Đề tài 1: Trình bày cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài 2: Vận dụng những chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Trang 1Trường Đại học Thương Mại Khoa: Kế toán – Kiểm toán
BÁO CÁO THẢO LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
NHÓM 4
Đề tài 1: Trình bày cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh
Đề tài 2: Vận dụng những chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Bùi Hồng Vạn
Lớp HP: 2046HCMI0521
Hà Nội, 2020
Trang 2MỤC LỤC
Đ Ề TÀI 1 : Trình bày cơ sở khách quan hình thành, phát triển TTHCM và chỉ ra tiền
đề lý luận đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển TTHCM
A Mở đầu
B Nội dung.
I Cơ sở khách quan hình thành, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
I.1 Bối cảnh lịch sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh (cơ sở thực tiễn)
I.1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
I.1.2 Bối cảnh thời đại
I.2 Những tiền đề tư tưởng – lý luận (cơ sở lý luận)
I.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
I.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại
I.2.3 Chủ nghĩa Mác – Lênin
II Tiền đề đóng vai trò quan trọng trong hình thành, phát triển TTHCM
II.1 Nêu tiền đề lý luận đóng vai trò quan trọng trong hình thành, phát triển
TTHCM
II.2 Lý giải vì sao tiền đề này đóng vai trò quan trọng trong hình thành, phát
triển TTHCM
C Kết luận
ĐỀ TÀI 2 : Vận dụng những chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
B Nội dung.
I Các chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư trong Tư tưởng
Hồ Chí Minh
1 Nội dung của quan điểm Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư
2 Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư
II Vận dụng các chuẩn mực cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đạo đức lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay
1 Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam
Trang 32 Xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay theo các chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư
ĐỀ TÀI 1: Trình bày cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh.
A Mở đầu
Trong thế kỉ XXI, hiện nay chúng ta đang được hưởng thụ nền văn minh tiên tiến; sống cuộc sống độc lập, tự do, Đó chính là nhờ công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta Người đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn; Người không chỉ khai thông những bế tắc trong con đường giải phóng dân tộc,
mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo Và lãnh đạo thực hiện những vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng nước ta Chính đường lối lãnh đạo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội của người đã tạo nên sức mạnh gắn kết nhân dân cả nước giành được độc lập tự do
Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ Sau gần 50 năm đổi mới, nước ta đã chuyển sang thời
kỳ phát triển mới, thế và lực được nâng cao Tuy nhiên những thành tựu đạt được chưa phát huy hết tiềm năng của đất nước Chính vì thế toàn Đảng, toàn dân cần tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh Luôn kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tự chủ, hợp tác và phát triển, góp phần hình thành lịch sự thế giới công bằng bình đẳng,
Nhằm mục đích vận dụng linh hoạt, sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta cần tìm hiểu cơ sở hình thành và tiền đề của Tư tưởng Từ đó hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu chuyên sâu để thực hiện các mục tiêu của Đảng nhà nước; khai thác hết được tiềm năng của Đất nước
Vì vậy nhóm chúng em nghiên cứu đề tài 1: Trình bày cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển Tư tưởng hồ Chí Min
B Nội dung
I Cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh (cơ sở thực tiễn)
1.1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Trang 4Năm 1858, Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn lần lượt
ký kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp Từ năm
1858 đến cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược liên tục nổ ra Ở miền Nam, có các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực Ở miền Trung, có cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng Ở miền Bắc, có các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám, Các cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ
“Cần Vương” tức giúp vua cứu nước, tuy rất anh dũng nhưng cuối cùng đều thất bại
Sau khi đã hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta từ một nước phong kiến thành nước thuộc địa và phong kiến dẫn tới sự biến đổi
về cơ cấu giai cấp trong xã hội Từ đó gắn liền với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ phong kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách: cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, tấm gương Duy Tân (Nhật Bản) ở Việt Nam xuất hiện các khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sỹ phu yêu nước có tinh thần cải cách như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại Nguyên nhân là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, các nhà yêu nước chưa có đường lối đúng đắn Trong bối cảnh đó, sự ra đời giai cấp mới là giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã đẩy mạnh phong trào đấu tranh dân tộc
Khi Hồ Chí Minh lớn lên: Chứng kiến cảnh đàn áp dã man của thực dân Pháp; các phong trào yêu nước thất bại, thủ lĩnh người bị lưu đày, người bị cho vào máy chém Chứng kiến anh chị của mình bị bắt giam nhiều năm Chứng kiến sự ươn hèn bạc nhược của quan lại Nam triều Người đã ra đi tìm đường cứu nước Sau đó, dày công truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào đất nước ta, chuẩn bị về tư tưởng lý luận, sáng lập và tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm rứt khủng hoảng về đường lối cách mạng
1.1.2 Bối cảnh thời đại
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Một số nước Đế quốc Anh, Pháp, Mỹ Tây Ban Nha, đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới Phần lớn các nước Châu
Á, Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa của các nước đế quốc
Năm 1914-1918, chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, các nước đế quốc triển khai xâm lược và khai thác thuộc địa Giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa không chỉ là đòi
Trang 5hỏi của riêng các nước thuộc địa và là mong muốn chung của giai cấp vô sản quốc tế Mâu thuẫn đế quốc và các nước thuộc địa sâu sắc
Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga giành thắng lợi Mở ra thời kỳ mới trong lịch
sử nhân loại, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lê nin ở nước rộng 1/6 thế giới
Năm 1919, Quốc tế Nga được thành lập, bàn đến vấn đề đấu tranh Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của các nước cộng sản trên thế giới
Tháng 7-1920, Hồ Chí Minh tiếp xúc "luận cương về độc lập và thuộc địa" tìm ra Con đường cách mạng, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa Mác- Lênin
1.2 Những tiền đề tư tưởng lý luận hình thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
1.2.1 Giá trị truyền thống dân tộc
Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp
và cao quý Trong đó, những truyền thống văn hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh gồm:
Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn
Truyền thống lạc quan, yêu đời
Truyền thống cần cù lao động, dũng cảm, thông minh, ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại …
Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người Đây là nguồn tư tưởng, lý luận đầu tiên là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.2 Tinh hoa văn hoá nhân loại
Những bộ phận tư tưởng và văn hóa nhân loại tác động lớn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là: tư tưởng văn hóa phương Đông; tư tưởng văn hóa phương Tây Người đã kế thừa những nguồn tư tưởng và văn hóa đó theo tinh thần phê phán, tức là kế thừa những cái hay, cái tốt, có ích cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân; phê phán và loại bỏ những cái dở, cái xấu, có hại cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân
Trang 6*Tư tưởng văn hoá phương Đông (Các nguồn tư tưởng văn hóa phương Đông cơ bản tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh) gồm:
Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực của Nho giáo Đó là tinh thần nhân nghĩa, sự ham học hỏi và đức tính khiêm tốn, ôn hòa…
Phật giáo: Hồ Chí Minh chủ yếu khai thác ở nhà Phật tư tưởng vị tha, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, nếp sống giản dị, thanh bạch
Chủ nghĩa Tam dân : Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc
*Tư tưởng văn hoá phương Tây: Nguồn tư tưởng văn hóa phương Tây đầu tiên ảnh hưởng tới Hồ Chí Minh là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Đại cách mạng Tư sản Pháp Từ năm 13 tuổi Người đã biết đến và háo hức muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về tư tưởng tiến bộ này Tư tưởng này đã được Người kế thừa và phát triển thành tư tưởng đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng cho các dân tộc thuộc địa
Trong quá trình tìm đường cứu nước , Hồ Chí Minh còn tiếp thu nhiều tư tưởng văn hóa phương Tây khác cần thiết cho sự nghiệp cách mạng của mình, như: tư tưởng dân chủ; phong cách dân chủ; cách làm việc dân chủ; tinh thần dám nghĩ, dám làm,…
Tư tưởng văn hóa nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh
1.2.3 Chủ nghĩa Mác- Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nhưng là bộ phận tinh túy nhất, mang tính cách triệt để, tính khoa học sâu sắc nhất trong văn hóa nhân loại Đây cũng là nguồn tư tưởng, lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn tư tưởng lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh Chỉ khi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của mình về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
Trên thế giới và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tiến bộ và tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại thành trí tuệ của bản thân; giúp Người phân tích và tổng kết đúng đắn thực tiễn trong nước và thế giới Đây là những cơ sở quan trọng giúp Người đề
ra những chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam
Trang 7Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh
II Tiền đề lý luận quan trọng, nội dung khái quát.
2.1 Xác định tiền đề lý luận đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa, trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con người Như vậy, ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh có ba nguồn gốc tư tưởng - lý luận, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ
nhân loại, trong đó có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin - một hệ thống lý luận
và khoa học cách mạng, là nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong các tiền đề thì chủ nghĩa Mác- Lê nin là tiền đề quan trọng nhất là vì: Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy của nhân loại cùng với sự hiểu biết chính trị phong phú được tích lũy qua hoạt động thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc của chính mình Như vậy, chính thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình để từ đó tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ta và phát triển cho dân tộc ta
2.1.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin - cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin mà hạt nhân lý luận là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nói cách khác, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Nhờ thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng
và văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản
và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng có nghĩa là đến với cách mạng vô sản Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, “muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin” Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết
Trang 8những vấn đề do thực tiễn đặt ra Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là một nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lênin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lênin Cho nên, có thể nói, không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm lịch sử và thời đại
để giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra của cách mạng Việt Nam
2.1.2 Đặc điểm con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ nhất, hành trạng tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất
Thành là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, đã giúp Người phân tích, đánh giá chính xác về các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Sư thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX không phải do nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ phong trào kém nhiệt huyết mà vì họ không nhận thức được đặc điểm của thời đại nên vẫn tiến hành đấu tranh theo đường lối và phương pháp cũ Từ thực tế lịch sử, Anh đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh, theo đường lối quân chủ hay dân chủ, cách mạng hay cải lương là cũ kỹ, không đem lại kết quả Anh phải đi tìm một con đường cứu nước mới
Thứ hai, khác với các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam tiền bối, ở Nguyễn Tất
Thành đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần
30 nước, nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất chung của chủ nghĩa đế quốc và màu sắc riêng của từng nước đế quốc khác nhau; đã hiểu được trình độ phát triển cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ Người rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đày đọa, “dù màu da
có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” Như vậy là từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc, Người đã đi tới nhận thức về
áp bức giai cấp, từ quyền của các dân tộc, đến quyền của con người, trước hết là của những người lao động; từ xác định rõ kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc Những kết luận ấy dù
là rất gần gũi với những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, sông cũng chỉ có tác dụng giúp cho Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam
Thứ ba, khác với các nhà trí thức tư sản phương Tây đến với chủ nghĩa Mác
-Lênin chủ yếu như đến với một học thuyết nhằm giải quyết vấn đề tư duy hơn là hành động, Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam Trước khi đọc Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã biết đến cách mạng
Trang 9tháng Mười và ủng hộ nó theo cảm tính tự nhiên; đã biết đến Lênin và rất kính yêu Lênin
vì ông là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; đã tham gia Đảng Xã hội Pháp, vì họ đã tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức Chính luận cương của Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Đêm kết thúc Đại hội Tua (30/12/1920) đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước
ta, mở ra bước chuyển biến cho bao thế hệ người Việt Nam; từ người yêu ngước thành người cộng sản Tác phẩm của Lênin đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa Nhờ Lênin, Người đã tìm thấy “con đường giải phóng cho chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn
Thứ tư, khác với nhiều nhà cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ
nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp nhận thức Mácxít và theo cách cốt nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất và vận dụng sáng tạo lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để hoạch định đường lối, chủ trương, giải pháp và những đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác
- Lênin là cả quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát
từ những yêu cầu của thực tiễn Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo, kết hợp một cách chặt chẽ và phát huy tác dụng một cách đầy đủ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Do đó, cách mạng Việt Nam mới đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, của công cuộc tìm đường, khai phá đầu tiên chưa có tiền lệ trong lịch sử để đưa một đất nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Như vậy, từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo,
Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời của mình đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và tạo ra một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2 Lý giải vì sao tiền đề này đóng vai trò quan trọng trong hình thành, phát triển TTHCM
2.2.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho
sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với chủ nghĩa xã hội khoa học, C Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, đứng lên giải phóng chính mình để xây dựng một chế độ xã hội không còn người bóc lột người, biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, như Lênin nhận định: “đem khoa học thay thế cho mộng
Trang 10tưởng” Học thuyết Mác đã trở thành một vũ khí lý luận, tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại mọi áp bức, bóc lột và bất công trong xã hội
Kế thừa những thành tựu lý luận vĩ đại của C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ, Hồ Chí Minh đã sáng tạo phương pháp cách mạng hết sức triệt để và khoa học, đó là phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang, giữa sức mạnh truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế Hệ thống quan điểm về lực lượng cách mạng và xây dựng các tổ chức cách mạng được hình thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên tinh thần bao trùm là “nước lấy dân làm gốc”4, lịch sử do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và nhân dân là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ sự phân tích kỹ lưỡng điều kiện cụ thể của nước ta là một nước nghèo với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, muốn bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định:
“Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất”5 Người chỉ ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng nền tảng vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội với những con người mới xã hội chủ nghĩa Từ đó, từng bước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dựa trên nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản Trên nền tảng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển một hệ thống các quan điểm sáng tạo về nhà nước kiểu mới: Tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, một nhà nước của nhân dân, chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do nhân dân cử ra; đoàn thể từ Trung ương đến xã do nhân dân tổ chức nên, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin, trải qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đã hoàn thiện hơn nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ở Đại hội XII, khi rút ra một số bài học sau 30 năm đổi mới, Đảng ta không chỉ đặt lên hàng đầu bài học về kiên định “mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, không chỉ khẳng định cơ
sở lý luận, tư tưởng của mục tiêu này là “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
mà đã mở rộng ra, đến “kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”(1) Đây là điều thể hiện đúng thực tế lịch sử và cả những chặng đường tiếp theo Bởi, trong quá trình đổi mới