1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG CAO cấp CHÍNH TRỊ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM về CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

20 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 437 KB

Nội dung

Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là, sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, chấm dứt những năm tháng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tỏ rõ tính ưu việt và tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Vì vậy, để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, cải thiện đời sống của nhân dân, đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu là vấn đề then chốt của Đảng ta lúc bấy giờ. Hơn một phần tư thế kỷ đổi mới (Đại hội lần thứ VI của Đảng 121986) và sau này Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển đường lối, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, từ Đại hội VII (tháng 61991) cho đến nay. Với Cương lĩnh đúng đắn, cùng hoạt động thực tiễn sôi động, phong phú, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Một trong những thành tựu đó là nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn, thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của Việt Nam không những được nhân dân ta ghi nhận, mà còn được cộng động quốc tế đánh giá cao.

Trang 1

BÀI THU HOẠCH LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HỆ TẬP TRUNG

TÊN MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN BÀI TIỂU LUẬN: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

TỪ ĐẠI HỘI VII ĐẾN ĐẠI HỘI XIII

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

PHẦN II NỘI DUNG 1

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội 1 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 5

Chương 2.

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.1. Sự phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay 6

2.2. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt

2.3. Trách nhiệm của người lãnh đạo quản lý 15

Trang 3

Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đó là, sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, chấm dứt những năm tháng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tỏ rõ tính ưu việt và tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã gặp không ít khó khăn, thử thách Vì vậy, để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, cải thiện đời sống của nhân dân, đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu

là vấn đề then chốt của Đảng ta lúc bấy giờ

Hơn một phần tư thế kỷ đổi mới (Đại hội lần thứ VI của Đảng 12-1986)

và sau này Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển đường lối, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, từ Đại hội VII (tháng 6-1991) cho đến nay Với Cương lĩnh đúng đắn, cùng hoạt động thực tiễn sôi động, phong phú, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử Một trong những thành tựu đó là nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn, thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của Việt Nam không những được nhân dân ta ghi nhận, mà còn được cộng động quốc tế đánh giá cao

Trang 4

Phần 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển, giai cấp tư sản mặc dù đã bộc lộ đầy đủ bản chất tàn bạo và phản động, nhưng về cơ bản vẫn còn đang đóng vai trò trung tâm của lịch sử; giai cấp vô sản ngày một trưởng thành thông qua các cuộc đấu tranh cách mạng ở châu Âu, nhưng vẫn còn non yếu về mọi mặt Trong điều kiện lịch sử đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu rõ sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để có những dự báo thiên tài về sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội Từ đó, các ông

đã đi đến khẳng định: Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên và hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ ra đời để thay thế cho hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa

Dựa trên những quan niệm về lịch sử xã hội, C.Mác đã đề cập đến lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và các giai đoạn phát

triển của nó trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô Ta” C.Mác đã chỉ rõ

những đặc trưng cơ bản của từng giai đoạn, nhất là những đặc trưng trong giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (chủ nghĩa

xã hội) Trong đó, C.Mác đã chỉ rõ: “Một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà

nó đã lọt lòng ra” [6, tr.33]

Mác đã phân tích sâu sắc đặc điểm của giai đoạn này về mặt kinh tế, tập trung quan hệ sở hữu Theo C.Mác sau khi chế độ tư bản chủ nghĩa sụp

đổ, chế độ tư hữu vẫn còn tồn tại, cho nên việc cải tạo để đi đến xoá bỏ chế độ

tư hữu là một quá trình dần dần Mác đã khẳng định “Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài Chính quyền không bao giờ ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế quyết

Trang 5

định” [6, tr.36] Vì vậy, đặc trưng cơ bản về kinh tế của giai đoạn này về phân phối là làm theo năng lực, hưởng theo lao động

Về phương diện chính trị - xã hội đó là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội đang được hình thành Nên mục đích của chủ nghĩa cộng sản về chính trị là xoá bỏ nhà nước, mà cơ sở xã hội của

nó chính là chế độ tư hữu C.Mác cũng đã chỉ ra sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản phải dùng chế độ dân chủ làm phương tiện để thi hành các biện pháp đánh vào chế độ tư hữu, cải tạo, thủ tiêu các quan hệ bóc lột, thiết lập các quan hệ sản xuất mới công bằng Và đó là một quá trình dần dần, không thể nóng vội Mặt khác sau khi giành chính quyền giai cấp vô sản phải

sử dụng quyền lực chính trị một cách triệt để vừa cưỡng bức, tước đoạt bọn áp bức, bóc lột, nhưng vừa phải nêu gương giúp đỡ nhân dân xây dựng xã hội mới

C.Mác cũng đã chỉ ra để tiến tới hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đòi hỏi phải trải qua một thời kỳ quá độ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa

và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị Và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” [6, tr.47] Xã hội của thời kỳ quá độ là một xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản mà ra; là thời kỳ cải biến cách mạng, do vậy về kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ Công cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước chuyên chính vô sản

Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã đưa ra nhiều luận điểm mới để bảo vệ, phát triển sáng và làm phong phú chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Điểm nổi bật là nhận thức mới của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước tư bản kém phát triển Người cho rằng: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp

độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội” [12, tr.160]

Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về lý luận phân

kỳ của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, V.I.Lênin đã tiếp tục

Trang 6

khẳng định sự phân kỳ gồm: 1 Những cơn đau đẻ kéo dài; 2 Chủ nghĩa xã hội; 3 Xã hội cộng sản chủ nghĩa Trong đó, V.I.Lênin đã khẳng định trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa sau những cơn đau đẻ kéo dài nên pháp quyền không bao giờ

có thể cao hơn chế độ kinh tế và trình độ phát triển văn hoá của xã hội

Bên cạnh đó, V.I.Lênin còn phát triển sâu sắc lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, V.I.Lênin đã chỉ ra các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ hình thức quá độ bỏ qua đối với các nước lạc hậu, kém phát triển Trong đó, V.I.Lênin đã khẳng định tính tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ, chỉ rõ tính chất, đặc điểm của thời kỳ quá độ đó là thời kỳ không thể không bao gồm những đặc điểm, đặc trưng của hai kết cấu kinh tế

-xã hội tư bản chủ nghĩa và -xã hội chủ nghĩa Thời kỳ giai đoạn ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh Hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản

đã phát sinh nhưng còn non yếu về mọi mặt

Đây là những luận điểm rất quan trọng, không những phù hợp với đặc điểm, điều kiện lịch sử lúc đó ở nước Nga, mà còn với cả các nước lạc hậu chậm phát triển khác trên thế giới Từ đó, V.I.Lênin cho rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, nên phải sẵn sàng chịu đựng những thử thách, thậm chí có những thất bại tạm thời

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì chủ nghĩa xã hội

- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các chế độ xã hội trước đó xét trên tổng thể các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Nhưng, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình chủ nghĩa xã hội để biến chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng rất khó khăn đối với các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Trên cơ sở kế thừa, vận dụng sáng tạo, phát triển quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam,

Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh” [9, tr.226.], “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao

Trang 7

mức sống của nhân dân” [11, tr.159], “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ” [11, tr.258] Người khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là “một thế giới không có người bóc lột người, mọi người sung sướng, vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người” [10, tr 324] Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng có công ăn, việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được phát triển toàn diện

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa luôn là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Người nói:

“xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” [11, tr.591] Cụ thể hơn, Bác cho rằng chủ nghĩa xã hội phải “có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến” [11, tr.14] Còn về chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở mọi người dân, mọi cán bộ, công chức nhà nước đều

là công bộc của dân

Những điều kiện đảm bảo cách mạng thành công, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, điều quan trọng nhất, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, truớc hết phải có Đảng Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng, của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới công tác xây dựng Đảng; yêu cầu Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trí tuệ, vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chủ nghĩa

xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

để mỗi cán bộ, đảng viên phải “xứng đáng là nguời lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”

Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng xây dựng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bởi đó chính là nhân tố đảm bảo cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Bác nói: “Nếu không

có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”

Trang 8

Theo Bác, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do đó cần phát huy tính tích cực, chủ động của toàn dân, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nuớc, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa Con người là yếu tố quyết định Do đó, Bác đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ Bác đòi hỏi phải giáo dục, đào tạo con người một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt là giáo dục, rèn luyện về đạo đức

Nhìn lại chặng đường hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, con đuờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, lãnh đạo nhân dân ta giành đuợc những thắng lợi hết sức to lớn Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong đường lối của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

CHƯƠNG 2 NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Sự phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay

Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay ngày càng sáng tỏ Điều này thể hiện ở những nội dung sau:

* Sự phát triển nhận thức của Đảng về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với quá trình phát triển đất nước qua các thời kỳ Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta phác thảo ban đầu trong các văn kiện Đại hội từ năm 1954 đến năm 1986

Trang 9

Nhìn một cách tổng thể, thời kỳ này, chúng ta chưa xác định được mô hình và những đặc trưng cụ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng đã được Đảng ta chỉ ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) Cương lĩnh năm 1991 xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội gồm 6 đặc trưng: Do nhân dân lao động làm chủ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu

về các tư liệu sản xuất chủ yếu Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới [1, tr.8-9]

Có thể nói, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu trong Cương lĩnh năm 1991 là những đặc trưng bản chất để nhận biết về chủ nghĩa

xã hội Những đặc trưng này ở một phương diện nào đó cũng đã chỉ rõ động lực và mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đến Đại hội X, tổng kết hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã có nhận thức mới sâu sắc hơn về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Đại hội X xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng gồm 8 đặc trưng cơ bản: “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới” [3, tr.68]

So với Cương lĩnh năm 1991, nhận thức về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Đại hội X có những điểm mới Hệ mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được xác định là đặc trưng thứ nhất trong 8 đặc trưng Mục đích của chủ nghĩa xã hội được xác định rõ

Trang 10

nét, cụ thể hơn Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mặc dù có những thay đổi

về mặt ngôn từ nhưng về bản chất cơ bản vẫn được giữ nguyên và bổ sung thêm một đặc trưng mới Đây là một bổ sung quan trọng về đặc trưng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng So với Cương lĩnh năm 1991, nhận thức này đầy đủ hơn, toàn diện hơn

Tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân

ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,

có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [4, tr.70]

Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã làm rõ một số vấn đề về nội dung xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thứ nhất, khẳng định đặc trưng hàng đầu là xây dựng một xã hội: dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Chủ nghĩa xã hội phải là dân giàu, nước mạnh Dân có giàu nước mới mạnh, nước mạnh tạo điều kiện cho dân giàu có chính đáng Dân giàu không chỉ giàu về của cải vật chất mà giàu

cả về trí tuệ, văn hóa, tinh thần, đạo đức Sức mạnh của đất nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân Nước mạnh dựa trên nền tảng kinh tế phát triển cao, chế độ chính trị tiến bộ, dân chủ, ổn định quốc phòng, an ninh vững mạnh, xã hội đoàn kết, đồng thuận, trong ấm ngoài êm, không gây thù oán trong quan

hệ quốc tế Nước mạnh còn thể hiện ở ý chí độc lập, tự lực, tự cường, ở bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức

Thứ hai, đề cao dân chủ, nội dung dân chủ được đặt lên trước công

bằng, văn minh Đây là một điểm mới trong nhận thức và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta Dân chủ là bước tiến, là khát vọng của con người, của mỗi dân tộc Dân chủ tư sản là bước tiến bộ so với chế độ phong kiến Dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự phát triển chưa từng có, giải phóng triệt

để con người khỏi mọi áp bức, bất công để tạo dựng một xã hội tốt đẹp

Ngày đăng: 16/01/2022, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w