1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN THỜI đại và sự NHẬN THỨC của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM về NHỮNG BIẾN đổi mới về THỜI đại HIỆN NAY

23 577 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Vấn đề “thời đại” là một đề tài hấp dẫn được các học giả phương Đông và phương Tây nghiên cứu tìm hiểu và đã đưa ra rất nhiều kiểu phân chia. Nhưng phải đến khi chủ nghĩa Mác ra đời, với thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, thì mới thật sự đưa ra quan niệm khoa học, cách mạng về thời đại

Trang 1

thời đại

2

VÀ SỰ NHẬN THỨC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ NHỮNG BIẾN ĐỔI MỚI CỦA THỜI ĐẠI HIỆNNAY

10

2.2 Sự nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về

những biến đổi mới của thời đại hiện nay

Trang 2

Vấn đề “thời đại” là một đề tài hấp dẫn được các học giả phương Đông vàphương Tây nghiên cứu tìm hiểu và đã đưa ra rất nhiều kiểu phân chia Nhưng phảiđến khi chủ nghĩa Mác ra đời, với thế giới quan và phương pháp luận khoa họccủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, thì mới thật sựđưa ra quan niệm khoa học, cách mạng về thời đại Thời đại theo quan điểmMácxít là một khái niệm chính trị, là sự khái quát chiến lược ở tầng nấc caonhất về tiến trình phát triển và xu thế cơ bản của thế giới Về mặt thời gian, nóchỉ một giai đoạn tương đối dài trong tiến trình phát triển lịch sử thế giới Vềmặt không gian, nó lấy đặc trưng phát triển xã hội của đại đa số quốc gia và khu vựctrong phạm vi toàn thế giới làm căn cứ Về mặt nội dung, nó là sự khái quát bảnchất về các mâu thuẫn và vấn đề của thế giới Nhìn từ phương hướng phát triển, nó

là sự phản ánh cơ bản về tình thế cơ bản của tiến trình lịch sử thế giới Nhữngnguyên lý lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời đại có vaitrò định hướng cho các đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đề rađường lối, chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn, sáng tạo phù hợp với đặc điểm xuthế của thời đại

Đặc biệt, trong thời kỳ hiện nay, thế giới mà chúng ta sống đang có những biếnđộng mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở trong từng nước, từngkhu vực và trên phạm vi toàn thế giới Những biến động ấy đã và đang diễn ra rấtnhanh chóng, có liên quan đến nhau trong mối quan hệ quốc tế được mở rộng chưatừng thấy Thực tiễn đó đòi hỏi, mỗi quốc gia dân tộc, trước hết là mỗi Đảng cộngsản cần phải biết mình đang sống trong thời đại lịch sử nào, với những đặc điểm,những mâu thuẫn cơ bản gì, với xu hướng phát triển ra sao để chọn hướng đi đúng,phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử Chỉ có trên cơ sở hiểu đúng thời đại,chúng ta mới có thể lựa chọn con đường phát triển của dân tộc theo hướng tiến bộ và

văn minh Vì vậy, nghiên cứu về: “Thời đại và sự nhận thức của Đảng Cộng sản

Việt Nam về những biến đổi mới của thời đại hiện nay” là đặc biệt cần thiết.

NỘI DUNG

Trang 3

1 Quan niệm về thời đại hiện nay

1.1 Quan niệm của các nhà tư tưởng trong lịch sử về thời đại

Nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhân loại cho thấy đã có nhiều nhà tư tưởngđưa ra quan niệm của mình về thời đại và phân chia lịch sử xã hội loài ngườithành những thời đại lịch sử từ thấp đến cao Nhà xã hội học Italia là Vicô(1668 – 1744) căn cứ vào sự khủng hoảng có tính chu kỳ của CNTB, đã phânchia thời đại lịch sử như vòng đời của con người gồm: Thơ ấu, thanh niên,trung niên và tuổi già Cách thức phân chia thời đại này, chỉ đạt được tiêu chí

về lịch đại tức là phản ánh được về thời gian mà chưa thể hiện được đầy đủ cơ

sở, nội dung và đặc điểm của thời đại Nhà triết học Đức (Hêghen: 1770 –1881), căn cứ vào địa chính trị, địa kinh tế, lại phân chia lịch sử xã hội thành

ba thời kỳ chủ yếu: Phương Đông, cổ đại và Giéc Man Thực chất đây là quanđiểm phân chia thời đại dựa trên cơ sở vùng lãnh thổ, lịch sử xã hội, chưa rõnội dung nấc thang phát triển và xu thế vận động của thời đại Nhà XHCNkhông tưởng Pháp (Phurie: 1772 – 1873), căn cứ vào sự tiến bộ của lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất giữa người và người trong quá trình sản xuất, đãphân chia lịch sử xã hội loài người thành bốn thời kỳ: Mông muội, dã man, giatrưởng và văn minh

Quan điểm của Phuriê có những yếu tố hợp lý, đã dựa vào sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, để phân chia lịch sử xã hội loài người thành bốn thờiđại kế tiếp nhau, nhưng chưa phản ánh toàn diện mọi mặt của thời đại lịch sử.Nhà nhân chủng học người Mỹ (Moóc – Gan: 1818 – 1882), căn cứ vào tìnhtrạng hôn nhân, phân chia lịch sử xã hội thành các thời đại: Mông muội, đãman và văn minh Ông dựa trên cơ sở nghiên cứu lịch sử ra đời kế tiếp nhaucủa các hình thức hôn nhân và gia đình, coi đó là tiêu chí để phân chia lịch sửloài người thành ba thời đại lịch sử là chưa thật khoa học và toàn diện Ngoài

ra còn có cách phân chia, những khái niệm khác như: thời đại đồ đá, thời đại

đồ đồng, thời đại cối xay gió, thời đại máy hơi nước, kỷ nguyên hạt nhân; hay

Trang 4

nền văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu côngnghiệp.

Như vậy, trong việc phân chia các thời đại của lịch sử xã hội loài người,

có những quan điểm dựa vào cơ sở chủ quan không phản ánh đúng tiến trìnhlịch sử nhân loại và làm cho việc nhận thức các thời đại hoàn toàn sai lệch Cóngười lấy kỹ thuật làm căn cứ phân chia thời đại Cách phân chia này tuy cónhững điểm hợp lý nhất định ở một mặt, một phía nào đó của thời đại, tức lànhấn mạnh vai trò của lực lượng sản xuất Nhưng cách phân chia này khôngthể chỉ ra được tính chất xã hội và động lực phát triển của thời đại

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin về thời đại

Bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại do chính Người lãnh đạo, V.I Lê-nin

đã mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội và bằng trí tuệ uyên bác của một nhà tư tưởng lỗi lạc,Người đã kịp thời tổng kết thực tiễn, kế thừa, phát triển quan điểm của C Mác

và Ph Ăng-ghen về thời đại, xây dựng nên nhận thức, quan điểm mác-xít vềthời đại ngày nay

Trên cơ sở nhìn nhận tiến trình của xã hội loài người như một dòngchảy lịch sử - tự nhiên, phủ định biện chứng giữa các hình thái kinh tế - xã hội,

C Mác và Ph Ăng-ghen xác định mỗi hình thái này, với quá trình phát sinh,phát triển và bị thay thế của nó, đánh dấu một thời đại lịch sử Cơ sở khoa họcđầu tiên và căn bản nhất để xác định một thời đại cụ thể là các điều kiện vậtchất khách quan, tức hình thái kinh tế - xã hội, với một kiểu quan hệ sản xuấtđặc trưng, phù hợp với một trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất vàmột kiến trúc thượng tầng tương ứng Ph Ăngghen đã viết: “…trong mỗi thờiđại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơcấu xã hội do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính

Trang 5

trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại, cái cơ sở mà chỉ

có xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử đó…”1

Trên cơ sở khái niệm thời đại do C Mác và Ph Ăng-ghen nêu ra, V.I nin đã tiếp tục phát triển nhận thức về vấn đề hệ trọng này, bắt đầu xem xétthời đại như một phạm trù lịch sử Để không lạm dụng khái niệm thời đại, V.I.Lê-nin đã cụ thể hóa mỗi thời đại lịch sử lớn theo cách phân kỳ hình thái kinh

Lê-tế - xã hội của C Mác và Ph Ăng-ghen thành nhiều thời đại nhỏ, tương ứngvới từng giai đoạn nhất định Tuy nằm trong một hình thái kinh tế - xã hội, cácgiai đoạn (thời đại) này khác nhau căn bản về đặc điểm, bối cảnh lịch sử, độnglực, nội dung, tính chất và phương hướng vận động Sự ra đời của thời đại gắnvới cách mạng xã hội và sự hình thành, phát triển của một hình thái kinh tế- xãhội mới, nhưng thời đại mới và hình thái kinh tế- xã hội mới không trùng khítvới nhau, trong cùng thời đại có nhiều hình thái kinh tế- xã hội đan xen đấutranh phủ định lẫn nhau Như V I Lênin đã viết: “ Trong mỗi thời đại đều có

và sẽ còn có những phong trào cá biệt, cục bộ, khi tiến, khi lùi; đều có và sẽcòn có những thiên hướng khác đi chệch khỏi phong trào chung, nhịp độchung”2

Phương pháp tiếp cận của V.I Lê-nin khắc phục được một số sai lầm có

thể xảy ra khi nghiên cứu về thời đại Một là, lấy diễn biến, đặc điểm của một giai đoạn làm đặc trưng cho cả một thời đại lịch sử dài Hai là, đưa ra quá sớm

những khẳng định đối với tương lai, mà đương thời mới chỉ tồn tại dưới dạng

những dự đoán Ba là, không gắn việc nhận thức về thời đại với việc phân tích

bối cảnh quốc tế và cục diện thế giới trong từng giai đoạn cụ thể, làm cho bảnthân vấn đề thời đại mất đi ý nghĩa thực tiễn, trở nên xa vời đối với đời sốngchính trị hiện thực Theo V.I.Lênin: "Thời đại sở dĩ gọi là thời đại bởi vì nóbao hàm một số hiện tượng và chiến tranh khác nhau, điển hình cũng như

2 Lênin, toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1980, trang 174

Trang 6

không điển hình; lớn cũng như bé, vốn có của các nước lạc hậu Tách rờinhững vấn đề cụ thể ấy bằng cách sử dụng những câu nói chung chung về thờiđại…"3

Như một phạm trù lịch sử, thời đại ngày nay đã được V.I Lê-nin đặtdấu mốc nhận thức trên cơ sở phân tích cụ thể một hiện thực cụ thể của chủnghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đó là bước chuyển của chủ nghĩa

tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đế quốc Quyluật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản làm xuất hiện các mâu thuẫnmới của thời đại; đồng thời, tạo ra các mắt khâu xung yếu trong hệ thống tưbản chủ nghĩa thế giới V.I Lê-nin gọi đây là thời đại đế quốc chủ nghĩa, vớiđầy nguy cơ chiến tranh thế giới khốc liệt giữa các thế lực đế quốc với nhau

Và cũng với thế giới quan biện chứng mẫu mực, V.I Lê-nin nhận định cáccuộc chiến tranh đế quốc là “đêm trước của cách mạng vô sản” và chủ nghĩa tưbản độc quyền nhà nước là “phòng chờ của chủ nghĩa xã hội” Bởi vậy, Người

đã bổ sung nhận thức về thời đại ngày nay là thời đại đế quốc chủ nghĩa vàcách mạng vô sản Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, lãnh tụ V.I.Lê-nin cụ thể hóa rằng nhân loại đã bắt đầu một thời đại mới, thời đại quá độ

từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Rõ ràng là V.I Lê-nin không hề xáclập quan niệm về thời đại ngày nay từ tư duy trừu tượng, mà đã xây dựng nó từ

sự phân tích lịch sử sâu sắc, cụ thể

Về thời đại mới, thời đại hiện nay hay thời đại chúng ta là những kháiniệm đồng nghĩa, được V.I.Lênin sử dụng rộng rãi và có thể thay thế nhau,được đánh dấu mở đầu từ cuộc cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi,V.I.Lênin, khẳng định nếu xét trên bình diện lịch sử toàn thế giới cách mạngTháng Mười Nga đã "mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới"4

3 Lênin, toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.86-87.

4 Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M.1978, tr.1847

Trang 7

Không chỉ xác lập nhận thức, quan niệm đúng đắn về thời đại ngày nay,V.I Lê-nin còn đặt dấu mốc mở đầu thời đại mới, lãnh đạo thành công cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiêntrong lịch sử loài người Với ý nghĩa đó, Cách mạng Tháng Mười Nga năm

1917 và sự ra đời của nhà nước Xô-viết công - nông đúng là sự kiện “làm rungchuyển thế giới”, mở đường cho các dân tộc vùng lên xóa bỏ hệ thống thuộcđịa, đạp đổ chủ nghĩa thực dân và đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội;đồng thời, thúc đẩy phong trào hòa bình, tiến bộ toàn thế giới đấu tranh, phêphán chủ nghĩa tư bản ngay tại các trung tâm của chúng Sự hình thành và lớnmạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới; các cao trào giải phóng dân tộc,trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phong trào côngnhân và phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội ở các nước tưbản phát triển trong nhiều thập niên của thế kỷ XX; quá trình cải cách, đổi mớichủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những thập niên cuối thế kỷ XX trở lại đây;những cuộc khủng hoảng liên tiếp của chủ nghĩa tự do tư bản chủ nghĩa và sựxuất hiện của cao trào cánh tả Mỹ La-tinh, trong đó có khuynh hướng chủnghĩa xã hội thế kỷ XXI là hệ quả trực tiếp và tất yếu của Cách mạng ThángMười, là biểu hiện không gì có thể bác bỏ về tính hiện thực của thời đại quá độ

mà V.I Lê-nin vạch ra

V.I.Lênin đã khẳng định: "Dĩ nhiên là cách phân giới hạn đó, cũng nhưnói chung những cách phân giới hạn trong giới tự nhiên hoặc trong xã hội, đềuchỉ có tính chất quy ước và không cố định, đều là tương đối chứ không phải làtuyệt đối”5

Thứ nhất, phải vận dụng phương pháp phân tích giai cấp, phân tích các

điều kiện của sự chuyển biến thế giới, đánh giá và nhận rõ đặc trưng cơ bảncủa thời đại Với những người Mácxít, một thời đại được gọi là thời đại, thờiđại này khác biệt với một thời đại khác, chính là vì trong tiến trình phát triển

5 V.I.Lênin, "dưới ngọn cờ của người khác", Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, M.1080, tr.174 – 175.

Trang 8

lịch sử loài người, giai đoạn riêng biệt nào đó, nó bao gồm toàn bộ những hiệntượng và những cuộc chiến tranh muôn hình muôn vẻ, điển hình cũng có màkhông điển hình cũng có, lớn cũng có mà nhỏ cũng có, riêng cho các nước tiêntiến cũng có mà riêng cho các nước chậm tiến cũng có Khi trên thế giới còntồn tại phổ biến các chế độ nhà nước có tính chất khác nhau, giai cấp xã hộikhác nhau, chế độ xã hội khác nhau, có mối quan hệ phức tạp với tính chất vàtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, xét đến cùng bị nó chế ước

và do nó quyết định, muốn phân biệt thời đại thì phải kiên trì phương phápphân tích giai cấp xã hội nào, loại chế độ nhà nước nào quyết định và ảnhhưởng đến nội dung chủ yếu của thời đại, đến đặc điểm bối cảnh chủ yếu củathời đại, v.v là căn cứ cơ bản để phân định thời đại

Thứ hai, phải lựa chọn những sự kiện lịch sử đặc biệt nổi bật đã xảy ra

trong đời sống hiện thực làm mốc để phân chia thời đại V.I.Lê nin đã chỉ ra:

“Dĩ nhiên là những cách phân giới hạn đó, cũng như nói chung những cáchphân giới hạn trong thời tự nhiên hoặc trong xã hội, đều chỉ có tính chất quyước và không cố định, đều là tương đối chứ không phải là tuyệt đối và nếu talấy những sự kiện lịch sử nổi bật nhất, đáng chú ý nhất để làm mốc cho nhữngphong trào lịch sử lớn thì đó cũng chỉ làm một cách phỏng chừng mà thôi”.Lênin đã từng lựa chọn cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1893), cuộc chiếntranh Anh - Bôe (1899 - 1902), cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) vàcuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu năm 1900 làm những mốc chủ yếu của thời

kỳ lịch sử (CNTB tự do tiến vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa) đó Lênin nhấnmạnh: “Chúng ta đang sống ở khoảng giao thời giữa hai thời đại và chỉ có thểhiểu được những biến cố lịch sử có ý nghĩa lớn lao đang diễn ra trước mắtchúng ta nếu trước hết chúng ta phân tích những điều kiện khách quan củabước chuyển từ thời đại này sang thời đại kia” Chính vì vậy, Lênin coi thắnglợi của cách mạng XHCN Tháng Mười là sự mở đầu của thời đại mới, cho rằngCách mạng Tháng Mười thắng lợi mở ra con đường quá độ từ CNTB lên

Trang 9

CNXH của lịch sử loài người Còn Đặng Tiểu Bình cho rằng, việc kết thúcchiến tranh thế giới lần thứ hai, một loạt nước XHCN ra đời, nhân loại tiến vàothời đại mới hoà bình và phát triển, v.v là cột mốc

Thứ ba, kiên trì nguyên tắc kết hợp “tính phổ biến” với “tính đặc thù”,

lấy hiện tượng mang tính phổ biến trong phạm vi thế giới để giới định nộidung thời đại Bản thân khái niệm thời đại có tính thế giới, mâu thuẫn thế giới

và quy luật phát triển thay đổi của nó xuyên qua các hiện tượng mà xác địnhnội dung thời đại, là “sự tổng hoà của các kiểu, các loại hiện tượng” Thời đại

là một khái niệm chiến lược Về mặt thời gian, không phải chỉ là mười mấynăm, mấy chục năm, mà chỉ là thời kỳ lịch sử tương đối dài; về mặt nội dung,không phát triển là chỉ những sự kiện cá biệt, hiện tượng cá biệt, mà là từtrong phân tích các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học - kỹ thuật, vănhoá, v.v của thế giới, từ trong các hiện tượng phức tạp tìm kiếm những yếu

tố và hợp lực phản ánh chỉnh thể, xác định những mâu thuẫn chủ yếu, đặctrưng chủ yếu và hướng đi cơ bản của thế giới Sở dĩ, Lênin xác định nửa đầuthế kỷ XX là thời đại “chiến tranh” và “cách mạng” là vì Người cho rằng:

“Một thời đại được gọi là thời đại, chính là vì nó bao gồm toàn bộ những hiệntượng và những cuộc chiến tranh muôn hình muôn vẻ, điển hình cũng có màkhông điển hình cũng có, lớn cũng có mà nhỏ cũng có, riêng cho các nước tiêntiến cũng có mà riêng cho các nước chậm tiến cũng có”

Thứ tư, phải biết kết hợp thời đại lớn với thời đại nhỏ để phân tích xu

thế phát triển của thời đại Những người Mácxít cho rằng, thời đại có sự phânbiệt lớn nhỏ, không thể sử dụng khái niệm thời đại một cách chung chung.Thông thường mà nói, chúng ta sử dụng phần lớn là khái niệm thời đại lớn, tứccác giai đoạn lịch sử khác nhau trong tiến trình phát triển xã hội loài người.Nhưng cũng không loại trừ sử dụng khái niệm thời đại nhỏ hoặc giai đoạn nhỏ

ở một số trường hợp nào đó, tức trong thời đại lớn lại có thể chia ra những thờiđại nhỏ hoặc giai đoạn nhỏ C.Mác cho rằng: “Về đại thể, có thể coi các

Trang 10

phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là nhữngthời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội” Ở đây là chỉ thời đạilớn trong lịch sử Thời đại lớn là giai đoạn lịch sử tương đối dài và trong thờiđại lớn đó, do các vấn đề chủ yếu cần giải quyết khác nhau mà xuất hiện cácgiai đoạn nhỏ khác nhau, tức thời đại nhỏ Đúng như Ph Ăng ghen đã khẳngđịnh: “Những giai đoạn quá độ lên xã hội cộng sản - đấy là vấn đề khó nhấttrong tất cả những vấn đề còn tồn tại vì rằng các điều kiện không ngừng thayđổi Chẳng hạn, mỗi tờ rớt mới đều làm biến đổi chúng và cứ mười năm một,mục tiêu cần công kích lại hoàn toàn thay đổi” Trong bài “Dưới ngọn cờ củangười khác”, Lênin cho rằng: “chúng ta đang sống ở khoảng giao thời giữa haithời đại”, “vấn đề ở đây là những thời đại lịch sử quan trọng” và theo Người,cách phân chia thông thường những thời đại lịch sử thường được nêu ra trongsách báo Mácxít là phân chia thành ba “thời đại nhỏ”: 1/ 1789 - 1871; 2/

1871 - 1914; 3/ 1914 - ? Theo Lê nin: “Thời đại thứ nhất” từ cuộc Đại cáchmạng Pháp đến cuộc chiến tranh Pháp - Phổ là thời đại mà giai cấp tư sản đangphát triển mạnh, đang thắng lợi trên mọi mặt”… “thời đại thứ hai là thời đạigiai cấp tư sản giành được quyền thống trị hoàn toàn và đang bắt đầu đixuống” “thời đại thứ ba, vừa mới bắt đầu, đặt giai cấp tư sản vào một địa vịtương tự như địa vị của những lãnh chúa phong kiến trong thời đại thứ nhấtđứng” “Thời đại nhỏ” thứ ba, giai cấp tư sản phát triển, đồng thời cũng là thờiđại chế độ XHCN bắt đầu ra đời, trưởng thành, phát triển, vì thế nó khônghoàn toàn thuộc về thời đại lớn – “thời đại TBCN” Theo Lênin, hiện tại là

“khoảng giao thời” của “hai thời đại lịch sử lớn” Nói cách khác, bắt đầu từ lúc

đó, cả thế giới đã tiến vào thời đại “quá độ CNTB lên CNXH và CNCS” ViệcLênin cho rằng, quá độ từ CNTB lên CNXH là cả một thời đại lịch sử, cũngtức là nói, thời gian mà sự quá độ đó tiếp diễn là tương đối dài, vì thế bản thânthời đại này mang tính quá độ đó phải được xem là một “thời đại lớn”, chắcchắn phải trải qua các thời đại nhỏ hoặc giai đoạn nhỏ có nội dung và đặc

Trang 11

trưng khác nhau Với những nội dung và đặc trưng khác nhau đó đã khiến chobước tiến của thời đại có sự lên xuống Nhưng, những nội dung và đặc trưng

đó chắc chắn phải chịu sự chế ước của thời đại lớn, đã biểu hiện cụ thể sựchuyển động chính và xu thế xa của cả thời đại lớn Lênin cho rằng: “Chỉ cótrên cơ sở này, nghĩa là trước hết xem xét những nét khác nhau cơ bản của cácthời đại (chứ không phải của các giai đoạn lịch sử cá biệt ở các nước) thìchúng ta mới có thể định ra đúng đắn sách lược của chúng ta” Đồng thời, khiphân tích cụ thể thời đại mà các quốc gia khác nhau đang đứng V.I.Lêninkhẳng định chỉ có trên cơ sở hiểu đúng thời đại "chúng ta mới có thể định rađúng đắn sách lược của chúng ta; và chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặcđiểm cơ bản của một thời đại, chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chitiết của nước này hay nước nọ"6 Làm rõ điều này là rất quan trọng Điều đónhất định đòi hỏi chúng ta không được câu nệ vào một định nghĩa kinh điểnnào đó, nhìn thời đại thành một thứ tuyệt đối, nhất thành bất biến, mà phảixuất phát từ tình hình thực tế, tức xuất phát từ nội dung khách quan của quátrình lịch sử trong thời gian cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể, coi thời đại là cóđiều kiện, tương đối, biến đổi, chia giai đoạn Đồng thời, cũng không được ngộnhận các thời kỳ (giai đoạn) khác nhau trong cả thời đại lớn là các thời đại lớnkhác nhau, từ đó mà chuyển thời đại nhỏ thành thời đại lớn và sự thay đổiphương hướng lớn của sự phát triển trong lịch sử loài người

2 Các xu thế trong thời đại hiện nay và sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về những biến đổi mới của thời đại hiện nay

2.1 Các xu thế trong thời đại hiện nay

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch

sử nhân loại, đã bắt đầu cả một thời đại lịch sử “quá độ từ CNTB lên CNXH vàCNCS” Lịch sử phát triển đến ngày nay, mặc dù CNTB và CNXH đều cónhững thay đổi to lớn, nhưng chúng ta vẫn đang ở vào một thời đại lớn: toàn

6 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.174

Ngày đăng: 03/12/2016, 20:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. V.I. Lênin, toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.86-87 Khác
5. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M.1978, tr.1847 Khác
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb ST, HN 1989, tr.544 Khác
7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.1996, tr.576 Khác
8. Văn kiện Đảng: Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H. 2002 Khác
11. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 14; 157 Khác
12. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 73-74; tr.737 Khác
13. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr67-69 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w