Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình con người có những mối quan hệnhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ- tức những quan hệ sản xuất,những quan hệ này phù hợp v
Trang 1HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP HÌNH
THÀNH KTV XÃ HỘI
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
I Tính cấp thiết của đề tài 2
II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3III Phạm vi nghiên cứu 3
NỘI DUNG CHƯƠNG I: HỌC THUYẾT LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 4
2 Các yếu tố cơ bản cấu thành một hình thái kinh tế xã hội 7
3 Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên 18
CHƯƠNG II: VẬN DỰNG LÝ THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Tính tất yếu của con đường định hướng XHCN 23
2 Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 25
KẾT LUẬN 29Tài liệu tham khảo: 32
Trang 3MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
do C.Mác xây dựng lên Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác Lý luận đó đãđược thừa nhận là lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiêncứu lĩnh vực xã hội Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sửloài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong nội tại của sự phát triển xãhội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứumột cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhấtđịnh cũng như tiến trình vận động lịch sử nói chung của xã hội loài người
Song, trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đangđược phê phán từ nhiều phía Họ cho rằng chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ thì chủ nghĩaMác cũng tiêu tan Trong đó có cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác cũngcho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời phải thay thế
nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn như lý luận về các nền văn minh Chính vì vậylàm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của
nó đang là một đòi hỏi cấp thiết
Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhàkhoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập chung nghiên cứu giải quyết Trên cơ sởlàm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội, việc vận dụng lý luận đóvào điều kiện Việt Nam, vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải phápnhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành mộtnước giàu- mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặtra
Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu về: “Học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội và việc vận dụng vào xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực
cả về lý luận và thực tiễn
Trang 4II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 Mục đích: Góp phần tìm hiểu giá trị khoa học của lý luận, hình thái kinh tế
-xã hội và việc vận dụng nó vào điều kiện nước ta hiện nay
2 Nhiệm vụ: Nêu rõ thực chất của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và chứng
minh lý luận đó vẫn giữ nguyên giá trị
Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội, chứng minh công cuộc xây dựng đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tất yếu khách quan
Phân tích thực tiễn xây dựng đất nước trong thời gian qua và qua các giải phápđưa công cuộc xây dựng đất nước đến thành công
III Phạm vi nghiên cứu
Chứng minh giá trị khoa học và tính thời đại của lý luận hình thái kinh tế - xãhội
Trang 5NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
Trước khi có chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy tâm đã thống trị trong việc giải thíchlịch sử Ngay cả Feuerbach- đại biểu xuất sắc cho chủ nghĩa duy vật trước Mác nhưngcuối cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi giải thích các hiện tượng lịch sử- xã hội Trước Mác, người ta đã xuất phát từ tự nhiên để giải thích mọi hiện tượng trong xãhội, xem lực lượng tự nhiên hoạt động tự động, không có ý thức còn trong xã hội thìcon người hoạt động có lý tính, ý thức Do vậy, họ đã đi tới kết luận rằng: trong giới tựnhiên thì tính quy luật, tính tất nhiên thống trị, mọi thay đổi của những hiện tượng tựnhiên không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người Còn những sự kiện lịch sử thì
do hoạt động tự giác của con người mà trước hết đó là những nhân vật lịch sử, nhữnglãnh tụ anh hùng quyết định và ý chí của họ có thể làm thay đổi lịch sử
Đáng lẽ phải lấy sự phát triển của điều kiện vật chất của xã hội để giải thích lịch sử
và bản chất con người, giải thích tự nhiên xã hội, quan điểm chính trị, …người ta lại đi
từ ý thức con người, từ những tư tưởng lí luận về chính trị, triết học, pháp luật, để giảithích toàn bộ lịch sử Nguyên nhân giải thích của sự duy tâm về lịch sử chính là chỗ cácnhà triết học trước Mác đã coi ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội Những quanđiểm đó có những thiếu xót căn bản như: không vạch ra được bản chất của các hiệntượng xã hội, nguyên nhân vật chất của những hiện tượng ấy, không tìm ra những quyluật phổ biến chi phối sự vận động và phát triển của xã hội, không thấy vai trò quyếtđịnh của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Khác với các nhà triết học trước đây khi nghiên cứu xã hội Mác đã lấy con ngườilàm điểm xuất phát cho học thuyết của mình Con người mà mác nghiên cứu khôngphải là con người trừu tượng, con người biệt lập, cố định mà con người hiện thực đangsống và hoạt động Trước hết là hoạt động sản xuất, tái sản xuất ra đời sống hiện thực
Trang 6của mình Đó là con người cụ thể con người của tự nhiên và xã hội Bắt đầu từ việcnghiên cứu con người trong đời sống xã hội ông nhận thấy “con người cần phải ăn,uống, ở và mặc trước khi có thể lo đến làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôngiáo…” Muốn vậy con người phải sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu củachính mình Sản xuất vật chất là một điều kiện cơ bản của xã hội và là hành động lịch
sử mà hiện nay cũng như hàng trăm năm trước đây người ta vẫn phải tiến hành từngngày, từng giờ cốt để duy trì cuộc sống của con người Tuy nhiên, sản xuất của cải vậtchất chỉ là yếu tố nền tảng của hoạt động sản xuất của con người Để tồn tại và pháttriển con người không ngừng hoạt động để sản xuất, tái sản xuất ra bản chất con người,các quan hệ xã hội và năng lực tinh thần, trí tuệ Mác chỉ rõ: Trên cơ sở sản xuất vậtchất, trên cơ sở tồn tại xã hội con người đã sản sinh ra ý thức như đạo đức, tôn giáo hệ
tư tưởng cũng như hình thái ý thức khác
Mác và Ăngghen đã nghiên cứu bản chất gốc rễ của vấn đề đồng thời không hạ thấpvai trò của cá nhân trong lịch sử, không xem thường vai trò, tác dụng của ý thức, ý chíđộng lực thúc đẩy họ Nhưng các ông cũng lưu ý rằng bản thân ý thức chúng khôngphải là những nguyên nhân xuất phát mà là những nguyên nhân phát sinh của quá trìnhlịch sử, bản thân chúng cuối cũng cũng cần được giải thích từ những điều kiện vật chấtcủa đời sống xã hội Xã hội loài người là một hệ thống phức tạp về bản chất và cấu trúc.Việc nghiên cứu vạch ra những quy luật chung nhất của toàn bộ xã hội chỉ có thể đượcthể hiện trên cơ sở một hệ thồng những phạm trù cho triết học duy vật về lịch sử vạch
ra để giải thích xã hội Hình thái kinh tế- xã hội: sản xuất vật chất và quan hệ sản xuất,
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giai cấp và quan hệ giai cấp, dân tộc và quan hệdân tộc…Như vậy chủ nghĩa duy vật lịch sử là lí luận và phương pháp dể nhận thức xãhội Nó vừa cung cấp trí thức vừa cung cấp phương pháp hoạt động nhằm tìm kiếm trithức mới cho các khoa học xã hội cụ thể Nó giúp chúng ta xác định đúng vị trí của mổihiện tượng xã hội, xuất phát từ cách giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết họctrong lĩnh vực xã hội Thấy được sự tác động biện chứng giữa tính quy luật và tínhngẫu nhiên trong lịch sử giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan giữa hiện tượngkinh tế và hiện tượng chính trị Nó đem lại quan hệ về sự thống nhất trong tính đa dạng
Trang 7phong phú của đời sống xã hội Việc áp dụng triệt để chủ nghĩa duy vật biện chứng vàoviệc xem xét các hiện tượng xã hội theo Lê Nin đã khắc phục được những khuyết điểmcăn bản của những lí luận lịch sử trước đây Cũng từ đây mọi hiện tượng xã hội cũngnhư bản thân phát triển của xã hội loài người được nghiên cứu trên một cơ sở lí luậnkhoa học
Các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử được C.Mác trình bày ở nhiều tác phẩm
nhưng tập trung nhất là trong lời tựa: Góp phần khoa kinh tế chính trị Chúng ta có thể
tóm tắt lại những nguyên lí đó trong một số luận điểm sau:
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại ý thức xã hộiquyết định tồn tại xã hội
Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt, chính trị
và tinh thần nói chung
Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình con người có những mối quan hệnhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ- tức những quan hệ sản xuất,những quan hệ này phù hợp với một trình độ nhất định của các lực lượng sản xuất vậtchất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.Tức là cái cơ sở hạ tầng mà trên đó dựng nên một kiến trúc thượng tầng pháp lý vàchính trị cùng với những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hạ tầngấy
Tới một giai đoạn phát triển nào đó, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hộimâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có hay đây chỉ là những biểu hiện pháp lýcủa những quan hệ sản xuất ấy mâu thuẫn với quan hệ sở hữu trong đó từ trước đến naycác lực lượng sản xuất vẫn phát triển từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượngsản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắtđầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội
Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng đảo lộn ít nhiềunhanh chóng Khi xem xét những cuộc đảo lộn ấy bao giờ cũng cần phân biệt cuộc đảolộn vật chất trong những điều kiện kinh tế của sản xuất với những hình thái pháp lý,
Trang 8chính trị, tôn giáo, nghệ thuật hay triết học Với những hình thái tư tưởng trong đó conngười ý thức được cuộc xung đột ấy và đấu tranh để giải quyết nó.
Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sảnxuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy dủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển vànhững quan hệ sản xuất mới cao hơn cũng không bao giờ xuất hiện trước khi nhữngđiều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong bản thân xã hộicũ
Về đại thể có thể coi phương thức sản xuất Á Châu, cổ đại, phong kiến và tư sảnhiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội
Các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của quá trình sảnxuất xã hội Đối kháng không phải với ý nghĩa là đối kháng cá nhân mà có ý nghĩa làđối kháng nảy sinh từ những đối kháng sinh hoạt xã hội của cá nhân Nhưng những lựclượng sản xuất phát triển trong lòng xã hội tư sản đồng thời cũng tạo ra những điều kiệnvật chất để giải quyết đối kháng ấy Cho nên với học thuyết hình thái kinh tế xã hội tưsản, thời kỳ tiền sử của xã hội loài người đang kết thúc
Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đem lại cho triết học một quan niệm vừaduy vật vừa biện chứng về lịch sử Đã kết hợp một cách hữu cơ chủ nghĩa duy vật lịch
sử với phép biện chứng
2 Các yếu tố cơ bản cấu thành một hình thái kinh tế xã hội
2.1 Sản xuất vật chất - cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
Sản xuất vật chất là quá trình lao động có mục đích và sáng tạo của con người.con người sử dụng các công cụ và phương tiện lao động thích hợp, tác động vào tựnhiên cải biến các dạng vật chất của tự nhiên tạo ra của cải vật chất cần thiết nhằm thỏamãn các như cầu của bản thân người lao động và xã hội
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người Sản xuất xãhội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người Baquá trình đó gắn chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội Theo Ph.Ăngghen, "điểm khác biệt căn
Trang 9bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm,trong khi con người lại sản xuất”1
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào
tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không thỏa mãn với những cái đã
có sẵn trong giới tự nhiên, mà luôn luôn tiến hành sản xuất vật chất nhằm tạo ra các tưliệu sinh hoạt thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của con người Việc sảnxuất ra các tư liệu sinh hoạt là yêu cầu khách quan của đời sống xã hội Bằng việc "sảnxuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất rachính đời sống vật chất của mình"2
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của mình,con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội Tất cả các quan hệ
xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, v.v đều hình thành,biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất Khái quát lịch sử phát triển của nhân loại, C.Mác
đã kết luận: "Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp tạo ra một cơ sở,chính từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệthuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta"3
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên,biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình Sản xuất vật chất không ngừngphát triển Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặtcủa đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao Chính vì vậy, phải tìm
cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội ở trong nền sản xuất vật chất của xã hội
2 2 Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
2.2.1 Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Phương thức sản xuất
1 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.34, tr 241
2 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sđd, t.3, tr 29
3 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Sđd, t 19, tr 500
Trang 10Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức nhất định Phương thức sản
xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương
thức sản xuất nhất định Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với tất cả cácmặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Sự thay thế kế tiếp nhau củacác phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từthấp đến cao Trong sản xuất, con người có "quan hệ song trùng": một mặt là quan hệgiữa người với tự nhiên, tức là lực lượng sản xuất; mặt khác là quan hệ giữa người vớingười, tức là quan hệ sản xuất Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lựclượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng
Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quátrình sản xuất Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quátrình sản xuất ra của cải vật chất Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹnăng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong quá trìnhsản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động,kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn
thể nhân loại là công nhân, là người lao động"4 Chính người lao động là chủ thể củaquá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tưliệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sảnxuất ra của cải vật chất Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng laođộng của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của lao động ngày càngcao Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao động trí tuệ ngày càngđóng vai trò chính yếu Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố
cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất Công cụ
4 V.I Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1977, t 38, tr 430
Trang 11lao động do con người sáng tạo ra, là "sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa", nó
"nhân" sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất Công cụ lao động làyếu tố động nhất của lực lượng sản xuất Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, vớinhững phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến vàhoàn thiện Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biếnđổi toàn bộ tư liệu sản xuất Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi
xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tựnhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng tolớn Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩysản xuất phát triển Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhântrực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành "lựclượng sản xuất trực tiếp" Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát ra đờinhững ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vậtliệu mới, năng lượng mới Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, trởthành một yếu tố không thể thiếu được của sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất cóbước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinhnghiệm và thói quen của họ và là tri thức khoa học Có thể nói: khoa học và công nghệhiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại
Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và táisản xuất xã hội Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sảnxuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sảnxuất ra Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một cách kháchquan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.C.Mác viết: "Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên Người takhông thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạtđộng chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải có
Trang 12những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên,tức là việc sản xuất"5 Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất; giữa ba mặtcủa quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn địnhtương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Trong bamặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan
hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội Quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩmcũng như các quan hệ xã hội khác
Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến có hai loại hình sở hữu cơ bản về
tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng Sở hữu tư nhân là loại hình sởhữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người, còn đại đa sốkhông có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất Do đó, quan hệ giữa người với người trong sảnxuất vật chất và trong đời sống xã hội là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột
Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thànhviên của mỗi cộng đồng Nhờ đó, quan hệ giữa người với người trong mỗi cộng đồng làquan hệ bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trựctiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất Nó
có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất
do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở hữu Tuy nhiên cótrường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý không thích ứng với quan hệ sở hữu, làm biếndạng quan hệ sở hữu Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra mặc dù do quan hệ sởhữu về tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất chi phối, song nó kích thíchtrực tiếp đến lợi ích của con người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong laođộng sản xuất, và do đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển
2.2.2 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
5 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.6, tr 552
Trang 13Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạothành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội Khuynh hướngchung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển Sự phát triển đó xét đến cùng làbắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ laođộng Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượngsản xuất
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh
phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó Trình độ lực lượng sản xuấtbiểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao độngcủa con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoahọc vào sản xuất
Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất.
Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lêntính chất xã hội hóa Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kémphát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân Khi sản xuất đạt tới trình
độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tínhchất xã hội hóa
quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó
Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và giảm bớt lao động nặng nhọc, con ngườikhông ngừng cải tiến, hoàn thiện và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới Đồng thờivới sự tiến bộ của công cụ, tri thức khoa học, trình độ chuyên môn kĩ thuật và mọi kỹnăng của người lao động cũng ngày càng phát triển
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là "hìnhthức phát triển" của lực lượng sản xuất Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ
Trang 14sản xuất đều "tạo địa bàn đầy đủ" cho lực lượng sản xuất phát triển Điều đó có nghĩa
là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệusản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích" của lực lượng sản xuất, kìm hãm
lực lượng sản xuất phát triển Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuấttất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp vớitrình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tụcphát triển Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa làphương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế C.Mác đãviết: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chấtcủa xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có trong đó từ trước đến naycác lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển của lựclượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sảnxuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội"6
cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất
Mặc dù bị chi phối bởi lực lượng sản xuất nhưng với tính cách là hình thức, quan hệsản xuất cũng có những tác động nhất định trở lại đối với lực lượng sản xuất Khi quan
hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó sẽ trởthành động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗithời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi quan hệ sản xuấtkìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất
6 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993t 13, tr 15
Trang 15cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Tuy nhiên, việc giải quyếtmâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giản đơn Nó phảithông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người Trong xã hội có giaicấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại Sự thay thế, pháttriển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ,chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sựtác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợpvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất
2.3 Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
2.3.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuấttạo thành quan hệ vật chất của xã hội Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên cácquan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội Hai mặt đó của đời sống xã hội được kháiquát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội C.Mác viết: "Toàn bộnhững quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiệnthực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái
ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó"7
Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệsản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các
7 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 tập 13, tr 15
Trang 16quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội Bởivậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trịtrong xã hội đó Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mốngcũng có vai trò nhất định
Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình
thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất "hợp thành" cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm
chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận độngphát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hìnhthành trên cơ sở hạ tầng Song, mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ
sở hạ tầng Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạtầng; còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp Đó chính là cuộcđấu tranh về mặt chính trị - tư tưởng của các giai cấp đối kháng, trong đó, đặc trưng là
sự thống trị về mặt chính trị - tư tưởng của giai cấp thống trị Trong kiến trúc thượngtầng của xã hội có giai cấp, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng Nó tiêu biểu chochế độ chính trị của một xã hội nhất định Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới thựchiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội
2.3.2 Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Mổi hình thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trức thượng tầng nhất định ,
có hình thành một cách khách quan và gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể.Trong đó cơ sở hạ tầng, toàn bộ những quan hệ kinh tế cảu xã hội bao giờ cũng giữ vai tròquyết định