B/Nội dung I/PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Với sự ra đời của học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã vạch ra thực chất sự tồn tại và phát triển củ
Trang 1A/Lý do chọn đề tài
Bằng sự kế thừa có chọn lọc tất cả những thành quả về triết học xã hội của
các bậc tiền bối, bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử loài
người, nhất là lịch sử xã hội tư bản, C.Mác đã xây dựng nên học thuyết về hình
thái kinh tế xã hội Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội là nội dung cơ bản của
chủ nghĩa duy vật lịch sử và cũng là một trong những nội dung cơ bản của toàn
bộ chủ nghĩa Mác Học thuyết đó vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động
xã hội, vạch ra phương pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về hình thái kinh tế - xã hội
không chỉ là rất cần thiết đối với cá nhân mỗi sinh viên nói riêng mà còn có ý
nghĩa với Viêt Nam nói chung, nhất trong hoàn cảnh hiện nay- khi mà vấn đề
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì nước ta không chỉ đứng trước những cơ
hội lớn mà còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức Mặt khác, đứng trước
thềm hội nhập, Việt Nam đã và đang có rất nhiều những biến chuyển quan trọng
về kinh tế và xã hội Cho nên vấn đề này càng phải được quan tâm hơn bao giờ
hết
Vậy, dựa trên lý luận về học thuyết kinh tế-chính trị của C.Mác -trong bối
cảnh cụ thể hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì để hội nhập và phát triển? Đây
là một câu hỏi lớn song phần nội dung trình bày dưới đây sẽ giải đáp phần nào
câu hỏi ấy
Trang 2
B/Nội dung
I/PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
Với sự ra đời của học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội, chủ nghĩa duy
vật lịch sử đã vạch ra thực chất sự tồn tại và phát triển của các xã hội trong kết
cấu khách quan của chúng Đó là các hệ thống bao gồm những yếu tố và các mối
liên hệ được hình thành và vận động tuân theo những quy luật vốn có của chúng
1/Phạm trù hình thái kinh tế xã hội
Giữa các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo
thành các xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Các xã hội
cụ thể đó đựơc khái quát thành phạm trù hình thái kinh tế-xã hội “Hình thái
kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dung để chỉ xã hội
ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho
xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với
một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản
xuất ấy.”
Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp,
trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế-xã hội có vị trí riêng và tác động qua
lại lẫn nhau, thống nhất với nhau
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh
tế-xã hội Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau
Suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành,
phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội
Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi
quan hệ xã hội khác Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và tác động tích cực trở lại lực lượng sản xuất Mỗi hình thái
kinh tế-xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó Quan hệ sản xuất
Trang 3là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội Các quan hệ sản xuất
tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội
Khi tiếp thu tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã nhấn mạnh đặc điểm của
phương pháp duy vật trong nhận thức xã hội, là ở chỗ phương pháp đòi hỏi phải
gắn toàn bộ sự phong phú của các quan hệ xã hội vào quan hệ sản xuất; đồng
thời cần xem xét những quan hệ sản xuất trong sự tương ứng của chúng với trình
độ của lực lượng sản xuất để giải thích sự vận động của các hình thái xã hội Hai
mặt quan hệ này thống nhất thành một phương thức sản xuất và hợp thành nền
tảng vật chất của mọi hình thái kinh tế-xã hội.V.I.Lênin đã đánh giá rất cao việc
C.Mác không dừng lại ở lý luận trừu tượng về xã hội, về quan hệ sản xuất nói
chung, mà đã đi sâu nghiên cứu một hình thái kinh tế-xã hội cụ thể là xã hội tư
bản với những quan hệ sản xuất chủ nghĩa phức tạp.V.I.Lênin khẳng định, với
sự ra đời của bộ Tư Bản, C.Mác đã thực hiện “một kiểu mẫu về sự phân tích
khoa học, theo phương pháp duy vật, một hình thái xã hội-và lại là một hình thái
xã hội phức tạp nhất-một kiểu mẫu đã được mọi người công nhận và không ai
vượt nổi”1
Trong lý luận về hình thái kinh tế-xã hội, C.Mác coi bên cạnh các quan hệ
sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái kinh tế-xã hội khác
nhau C.Mác còn vạch ra mối quan hệ có tính chất cơ bản để xác định diện mạo
của các hình thái kinh tế-xã hội; đó là mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng.Theo V.I.Lênin, C.Mác đã xem quan hệ sản xuất
là “cái sườn” của toàn thể cơ thể xã hội Lênin viết: “Nhưng điều chủ yếu là ở
chỗ Mác không thỏa mãn với cái sườn đó, không chỉ dừng lại ở cái “lý luận
kinh tế” hiểu theo nghĩa thông thường của danh từ mà thôi; là ở chỗ tuy rằng
Mác chỉ dùng độc có những quan hệ sản xuất để giải thích cơ cấu và sự phát
triển của một hình thái xã hội nhất định, song ở mọi nơi và mọi lúc, ông đều
1
V.I.Lênin:Toàn tập,Nxb Tiến Bộ,Matxcơva,1974,t1,tr.167.
Trang 4phân tích những kiến trúc thượng tầng tương ứng với những quan hệ sản xuất
ấy”2
Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v.v và các
thiết chế tương ứng được hình thành, phát triển dựa trên cơ sở các quan hệ sản
xuất tạo thành kiến trúc thượng tầng của xã hội Kiến trúc thượng tầng được
hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để
bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó
Ngoài các mặt cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn có
quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác Các quan hệ đó đều gắn
bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản
xuất
2/Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự
nhiên
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội không chỉ xác định các yếu tố
cấu thành hình thái kinh tế-xã hội mà còn xem xét xã hội trong quá trình biến
đổi và phát triển không ngừng Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động
phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Tôi coi sự phát
triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”3
. Điều này đã được V.I.Lênin giải thích như sau: “…Chỉ có đem quy những quan hệ xã
hội vào những quan hệ sản xuất, và đem những quan hệ sản xuất vào trình độ
của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để
quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch
sử-tự nhiên.”4.
Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng
tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển, phát triển
khách quan của xã hội Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
2
V.I.Lênin:Toàn tập,Nxb Tiến Bộ,Matxcơva,1974,t1,tr.164-165.
3
C.Mác và Ph Ăngghen:Toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia,Hà Nội,1993,t.23,tr.21
4
C.Mác và Ph Ăngghen:Toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia,Hà Nội,1993,t.23,tr.21.
Trang 5trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác Chính sự tác động của các quy luật
khách quan đó mà các hình thái kinh tế-xã hội vận động phát triển từ thấp đến
cao Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển
của lực lượng sản xuất Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho
kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó hình thái kinh tế xã hội cũ được
thay bằng hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn Quá trình đó diễn ra
một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan Bởi vì quy luật của
đời sống xã hội có đặc điểm là tác động thông qua hoạt động của con người,
song không phải vì thế mà nó không mang tính khách quan Trái lại, quy luật
vận động của xã hội không những không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con
người mà ngược lại, xét đến cùng, còn quyết định cả ý chí, ý thức của con
người C.Mác coi lịch sử là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản
thân mình, nhưng đó không thể là hoạt động tùy tiện, mà là hoạt động dù có ý
thức hoặc vô thức cũng đều do những quy luật khách quan chi phối Mỗi hình
thái kinh tế_ xã hội được coi như một cơ thể xã hội phát triển theo những quy
luật vốn có của nó, một cơ thể xã hội riêng biệt, có những quy luật riêng về sự ra
đời của nó, về hoạt động của nó và bước chuyển của nó lên hình thức cao hơn,
tức là biến thành một cơ thể xã hội khác
Như vậy, quá trình “ lịch sử-tự nhiên’’ có nghĩa là : Con người làm ra lịch
sử của mình; họ tạo ra những quan hệ xã hội của mình, đó là xã hội Nhưng xã
hội vận động theo quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn con
người.C.Mác coi các phương thức sản xuất : Châu Á cổ đại, phong kiến và tư
sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của các hình thái kinh tế -xã hội
Mỗi hình thái kinh tế -xã hội được coi như một cơ thể xã hội phát triển theo quy
luật vốn có của nó Sự thay thế kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội :
xã hội cộng sản nguyên thủy được thay thế bằng xã hội chiếm hữu nô lệ được
thay thế bằng xã hội phong kiến, xã hội phong kiến được thay thế bằng xã hội tư
bản chủ nghĩa Đó là quá trình tiến hóa bao hàm những bước nhảy vọt đã tạo nên
sự tiến bộ trong lịch sử loài người
Trang 6Khi nghiên cứu các quy luật của sự phát triển xã hội nói chung và chủ
nghĩa tư bản nói riêng, C.Mác đi đến kết luận khoa học rằng sẽ xuất hiện một
hình thái kinh tế-xã hội mới là hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
Theo C.Mác, sự thay thế một hình thái kinh tế-xã hội này bằng một hình
thái kinh tế xã hội khác thường được thực hiên thông qua cách mạng xã hội
Nguyên nhân sâu xa của các cuộc cách mạng đó là mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, khi quan hệ sản xuất trở thành sản xiềng xích của
lực lượng sản xuất Trong những thời kỳ cách mạng, khi cơ sở kinh tế thay đổi
thì sớm hay muộn toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng sẽ thay đổi theo
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin đi đến kết luận: hình thái KT-XH tư
bản chủ nghĩa nhất định sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa và sự thay thế nầy cũng là quá trình lịch sử tự nhiên Sự thay thế đó
được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa mà hai tiền đề vật chất
quan trọng nhất của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng
thành của giai cấp vô sản
Như vậy, nếu xem xét ở phạm vi lịch sử tòan nhân loại thì lịch sử xã hội
loài người đã phát triển qua một số hình thái kinh tế - xã hội nhất định Song do
đặc điểm về lịch sử, về không gian và thời gian, không phải quốc gia nào cũng
phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế xã hội có tính tuần tự từ thấp đến cao
theo một sơ đồ chung Thực tế lịch sử chứng tỏ có nhiều quốc gia trong những
điều kiện lịch sử nhất định đã phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế _ xã
hội, đồng thời một số quốc gia khác lại phát triển theo con đường bỏ qua một
hoặc vài hình thái kinh tế xã hội nào đó
Chính là dựa vào những thực tế lịch sử như vậy, C.Mác đã nêu lên những
tư tưởng về khả năng “phát triển rút ngắn’’ Trong những điều kiện lịch sử nhất
định, V.I Lê nin đã nêu lên khả năng “không phải trải qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa’’ để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội đối với nước lạc hậu Ông
chỉ ra rằng trong những điều kiện nhất định, con đường phát triển của các dân
tộc tiền tư bản chủ nghĩa không nhất thiết phải diễn ra một cách tuần tự như lịch
Trang 7sử sinh thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản mà các nước tư bản đã từng trải
qua
Như chúng ta đều biết, đối với toàn nhân loại thì con đường lịch sử - tự
nhiên để đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tuần tự qua tất cả các
giai đoạn của các hình thái kinh tế xã hội vốn có Do coi chủ nghĩa tư bản thế kỉ
XIX đang đạt tới đỉnh cao của sự phát triển của nó nên C Mác hy vọng từ các
nước Tây Âu sẽ đồng loạt ra đời các nước xã hội chủ nghĩa Vận dụng học
thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội, nghiên cứu chủ nghĩa tư bản đã chuyển
sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin phát hiện rằng “ Sự phát triển
không đồng đều về kinh tế và chính trị là quy luật tuyệt đối cuả chủ nghĩa tư
bản’’5 Do đó “ chủ nghĩa xã hội có thể thắng trước hết là trong một số ít nước tư
bản chủ nghĩa hoặc thậm chí chỉ trong một nước tư bản chủ nghĩa, tách riêng ra
mà nói”6 Bắt đầu từ thế kỉ XX, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội đã là một tiến
trình mang tính lịch sử-tự nhiên
Quy luật kế thừa của lịch sử loài người luôn luôn cho phép cộng đồng nào
đó, trong những điều kiện nhất định, do tác động của các nhân tố, các mâu thuẫn
bên trong và bên ngoài, có thể bỏ qua giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới
trình độ tiên tiến của nhân loại Trong lịch sử thường xuất hiện những trung tâm
phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, về kỹ thuật, về văn hóa, chính trị Sự
giao lưu hợp tác với các trung tâm đó và những nhân tố khác làm xuất hiện khả
năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không phải lặp lại
tuần tự các quá trình đã qua của lịch sử nhân loại
Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế-xã
hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung
của nhân loại Song con đường con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ
bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự
nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế v.v Chính vì
vậy, lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng Mỗi dân tộc
5
V.I.Lênin:Toàn tập,Nxb Tiến Bộ,Matxcơva,1980,.t.26,tr.447
6
(2) V.I.Lênin:Toàn tập,Nxb Tiến Bộ,Matxcơva,1980,.t.26,tr.447
Trang 8đều có nét độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mình Có những dân tộc lần
lượt trải qua các hình thái kinh tế-xã hội từ thấp đến cao; nhưng cũng có những
dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế-xã hội nào đó Tuy nhiên, việc
bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không phải theo ý
muốn chủ quan
Trong thời đại ngày nay, chủ trương phát triển rút ngắn để đi lên chủ
nghĩa xã hội ở một số quốc gia tiền tư bản chủ nghĩa chẳng những không mâu
thuẫn với tinh thần của sự phát triển mang tính lịch sử-tự nhiên, mà còn là biểu
hiện sinh động của quá trình lịch sử-tự nhiên ấy Chỉ khi người ta “ rút ngắn”
một cách duy ý chí, bất chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở
nên đối lập với quá trình lịch sử-tự nhiên
Như vậy, quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những
diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong
những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế-xã hội
nhất định
3/Giá trị khoa học bền vững của học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội
Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị trong khoa học xã hội Các nhà
triết học thực chất không hiểu được quy luật của sự phát triển xã hội không thể
giải quyết một cách khoa học vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ lịch
sử Học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội ra đời là một cuộc cách mạng
trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội, đã đưa lại cho khoa học xã hội một
phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học
Với học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội, C.Mác đã nhìn thấy động lực
của lịch sử không phải do một lực lượng thần bí nào, mà chính là hoạt động thực
tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan
Học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội là biểu hiện tập trung quan niệm
duy vật về lịch sử Quan niệm ấy chỉ ra rằng, “ trước hết con người cần phải ăn,
uống, mặc và ở, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để giành
Trang 9quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động tôn giáo, triết học v.v ”7
Chừng nào cái sự thật hiển nhiên ấy còn tồn tại thì chừng đó quan niệm duy vật về lịch sử
vẫn không thể trở nên lạc hậu được
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhìn thấy động lực của lịch sử nằm ngay trong
hoạt động thực tiễn của con người Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội là quan
niệm duy vật biện chứng được cụ thể hóa trong việc xem xét đời sống xã hội
Trong tất cả mọi quan hệ xã hội, C.Mác đã làm nổi bật những quan hệ xã
hội vật chất, tức là những quan hệ sản xuất, quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết
định các quan hệ khác Do đó, chủ nghĩa duy vật đã cung cấp cho khoa học xã
hội một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan để phát hiện và tìm kiếm quy luật xã
hội Vì vậy, “có thể đem những chế độ của các nước khác nhau khái quát lại
thành một khái niệm cơ bản duy nhất là :hình thái xã hội Chỉ có sự khái quát đó
mới cho phép chuyển từ việc mô tả (và từ việc đánh giá theo quan điểm lý
tưởng) những hiện tượng xã hội sang việc phân tích hiện tượng đó một cách hết
sức khoa học”8
Học thuyết đó chỉ ra :sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội,
phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội Cho nên, không
thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người để giải thích
các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất
Học thuyết đó cũng chỉ ra : xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu
nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt
thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, quan hệ sản
xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách
quan để phân biệt các chế độ xã hội Điều đó cho thấy, muốn nhận thức đúng
đời sống xã hội, phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và
mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng Đặc biệt phải đi sâu phân tích về quan hệ sản
xuất thì mới có thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội Chính quan hệ
7
C.Mác và Ph Ăngghen:Toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia,Hà Nội,1995,t.19,tr.166.
8
V.I.Lênin:Toàn tập,Nxb Tiến Bộ,Matxcơva,1974,t.1,tr.163.
Trang 10sản xuất cũng là tiêu chuẩn khách quan để phân kỳ lịch sử một cách đúng đắn,
khoa học
Học thuyết đó còn chỉ ra: sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là
một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo quy luật khách quan chứ không
phải theo ý muốn chủ quan Cho nên, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải
đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội.V.I.Lê nin viết:
“Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một
cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối
hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu
nó thì phải thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất
cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật
vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó”9
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội đã khắc phục được quan điểm
duy tâm, trừu tượng, vô căn cứ về xã hội Nó bác bỏ cách miêu tả xã hội một
cách chung chung phi lịch sử
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội là cơ sở phương pháp luận của
các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội, và do đó là
một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội lần đầu tiên những tiêu chuẩn
thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu được
logic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội Học thuyết này vạch ra sự thống
nhất của lịch sử trong cái muôn vẻ các sự kiện ở các nước khác nhau trong các
thời kỳ khác nhau Chính vì thế, nó đã đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn
đường để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không mô
tả các sự kịên lịch sử Nó là cơ sở khoa học để tiếp cận đúng đắn khi giải quyết
những vấn đề cơ bản của các nghành khoa học xã hội rất đa dạng Bất kỳ một
hịên tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có
thể đúng khi gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
9
V.I.Lênin:Toàn tập,Nxb Tiến Bộ,Matxcơva,1974,t.1,tr198.