1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học quá trình nhận thức của đảng cộng sản việt nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2010

25 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên cũng không có lực lượng gì ngăn trở đườc chủ nghĩa xã hội phát triển. Sự lựa chọn mục tiêu phát triển của Việt Nam xét từ mọi góc độ không nằm ngoài tất yếu ấy. Đây là một tiền trình lựa chọn kép đầy khắc nghiệt của lịch sử. Từ những cái đã, đang có và chúng ta vận động trong đời sống nhân loại tiền bộ, được diễn ra trong không khí chính trị , xã hội Việt Nam ngột ngạt, tiềm tàng đầy giông bão ở những năm 20 của thế kỷ XX. Với tình hình đó bằng nhiều con đường dội vào và thấm sâu vào mảnh đất Việt Nam nơi mà chính “sự tàn bạo của Chủ nghĩa Tư bản đã chuẩn bị đất rồi chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm việc là gieo hạt của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Hơn ai hết Nguyễn Ái Quốc đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa xã hội. Ở Người chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã gặp chủ nghĩa Mac – Lênin. Với kỳ công của Nguyễn Ái Quốc chủ nghĩa Mac – Lênin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam. Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh năm 1930 đã chỉ rõ : “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” . Chủ nghĩa xã hội ngay từ lúc đó không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự là động lực thúc đẩy lịch sử Việt Nam. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái. ấm no, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc”. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội của Đảng ta và nhân dân ta là tất yếu khách quan phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại . Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quá trình nhận thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2010)” làm tiểu luận để kết thúc học phần Lịch sử xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc Không có lực lượng

gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên cũng không có lực lượng gì ngăntrở đườc chủ nghĩa xã hội phát triển Sự lựa chọn mục tiêu phát triển củaViệt Nam xét từ mọi góc độ không nằm ngoài tất yếu ấy Đây là một tiềntrình lựa chọn kép đầy khắc nghiệt của lịch sử Từ những cái đã, đang có vàchúng ta vận động trong đời sống nhân loại tiền bộ, được diễn ra trongkhông khí chính trị , xã hội Việt Nam ngột ngạt, tiềm tàng đầy giông bão ởnhững năm 20 của thế kỷ XX Với tình hình đó bằng nhiều con đường dộivào và thấm sâu vào mảnh đất Việt Nam nơi mà chính “sự tàn bạo của Chủnghĩa Tư bản đã chuẩn bị đất rồi chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm việc làgieo hạt của công cuộc giải phóng nữa thôi” Hơn ai hết Nguyễn Ái Quốc đã

đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa xã hội Ở Người chủ nghĩa yêunước Việt Nam đã gặp chủ nghĩa Mac – Lênin Với kỳ công của Nguyễn

Ái Quốc chủ nghĩa Mac – Lênin kết hợp với phong trào yêu nước và phongtrào công nhân Việt Nam Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánhdấu bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam Cương lĩnh năm 1930 đãchỉ rõ : “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng

để đi tới xã hội cộng sản”

Chủ nghĩa xã hội ngay từ lúc đó không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đãthực sự là động lực thúc đẩy lịch sử Việt Nam “Chỉ có chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nhữngngười lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ Chỉ có chủ nghĩa cộng sảnmới cứu nhân loại đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc vànguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái ấm no, việc làm cho mọi người và vìmọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc” Mục tiêu chủ nghĩa xã hội củaĐảng ta và nhân dân ta là tất yếu khách quan phù hợp với sự vận động củacách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại

Trang 2

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quá trình nhận thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2010)” làm tiểu

luận để kết thúc học phần Lịch sử xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam của mình

Trang 3

NỘI DUNG Chương I Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.

1.1 Quan điểm của Mác – Lênin về Chủ nghĩa xã hội

Bằng các phân tích khoa học quá trình phát sinh phát triển và tiêu vongcủa hình thái kinh tế xã hội Tu bản chủ nghĩa, Mác Ănghen cung cấp chìakhoá phương pháp luận để luận chứng sự ra đời và phát triển của hình tháiChủ nghĩa xã hội và Cộng sản chủ nghĩa như là một cơ thể sống vận động vàbiến động không ngừng.Quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Mác Ănghen cóthể khái quát thành mấy điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phải được xây dựng trên cơ

sở sức sản xuất phát triển cao theo nguyên lý duy vật lịch sử, trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất là tiêu chí quan trọng để phân biệt các phương thứckhác nhau Mác Ănghen cho rằng : “Phải có sự tăng lên to lớn của sức sản xuất

và mặt khác sự phát triển ấy của những lực lượng sản xuất…là tiến đề thực tiễntuyệt đối cần thiết để xây dựng chủ nghĩa “Vi không có nó thì tất cả sẽ chỉ làmột sự nghèo nàn đã trở thành phổ biến, mà với sự thiếu thốn thì cũng bắt đầutrở lại một cuộc đấu tranh để giành những cái cần thiết, thế là người ta lạikhông tránh khỏi rơi vào cũng ti tiện trước đây”

Thứ hai:Chủ nghĩa xã hội là sự xoá bỏ chế độ tư hữu về tư nhân tư bản

chủ nghĩa xây dựng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất

Thứ ba:Chủ nghĩa xã hội được chia thành hai giai đoạn phát triển từ thấp

đến cao từ sở hữu chung với nhiều hình thức đến một hình thức chiếm hữu

tư liệu sản xuất Sở hữu toàn dân, từ phân phối theo lao động đến phânphyối theo nhu cầu

Thứ tư: Khi chủ nghĩa xã hội đã xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản đã

đựơc thực hiện thì xã hội sẽ không còn giai cấp,khôntg còn nhà nước,chủ

Trang 4

nghĩa cộng sản là liên hiệp những người tự do.Mac Ănghen nhiều lần nêulên:trong xã hội tương lai con người đươc phát triển tự do toàn diện trên cơ

sở sự phát triển cao của lực lượng sản xuất Sự phát triển tự do của mỗingười là điều kiện cho sự phát triển tự do củ tất cả mọi người” “Liên hiệpcủa những người tự do” sẽ thay thế xã hội cũ đối lập giai cấp

Lênin phân chia quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội vàcộng sản chủ nghĩa thành ba giai đoạn:

1 Những cơn đau đẻ kéo dài

2 Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa

3 Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa

Lênin cho rằng “những cơn đau đẻ kéo dài” chính là thời kỳ quá độ từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Theo Lênin xã hội xã hội chủ nghĩagiai đoạn đầu xã hội cộng sản chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau: Cơ

sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng mở ra khả năng hết sứcrộng rãi để các lực lượng sản xuất phát triển bền vững Năng suất lao độngtăng ngày càng cao tạo điều kiện cho phúc lợi xã hội Tư liệu sản xuất khôngcòn của riêng cá nhân nữa mà thuộc về toàn thể xã hội Chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất, chế độ bóc lột người….bị thủ tiêu Thực hiện nguyên tắc làmtheo năng lực hưởng theo lao động, mọi người có quyền bình đẳng trongviệc hưởng các phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, sử dụng nhà ở, những

“tình trạng bất công trong phân phối vẫn còn rất lớn Giới hạn chật hẹp củapháp quyền tư sản vẫn chưa hoàn toàn vượt qua được” Mọi người lao động

có quyền và có khả năng tham gia quản lý sản xuất, quản lý xã hội Mở rộngquan hệ hợp tác hữu nghị và bình đẳng giữa các quốc gia và dân tộc trêntoàn thế giới

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Là một nhà Mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam trong hơn sáu

Trang 5

Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận thực tiễn giữa chủ nghĩa yêunước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phát huy cao độ tinh thần dântộc, ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường của truyền thống dân tộc và bảnsắc văn hoá Việt Nam với tính nhất quán về lập trường, quan điểm của giaicấp công nhân, chủ nghĩa Mac – Lênin trong đường lối chiến lược cũng nhưsách lược của cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX.

Khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú

và đa dạng, thuật ngữ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tập trung vàonhững nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: Chủ nghĩa xã hội là lý tưởng tốt đẹp mà nhân loại tất đạt

Thứ hai: Chủ nghĩa xã hội là phong trao lịch sử hiện thực mang tính chấtchính trị xã hội

Thứ ba: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hộicộng sản

Thứ tư: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ khác với chế độ tư bản chủ nghĩa Thứ năm: Chủ nghĩa xã hội chính là hệ ý thức của giai cấp công nhân

Hồ Chí Minh đã nói và viết về chủ nghĩa xã hội một cách sâu sắc và khoahọc nhưng lại giản dị như những lẽ thông thường và do đó có sức cảm hoámạnh mẽ mọi người lao động đang nung nấu khát vọng giải phóng Với câuhỏi “Chủ nghĩa xã hội là gì?” Người trả lời “ xã hội ngày càng tiến, vật chấtngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó là chủ nghĩa xã hội”

Người cụ thể hoá thêm: “Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được

ăn no mặc ấm sung sướng tự do” Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi ngườidân được ấm no hạnh phúc và học hành tiến bộ “Chủ nghĩa xã hội là tất cảmọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sungsướng” Nói một cách tóm tắt, mộc mạc chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làmcho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống một đời hạnh phúc

“Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu nước mạnh” Hồ Chí Minh khám phá

Trang 6

chủ nghĩa xã hội bằng cách xác lập mục tiêu cụ thể trên các bình diện tạo nêndiện mạo cơ bản của chủ nghĩa xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá …

Về chính trị, Người xác định rõ xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mànhân dân lao động làm chủ

Trong xã hội đó:

Bao nhiêu lợi ích đều của dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân

Quyền hạn và lực lượng đều ở nhân dân

Người nói rõ hơn chế độ của ta là chế độ dan chủ Đảng ta và chính phủ tachỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân Đảng “phải xứng đáng là người lãnh đạo

là người đầy tớ trung thành của nhân dân” tất cả các cơ quan nhà nước phảidựa vào dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân

Về phương diện kinh tế Người chỉ rõ: “ nhiệm vụ quan trọng nhất củaĐảng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghủ nghĩa

xã hội” Xây dựng một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với côngnghiệp và công nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến và trên cơ sở

hạ tầng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển cách bóc lột theo chủ nghĩa tưbản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càngđược cải thiện

Từ sự vận động và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điềukiện cụ thể của nước ta kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại Hồ Chí Minh đã hìnhthành một hệ thống các quan điểm chính trị toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam

Trong đó nổi bật là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội Người coi đây là chìa khoá để giải phóng dân tộc, giải phóng con người

Về vấn đề này Hồ Chí Minh đã phát triển và nêu ra bốn luận điểm”

Trang 7

Thứ nhất: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đượccác dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”Thứ hai: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác con đường cách mạng vô sản

Thứ ba: Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại đem lại cho conngười sự tự do bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất , việc làm chomọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc

Thứ tư: “ Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc,

cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sảnTóm lại: theo Hồ Chí Minh cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp củatoàn dân vì nhân dân và cho nhân dân, ý tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minhnhằm làm tất cả mọi người vì lợi ích của con ngườichính là giá trị vĩ đại củachủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử

Trang 8

Chương II Quá trình nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam

về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (1986 - 2010)

Sự hình thành các quan điểm lý luận của đảng về con đường đi lên chủnghĩa xã hội được gắn liền với đặc điểm tình hình của mỗi giai đoạn khácnhau của cách mạng Việt Nam Trong cương lĩnh đầu tiên của mình Đảng ta

đã xây dựng con đương phát triển đất nước là độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội Tại các kì đại hội, Đảng ta kiên định con đường đó và từngbứoc nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội , từng bước điều chỉnh chínhsách, bước đi phù hợp vơii sự vận động khách quan của thưc tiễn trong nước

và quốc tế

Chủ nghĩa xã hội và con đưòng đi lên chủ nghĩa xxã hội ở nước ta là vấn

đề lí luận và thực tiễn rất cơ bản ,trọng yếu liên quan trực tiếp đến đưòng lốichính tri của Đảng , phương hướng phát triển của đất nước Đây là vấn đềtrọng tâm cốt lõi trong đương lối cách mạng của nước ta, Nó chi phối toàn

bộ các hoạt động chính trị, văn hoá-xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng,xây dựng Đảng…

2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng (12 – 1986)

Đại hộc VI (12/1986) có ý nghĩa lịch sử lớn lao đánh dấu bước ngoặtquan trọng trong quá trinh hình thành những quan điểm của Đảng về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nó mãi đi vào lịch sửquang vinh của Đảng ta như một mốc son trên bước trưởng thành qua nhiềugiai đoạn hoạt động của Đảng

- Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến tới đại hội lần thứ VI trong một tình thếnhiều gay go thử thách ,nhưng với long quyết tâm và những tích luỹ kinhnghiệm quý báo của nhiều thập kỉ lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nướctrong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau

Trang 9

Cũng từ tổng kết những tư tưởng đổi mới đã manh nha xuất hiện trongnhững năm trước ở một số lĩnh vực, từ những ý tưởng rút ra ở đại hội IV vàđại hội V mà đại hội VI đã đề ra những quan điểm chủ yếu sau đây:

- Quan điểm về một cơ cấu kinh tế mới, có sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế

cũ, tập trung đầu tư để thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tếlớn: lương thực thực phẩm, hang tiêu dung hang xuất khẩu

- Phát triển kinh tế hang hoá gồm nhiều thành phần tham gia vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hình thành thị trườngthống nhất cả nước

- Kên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung bap cấp chuyển sang cơ chế hạchtoán kinh doanh xã hội chủ nghĩa

- Thúc đẩy việc mở rộng giao lưu quốc tế, thực hiện chính sách mở cửa,hoà nhập vào nền kinh tế trong khu vực và quốc tế

- Kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường đổi mới và chỉnh đốn Đảng,nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, thực hành dân chủ trong các lĩnhvực hoạt động khác của xã hội

Đó là những vấn đề vừa cơ bản, vùa bức xúc của con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở nước ta

Để đảm bảo cho công cuộc đổi mới đúng hướng phát triển Nghị quyếthội nghị trung ương VI đã đề ra những quan điểm cơ bản được coi là nhữngnguyên tắc của công cuộc đổi mới như sau:

- Nắm vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa

- Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta

- Tăng cương sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lựccủa cách mạng xã hội chủ nghĩa

Những quan điểm đó là những nguyên tắc chung định hướng cho côngcuộc đổi mới

Trang 10

2.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991)

Thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội Văn kiện đại hội lần thứ VII đã giải quyết hai vấn đề cơ bảnnhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiệnnay Đó là quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Việt Nam với những đặctrưng cơ bản phản ánh quy luật khách quan phù hợp với điều kiện thực tiễnViệt Nam và những hình thức, con đường và biện pháp thực hiện thành côngchủ nghĩa xã hội ở nước ta

Cương lĩnh của Đảng do đại hội VII thông qua đề ra những đặc trưng của

xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng những đặc trưng nàyxuất phát từ nguyên lý cơ bản của chủ nghiã Mác – Lênin và tư tưởng HồChí Minh về chủ nghĩa xã hội, từ những thành tựu đã được tổng kết qua các

kỳ đại hội, nhân dân lao động làm chủ xã hội có một nền kinh tế phát triểncao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất chủ yếu, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con ngườiđược giải phóng khỏi ách áp bức bất công, làm theo năng lực, hưởng theolao động, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện cá nhân các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhaucùng tiến bộ, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nướctrên thế giới Thực chất của những đặc trưng nói trên là cụ thể hoá thêm mộtbước nữa mục tiêu, lý tưởng được đề ra từ khi thành lập Đảng thể hiện mộtcách sinh động tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhậnthức sâu sắc hơn về thời kỳ quá độ, thời kỳ chuyển biến cách mạng lên chủnghĩa xã hội Do đó, mọi chính sách kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ chỉ

có thể là định hướng xã hội chủ nghĩa Nó phải trải qua nhiều bước quá độnhỏ và các chủ trương chính sách của Đảng phải tính đến những nhiệm vụđặc thù của mỗi bước quá độ nhỏ

Trang 11

2.3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) đã đánh

giá tình hình thực hiện đường lối đổi mới do đại hội Đảng lần thứ VI đề ra,đại hội khẳng định “thế và lực của đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt vềchất, nước ta đã ra khoi khủng hoảng kinh tế chính trị nghiêm trọng và kéodài hơn 15 năm, tuy con một số mặt chưa vững chắc song đã tạo tiền đề cầnthiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: “Đẩy mạnh công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước”

Điều có ý nghĩa sâu sắc là đảng ta đã đề ra và tổ chức thực hiện thắng lợi,đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với những quan điểm đường lối đúngđắn, bảo đảm cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước giành được thànhtựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng Từ những thành tựu và khuyết điểm bàihọc thành công và chưa thành công đã giúp Đảng ta không ngừng nâng cao

bổ sung nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể và kháchquan, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngàycàng được xác định rõ hơn

Nét nổi bật của Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta là khẳng định mạnh mẽ,kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, phê phán nghiêm khắc những khuyếtđiểm lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở một số lĩnh vực với cácmức độ khác nhau và chỉ rõ nguy cơ chệch hướng mà hội nghị đại biểu giữanhiệm kỳ khoá VII (1994) đã nêu ra là nguy cơ không thể xem nhẹ

Đại hội lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm chăm lo phát triểnnguồn lực con người và thực hiện công bằng xã hội, trong đó nổi bật là vấn

đề phát triển trí tuệ người Việt Nam thể hiện trong khoa học công nghệ vàgiáo dục đào tạo Đó là một bước phát triển quan trong về lí luận và thựctiễn cách mạng ở nước ta

Cùng với sự phát triển kinh tế, gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội trong cả các khâu phân phối lực lượng sản xuất, kết quả sản xuất tạođiều kiện phát huy khả năng của người lao động, giải quyết các vấn đề xãhội để làm cho mọi người mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no hạnh phúc,

Trang 12

ai cũng có việc làm, cơm ăn áo mặc, được học hành…từng bước thực hiện

sự mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh Tăng cường khối đại đoàn kết dântộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng hoàn thiện nhà nước

xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được đại hội VIII cuả Đảng phát triển cao hơnmột bước Lấy đại nghĩa dân tộc làm điểm tương đồng đồng thời chấp nhậnnhững điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc

Cùng nhau xoá bỏ định kiến, mặc cảm hướng tới tương lai, xây dựng tinhthần đại đoàn kết cởi mở, tin cậy Đó thực sự là sự phát triển trong chiếnlược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới

Xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ xã hội chủnghĩa, xây dựng cơ chế làm chủ của dân bao gồm làm chủ gián tiếp, làm chủtrực tiếp cùng các hình thức tự quản ở cơ sở là bước phát triển và cụ thể hoá

tư tưởng dân chủ của cương lĩnh

Những quan điểm của Đại hội VIII của Đảng đã đi vào cuộc sống nó sẽđược tiếp tục phát triển bổ sung, ngày càng làm rõ hơn con đường đi lên chủnghĩa xã hội của đất nước ta

2.4 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001)

Qua mỗi chặng đường cách mạng của mình Đảng và nhân dân ta nhậnthức ngày càng sâu sắc đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội.Những nội dung về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội trong các văn kiện của Đại hội IX được trình bày hết sứchàm súc và cực kỳ quan trọng là những quan điểm lý luận chính trị đặt nềnmóng cho toàn bộ đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong nhữngnăm của thể kỷ XXI

* Về mục tiêu cách mạng nước ta:

Từ những bài học kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta vàthế giới, đặc biệt là từ thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được củacủa 15 năm đổi mới Đảng ta vững tin khẳng định sự lựa chọn con đường đi

Ngày đăng: 26/08/2016, 01:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 Khác
2/ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 1995 3/Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam Khác
4/ Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1982 Khác
5/ Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1987 Khác
6/ Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1991 Khác
7/ Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 1996 Khác
8/ Đảng cộng sản Việt Nam các nghị quyết của Đảng( 1996 – 1999) nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2000 Khác
9/ Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001 Khác
10/ Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
11/ Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w