẻ. Bởi vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về sự tồn tại và phát triển khách quan của hình thức kinh tế nông hộ trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu xu hướng vận động và phát triển của nó trong cơ chế mới, để từ đó có những giải pháp phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy qua trình phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng, nền nông nghiệp và nông thôn nói chung theo hướng phát triển hàng hoá, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Trang 1Nền văn minh nông nghiệp ra đời sớm nhất và đã tồn tại hàng vạn năm trên Trái Đất, là một ngành không thể thay thế được, cho dù trong thế kỷ XXI và sau này nữa khi các trình độ kỹ thuật điện tử, hoá sinh phát triển cao độ Nông nghiệp – nông dân – nông thôn đã trải qua nhiều thăng trầm của các phương thức sản xuất Nhiều nước đi tìm con đường khác nhau để rút ngắn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Họ đã thử nghiệm phương pháp bần cùng hoá nông dân, để trên cơ sở đó thiết lập các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa với lao động nông nghiệp làm thuê Mãi cho đến cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX người ta vẫn lầm tưởng con đường phát triển nông nghiệp theo kiểu công nghiệp như vậy Nhưng từ thực tế nông nghiệp diễn ra hoàn toàn trái ngược Ơ các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển cũng như ở các nước xây dựng xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa, thì cuối cùng nền nông nghiệp cũng hình thành các trang trại với những quy mô khác nhau, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu Trên cơ sở nhu cầu phát triển các nông hộ (trang trại gia đình) hợp tác với nhau sản xuất hàng hoá, dịch vụ với quy mô đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, cung cầu… Thực tiễn đó đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu khoa học, kinh tế, xã hội học… nghiên cứu nghiêm túc về hộ và kinh tế hộ trong nền kinh tế nông thôn
Từ một nước lạc hậu, sản xuất tự cấp tự túc, nay bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá, đối với nước ta đây là một sự nghiệp mới mẻ Bởi vậy, việc nghiên cứu cơ sở
lý luận về sự tồn tại và phát triển khách quan của hình thức kinh tế nông hộ trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu xu hướng vận động và phát triển của nó trong cơ chế mới,
để từ đó có những giải pháp phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy qua trình phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng, nền nông nghiệp và nông thôn nói chung theo hướng phát triển hàng hoá, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
Xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề, từ yêu cầu thực tiễn như đã nêu ở trên Đồng thời với mục đích khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế hộ nông dân trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện nay của nước ta Qua việc sưu tầm tài liệu, xử lý những thông tin gắn với thực tiễn, tiểu luận đã có những nghiên cứu sơ bộ về kinh tế nông hộ, góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận, về đặc trưng,
xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam hiện nay Trong quá trình làm tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi sai sót, rất mong bạn đọc và thầy nhận xét, đóng góp ý kiến để tiểu luận hòan chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 2CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ
I - KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN CỦA NÓ TRONG NÔNG NGHIỆP:
1 Về khái niệm kinh tế nông hộ :
Kinh tế nông hộ hay còn gọi là kinh tế hộ nông dân đã có từ lâu Tuy nhiên cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì các hình thức tổ chức sản xuất và các quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo, bản thân khái niệm về kinh tế nông hộ cũng có sự thay đổi
và tương ứng với trình độ của nền sản xuất
Trong phương thức sản xuất trước Chủ nghĩa tư bản (CNTB), kinh tế nông hộ đồng nghĩa với kinh tế nông dân cá thể - phổ biến là tiểu nông của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ Trong CNTB, kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế phổ biến của những nông hộ sản xuất hàng hóa thường được gọi là các nông trại gia đình Khi phương thức sản xuất
xã hội chủ nghĩa (XHCN) ra đời, kinh tế nông hộ có sự biến đổi cơ bản về hình thức và nội dung của nó
Trong thời kì sau tập thể hoá sản xuất nông nghiệp các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc tiến hành cải cách, đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Mô hình nông hộ xã hội với các đơn vị kinh tế khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi Kinh tế nông hộ tồn tại với nhiều hình thức sở hữu (Nhà nước, tập thể, cá thể) gắn liền với thị trường và sản xuất hàng hoá, phát triển theo hướng nông hộ sản xuất hàng hoá ( hay nông trại gia đình) và hợp tác, nó khác xa với kinh tế hộ tiểu nông cá thể trước đây Kinh tế nông hộ là kinh tế độc lập tự chủ nhưng nó tồn tại và phát triển gắn liền với kinh tế tập thể và các doanh nghiệp Nhà nước Ngay cả một bộ phận các hộ nông dân cá thể trước đây, nay cũng đang trong quá trình biến đổi, có hộ trở thành thành viên của các tổ chức hợp tác, có hộ trở thành hộ tư nhân sản xuất hàng hoá lớn nhưng không thể tồn tại biệt lập với kinh tế Nhà nước và các hình thức kinh tế khác
Như vậy, có thể nói kinh tế nông hộ nói chung không phải là một thành phần kinh
tế độc lập, nhưng nó có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Khi nghiên cứu về khái niệm khái niệm “hộ”, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa về hộ dưới những giác độ khác nhau
Hộ: - Là gia đình coi như một đơn vị chính quyền
- Là đơn vị những người cùng ăn ở với nhau
- Là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công
Theo Liên Hiệp Quốc: hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ
Những năm gần đây đã có nhiều cuộc thảo luận nghiên cứu nghiêm túc về khái niệm hộ giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà chỉ đạo thực tiễn Tại cuộc hội thảo Quốc tế lần 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các nhà đại biểu nhất trí cho rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”
Trang 3Như vậy, hộ là một nhóm người cùng huyết tộc, sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ
Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ trên đây, có thể gút lại một số điểm cần lưu ý khi phân định “hộ”:
- Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc
- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung
- Cùng tiến hành sản xuất chung
Nên lưu ý rằng từ “ăn chung” không chỉ có ý nghĩa ăn thông thường, nó còn hàm nghĩa phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên của hộ sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
* Về hộ nông dân:
Nông hộ (hộ nông dân): là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị
về mặt chính quyền Là gia đình sống bằng nghề nông
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản Theo Traianop, hộ nông dân là đơn vị sản xuất “rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”
Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, nó có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt
Theo tác giả Frankellis “nông dân là các hộ gia đình là nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”
Với định nghĩa này, tác giả Frankellis đã bao quát các đặc trưng kinh tế cơ bản của
nông hộ Nhưng điểm hạn chế của định nghĩa này là không chỉ ra được khả năng của hộ nông dân hoà nhập vào thị trường hoàn hảo của nền kinh tế hiện đại, mà ở đó bản thân người làm chủ các hoạt động kinh tế nông nghịêp vốn là những người nông dân thực thụ
Định nghĩa này chỉ đúng với nông dân ở các nước đang phát triển
2 Quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa cộng sản khoa học về kinh
tế nông hộ:
2.1 Quan niệm về kinh tế tiểu nông:
C.Mac và Ph.Angghen đã để lại nhiều di sản lý luận quý báu về kinh tế, trong đó
có lý luận về tiểu nông và kinh tế tiểu nông Sau cách mạng vô sản, Ph.Angghen cho rằng tiểu nông là “người chủ ruộng đất hoặc người tá điền – và nhất là người chủ – một mảnh ruộng cần thiết để nuôi gia đình họ Cũng như tiểu thủ công nghiệp, người tiểu nông là một người lao động, anh ta khác với người vô sản hiện đại ở chỗ anh ta sở hữu những tư liệu lao động”
Mác đã nhận xét quá trình sản xuất của tiểu nông: “Mỗi gia đình nông dân riêng
lẻ, gần như tự túc hoàn toàn, tự mình trực tiếp sản xuất ra đại bộ phận những cái mình tiêu dùng Do đó họ kiếm cho mình những tư liệu sinh hoạt bằng cách trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là trao đổi với xã hội”
Trang 4Như vậy, theo như những nhận định trên đây thì người tiểu nông là người lao động, không sử dụng là lao động làm thuê, không cần nhiều ruộng đất, sản xuất của họ mang tính tự cung tự cấp Một nền kinh tế như vậy là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, cần phải phát triển lên sản xuất hàng hoá, trước hết bằng cách cải tạo kinh tế tiểu nông
2.2 Quan niệm về con đường vận động của kinh tế nông hộ:
Lúc đầu khi nghiên cứu con đường công nghiệp hóa đặc thù của nước Anh; Mác
đã đưa sự tiên đoán rằng giai cấp nông dân sẽ bị thủ tiêu cùng với sự phát triển của đại công nghiệp Trong nông nghiệp cũng sẽ diễn ra quá trình tách lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, và kết hợp chúng lại theo phương thức là sở hữu tư bản chủ nghĩa, và lao động làm thuê Sau này, chính ở nước Anh dẫu rằng quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng cùng với sự tước đoạt và xoá bỏ kinh tế nông hộ một cách quyết liệt, nhưng các nông trại gia đình vẫn tồn tại và tỏ rõ hiệu quả của nó so với các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa Nông trại gia đình đã dần dần thay thế các xí nghiệp nông nghiệp sử dụng lao động làm thuê Vì vậy, Mác đã nhận thấy dự đoán ban đầu của mình
là không thích hợp, khi viết quyển Tư bản III, ông đã rút ra kết luận “Ngay ở nước Anh siêu công nghiệp… với thời gian cho đến nay đã khẳng định hình thức lãi nhất không phải là nông trại công nghiệp hoá mà là nông trại gia đình thực tế không dùng lao động làm thuê Ơ những nước còn giữ hình thức tư hữu, chia đất thành khoảng nhỏ, giá lúa mì
rẻ hơn ở những nước có phương thức sản xuất TBCN” Như vậy, rõ ràng lao động Mác
đã thấy rõ sự tồn tại khách quan của kinh tế khách quan của kinh tế nông hộ do tính hiệu quả của nó, và con đường phát triển đặc thù của nông nghiệp không giống như trong công nghiệp
Lênin đã có nhiều công lao trong việc phát triển những luận điểm của Angghen Lúc đầu, Lênin cho rằng nền kinh tế của chế độ mới không còn là kinh tế hàng hoá Giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền sẽ quản lý trực tiếp toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối Toàn bộ xã hội sẽ như một công xưởng khổng lồ Nhưng sau nội chiến, nông dân Nga đã phản ứng gay gắt đối với chính sách trưng mua lương thực Nông nghiệp và cả nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, kiệt quệ Lênin đã nhận rõ sai lầm của chính sách cộng sản thời chiến và thay đổi quan điểm của mình về kinh tế hàng hóa, về kinh tế tiểu nông Trong chính sách kinh tế mới, Lênin cho rằng phải liên minh với nông dân, đặc biệt là tầng lớp trung nông
Mac-Lênin cũng đã nêu một quan niệm mới về chế độ kinh tế hợp tác Người quan niệm rằng hợp tác xã của hàng triệu người tiểu nông chính là “bước quá độ sang một chế
độ mới bằng con đường giản đơn nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân” Nhà nước cần khuyến khích các hộ nông dân để họ tự nguyện liên kết với nhau trong những hợp tác xã như một tất yếu khách quan
Như vậy, theo các nhà kinh điển thì nền kinh tế tiểu nông là nền sản xuất tự cấp tự túc, cần phải cải tạo và đưa các hộ nông dân lên trình độ sản xuất hàng hoá Nhưng cải tạo tiểu nông không phải là dùng mệnh lệnh hay bạo lực tước đoạt họ mà là phải tôn trọng quyền tự chủ của họ, giúp đỡ họ vươn lên phát triển, trên cơ sở đó khuyến khích họ liên kết với nhau một cách tự nguyện, cùng có lợi để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính họ
3 Đặc thù của sản xuất nông nghiệp quy định sự tồn tại khách quan của kinh
tế nông hộ
3.1 Đặc thù sinh học:
Trang 5Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống, khác với đối tượng sản xuất của công nghiệp là những vật vô tri vô giác, các cây trồng vật nuôi torng nông nghiệp là những sinh vật, chúng có quá trình phát sinh, phát triển và suy thoái Quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng cho quá trình sinh trưởng của cây trồng và do địa bàn sản xuất nông nghiệp lại bố trí trên phạm vi không gian rộng lớn nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, nó chịu sự chi phối của các điều kiện sinh sống như môi trường chế độ dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu… không chỉ trong quá trình sản xuất sinh học mà cả những công việc sau thu hoạch như bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính sinh học Các nông sản khó bảo quản và không dễ kéo dài thời gian chế biến, tiêu thụ như sản phẩm công nghiệp Do vậy sản xuất nông nghiệp thường mang tính không ổn định , không chắc chắn Ngoài ra yếu
tố kinh tế nó còn mang tính sinh vật thuần tuý
3.2 Đặc thù của lao động sản xuất nông nghiệp
Trong nông nghiệp, thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khớp Thời gian sản xuất kéo dài suốt thời kì sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, còn thời gian lao động lại mang tính chất thời vụ Tuy lao động mang tính thời vụ, nhưng cây trồng lại đòi hỏi phải được quan tâm chăm sóc trong suốt thời kì sinh trưởng, tức là trong suốt cả thời gian sản xuất
Do thời gian kéo dài phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, mọi công đoạn trong quá trình sản xuất đều phụ thuộc vào kết quả cuối cùng, chi phí của từng khâu lao động không quyết định trực tiếp kết quả cuối cùng, do đó rất khó kiểm tra đánh giá từng khâu công việc như trong công nghiệp Vì thế, tổ chức lao động kiểu làm công, phân phối theo ngày công hay theo kết quả từng khâu công việc là không thích hợp và kém hiệu quả
Do lao động mang tính thời vụ nên khi thời vụ thì cần nhiều lao động, lúc nông nhàn lại cần ít lao động Hiện tượng thừa lao động lúc nông nhàn ở nông thôn là rất phổ biến Chính vì thế, trong sản xuất nông nghiệp khó chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá như trong công nghiệp Trong nông nghiệp cần đến hình thức tổ chức lao động gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả, biết kết hợp các loại lao động, biết tận dụng mọi khả năng và thời gian để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập
3.3 Đặc thù của tư liệu sản xuất đặc biệt ruộng đất:
Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, không gì có thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp Ruộng đất không chỉ là địa bàn diễn ra quá trình sản xuất mà còn là và chủ yếu là nơi kết hợp lao động và các yếu tố tự nhiên để nuôi dưỡng cây trồng Trên một khía cạnh nào đó, có thể nói đất đai cũng mang tính sinh học của cây trồng Nếu đất đai được chăm sóc bồi bổ thường xuyên thì cây trồng mới có năng suất cao Ngược lại, nếu không được chăm sóc tốt hoặc canh tác theo kiểu bóc lột sẽ gây thiệt hại lâu dài cho sản xuất
Qua lịch sử các cuộc cách mạng nông nghiệp cho đến nay, người ta đều thừa nhận rằng muốn kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả thì đất đai phải có người chủ cụ thể, và người chủ ấy không phải ai khác mà phải là người lao động trực canh trên từng mảnh đất
ấy
Nói tóm lại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp như đặc tính sinh học của đối tượng sản xuất, đặc thù của lao động sản xuất, của tư liệu sản xuất trong nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có những điều kiện sau đây:
- Cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp phải được chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo
Trang 6về tư liệu sản xuất (trước hết là đất đai), làm chủ quá trình sản xuất mà còn phải được làm chủ quá trình phân phối sản phẩm
4 Những nét đặc trưng của kinh tế nông hộ:
Những đòi hỏi sản xuất nông nghiệp trên đây xác định vị trí của kinh tế nông hộ
và tính hiệu quả của nó Đồng thời chính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông dân đã làm cho kinh tế nông hộ có những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất là các sinh vật Người nông dân- người chủ thực sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động vào quá trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm việc không kể giờ giấc, bám sát ruộng đồng nên đạt hiệu quả cao
Thứ hai: kinh tế nông hộ có khả năng sử dụng hợp lý lao động và tạo việc làm ở
nông thôn Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều loại lao động, vì vậy hộ vừa là chủ thể trực tiếp điều hành quản lý tất cả các khâu vừa trực tiếp điều hành quản lý tất cả các khâu, vừa trực tiếp làm nhiều khâu công việc của quá trình sản xuất Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nên thời gian nông nhàn ở nông thôn thường thiếu việc làm nghiêm trọng Hiện nay ở nước ta, lao động trong nông nghiệp chỉ sử dụng khoảng 40% quỹ thời gian
Thực tiễn ở các nước trên thế giới và cả ở nước ta cho thấy kinh tế nông hộ là một trong những hình thức cơ bản để thực hiện kết hợp nông nghiệp với các ngành phi nông nghiệp
Hộ nông dân là chủ thể trực tiếp đối phó với tình trạng mất cân đối đấi đai, lao động và việc làm ở nông thôn Vì vậy, họ thường tìm cách sử dụng những điều kiện vật chất vốn có để kết hợp với sức lao động, tạo ra sản phẩm và thu nhập Do mức đầu tư cho lao động trong các nông hộ nhỏ hơn trong công nghiệp, tức là tỉ trọng giữa lao động vật hóa và lao động sống để tạo việc làm mới thấp, như số liệu sau đây:
- Vốn đầu tư của hộ cá thể: 1,3 triệu đồng/1 lao động/1 việc làm
- Xí nghiệp tư nhân: 3tr đồng/1lao động/1 việc làm
- Kinh tế quốc doanh địa phướng (vốn tài sản cố định) : 12 tr đồng/1 lđ/1 việc làm ( chưa kể vốn lưu động)
Chính vì vậy, cùng một điều kiện về vốn, kinh tế nông hộ có ưu thế hơn trong việc phát triển các ngành nghề tạo công ăn việc làm trong điều kiện hiện nay
Thứ ba: kinh tế nông hộ có khả năng tự điều chỉnh rất cao Do có chung một cơ
sở kinh tế, chung ngân sách gia đình, nên mọi thành viên trong gia đình đều chịu trách nhiệm và có lợi ích chung về kết quả cuối cùng, cũng như cùng chịu chung những thiệt hại về mùa màng do thiên tai, sâu bệnh hay những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm… việc điều chỉnh giữa tích luỹ, tiêu dùng đầu tư phát triển sản xuất thường được quyết định theo các mục tiêu của hộ, có khi dành cả một phần sản phẩm chủ yếu đầu tư cho sản xuất,
Trang 7song cũng có khi không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu Tính cơ động này làm cho kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng nhất định với sự thay đổi đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất Do là đơn vị sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt, lại làm chủ hoàn toàn quá trình sản xuất nên kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo ra sức cạnh tranh trong sản xuất- kinh doanh nông nghiệp
Thứ tư: kinh tế nông hộ là một đơn vị tự tạo nguồn lao động không chỉ tái sản
xuất sức lao động mà còn tái sản xuất ra lao động kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác Những kinh nghiệm sản xuất, những kỹ năng lao động, thậm chí cả tình yêu đối với ruộng đồng được đào luyện hàng ngày trong các nông hộ cho các nông gia tương lai Có
lẽ còn hoàn hảo hơn bất cứ sự đào tạo nào trong các nhà trường hiện đại (nói như vậy không phải là coi nhẹ việc đào tạo tri thức trong các nhà trường)
Thứ năm: kinh tế nông hộ tuy là một đơn vị kinh tế độc lập nhưng không đối lập
với kinh tế hợp tác và kinh tế Nhà nước mà lại có tính chất mềm dẻo, có khả năng tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau thông qua các hoạt động kinh tế đa dạng Chính sự phát triển của kinh tế nông hộ đã làm nảy sinh nhu cầu liên doanh liên kết với nhau, hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết với kinh tế Nhà nước để làm tăng năng lực của mình
Thứ sáu: do có sự thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất, nên
kinh tế nông hộ giảm được tối đa chi phí quản lý và vì lao động tự giác nên không những nâng cao hiệu quả sản xuất
Như vậy, với những đặc trưng trên đây, kinh tế nông hộ chính là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp tất yếu phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là quá trình sản xuất sinh học các cây trồng vật nuôi
II - VAI TRÒ TỰ CHỦ CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ NHU CẦU HỢP TÁC:
Kinh tế nông hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ tức là hộ gia đình nông dân có quyền làm chủ trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối Chính sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong kinh tế nông hộ đã làm cho kinh tế nông hộ thực hiện được vai trò tự chủ của mình, thể hiện trên các phương diện: tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lổ- lãi, tự quyết định chuyển dịch cơ chế đầu tư cơ cấu sản xuất, tự quyết định việc liên kết liên doanh
Giữa vai trò tự chủ của kinh tế nông hộ và nhu cầu hợp tác có mối quan hệ biện chứng Sự phát triển của kinh tế nông hộ không loại trừ, mà chính là điều kiện, tiền đề cho sự ra đời các hình thức hợp tác Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển, đặc biệt là phát triển lên sản xuất hành hoá đòi hỏi phải có sự liên doanh, liên kết hợp tác để khắc phục những hạn chế của chính mình
Ơ nước ta, Đảng đã sớm nhận rõ sai lầm của con đường hợp tác xã – tập thể hoá trong nông nghiệp và đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghịêp, trong đó
có những nội dung quan trọng như xác nhận vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của các nông
hộ, đổi mới cớ chế kinh tế hợp tác theo các hướng:
- Trao quyền tự chủ cho các nông hộ trên cả 3 phương diện: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối
- Họ và hợp tác xã là 2 chủ thể bình đẳng, hợp tác xã không triệt tiêu hay hoà tan kinh tế nông hộ mà hỗ trợ cho kinh tế nông hộ phát triển lên sản xuất hàng hoá
Trang 8- Hợp tác xã không phải là tập thể hoá như trước đây, mà hợp tác xã ra đời trên cơ sở kinh tế nông hộ, tôn trọng tính độc lập tự chủ của kinh tế nông hộ, thực hiện những khâu, những công việc mà hộ làm kém hiệu quả
- Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, phù hợp với trình độ của các loại hộ
- Phát triển nông hộ là tạo điều kiện ra đời các hình thức hợp tác mới có hiệu quả và ngược lại các hợp tác xã sẽ hỗ trợ cho kinh tế nông hộ phát triển
CHƯƠNG II: KINH TẾ NÔNG HỘ VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
I - SỰ VẬN ĐỘNG CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:
Có thể chia làm hai giai đoạn: trước Cách mạng Tháng Tám 1945 và sau Cách mạng Tháng Tám 1945
1.Kinh tế hộ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945:
Kinh tế hộ nông dân nước ta được hình thành, phát triển qua nhiều biến động của lịch sử hàng ngàn năm nay
Trong kỷ nguyên Đại Việt, qua các triều đại phong kiến, nông dân sử dụng ruộng đất của nhà vua, ruộng đất công của làng xã quản lý, ruộng đất của quan lại (điền trang, thái ấp) để cày cấy và phải nộp tô, thuế, đi lính, đi phu Về sau, ruộng đất tư ngày càng tăng lên do người nông dân sử dụng các loại ruộng đất có nguồn gốc khác nhau bao gồm ruộng công của từng làng xã được quân cấp định kỳ thường là 3 năm, ruộng đất tư do nông dân tự khai phá hoặc mua của người khác và ruộng đất lĩnh canh của địa chủ Thành phần số đông nông dân là tiểu nông, sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu Một số hộ nông dân khá giả, ngoài phần tự túc, có sản xuất một số nông sản hàng hoá nhưng không nhiều Hộ nông dân có loại tự canh tác trên ruộng đất riêng và loại tá điền cày cấy trên ruộng đất lĩnh canh của địa chủ
Thời cực thịnh của các triều đại phong kiến như triều vua Lê Thánh Tông, tổ chức
và kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp của kinh tế hộ nông dân đạt trình độ khá cao, không thua kém nước nào trong khu vực Các hộ nông dân có những giống cây trồng, vật nuôi, các công cụ và kỹ thuật sản xuất phù hợp với đặc điểm điều kiện nông nghiệp lúc bấy giờ Nhưng đến cuối triều Lê, thời Trịnh- Nguyễn phân tranh, chế độ phong kiến suy tàn, kinh tế nông hộ gặp nhiều khó khăn do chiến tranh kéo dài, tô, thuế, lao dịch nặng nề làm cho nông nghiệp đình đốn
Thời Tây Sơn, sau chiến thắng quân Thanh,vua Quang Trung xuống chiếu khuyến nông và thực hiện chính sách ruộng đất tiến bộ, khuyến khích khai hoang, giảm nhẹ tô, thuế nên kinh tế hộ nông dân được phục hồi và khởi sắc
Thời Pháp thuộc, nông nghiệp nước ta ngoài lúa màu, bắt đầu phát triển một số cây trồng công nghiệp xuất khẩu như cao su, cà phê Phương thức sản xuất chủ yếu vẫn
là chế độ phong kiến, có sự xâm nhập của chế độ tư bản do thực dân Pháp đưa vào Tổ chức sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là kinh tế hộ nông dân tiểu nông sản xuất tự túc
Trang 9nhưng đồng thời cũng hình thành lực lượng sản xuất nông sản hàng hoá cung cấp trong nước và cho xuất khẩu
Kinh tế hộ nông dân tiểu nông bao gồm bần nông ít ruộng đất, thiếu vốn; phần lớn
là cổ đông – tá điền (vô sản nông thôn) lĩnh canh ruộng đất của địa chủ với địa tô rất cao – chiếm 50% sản lượng trở lên – nên sản xuất không đủ ăn và thường xuyên nghèo đói Tầng lớp trung nông có ruộng đất riêng (ít hoặc nhiều), có vốn sản xuất, đủ ăn, có một số sản xuất được một ít nông sản hàng hoá
Sau đây là những số liệu để minh hoạ tình trạng nông hộ dưới chế độ thực dân phong kiến:
Theo số liệu thống kê trước Cách mạng 8/1945, nông dân chiếm 97% tổng số nông hộ nhưng chỉ có khoảng 38% diện tích ruộng đất Khoảng 40% số nông hộ có chút
ít ruộng tư, còn lại ½ (ớ Bắc Kỳ và Trung Kỹ) và 2/3 số hộ ở Nam Kỳ không có lấy
“mảnh đất cắm dùi”
Theo số liệu của Yves Henry (1930) thì:
- Ở Bắc Kỳ: số hộ có dưới 0.36 ha chiếm 61,8% có ruộng đất, số có từ 0.36-1,8 ha chiếm 29,8%
- Ơ Trung Kỳ: số hộ có dưới 0,5 ha chiếm 68,5% người có ruộng, số có 0.5-2.5 ha là 25.3% tổng số chủ ruộng
- Ơ Nam Kỳ: số hộ có dưới 1 ha chiếm 33.6%, còn số hộ có 1-3 ha chiếm 38% tổng
Nếu tầng lớp cố nông sống bằng làm thuê hay lĩnh canh (tá điền) thì bần nông và một bộ phận trung nông lớp dưới – những người có chút ít ruộng đất – thường phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ để cày cấy thêm Việc làm thuê chỉ là phụ ở tầng lớp này Địa chủ chỉ có ruộng , còn tá điền hay người lĩnh canh nhận ruộng cày cấy từ lúc còn trơ đất đến lúc thu hoạch, bao nhiêu phí tổn về phân, giống, công cày bừa, chăm bón… họ phải chịu hết Vậy mà sau mỗi vụ gặt, tá điền phải nộp cho địa chủ 50%, thậm chí 75% hoa lợi
Ngoài địa tô chính, tá điền còn phải nộp cho địa chủ nhiều khoản tô phụ như tô trâu, tô nước, tô nông cụ, làm công không, biếu xén cho chủ những dịp giỗ, Tết…
Sau khi nộp các thứ tô cho địa chủ, tá điền chẳng còn mấy hột lúa trong nhà “treo hái là treo niêu” câu nói đó diễn tả tình cảnh người tá điền thời ấy Gặp kỳ giáp hạt hoặc khi thuế giục sưu dồn, người nông dân nghèo không có cách nào khác là phải vay nợ Dù vay lúa hay tiền, ngắn hạn hay dài hạn, người nông dân đều phải trả mức lãi rất cao Trong văn tự cho vay, địa chủ thường bắt nông dân phải đem nhà, ruộng đất, vườn ra bảo đảm Vì thế, biết bao nhà có nợ địa chủ trước đó còn đợ nông, đến mùa đong thóc, cứ trả mãi mà không hết được nợ, cuối cùng phải gán ruộng cho chủ nợ Đối với cố nông
Trang 10không có tài mùa sản bảo đảm, địa chủ cho chịu trông nom Vay 1, đến ngày mùa họ phải làm cho địa chủ số công trị giá gấp 2-3 lần Vì lãi xuất cao, lãi mẹ đẻ lãi con, cho nên nhiều khi nông dân đã trả cho chủ nợ số tiền hay lúa hoặc số công gấp mấy lần số nợ gốc
mà khoảng nợ gốc vẫn còn nguyên Có khi cả đời họ trả không xong phải để lại cho con cháu tiếp tục “kéo cày trả nợ”
Đã khổ vì tô tức chồng chất, người nông dân trước CM 8/1945 càng cực nhọc hơn dưới ách sưu thuế nặng nề mà chế độ thực dân phong diến quàng chặt vào cổ họ Ngoài thuế đinh (từ 0.5-2.5 đồng) và thuế điền kim ngạch ( thường bị tăng lên), người nông dân còn phải đóng góp hàng chục thứ ngoại phụ và bất thường khác bởi lẽ các cấp đều cần có nguồn thu để tiêu xài riêng
Ap bức xã hội cộng với sức tàn phá của thiên nhiên đã kìm hãm ghê gớm sức sản xuất của hàng triệu nông dân lao động nước ta Năng suất cây trồng và năng suất lao động rất thấp, trung bình lúa chỉ đạt 10-12 tạ/ha Nông dân quanh năm “đầu tắt mặt tối”
mà đói rách vẫn đói rách
Theo chứng kiến của những người đương thời thì hàng năm, thợ cày phải ăn đói đến 7-8 tháng, bần nông 5-6 tháng, trung nông 3-4 tháng Trong những tháng ấy, họ phải cầm hơi mỗi ngày một bữa, ăn cháo, ăn bắp, ăn khoai, cùng lắm thì ăn rau má, củ chuối,
củ mài để có cái nhét cho đầy bụng Gần đến ngày mùa, ở nhà quê, ta gặp những bộ mặt hốc hác, xanh xao, cặp mắt lờ đờ, mép trắng dã Đó là những bộ mặt đói cơm, mất máu của dân cày nghèo vác hái đi tìm việc”
Quần chúng nhân dân bị phá sản ngày càng nhiều thì tình trạng thất nghiệp, nửa thất nghiệp và nhân khẩu thừa tương đối trong nông thôn ngày càng tăng
Tóm lại, dưới chế độ thực dân phong kiến, nông dân ta lâm vào cảnh “một cổ đôi
ba tròng” Họ bị các tầng lớp ăn bám xã hội là phong kiến, địa chủ, đế quốc và tư sản xâu
xé “Chính họ là những người phải làm cho mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch Chính họ làm ra cho lũ người ăn bám,lũ người lười biếng, lũ người đi khai hoá thụ hưởng Còn họ thì phải sống cùng khổ, nếu mất mùa thì họ chết đói trong khi những tên đao phủ của họ sống thừa thải… Đó là họ bị ăn cắp khắp mọi phía, bằng mọi cách, do các quan cai trị , do bọn địa chủ phong kiến và Nhà thờ”
Trên đây là tình cảnh bi thảm của hộ nông dân Việt Nam dưới các chế độ phong kiến và thực dân trước CM 8/45
2 Kinh tế nông hộ Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8/1945:
Cách mạng Tháng 8/1945 là cái mốc lịch sử đánh dấu sự thay đổi cơ bản của xã hội Việt Nam, đồng thời là sự thay đổi của nông dân Việt Nam
Từ sau CM 8/45, kinh tế nông hộ đã có những biến đổi sâu sắc và tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp phục vụ yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nước
Từ sau tháng 8 năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á đã từng bước giải quyết những vấn đề ruộng đất theo khẩu hiệu “người cày có ruộng” của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ giảm tô, giảm tức, xóa
nợ tạm cấp, tạm giao và chia cấp ruộng đất các loại, nông dân ta đã giành lại được nhiều quyền lợi chính đáng của người lao động nông nghiệp
Năm 1954, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi Qua cải cách ruộng đất, hai triệu hộ nông dân miền Bắc được chia 810.000 ha ruộng đất tịch thu của địa chủ Ơ miền Nam từ Liên khu V trở vào, nông dân được chia cấp 750.000 ha ruộng đất các loại, riêng ở Nam Bộ 564.547 ha đã về tay nông dân làm chủ
Trang 11Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), hộ nông dân là lực lượng sản xuất lương thực thực phẩm cung cấp cho bộ đội ăn no đánh thắng Với tinh thần: “Ruộng rẫy là chiến trường, cày cuốc là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thì đau với tiền phương”, mỗi nông dân là một chiến sĩ trên mặt trận nông nghiệp hăng hái thi đua đẩy mạnh sản xuất
Sau ngày hoà bình lập lại, miền Bắc được hoàn tòan giải phóng, nông dân ra sức khôi phục và phát triển kinh tế để xây dựng hậu phương và phục vụ tiền tuyến lớn miền Nam
Những năm 1955-1959 là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, nông dân miền Bắc đã khắc phục vô vàn khó khăn, phát huy năng lực sáng tạo, phục hoá khai hoang, thâm canh, đẩy mạnh trồng trọt chăn nuôi đạt thành tích to lớn, vượt mức sản xuất trước chiến tranh So với năm 1939 là năm kinh tế phát triển nhất thời Pháp thuộc thì các chỉ tiêu chủ yếu bình quân trong những năm 1955-1957 đều đạt cao hơn, trong đó:
Sản lượng lương thực quy thóc tăng 57%, riêng thóc tăng 53%
Năng suất lúa tăng 30,8%
Lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%
Đàn trâu tăng 44%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%
Thu nhập và đời sống nông dân bước đầu được cải thiện
Năng suất lúa ở miền Bắc năm 1957 đạt 18 tạ/ha/vụ, năm 1958 đạt 20.47 tạ, năm
1959 đạt 21.63 tạ: cao nhất so với các nước Nam Á, và Đông Nam Á lúc bấy giờ
Sản lượng thóc bình quân đầu người ở miền Bắc năm 1957 đạt 275.5 kg, năm
1958 đạt 304.6 kg và năm 1959 đạt 334 kg, là đỉnh cao nhất của nông nghiệp nước ta trong những năm trước đó và cả 20 năm sau
Từ năm 1958 đến 1960 và cho đến gần 20 năm sau, chủ trương tiến hành HTHNN thực chất là tập thể hoá trên toàn miền Bắc và sau 1975 cả ở miền Nam Các HTXNN được thành lập trên cơ sở tập thể hoá ruộng đất, trâu bò, lao động, xoá bỏ quyền tự chủ sản xuất của kinh tế hộ nông dân, chỉ để lại 5% đất cho kinh tế phụ gia đình Tập thể hoá nông nghiệp đã làm lu mờ vai trò của kinh tế hộ nông dân Toàn bộ công việc từ sản xuất đến phân phối đề do ban quản trị HTX điều hành
Nhưng trong thực tế, kinh tế nông hộ vẫn có sức sống mãnh liệt Với hình thức là kinh tế phụ gia đình với diện tích đất nhỏ bé 5%, các nông hộ xã viên của HTXSXNN đã đầu tư trí tuệ, công sức với số vốn và vật tư ít ỏi đã ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật,kết hợp trồng trọt với chăn nuôi để lấy phân bón, thực hiện thâm canh tăng vụ Kết quả chỉ với 5% đất,bà con đã tạo ra những năng suất lúa kỷ lục cao gấp 2-3 lần năng suất ruộng của tập thể Phần thu nhập từ trồng trọt của kinh tế phụ gia đã bảo đảm trên 50% tổng thu nhập của gia đình, còn thu nhập từ 95% đất của tập thể nhiều khi thấp hơn thu nhập từ đất 5%
Ơ miền Nam, thời kỳ 1954-1975, quần chúng nông dân phải liên tục đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn, tay sai của đế quốc Mỹ, để bảo vệ những quyền lợi ruộng đất mà Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng đã đưa lại từ sau CM 8/45 Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiếp tay cho giai cấp địa chủ giựt lại gần hết số ruộng đất cách mạng đã cấp cho nông dân Đến Đồng Khởi 1959-1960, nông dân miền Nam vùng lên giành lại chính quyền (ở cơ sở) và ruộng đất, mở rộng vùng giải phóng và bảo vệ được