1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TÍNH tất yếu, đa DẠNG, đặc THÙ về CHỦ NGHĨA xã hội và CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM sự vận DỤNG SÁNG tạo của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

30 1,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác do Mác Ăngghen sáng lập vào nửa sau thế kỷ XIX. Sau khi Mác và Ăngghen từ trần, Lênin là người kế tục sự nghiệp vĩ đại do Mác và Ăngghen để lại, từ cuối thế kỷ XIX đến những năm hai mươi của thế kỷ XX.Lênin đã có những cống hiến vô giá đối với lịch sử trong việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác nói chung và CNXH khoa học nói riêng trong những điều kiện lịch sử mới ở đầu thế kỷ XX.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành chủnghĩa Mác do Mác - Ăngghen sáng lập vào nửa sau thế kỷ XIX Sau khi Mác và

Ăngghen từ trần, Lênin là người kế tục sự nghiệp vĩ đại do Mác và Ăngghen để lại,

từ cuối thế kỷ XIX đến những năm hai mươi của thế kỷ XX

Lênin đã có những cống hiến vô giá đối với lịch sử trong việc vận dụng vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác nói chung và CNXH khoa học nói riêng trongnhững điều kiện lịch sử mới ở đầu thế kỷ XX

Mác - Ăngghen tập trung nghiên cứu kết cấu kinh - xã hội của xã hội tư bảnchủ nghĩa ở thời kỳ tư do cạnh tranh, vạch ra bản chất và quy luật vận động của chủnghĩa tư bản để từ đó luận chứng về tính tất yếu lịch sử sự diệt vong của chủ nghĩa

tư bản, sự thắng lợi của CNXH và chủ nghĩa cộng sản trong tương lai Các ông đãphát hiện ra vai trò và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản cách mạng, đặtnền móng cho lý luận CNXH khoa học, chuyển CNXH từ không tưởng tới khoahọc Lênin, dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác đểphân tích cụ thể một tình hình lịch sử cụ thể khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

đã chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, lũng đoạn, đã mang hình thái lịch sửcủa chủ nghĩa đế quốc Từ đó, phát triển lý luận của Mác - Ăngghen về cách mạng

vô sản, về con đường đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản, Lênin đã đem lại nhữngluận chứng khoa học đầy tính sáng tạo về khả năng và triển vọng của cách mạng vôsản trong bối cảnh mới ở đầu thế kỷ XX, về xu thế lịch sử của con đường (loạihình) "phát triển rút ngắn" và "quá độ gián tiếp" tới CNXH, bỏ qua chế độ tư bảnchủ nghĩa đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển, thậm chí còn cả những tàn dưcủa các quan hệ phong kiến, gia trưởng, tiền tư bản

Luận thuyết này của Lênin đã được lịch sử chứng thực bằng cuộc Cách mạngTháng Mười Nga năm 1917 bằng thực tiễn xây dựng CNXH ở Liên Xô cũng như quátrình sinh thành chế độ mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nhiều nước từ châu Âu, châu

Á đến châu Mỹ Latinh từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939 - 2945) đến nay

Cần phải nói tới những điều căn bản sau đây làm cơ sở cho việc luận chứng

về tính tất yếu, đa dạng, đặc thù và những giá trị bền vững của CNXH khoa họctrong thời đại ngày nay

Trang 2

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tính tất yếu, đa dạng và đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

1.1 Tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Một trong những phát kiến vĩ đại của C.Mác là đã luận giải rõ tính tất yếuphổ biến của con đường đi lên CNXH thông qua lý luận hình thái kinh tế - xãhội Với học thuyết này, lần đầu tiên C.Mác đã phân tích một cách đầy đủ vàkhoa học về quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người - đó là một quátrình lịch sử - tự nhiên trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao.Học thuyết này được lý giải một cách khoa học nhờ bám sát vào phân tích kếtcấu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người

để từ đó tìm ra quy luật

C.Mác viết: “Trong sự sản xuất xã hội đời sống của mình, con người cónhững quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức lànhững quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển

nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức

xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”[6, tr.14].

Đến hình thái kinh tế - xã hội TBCN, bằng việc giải phẫu phương thức sảnxuất TBCN, C.Mác chỉ ra rằng, trong hình thái này, lực lượng sản xuất đã đạt đến

trình độ xã hội hóa cao Đó là hệ quả tất yếu do nhu cầu phải “luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất”[7, tr.600] để sáng tạo và ứng dụng những thành tựu

của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hiện đại vào quá trình sản xuất với mụctiêu tạo ra năng suất, chất lượng hiệu quả ngày càng cao nhằm nâng cao năng lựccạnh trạnh và đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa Song trong hình thái kinh tế - xã hộiTBCN, do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được đẩy lên đến mức cựcđoan khiến cho quan hệ sản xuất TBCN với tính chất tư hữu đã mâu thuẫn gay gắt

Trang 3

với trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất và trở thành yếu tố căn bản kìm hãm

sự phát triển kinh tế - xã hội Để giải quyết mâu thuẫn này mở đường cho lực lượngsản xuất phát triển, phải thông qua một cuộc “đảo lộn cách mạng” (C.Mác) nhằm

thiết lập chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu - yếu tố quan trọng nhất

làm cho quan hệ sản xuất đạt đến trình độ xã hội hóa để phù hợp với trình độ xã hộihóa đã đạt được của lực lượng sản xuất, từ đó thiết lập một phương thức sản xuấtmới tiến bộ Cuộc “đảo lộn cách mạng” thành công sẽ dẫn đến sự ra đời của mộthình thái kinh tế - xã hội mới - đó là hình thái kinh tế - xã hội CSCN mà giai đoạnđầu là CNXH

Lịch sử đã từng biết đến, những câu trả lời nằm trong di sản của Mác Ăngghen và về mặt khoa học thì, chỉ từ khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, chi từ khiCNXH trở thành khoa học, nghĩa là từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi, khoa học xã hội

-và nhân văn mới thực sự trở thành khoa học Về phương diện cách mạng, có thểnói, với chủ nghĩa Mác và CNXH khoa học ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, giaicấp vô sản cách mạng đã có được lý luận chính trị triệt để của mình làm vũ khí tưtưởng và tinh thần bước vào cuộc đấu tranh giải phóng cho mình để đi tới giảiphóng cả xã hội loài người, xóa bỏ tình trạng nô lệ cuối cùng trong lịch sử và trỏthành tự do đầu tiên trong lịch sử đích thực mới Ấy là bước nhảy vọt từ vươngquốc của tất yếu sang vương quốc của tự do trong hình thái xã hội cộng sản - mộtkêt quả hợp lôgích của sự phát triển lịch sử nhờ phủ định biện chứng hình thái xãhội tư bản Những tư tưởng khoa học, cách mạng ấy “ngay từ lúc mới sinh thành đãkhai sáng cho giai cấp vô sản và toàn thể nhân loại cần lao, đem lại một niềm tinthực sự khoa học chứ không phái tín điều tôn giáo cho đông đảo mọi người, đã mởđâu sự hình thành một thứ chủ nghĩa lạc quan lịch sử mới thấm nhuần sâu sắc các

giá trị duy lý khoa học hiện đại với các giá trị nhăn văn hiện đại”[2, tr.261] Những

tư tưởng khoa học, cách mạng ấy, ngay từ lúc xuất hiện và trong quá trình pháttriển sau này đã không ngớt đem lại nôi sợ hãi, tức tối và căm thù của giai cấp tưsản, các thế lực tư sản ở khắp mọi nơi

Trang 4

Lênin đã nhận thấy, từ khi chủ nghĩa Mác, CNXH khoa học ra đời, đã đượcgiai cấp công nhân và quần chúng lao động cách mạng tiếp nhận với một niềmhứng khởi cách mạng lớn lao bao nhiêu thì nó cũng phải đương đầu với những đòntấn công thù địch ác liệt bấy nhiêu từ phía giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản thếgiới Thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh đó làm cho những kẻ thùnhiều khi phải giả danh là người mácxít Thực tế lịch sử ấy càng khẳng định giá trị

và sức sống của chủ nghĩa Mác là vĩnh cửu

Tính tất yếu lên CNXH không chỉ thể hiện ở việc ra đời hình thái kinh tế - xãhội CSCN, mà còn được thể hiện ở mục tiêu thống nhất và thể hiện ở bản chấtchung của CNXH - là bản chất của một chế độ xã hội nhân văn, nhân đạo và giảiphóng con người Thực tiễn lịch sử của CNXH thế giới đã chứng minh cho tínhđúng đắn khoa học của học thuyết Mác - Lênin với thắng lợi của một loạt nước saucuộc “đảo lộn cách mạng” vào những thập niên đầu của thế kỷ XX và định hướngcon đường đi lên CNXH

Song cái tất yếu đó có trở thành hiện thực hay không lại phụ thuộc vào hoạt động chủ quan của con người, mà ở đây có hai nhân tố chủ quan cơ bản: năng lực

và phẩm chất của chủ thể lãnh đạo, quản lý và sự đồng thuận của giai cấp công

nhân, nhân dân lao động

Tính tất yếu của con đường đi lên CNXH có thành hiện thực hay khôngphụ thuộc trực tiếp và mang tính quyết định vào năng lực và phẩm chất của chủthể lãnh đạo, cụ thể là hoạt động lý luận và chỉ đạo thực tiễn của các Đảng cộngsản và năng lực quản lý của Nhà nước Đảng Cộng sản muốn thực hiện được vaitrò lãnh đạo của mình thì tổ chức Đảng và đảng viên phải thật sự trong sạch,vững mạnh, phải “đại diện cho lương tri và trí tuệ của thời đại” Khẳng địnhnguyên lý bất di bất dịch này, V.I.Lênin viết: “Chỉ có Đảng cộng sản, nếu nóthực sự là đội tiền phong của giai cấp cách mạng, nếu nó bao gồm những đạibiểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hoàntoàn có ý thức và trung thành, có học vấn và được tôi luyện bằng kinh nghiệm

Trang 5

đấu tranh cách mạng bền bỉ, nếu nó biết gắn liền với toàn bộ cuộc sống của giaicấp mình và thông qua giai cấp đó, gắn liền với tất cả quần chúng bị bóc lột, vàbiết làm cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vào mình, - chỉ cómột đảng như vậy mới có thể lãnh đạo được giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranhcuối cùng, kiên quyết nhất, thẳng tay nhất chống lại tất cả mọi thế lực của chủnghĩa tư bản”[13, tr.227].

Nhưng thời gian qua và hiện nay, sự suy giảm lý tưởng cộng sản, sự thoáihóa biến chất của một số tổ chức Đảng và của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảngviên; cộng với sự thờ ơ chính trị, suy giảm niềm tin của một bộ phận quần chúngNhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên thế giới đãkhiến cho CNXH hiện thực lâm vào khủng hoảng và đổ vỡ vào những năm 90 củathế kỷ XX Bài học này còn nguyên giá trị đối với bất kỳ nước nào tiếp tục địnhhướng xây dựng CNXH nếu không tôn trọng qui luật khách quan, nếu xa dân đều

có thể phải trả giá đắt cho việc tùy tiện theo ý muốn chủ quan dẫn đến coi thườngtính tất yếu phổ biến khách quan của con đường đi lên CNXH mà chủ nghĩa Mác -Lênin đã chỉ ra

Song cũng cần thắng thắn nhìn nhận một thực tiễn lịch sử khác khi xây dựngCNXH của nhiều nước trước đây do rập khuôn theo mô hình xô viết, đặc biệt là do

vi phạm qui luật trong việc giải quyết mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất với trình

độ của lực lượng sản xuất, thể hiện ở việc đẩy quan hệ sản xuất vượt trước quá xa

so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nguyên nhân của tình trạng nàychủ yếu do nóng vội, duy ý chí Song phải chăng ở đây còn có sự hiểu không đúng

về tư tưởng của C.Mác khi lâu nay chúng ta vẫn sử dụng thuật ngữ là thiết lập “chế

độ công hữu hay sở hữu công cộng” về tư liệu sản xuất? Chúng tôi cho rằng, việc

sử dụng thuật ngữ này là không chính xác theo tinh thần của C.Mác và đó lànguyên nhân dẫn đến tình trạng thiết lập sở hữu công cộng và sở hữu tập thể ồ ạt,với qui mô và phạm vi quá rộng, dẫn đến tình trạng vô chủ, thiếu ý thức tráchnhiệm đối với các loại tư liệu sở hữu công

Trang 6

Từ đây, chúng tôi cho rằng cần phải sử dụng thuật ngữ thiết lập “chế độ sở hữu xã hội” về tư liệu sản xuất chủ yếu thì mới đúng tinh thần của C.Mác vì như

vậy mới đảm bảo làm cho quan hệ sản xuất đạt trình độ xã hội hóa để phù hợp vớitrình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất Để có chế độ sở hữu xã hội, một mặtđòi hỏi Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng phải nắm giữ những tư liệu sản xuấtchủ yếu, những lĩnh vực kinh tế chiến lược trọng điểm của quốc gia - tức là kinh tếNhà nước phải giữ vai trò chủ đạo; đồng thời sử dụng hiệu quả công cụ thuế để từ

đó quản lý và điều tiết nền kinh tế, tăng cường kiểm soát sở hữu công hướng tớiphục vụ cho lợi ích của quốc gia và của toàn dân; mặt khác phải tạo ra những cơchế, chính sách và điều kiện thuận lợi cho người lao động tham dự ngày càng nhiềuvào sở hữu tư liệu sản xuất thông qua chế độ cổ phần hóa và các biện pháp kinh tếkhác Tuyệt đối không thể cho tư nhân lợi dụng việc cổ phần hóa doanh nghiệpNhà nước để làm cho tài sản của dân, của quốc gia rơi vào túi tư nhân; đồng thờiphải hết sức cảnh giác và cân nhắc kỹ lưỡng khi để cho các nhà đầu tư nước ngoàinắm giữ cổ phần chi phối ở những lĩnh vực nào đó

1.2 Tính đa dạng và tính đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Mặc dù khắng định tính tất yếu phổ biến trong tiến trình phát triển chung của

xã hội loài người và tính thống nhất trong mục tiêu chung là CNXH, nhưng chủnghĩa Mác - Lênin cũng chỉ rõ tính đa dạng và tính đặc thù của con đường đi lênCNXH ở các nước

Tính đa dạng được thể hiện ở nhiều mô hình CNXH hiện thực; ở sự đa dạngcủa con đường đi lên CNXH có thể bằng những bước đi tuần tự hoặc “rút ngắn”,với nhiều cách thức tiến hành và các biện pháp xây dựng phong phú Tính đa dạngkhông chấp nhận bất cứ một sự rập khuôn máy móc của một mô hình CNXH nào,càng không cho phép một sự áp đặt nào về cách thức và biện pháp tiến hành xây

dựng Ph.Ăngghen đã từng chỉ rõ: “Muốn cho CNXH trở thành một khoa học thì trước hết phải đặt CNXH trên một cơ sở hiện thực”[8, tr.293], đồng thời “phải

nghiên cứu thêm, trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ của nó”[8, tr.305] Điều này

Trang 7

có nghĩa rằng, ngoài việc bảo đảm tính qui luật tất yếu của tiến trình phát triển lịch

sử - tự nhiên, mỗi nước trên con đường phát triển của mình phải xác định rõ hoàncảnh lịch sử cụ thể, điều kiện cụ thể của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội trong những mối liên hệ đan chéo, chằng chịt và vô cùng phức tạp.Thoát ly khỏi hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đó và rập khuôn máy móc sẽ không thể tìmđược con đường đi đúng đắn cho dân tộc

Lênin đã từng chỉ rõ rằng, bản chất, hồn sống của chủ nghĩa Mác đòi hỏi phải

phân tích cụ thể một tình hình cụ thể “Chủ nghĩa Mác trong chỉnh thể hữu cơ của

nó là một khối liền, nó tuyệt nhiên không có một kẽ hở nào, nó triệt để và hoàn bị bởi tính khoa học và cách mạng của nó Nêu chỉ cần một từ thôi mà có thể diễn đạt đầy đủ cái tinh túy của chủ nghĩa Mác (biểu hiện qua thư từ về duy vật lịch sử của các ông) thì từ đó chính là phép biện chứng ”[12, tr.257].

Nhấn mạnh tối ý nghĩa của quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc nghiên cứu

và đánh giá xã hội, trong nhận thức lý luận CNXH khoa học, Lênin còn chỉ rõ:

"Điều kiện quan trọng nhất của một sự nghiên cứu khoa học là không nên quên môi liên hệ lịch sử căn bản; là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển

đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào”[39, tr.78].

Theo Lênin, tách rời một nguyên lý tư tưởng khỏi những điều kiện hiện thực,khỏi khung cảnh lịch sử của nó là đã sai lầm từ gốc và xuyên tạc nó một cách thôbao nhất Người ta có thể mắc phải sai lầm ấy một cách không tự giác do thiếu hiểubiết khoa học hoặc chưa đạt tới sự trưởng thành cả về tư tưởng khoa học lẫn quanđiểm chính trị Song những kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác hoặc những kẻ phảnbội Mác, những đại biểu của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại đủ mọi loạithường mắc phải "sai lầm” ấy một cách có ý thức Chúng cố tình cắt xén, trích dẫnchủ nghĩa Mác theo cách đặt các nguyên lý tư tưởng của các ông ở bên ngoài lịch

sử, làm cho nó trở nên trừu tượng, mất sinh khí hiện thực

Trang 8

Do vậy, nhiệm vụ của các Đảng cộng sản là vừa phải đảm bảo những vấn

đề nguyên tắc và quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa phải biết vậndụng sáng tạo kinh nghiệm xây dựng CNXH của các mô hình XHCN vào khaiphá cho mình những con đường đi cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từngquốc gia, dân tộc Khắng định điều này, V.I.Lênin viết : “Chừng nào mà giữa cácdân tộc và các nước vẫn còn những sự khác nhau về dân tộc và về chế độ nhànước thì chừng đó sự thống nhất sách lược quốc tế của phong trào công nhâncộng sản ở tất cả các nước vẫn không đòi hỏi phải xoá bỏ mọi màu sắc khác nhau,vẫn không đòi hỏi phải thủ tiêu mọi sự khác nhau về dân tộc, mà nó đòi hỏi phải

áp dụng những nguyên tắc cơ bản của CNCS (chính quyền xô viết và chuyênchính vô sản) sao cho những nguyên tắc ấy được cải biến đúng đắn trong nhữngvấn đề chi tiết, được làm cho phù hợp, cho thích hợp với những đặc điểm nhànước - dân tộc Tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện, dự đoán, nắm vững những gì là

đặc điểm của dân tộc trong cách thức cụ thể mà mỗi nước dùng để giải quyết

nhiệm vụ quốc tế thống nhất”[13, tr.96]

Thực tiễn xây dựng CNXH theo con đường “quá độ rút ngắn” với chính sáchkinh tế mới (NEP) được V.I.Lênin thực hiện ở nước Nga trong những năm đầu xâydựng CNXH là một ví dụ điển hình về sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vàotrường hợp cụ thể mang tính đặc thù của nước Nga xô viết Nhưng tính đặc thù củanước Nga với NEP lại có ý nghĩa phổ biến chung đối với các nước nông nghiệp lạc

hậu đi lên CNXH Như vậy, “CNXH hiện thực, với Chính sách kinh tế mới (NEP)

thay thế Chính sách cộng sản thời chiến do chính Lênin khởi thảo và quyết định, lịch

sử trên quy mô toàn thế giới đã bắt đầu một thời đại mới và lịch sử CNXH hiện thực cũng bắt đầu hình thành trên quan điểm Cách tân, Đổi mới để Phát triển.”[2, tr.263]

Với đặc thù của một nước lạc hậu, V.I.Lênin cũng chỉ ra những khó khăn, phứctạp, những ngoắt nghéo cản trở khi thực hiện bước chuyển từ một xã hội cũ sang một

xã hội mới Những khó khăn phức tạp đó không chỉ diễn ra trong việc cải tạo nhữngquan hệ cũ CNTB, trong xây dựng kinh tế, mà đặc biệt là trong cải tạo những phong

Trang 9

tục, tập quán cũ để xây dựng đời sống tinh thần mới, để hình thành ý thức tư tưởng

XHCN mới V.I.Lênin viết: “Sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất Chiến thắng bọn đại tư bản tập trung còn nghìn lần dễ hơn là “chiến thắng” hàng triệu và hàng triệu tiểu chủ”[13, tr.34].

Thực tiễn lịch sử của CNXH hiện thực từ khi ra đời đến nay đã cho thấyngoài mô hình CNXH Xô Viết trước đây, đã xuất hiện đa dạng những mô hìnhCNXH mới với nhiều tìm tòi, thử nghiệm con đường đi như: CNXH đặc sắc TrungQuốc; CNXH của Việt Nam đang định hướng xây dựng; CNXH Cu Ba; CNXH thế

kỷ XXI v.v Trên cơ sở vận dụng học thuyết Mác - Lênin, mỗi mô hình này đangtìm tòi những cách thức, những biện pháp đa dạng phù hợp với điều kiện của nướcmình để đi tới mục tiêu chung là CNXH

Tính tất yếu, tính đa dạng của con đường đi lên CNXH đồng thời đòi hỏiphải tôn trọng tính đặc thù của mỗi nước trên con đường phát triển của mình Tínhđặc thù đó do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội v.v của mỗi nước chi phối dẫn đến những khác biệt, độc đáo của những môhình, những con đường phát triển khác nhau Tính đa dạng và tính đặc thù của conđường đi lên CNXH càng không chấp nhận việc ấn định một khuôn mẫu định sẵncho mọi nước Đòi hỏi khách quan phải trung thành và vận dung sáng tạo đúng đắnnhững nguyên lý, quy luật phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước Do vậy, trêncon đường xây dựng CNXH, mọi sự bắt chước, rập khuôn máy móc đều dẫn đếnnhững sai lầm, thậm chí đổ vỡ là điều khó tránh khỏi Khẳng định điều này,

V.I.Lênin viết: "Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên CNXH, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới CNXH không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo XHCN đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội"[11, tr.160].

Trang 10

Như vậy, trên tầm cao của tư duy lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm rõtính tất yếu phổ biến của quá trình phát triển của xã hội loài người, của con đường

đi lên CNXH; đồng thời vạch ra tính đa dạng và tính đặc thù khác biệt ẩn chứatrong quá trình phát triển của các dân tộc, các quốc gia, các xã hội khác nhau, chỉ

rõ con đường độc đáo của sự phát triển xã hội trong những hoàn cảnh lịch sử khácnhau Đây là nền tảng lý luận khoa học để mỗi Đảng cộng sản quán triệt và vậndụng linh hoạt, sáng tạo vào quá trình xây dựng CNXH của mình

2 Tính tất yếu và những đặc trưng về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sángtạo vào điều kiện đặc thù của Việt Nam để tìm ra con đường đi của cách mạngnước ta nhằm giải quyết triệt để mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp của xãhội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và đưa đất nước định hướng lênCNXH Con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Việt Nam là một tấtyếu lịch sử đã được khẳng định Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến mô hìnhtổng thể của CNXH ở Việt Nam, với một cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích và dễ

hiểu: “Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”.[10, tr.317]

Thời kỳ trước đổi mới, cùng với hệ thống XHCN, Việt Nam đã lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng và trì trệ trong phát triển kinh tế - xã hội Chính thực tế này đòihỏi phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu, tính đa dạng và tính đặc thù củacon đường đi lên CNXH Từ đó, đổi mới được đặt ra như là một nhu cầu tất yếu cấpthiết nhằm tìm tòi con đường vượt qua khủng hoảng và tiếp tục định hướng XHCN

Có thể khắng định: đổi mới chính là một sự vận dụng sáng tạo độc đáo mang tínhđặc thù của Việt Nam để đi tới mục tiêu chung thống nhất là CNXH

Tuy vậy, sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sau 30năm đổi mới hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu mộtcách nghiêm túc trên tinh thần khoa học cả về lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏhơn con đường quá độ lên CNXH của Việt Nam

Trang 11

2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, về tính tất yếu và đặc thù của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam

Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH vàxuất phát từ đặc thù của đất nước, Việt Nam lựa chọn kiểu quá độ bỏ qua là một tấtyếu khách quan hợp qui luật Tại Đại hội IX, bước đầu Đảng ta đã làm rõ thế nào

là quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc thống nhất về nhận thức không chỉ trong Đảng, mà trong toàn xã hội để trên

cơ sở đó, triển khai các hoạt động cả về mặt lý luận và thực tiễn cho phù hợp vớiđặc thù của đất nước Song cho đến nay quan niệm về “bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa” vẫn cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ và cụ thể hóa hơn, chuẩn xác hơn

Xét từ góc độ lý luận, quan hệ sản xuất được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản:(Sở hữu tư liệu sản xuất; tổ chức, quản lý quá trình sản xuất; phân phối tổng sảnphẩm xã hội) Trong bước quá độ định hướng lên CNXH, Việt Nam không thể xáclập vị trí thống trị của quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuấtchủ yếu là hoàn toàn đúng đắn bởi vì chế sở hữu này là nguyên nhân sâu xa của mọitình trạng bóc lột, bất bình đẳng Song điều này không có nghĩa là mọi tư liệu sảnxuất đều là của chung Do hiểu chưa đúng đắn vấn đề này nên thời kỳ trước đổi mới,chúng ta đã phạm sai lầm khi nóng vội muốn thiết lập ngay một quan hệ sản xuấtmới trong khi điều kiện phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất chưa cho phép

Hiện nay, một xu hướng ngược lại là không muốn thừa nhận vai trò chủ đạocủa kinh tế nhà nước, buông lỏng vai trò quản lý của Nhà nước và đòi tư nhân hóatoàn bộ nền kinh tế - đó cũng là một biểu hiện của sự vi phạm qui luật khách quan

Trên thực thế, phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, trong chủnghĩa tư bản quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất, rộng hơn là quản lý, tổchức Nhà nước và đời sống xã hội ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa đến nay đã đạtđược những thành tựu quan trọng và chứa đựng nhiều yếu tố khoa học, nhiều kinh

Trang 12

nghiệm quản lý và phân phối phúc lợi xã hội, an sinh xã hội đang được thực hiệnmột cách hiệu quả Đây là những kinh nghiệm quí mà các nước khi xây dựngCNXH cần phải nghiên cứu học tập một cách nghiêm túc, trên tinh thần kháchquan khoa học để “chắt lọc” từ đó những “vật liệu” quí phục vụ cho việc xây dựngCNXH Đây cũng là một tất yếu mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đòi hỏi những ngườicộng sản cần nắm vững khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH để có thể phát triểntheo con đường rút ngắn.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH bổ sung, phát

triển năm 2011 xác định “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta

là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”[3, tr.71] Như

vậy, việc xác định và hoàn thiện mục tiêu nói trên là phù hợp với thực tiễn, vớimong muốn của toàn dân và được cộng đồng quốc tế ủng hộ Việc hoàn thành đượcmục tiêu tổng quát như trên vừa đúng quy luật, vừa thuận lòng dân, ý dân lại vừahợp với xu thế thời đại

Thứ hai, tính đặc thù trong cách thức tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu kinh tế nhằm tạo cơ sở vật chất

- kỹ thuật cần thiết cho CNXH, đồng thời tạo cơ sở nền tảng để trên đó xây dựngđời sống văn hóa xã hội và tinh thần tương ứng Cách thức và biện pháp để tiếnhành công nghiệp hóa là rất đa dạng không giống nhau, song việc lựa chọn bước đi,cách thức và biện pháp như thế nào là phụ thuộc vào điều kiện đặc thù và thế mạnhcủa mỗi nước

Xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu với dân số đông, nguồnnhân lực dồi dào, Việt Nam bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết làcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiến hành công nghiệp hóamột cách toàn diện trên các lĩnh vực, song phố biến là gia công và tái xuất nhằmtận dụng nguồn nhân lực trình độ còn thấp, đồng thời giải quyết nhiều việc làm chongười lao động

Trang 13

Với sự lựa chọn này, sau 30 năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, khách quan đánh giá Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trongviệc thiết lập cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH và xây dựng nền tảng văn hóa, xãhội, tinh thần mới trong sự ốn định chính trị để phát triển Vì thế, đời sống củanhân dân đang từng bước được cải thiện và nâng cao; uy tín của Việt Nam trêntrường quốc tế được khắng định Tăng trưởng kinh tế có nhiều chuyển biến tíchcực, trong đó: giai đoạn 1986-2014 đạt bình quân 6,6%/năm; giai đoạn 2006-2010đạt 6,32%; giai đoạn 20112015 dự kiến đạt 5,82%/năm Tăng trưởng Việt Namtrong gần 30 năm Đối mới đứng thứ 2 Châu Á chỉ sau Trung Quốc: Trung Quốcđạt 9,7%/năm, Việt Nam đạt 6,6%/năm; Hàn Quốc 6,2%/năm; Malaysia6,0%/năm; Thái Lan 5,2%/năm Thu nhập bình quân đầu người tăng khá, đến năm

2014 đạt 2.052 USD Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọngnông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ Tỉ trọng ngành nông lâm ngưnghiệp giảm từ 20,1% năm 2011 xuống 18,1% năm 2014 [1]

Song sự phát triển của Việt Nam những năm qua chưa phải là bền vững vàtốc độ còn rất chậm, chất lượng của tăng trưởng thấp Tăng trưởng chủ yếu do tíchlũy vốn (chiếm 52,7%), tốc độ tăng năng suất lao động thấp Đóng góp của yếu tốnăng suất tống hợp (TFP) vào tăng trưởng còn hạn chế (chỉ 28%), hệ số sử dụngvốn (ICOR) còn cao Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện nhiều, nhất

là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đối mới công nghệ [1]

Phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn, tài nguyên và lao động trình độthấp (Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 46,7%) Năng suất lao động thấp, đối mớicông nghệ chậm, sản xuất chưa gắn được nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trịtoàn cầu Đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Xuất khẩu thô, xuất khẩu dướihình thức gia công còn lớn, giá trị gia tăng thấp và chưa thấy rõ những hiệu ứng lantỏa tích cực từ dòng vốn FDI đổ vào trong cải thiện năng suất và công nghệ

Với cách thức công nghiệp hóa như vậy nên sau gần 30 năm đổi mới đã làmxuất hiện tình trạng người lao động mất việc làm ở độ tuổi còn rất trẻ (khoảng 35 -

Trang 14

40 tuổi) do chủ sử dụng lao động, muốn trẻ hóa lực lượng lao động nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh và đảm bảo năng suất lao động cao Nếu cách thức côngnghiệp hóa kiểu này không được nhanh chóng cải thiện thì hậu quả không chỉ dừnglại ở góc độ kinh tế mà sẽ là yếu tố tác động mạnh mẽ làm suy giảm niềm tin củanhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự lựa chọn con đường định hướng XHCN,

từ đó có thể dẫn đến những mất ổn định chính trị, xã hội

Để công nghiệp hóa nhanh và bền vững đạt hiệu quả cao thì việc tìm kiếmnhững mô hình, cách thức công nghiệp hóa cho phù hợp với điều kiện đặc thù củaViệt Nam đang trở thành vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn Phải chăngcần hướng tới phát triển những ngành đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại và sử dụnglao động trình độ cao Muốn vậy, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhânlực chất lượng cao trở thành khâu đột phá mang tính cấp bách và cần phải được ưutiên hiện nay

Thứ ba, vấn đề năng lực và phẩm chất của nhà lãnh đạo, quản lý đất nước

Như trên đã phân tích, đi lên CNXH là tất yếu khách quan, song để hiện thựchóa nó lại phụ thuộc vào nhân tố chủ quan - trong đó bao gồm hai nhân tố chủquan quan trọng có ý nghĩa quyết định: một là, năng lực và phẩm chất của tổ chứcĐảng và nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo cấp chiến lược; hai là

sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân Thiếu đi một trong hai yếu tố này thì tất yếucon đường đi lên CNXH không thể trở thành hiện thực

Lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng cộng sản ra đời và lãnh đạo, cách mạngnước ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Ngày nay Đảng đang lãnh đạođất nước phát triển theo định hướng XHCN và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

Đó là một tất yếu khách quan

Song hiện nay do nhiều yếu tố tác động như cơ chế thị trường, khoa học vàcông nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nên một số tổ chức Đảng và đội ngũđảng viên thoái hóa biến chất, phai nhạt niềm tin, lý tưởng cách mạng Biểu

hiện“tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ

Trang 15

phận không nhỏ cán bộ đảng viên; tình trạng tham nhũng, lẵng phí, quan liêu, tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có biểu hiện ngày càng phức tạp”[4, tr.170-171] Những yếu tố trên ít nhiều tác động trực tiếp đến nhận

thức và hành động trong tiến trình xây dựng chế độ XHCN ở nước ta hiện nay

Đặc biệt, sự phát triển mạnh của chủ nghĩa thực dụng, của tình trạng thamnhũng đang đe dọa sự phát triển ổn định của quốc gia Các nhóm lợi ích này đangtận dụng đến mức tối đa những kẽ hở, những yếu kém trong lãnh đạo quản lý,những bất cập của hệ thống pháp luật, cùng với sự buông lỏng trong định hướngchính trị - xã hội cho nền kinh tế để vơ vét làm giàu bất chính; làm cạn kiệt tàinguyên và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hoặc chà đạp lên lợi ích quốc gia

và đạo lý dân tộc; lơ là trong công tác lãnh đạo quản lý, vi phạm dân chủ và quyềnlợi, lợi ích của dân Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho niềm tin của dân đối với

sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước trong những năm qua có chiềuhướng suy giảm Do vậy, lấy lại niềm tin và tăng cường sự đồng thuận, ủng hộ củadân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đối với chế độ đang trởthành vấn đề đặc biệt cấp bách hiện nay Nếu không ý thức rõ điều này để tăngcường công tác xây dựng Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và để kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng thì hậu họa khôn lường là khó tránh khỏi

Để khôi phục niềm tin và tạo sự đồng thuận của nhân dân đối với sự lãnh đạocủa Đảng thì phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng Xây dựng một nhànước vận hành tốt có bộ máy hành chính công tâm huyết, có năng lực và có đạođức Đặc biệt, mỗi nhà lãnh đạo, quản lý, nhất là lãnh đạo quản lý cấp chiến lượccần học tập, rèn luyện để có những phẩm chất cơ bản sau: Có đạo đức tốt, kiênđịnh mục tiêu con đường định hướng XHCN; có năng lực tư duy chiến lược vớitầm bao quát rộng lớn; có năng lực hoạch định các chính sách có tầm ảnh hưởngkhông chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trong khu vực và quốc tế Có tính năngđộng cao và khả năng xử lý nhanh những vụ việc xảy ra Kiên trì theo đuổi các

Ngày đăng: 02/12/2016, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w