1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU CHUYÊN đề HÌNH THÁI KINH tế xã hội CỘNG sản CHỦ NGHĨA và đặc TRƯNG cơ bản của CHỦ NGHĨA xã hội, THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

19 561 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 163 KB

Nội dung

Học thuyết Mác Lênin về hình thái kinh tế xã hội là cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của khoa học xã hội và nhân văn. Kết luận lôgic của học thuyết đó thể hiện bước ngoặt cách mạng trong phương pháp nghiên cứu xã hội, đồng thời thể hiện mục đích chính trị thực tiễn của học thuyết là kết luận về quy luật của sự phủ định biện chứng hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa. Để nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả các vấn đề xã hội, cần nhận thức và vận dụng đúng đắn học thuyết Mác Lênin về hình thái kinh tế xã hội nói chung, lý luận về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng.

Trang 1

VIỆT NAM MỤC LỤC

Trang

1 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ SỰ PHÂN KỲ HÌNH THÁI KINH TẾ

1.1 Điều kiện ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa 3

1.2 Sự phân kỳ của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa 5

12

2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 11

2.3 Vấn đề về cải tổ, đổi mới của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay 16

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của khoa học xã hội và nhân văn Kết luận lôgic của học thuyết đó thể hiện bước ngoặt cách mạng trong phương pháp nghiên cứu xã hội, đồng thời thể hiện mục đích chính trị - thực tiễn của học thuyết là kết luận về quy luật của sự phủ định biện chứng hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa Để nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả các vấn đề

xã hội, cần nhận thức và vận dụng đúng đắn học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội nói chung, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng

Nghiên cứu sự ra đời, các giai đoạn phát triển và những đặc điểm của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm sự định hướng xã hội chủ nghĩa cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

1 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ SỰ PHÂN KỲ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

1.1 Điều kiện ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở giai đoạn phát triển cao trong lịch sử xã hội loài người, với một kiểu quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất, trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng, thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân

và quần chúng nhân dân lao động

Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là một hình thái kinh tế

-xã hội cao nhất, tiến bộ nhất và là hình thái kinh tế - -xã hội khác hoàn toàn

về chất so với tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước đó; hình thái kinh tế

- xã hội cộng sản chủ nghĩa được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xã hội không có người áp bức bóc lột người mà ở đó con người hoàn toàn được giải phóng và phát triển toàn diện; là một hình thái kinh tế - xã hội luôn tạo sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, do chế độ kinh tế công hữu về tư liệu sản xuất quy định

Trang 3

- Điều kiện ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời từ kết quả sự vận động và phát triển tất yếu của lịch sử xã hội lồi người.

Trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác - Ph.Ăngghen chỉ ra rằng lịch sử xã hội lồi người là lịch sử phát triển tự nhiên thơng qua sự thay thế nhau (từ thấp đến cao) của các hình thái kinh tế - xã hội, nguyên nhân dẫn đến sự thay thế đĩ là do vai trị của lực lượng sản xuất, yếu tố suy đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội lồi người

Theo C.Mác - Ph.Ăngghen, trong ba yếu tố hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng thì lực lượng sản xuất là yếu tố luơn vận động và phát triển khơng ngừng (do

cĩ con người), sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất tới một trình

độ nhất định sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất sinh ra nĩ, đến thời kỳ trĩi buộc nĩ, thay vào đĩ là một quan hệ sản xuất mới và một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời

Và cứ như vậy, theo quy luật, lịch sử xã hội lồi người đã vận động và phát triển qua bốn hình thái kinh tế - xã hội: cơng xã nguyên thuỷ, chiếm hữu

nơ lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, tất yếu lịch sử xã hội lồi người sẽ vận động và phát triển lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, đĩ là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa C.Mác khẳng định: “… Tơi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”1

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời từ kết quả tất yếu việc giải quyết những mâu thuẫn khách quan, vốn cĩ trong lịng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời là một nấc thang tiến bộ của lịch sử xã hội lồi người Tuy nhiên, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khơng xố bỏ được những mâu thuẫn cơ bản của các xã hội cũ, mà càng làm cho các mâu thuẫn đĩ phát triển gay gắt hơn; về kinh tế, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển mang tính xã hội hố ngày càng cao với quan hệ sản xuất là quan hệ dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Lực lượng sản xuất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển tới một trình độ nhất định sẽ phá vỡ quan hệ sản

1 C.Mác- Ph.Ăngghen TT, t 2, Nxb CTQG, H 1993, tr 21.

Trang 4

xuất tư bản chủ nghĩa, thay vào đó là một quan hệ sản xuất mới và một hình thái kinh tế - xã hội mới sẽ ra đời, đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Biểu hiện của mâu thuẫn về kinh tế, về mặt xã hội, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giai cấp vô sản là giai cấp làm ra mọi của cải vật chất cho xã hội tư bản chủ nghĩa lại bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột: việc giải quyết mâu thuẫn về mặt xã hội, tất yếu giai cấp vô sản sẽ lật đổ giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội mới và một hình thái kinh tế - xã hội mới

sẽ ra đời, đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời từ ước mơ, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân lao động.

Ngay từ khi chủ nghĩa tư bản vừa mới ra đời, mặc dù là một nấc thang tiến bộ của lịch sử xã hội loài người nhưng quần chúng nhân dân lao động đã không chấp nhận được chế độ xã hội đó mà họ ước mơ phải thay chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa bằng một chế độ xã hội nào đó mà ở đó con người không

bị áp bức, bóc lột, đó là chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời còn phụ thuộc vào tính năng động cách mạng và sáng tạo của giai cấp công nhân, thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản lãnh đạo

Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân phải thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiền phong của giai cấp công nhân

Như vậy, sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tuân theo lôgíc tất yếu của sự phát triển xã hội, đồng thời còn chịu sự quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể, làm cho quá trình hình thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mang tính phong phú,

đa dạng, với những nét đặc thù trong không gian và thời gian cụ thể

Với những thuộc tính bản chất ưu việt, tiến bộ nhất trong quá trình phát triển của xã hội từ trước đến nay, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự phát hình thành, phát triển mà là kết quả của quá trình đấu tranh chủ động, tích cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trên cơ sở nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội

Trang 5

1.2 Sự phân kỳ của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Quan điểm phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa của C.Mác - Ph.Ăngghen

Sự hình thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một quá trình biện chứng, trải qua các giai đoạn từ thấp lên cao, căn

cứ vào trình độ phát triển của các yếu tố cơ bản hợp thành xã hội, trong đĩ xét đến cùng quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của xã hội

Trong các tác phẩm ban đầu, C.Mác - Ph.Ăngghen chưa đặt ra vấn đề

về sự khác nhau căn bản giữa các giai đoạn phát triển chủ yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, các ơng mới chỉ cố gắng bằng việc phê

phán thế giới cũ, để tìm ra thế giới mới Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1846),

C.Mác - Ph.Ăngghen chỉ ra, quá trình phát triển lịch sử đầy mâu thuẫn, khơng thể quy về sơ đồ trừu tượng hay những trừu tượng lý luận mà xem nhẹ cơ sở thực tiễn của nĩ Đối lập với quan điểm duy tâm và khơng tưởng về chủ nghĩa cộng sản, C.Mác - Ph.Ăngghen khẳng định chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nhằm thủ tiêu trạng thái hiện tồn, hơn nữa chủ nghĩa cộng sản được C.Mác - Ph.Ăngghen xem là nấc thang cao nhất của phong trào cách mạng, theo đuổi những mục tiêu tốt đẹp nhờ những phương tiện thực tiễn

Dựa trên quan điểm khoa học đĩ, trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, căn cứ vào sự phát triển cụ thể của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng kiến trúc thượng tầng tương ứng, C.Mác - Ph.Ăngghen khơng chỉ phân chia lịch sử lồi người thành các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,

mà cịn phân chia hình thái kinh tế - xã hội thành các giai đoạn phát triển nhất định, mỗi giai đoạn ấy lại được chia thành các thời đoạn khác nhau

Tư tưởng trên được C.Mác đề cập trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh

- xã hội cộng sản chủ nghĩa vận động và phát triển qua các giai đoạn từ thấp tới cao, từ giai đoạn xã hội chủ nghĩa lên giai đoạn cộng sản chủ nghĩa

Ở giai đoạn xã hội chủ nghĩa, khi mà chế độ kinh tế và sự phát triển văn hố mới đạt tới giới hạn bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối:

“Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, đây là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa hay cịn gọi là chủ nghĩa xã hội

Trang 6

Ở giai đoạn cộng sản chủ nghĩa, khi mà con người khơng bị lệ thuộc vào sự lao động, cịn lao động khơng chỉ là phương tiện sinh sống mà trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống và đồng thời cùng sự phát triển phi thường của lực lượng sản xuất tạo ra một năng suất lao động ngày càng tăng, các nguồn của cải tăng dào dạt, sự bất bình đẳng xã hội, sự đối lập giữa nơng thơn và thành thị, giữa lao động trí ĩc và lao động chân tay khơng cịn, xã hội

cĩ đủ điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đây là giai đoạn phát triển cao của hình thái kinh tế

- xã hội cộng sản chủ nghĩa hay cịn gọi là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản phát triển trên cơ sở của chính nĩ

Trong tác phẩm trên, C.Mác đã khẳng định về sự phân chia các giai đoạn phát triển chủ yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bằng phép

so sánh về sự khác nhau căn bản giữa hai hình thái kinh tế - xã hội và chỉ ra con đường, biện pháp thực hiện sự cải biến ở giai đoạn thấp, giai đoạn chủ

nghĩa xã hội đĩ là: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ

nghĩa, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vơ sản” 1

- Quan điểm phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa của V.I.Lênin

Phát triển quan điểm phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa của C.Mác - Ph.Ăngghen, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạnchủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin chỉ ra điều kiện chín muồi về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đồng thời đưa ra quan điểm về các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bao gồm:

I – “những cơn đau đẻ kéo dài”

II – “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa”

III – “giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa”2

Trên cơ sở quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen về cách phân chia các giai đoạn phát triển chủ yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa,

1 V.I.Lênin: Tồn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr.233.

2 V.I.Lênin: Tồn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr.233

Trang 7

từ thực tế cách mạng vơ sản chưa nổ ra ở các nước cĩ chủ nghĩa tư bản phát triển cao, V.I.Lênin khẳng định tính phức tạp, lâu dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cho rằng đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải cĩ một thời kỳ quá độ lâu dài Tính phức tạp, lâu dài của nĩ được quy định ở chỗ nĩ khơng phải làm cho những nhiệm vụ của thời kỳ quá

độ mà cịn phải thực hiện một loạt nhiệm vụ mà đáng lẽ ra chủ nghĩa tư bản đã phải làm từ trước khi cách mạng vơ sản nổ ra, như xố bỏ những tàn tích phong kiến, kiến lập nền đại cơng nghiệp cơ khí hố

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, hình thái kinh tế

-xã hội cộng sản chủ nghĩa vận động và phát triển qua một thời kỳ (thời kỳ quá độ) và hai giai đoạn (chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản)

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu khi chính quyền đã thuộc về nhân dân lao động mà nền tảng là liên minh giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo và kết thúc khi xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội, là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, được bắt đầu khi đã hồn thành về cơ bản các mục tiêu của thời

kỳ quá độ, kết thúc khi xây dựng về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa cộng sản

Chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn phát triển cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, là giai đoạn phản ánh đầy đủ bản chất ưu việt của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản phát triển trên cơ sở của chính nĩ

1.3 Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Khái niệm:

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, được bắt đầu khi giai cấp vơ sản giành chính quyền, thiết lập chuyên chính vơ sản, kết thúc khi xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Đây là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, tồn diện trên mọi lĩnh vực, cả về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, là sự kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai

Trang 8

cấp gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa

xã hội (thực chất là cuộc đấu tranh nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội mới ra đời còn non yếu với chủ nghĩa tư bản bị đánh đổ nhưng vẫn còn tàn dư)

- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Các nhà kinh điển trình bày tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chỉ ra, dù các nước có điểm xuất phát khác nhau, khi đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua thời kỳ quá độ, đây là vấn đề tất yếu khách quan Theo tiến trình vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người là sự thay thế từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội, sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, phải trải qua một thời kỳ quá độ Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không có trong lòng xã hội cũ, phải xây dựng từ gốc đến ngọn tất yếu cũng phải tuân thủ theo tiến trình đó

V.I.Lênin viết: Bây giờ vấn đề đặt ra có hơi khác, một xã hội tư bản chủ nghĩa đang phát triển lên cộng sản chủ nghĩa, không thể nào chuyển lên cộng sản chủ nghĩa được nếu không có một thời kỳ quá độ chính trị

Bên cạnh đó, do nội dung, tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, quyết liệt, lâu dài, vừa xoá bỏ xã hội cũ, vừa xây dựng xã hội mới, muốn hoàn thành đòi hỏi phải có thời gian

Thực tiễn cho thấy, bất kỳ một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ cũng phải trải qua thời kỳ quá độ, ví dụ cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789 - 1871) kéo dài 82 năm; cách mạng dân chủ tư sản Đức (1848 - 1919) kéo dài 71 năm

Tuy nhiên, sự phủ định cùng bản chất của chế độ xã hội thì thời gian quá độ ngắn hơn, còn chủ nghĩa xã hội phủ định chủ nghĩa tư bản, đây là sự phủ định giữa hai chế độ khác hoàn toàn về bản chất, do đó phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp Ví dụ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba… hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 9

Cùng sự phân chia các giai đoạn phát triển chủ yếu của hình thái kinh

tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, các nhà kinh điển đã luôn nhấn mạnh tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thời kỳ ấy:

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ là sự cùng tồn tại, vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau của những yếu tố, những thuộc tính của cả xã hội cũ

và xã hội mới “Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh nhưng vẫn còn non yếu”1

Đặc điểm này chỉ rõ sự quá độ diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… trong đó cần đặc biệt chú ý

sự quá độ chính trị mà nhà nước chuyên chính vô sản phải được thiết lập, không ngừng được củng cố và hoàn thiện để tổ chức và quản lý xã hội

Đặc điểm cụ thể của thời kỳ quá độ: Về kinh tế, thời kỳ này còn tồn tại những thành phần, những bộ phận của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa

xã hội Các thành phần kinh tế cùng tồn tại đan xen vào nhau thâm nhập lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, cần tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhà nước

và kinh tế tập thể để các thành phần kinh tế đó đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, ngày càng thực sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong nền kinh tế quốc dân

Về chính trị - xã hội: thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa

tư bản bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt tận gốc, chủ nghĩa xã hội đã phát sinh nhưng còn non yếu Do đó nhất thiết hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

mà bản chất là chuyên chính vô sản phải được thiết lập và ngày càng củng cố,

1 V.I.Lênin: Toàn tập, t.39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr 309 - 310.

Trang 10

nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng và ngày càng hoàn thiện để đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân lao động

Thiết lập, củng cố hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến quá trình cải biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Quá trình cải biến cách mạng đó là quá trình thống nhất biện chứng giữa cải tạo và xây dựng, là quá trình đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt và phức tạp trên mọi mặt của đời sống xã hội trong những điều kiện mới, với những hình thức mới Thiết lập, củng cố hệ thống chính trị nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực xã hội thuộc về nhân dân lao động Trong quá trình đó phải nắm vững vấn đề có tính nguyên tắc là thường xuyên củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với toàn bộ xã hội, thiếu điều đó sẽ không thể có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Sự biến đổi của chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ đối với bọn chúng”1

Về văn hóa tư tưởng: Hệ tư tưởng Mác - Lênin giữ vai trò chủ đạo Tuy nhiên còn tồn tại đan xen, đấu tranh giữa các hệ tư tưởng đối lập Phong tục, tập quán, văn hóa lạc hậu còn tồn tại

Về xã hội: Còn sự khác biệt giữa các hoạt động lao động cụ thể, giữa thành thị - nông thôn, miền núi - đồng bằng

Những đặc điểm trên phản ánh tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp của thời kỳ quá độ, đồng thời chi phối đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

và diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI

KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.1 Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trung thành và vận dụng sáng tạo nguyên lý của Mác – Lênin, đồng thời tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và

1 V.I.Lênin: Toàn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tr.109.

Ngày đăng: 24/05/2017, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w