1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở Việt Nam

24 154 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 103,83 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanh hơn. Cùng với sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua các kỳ đại hội đảng, quan niệm về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước cũng có sự thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử. Theo đó, nội hàm của khái niệm kinh tế nhà nước cũng thay đổi theo.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

_oOo _

TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Diệp

Lớp: H2105HCMI0131

Nhóm : 7

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU 2

II NỘI DỤNG 3

2.1 Thành phần kinh tế nhà nước và vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong định hướng XHCN ở VN: 3

2.1.1 Lý luận chung về thành phần kinh tế Nhà nước 3

2.1.2 Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong định hướng XHCN ở Việt Nam 5

2.2 Thực trạng vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 7

2.2.1 Tiến trình phát triển 7

2.2.2 Những thành tựu đã đạt được: 12

2.2.3 Tồn tại và yếu điểm của thành phần kinh tế nhà nước 13

2.2.4 Vai trò thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta 14

2.3 Một số giải pháp cơ bản để tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước 17

III KẾT LUẬN 19

Trang 3

I.MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnhtổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanhhơn Cùng với sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trảiqua các kỳ đại hội đảng, quan niệm về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nướccũng có sự thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử Theo đó, nội hàm của kháiniệm kinh tế nhà nước cũng thay đổi theo Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của thành phầnkinh tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản vẫn đượcgiữ vững Sau hơn 30 năm phát triển thành phần kinh tế nhà nước, trong đó có DNNN,nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội

VI (năm 1986), Đảng ta bắt đầu thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, trong

đó khẳng định vai trò chủ đạo thuộc về khu vực kinh tế nhà nước (thời điểm đó gọi làkinh tế quốc doanh) Đảng chỉ đạo: “Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa baogồm cả kinh tế quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện… làm cho thành phầnkinh tế này giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân Đại hội VII (năm 1991), Đảng

ta chủ trương củng cố vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước (KTNN): “Khẩntrương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanhphát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai tròchủ đạo trong nền kinh tế Tập trung lực lượng củng cố và phát triển những cơ sở kinh tếtrọng điểm, những cơ sở làm ăn có hiệu quả và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốcdân Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991)cũng khẳng định: “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừngđược củng cố và mở rộng

Trang 4

II NỘI DỤNG

2.1 Thành phần kinh tế nhà nước và vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong định hướng XHCN ở VN:

2.1.1 Lý luận chung về thành phần kinh tế Nhà nước

Khái niệm thành phần kinh tế Nhà nước: TPKTNN là thành phần kinh tế dựa

trên cơ sở quan trọng là sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất mà Nhà nước là đại diện.Trước đây thành phần kinh tế gọi là thành phần kinh tế quốc doanh

Chỉ có sở hữu Nhà nước với tư cách một lực lượng kinh tế , một chủ thể kinh tế trong nềnkinh tế thị trường mới là sở hữu thuộc TPKTNN Cơ sở hình thành là dựa trên sự sở hữucông cộng mà nhà nước là chủ đại diện

Các yếu tố cấu thành nên thành phần kinh tế Nhà nước

Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước: Đây là tổ chức kinh tế mà vốn đầu tư ban đầu100% là của Nhà nước Các doanh nghiệp này hoạt động dưới sự kiểm soát và chi phốicủa nhà nước nhà nước dự vào sự chi phối các doanh nghiệp để lấy đó làm căn cứ , công

cụ can thiệp tích cực vào nền kinh tế , định hướng nền kinh tế phát triển cân đối và hiệuquả cao Là yếu tố quan trọng nhất,là bộ phận quan trọng do nhà nước đầu tư vốn

Hệ thống tài chính của Nhà nước: nhà nước đóng vai trò to lớn, đảm bảo côngbằng , nên tài chính nhà nước trở thành lực lượng đáng kể từ ngân sách nhà nước có thểhình thành các luồng đầu tư khác nhau như đầu tư vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh đểthu lãi, cho vay tín dụng,… trong nền kinh tế hiện đại ,khi vốn là một trong những nguồnlực sản xuất chủ yếu thì phần tài chính Nhà nước trở thành một lực lượng kinh tế lớn

Hệ thống dự trữ , tài nguyên , đất đai, vùng biến thuộc sở hữu nhà nước : do đặcthù nước ta toàn bộ đất đai,mặt biển và không phận đều thuộc sở hữu nhà nước Dù mụcđích sử dụng có khác nhau nhưng không thể phủ nhận sở hữu đất đai , mặt biển, đã làmcho nhà nước là chủ thể kinh tế mạnh Không chỉ có khả năng tham gia vào quá trìnhkinh tế mà còn đóng vai trò điều tiết, định hướng và kiểm soát các quá trình đó

Trang 5

Hệ thống dịch vụ Nhà nước: Cả dịch vụ thu phí và không thu phí dịch vụ làmthỏa mãn nhu cầu nào đó của con người , làm tăng chất lượng cuộc sống con người Việccung cấp dịch vụ làm tác động vào thị trường và thị trường tác động đến nền kinh tế, làmtiềm lực kinh tế phát triển.

Các đặc trưng của thành phần kinh tế nhà nước:

Nhận thức được những vấn đề cơ bản trên đây, Đảng ta đã đề ra đường lối xâydựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạtđộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thay cho cơ chế kinh tế tập trungquan liêu bao cấp – một cơ chế được xây dựng trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độphát triển còn lạc hậu đã làm triệt tiêu những động lực của nền kinh tế, gây ra tình trạnglạc hậu trì trệ ở nước ta trước đổi mới Bởi vậy, đường lối đó của Đảng ta trong thời kìđổi mới đã tạo ra một bước chuyển mình quan trọng đối với kinh tế - xã hội của đất nước

là nền kinh tế có nhiều thành phần tham gia Đối với thành phần Kinh tế nhà nước gồm

có các thành phần riêng là Các doanh nghiệp nhà nước, Quỹ dự trữ quốc gia, Bảo hiểmnhà nước , tài nguyên, và có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, nổi bật nhất của thành phần KTNN là nó thuộc sở hữu của Nhà nước.Tuy nhiên ở đây ta phải phân biệt rõ ràng giữa phạm trù sở hữu Nhà nước với phạm trùquyền sử dụng của thành phần KTNN Sở hữu Nhà nước là một phạm trù rộng lớn hơnnếu ta đem so sánh với phạm trù KTNN với lý do: Đã nói đến thành phần KTNN thìtrước hết nó phải thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Nhưng sở hữu của Nhà nước có thể

do các thành phần kinh tế khác sử dụng, ví dụ như đất đai là tài sản mà Nhà nước đại điệncho toàn dân về sở hữu, nhưng kinh tế hộ gia đình (cá thể tiểu chủ), các hợp tác xã nôngnghiệp, hay doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác vẫn được Nhà nước giao quyền

sử dụng đất lâu dài, chính việc này đã giải thích được việc mua bán đất đai trên thị trườnghiện nay Về thực chất thì đây chỉ là việc mua bán quyền sử dụng đất bởi vì đất đai là sảnphẩm của tự nhiên con người không thể tiến hành sản xuất ra nó được Và ngược lạinhững tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thì không hẳn đã phải là do thành phầnKTNN sử dụng, mà các thành phần kinh tế khác vẫn có thể sử dụng Ví dụ như việc Nhà

Trang 6

nước góp vốn, cổ phần ở các thành phần kinh tế khác thông qua việc liên doanh, liên kết

mà từ đó hình thành nên thành phần kinh tế tư bản Nhà nước

Thứ hai, thành phần KTNN là các doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức hoạt độngsản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, xóa bỏ dần sự bao cấp của Nhànước

Thứ ba, nữa là trong thành phần KTNN thực hiện phân phối theo lao động và theohiệu quả sản xuất kinh doanh, đây là một đặc điểm rất quan trọng của các doanh nghiệpthuộc thành phần KTNN, là hình thức phân phối căn bản và là nguyên tắc phân phối chủyếu, thích hợp với các thành phần dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ở nước tahiện nay

2.1.2 Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong định hướng XHCN ở Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnhtổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanhhơn Cùng với sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trảiqua các kỳ đại hội đảng, quan niệm về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nướccũng có sự thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử Theo đó, nội hàm của kháiniệm kinh tế nhà nước cũng thay đổi theo Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của thành phần kinh

tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản vẫn được giữvững

Sự nhất quán của Đảng ta về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nướcBước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta bắt đầu thừa nhận sự tồn tạicủa nhiều thành phần kinh tế, trong đó khẳng định vai trò chủ đạo thuộc về khu vực kinh

tế nhà nước (thời điểm đó gọi là kinh tế quốc doanh) Đảng chỉ đạo: “Củng cố thành phầnkinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả kinh tế quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàndiện… làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân…Bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế kháctrong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”1

Trang 7

Đại hội VII (năm 1991), Đảng ta chủ trương củng cố vai trò chủ đạo của khu vực kinh tếnhà nước (KTNN): “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảođảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành thenchốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Tập trung lực lượng củng cố và pháttriển những cơ sở kinh tế trọng điểm, những cơ sở làm ăn có hiệu quả và có ý nghĩa lớnđối với nền kinh tế quốc dân”

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm1991) cũng khẳng định: “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể khôngngừng được củng cố và mở rộng…”

Tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới, để phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh

tế - xã hội, Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) lần đầu tiên trong lịch sử đã thay thế cụm

từ kinh tế quốc doanh bằng cụm từ kinh tế nhà nước: "Chủ động đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủđạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng…"4 Cũng từ đây, nội hàmcủa khái niệm KTNN được mở rộng hơn, bao quát được toàn bộ các hoạt động quản lý tàinguyên của đất nước; những cơ sở hạ tầng trọng điểm; các loại quỹ của quốc gia; bộ phậndoanh nghiệp nhà nước (DNNN), bao gồm cả doanh nghiệp công ích và doanh nghiệpkinh doanh…

Đại hội IX, X, XI cũng thống nhất: “KTNN giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thểkhông ngừng được củng cố và phát triển KTNN cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thànhnền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân…”

Về cơ bản nhất quán với các chủ trương trước đó, theo tinh thần Đại hội XII: "Nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phầnkinh tế, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọngcủa nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranhtheo pháp luật”6 Nếu ở Đại hội X, khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá là “một trongnhững động lực” thì đến Đại hội XII, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đã được Đảng ta

Trang 8

tiếp tục đánh giá cao hơn: kinh tế tư nhân là “một trong những động lực quan trọng” Tuyvậy, vai trò chủ đạo vẫn thuộc khu vực KTNN.

Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhvào điều kiện cụ thể của đất nước, trải qua 6 kỳ Đại hội, Đảng ta đã khẳng định nhất quánkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đóKTNN giữ vai trò chủ đạo Điều đó xuất phát từ lợi ích của đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội, là “hòn đá thử vàng” để xem xét sự đúng hướng hay chệch hướng xãhội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Sau hơn 30 năm tiến hành sựnghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục ở mức khá Thành tựu đó trướchết là nhờ đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng

2.2 Thực trạng vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

2.2.1 Tiến trình phát triển

* Trước đổi mới

Thời kỳ 1945-1954: là giai đoạn khó khăn nhất, gian khổ nhất vì vừa phải kháng chiến chống giặc, vừa phát triển kinh tế trong điều kiện nghèo nàn, thiếu thốn

Kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong giaiđoạn này Cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất, Chính phủ đãtừng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất như giảm tô, giảm tức Với chính sáchtoàn dân tăng gia sản xuất, lại được sự giúp đỡ tận tình của Chính phủ, các cơ quan, cácđơn vị bộ đội nên nông nghiệp trong suốt thời kỳ kháng chiến được bảo đảm ổn định vàcung cấp đủ lương thực cho kháng chiến Trong các vùng giải phóng, sản xuất nôngnghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so vớinăm 1946 Nông nghiệp đã hoàn thành sứ mệnh là nền tảng của kinh tế kháng chiến vớinhững đóng góp to lớn giải quyết nạn đói các năm 1945, 1946

Công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt là côngnghiệp quốc phòng đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến đấu và tiêu dùng Từnăm 1946-1950 đã sản xuất 20 nghìn tấn than cốc, 800 kg ăng-ti-moan; từ năm 1950 đến

Trang 9

cuối năm 1952 sản xuất được 29,5 tấn thiếc; 43 tấn chì; những năm 1950-1954 sản xuấtđược 169,3 triệu mét vải; 31,7 nghìn tấn giấy…

Chính sách khuyến khích mở rộng việc buôn bán của Chính phủ đã làm hàng hóađược lưu thông tự do trong toàn quốc Theo đó, một số văn bản pháp lý như Nghị địnhcủa Chính phủ ngày 02/10/1945 về bãi bỏ các luật lệ hạn chế kinh doanh dưới thời Pháp,Nhật; Sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 22/9/1945 về xóa bỏ các tổ chức độc quyền kinhdoanh của người Pháp, Nghị định ngày 19/9/1945 của Bộ Quốc dân Kinh tế về xóa bỏ tất

cả mọi hạn chế lưu thông hàng hóa thông thường cho kinh tế và đời sống như gỗ, giấy,lương thực, thực phẩm

Thời kỳ 1955-1975: Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, thực hiện các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ nhất

Trong thời kỳ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹthuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xâydựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngànhcông nghiệp và nông nghiệp Năm 1975, GDP bình quân đầu người đạt 232 đồng, tươngđương 80 USD

Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 1975 có 17 nghìn hợp tác xã nông nghiệp, tăng12,2 nghìn hợp tác xã so với năm 1958; sản lượng lương thực quy thóc đạt 5,49 triệu tấn,tăng 1,73 triệu tấn so với năm 1955; năng suất lúa đạt 21,1 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha; đàn lợn

có 6,6 triệu con, tăng 4,2 triệu con

Sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển với đường lối côngnghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây dựng Năm 1975, giátrị tổng sản lượng công nghiệp đạt 4.175,4 tỷ đồng, gấp 13,8 lần năm 1955; bình quânnăm trong giai đoạn 1956 -1975 tăng 14%/năm

Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước quan tâm và có sự phát triển nhanhchóng, làm nhiệm vụ hậu cần cho sản xuất và chiến đấu Tổng mức bán lẻ hàng hóa xãhội năm 1975 đạt 5.358,3 triệu đồng, gấp 7,8 lần năm 1955

Thời kỳ 1976-1985: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp

Trang 10

Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chínhdựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạtđộng trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháplệnh được giao Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1977-1985tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng 5,54%/năm vàxây dựng tăng 2,18%/năm Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc doanh tăng 4,29%; sở hữutập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng 0,71% Nhìn chung, tăng trưởng kinh

tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả

Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạnnày), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước

Công nghiệp được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷtrọng trong toàn nền kinh tế còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc đẩynền kinh tế tăng trưởng

Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầuxây dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế đượcnạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hộibình quân thời kỳ này tăng 61,6%/năm

Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung),đồng thời do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyênnhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá bán

lẻ tăng 39,53%/năm

Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình côngnhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm 1984; thu nhập bìnhquân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng từ 18,7 đồnglên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết sức khó khăn,thiếu thốn

* Sau đổi mới

Giai đoạn 1986-2000: Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế.

Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sảnViệt Nam lần VI, năm 1986 Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà

Trang 11

nước bắt đầu có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế Trong thời kỳ này, nước

ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, baocấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sựquản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa

Giai đoạn 1986-2000: Thời kì thực hiện đường lối đổi mới kinh tế

Trong thời kỳ nay, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%;trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%; khu vực công nghiệp và xâydựng tăng 9,06%; khu vực dịch vụ tăng 6,66% Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịchtheo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá Năm 2000, tỷ trọng khu vực nông,lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,53% GDP, giảm 13,53 điểm phần trăm so với năm1986; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,73%, tăng 7,85 điểm phần trăm; khuvực dịch vụ chiếm 38,74%, tăng 5,68 điểm phần trăm Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế làđúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước

Sản xuất công nghiệp đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng bình quânmỗi năm trong thời kỳ 1986-2000 đạt 11,09% Những sản phẩm công nghiệp quan trọngphục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều tăng cả về số lượng và chất lượng Sảnlượng điện năm 2000 gấp 4,7 lần so với năm 1986; sản lượng xi măng gấp 8,7 lần; thépcán gấp 25,6 lần; thiếc gấp 3,6 lần Sản lượng dầu thô đã tăng từ 41 nghìn tấn năm 1986lên gần 7,1 triệu tấn năm 1994 và 16,3 triệu tấn năm 2000 Các cơ sở sản xuất côngnghiệp đã quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, áp dụngcông nghệ tiên tiến và thay đổi phương án sản xuất theo yêu cầu của thị trường

Giai đoạn 2001 đến nay: Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng

Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế – xã hội

là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Namsẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên nguyêntắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không canthiệp công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”

Trang 12

Số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ chỗ có hơn 12.000, đến năm

2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn

718 doanh nghiệp Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam chỉcòn 103 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các ngành công nghiệp quốc phòng,xuất bản, thủy lợi, dịch vụ công cộng và một số tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh

tế chủ yếu thuộc các ngành độc quyền tự nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viễn thông

Kinh tế liên tục tăng trưởng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bướcvào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp Quy mô nền kinh tếngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001 Tốc độ tăng GDP tương đốicao, bình quân năm trong giai đoạn 2001-2010 tăng 7,26%, đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 1991-2000, đây là một thànhtựu phát triển kinh tế rất quan trọng của đất nước ta trong giai đoạn này Trong giai đoạn2011-2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất

kể từ năm 2008 Cơ cấu kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại Tỷtrọng các ngành, trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướngtích cực; tỷ trọng lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơnyêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế

Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta hội nhậpngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoạithương thực hiện trong giai đoạn 2011-2019 đạt 3.100,3 tỷ USD, gấp 20,2 lần giai đoạn1991-2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001-2010 Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sovới GDP từ 112,5% năm 2000 tăng lên 142,2% năm 2005; 152,2% năm 2010 và 210,4%vào năm 2019 Điều này cho thấy nền kinh tế nước ta có độ mở ngày càng cao và tăng lêntương đối nhanh, nước ta đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước và tranh thủđược thị trường thế giới Kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1988, thuhút đầu tư nước ngoài vào nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Năm 2019, số

dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.028 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 38.951,7triệu USD, tương ứng gấp 19,1 lần và 24,3 lần so với giai đoạn 1988-1990 Đầu tư trựctiếp nước ngoài trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội,

có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

Ngày đăng: 04/08/2021, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w