1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: Những quan điểm, tư tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng qua các tác phẩm được giới thiệu nghiên cứu

32 13,8K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 259,5 KB

Nội dung

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở các nước Tây Âu, nhờ sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho chủ nghĩa tư bản đang chuyển sang giai đoạn mới với trình độ cao hơn. Nước Anh trở thành một quốc gia tư bản chủ nghĩa mạnh nhất với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đã phát triển và đang ở giai đoạn hoàn thành. Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp cũng tác động mạnh mẽ làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ đã làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố. Với trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất đã nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn về kinh tế này được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp hết sức nặng nề. Mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến chưa được giải quyết triệt để thì xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản và mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt. Trong giai đoạn lịch sử đầy sôi động đó đã xuất hiện những lãnh tụ cách mạng thiên tài của giai cấp vô sản mà tiêu biểu là C.Mác và Ph.Ăngghen. Những cố gắng không mệt mỏi của hai ông trong hoạt động thực tiễn cộng với trí tuệ thiên tài đã hình thành nên học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học một kho tàng lý luận cách mạng vô giá. Trong kho tàng lý luận cách mạng vô giá đó của giai cấp vô sản là những luận giải một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản toàn thế giới, đó là giai cấp lật đổ xã hội tư bản, giai cấp tư sản và bọn áp bức, bóc lột xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội; hai ông cũng đã luận chứng một cách khoa học và khẳng định để thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp vô sản phải tổ chức được chính đảng vô sản độc lập, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Hai ông đã toàn tâm, toàn ‎ý, cống hiến toàn bộ trí tuệ và sức lực để xây dựng các chính đảng vô sản như thế; đã trực tiếp tổ chức, giáo dục, rèn luyện các đảng cách mạng của giai cấp vô sản, đưa đảng phát triển, lớn mạnh và trưởng thành, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ, giành được nhiều thắng lợi to lớn trong thế kỷ XIX.Trong thế kỷ XIX, Học thuyết Mác đã nhanh chóng thâm nhập vào giai cấp công nhân, được giai cấp công nhân thừa nhận và trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động cho những người cộng sản chân chính. Đối với Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng ghen là hết sức cần thiết đối với quá trình phát triển đất nước và đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay. Với những ý nghĩa của việc nghiên cứu và bảo vệ, phát triển những quan điểm, tư tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen như trên nên tôi chọn vấn đề: “Những quan điểm, tư tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng qua các tác phẩm được giới thiệu nghiên cứu” để làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng và Xây dựng Đảng.Do trình độ và thời gian có hạn, nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc nghiên cứu. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy, cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Trang 1

TIỂU LUẬN: Những quan điểm, tư tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng qua các tác phẩm được giới

thiệu nghiên cứu

MỞ ĐẦU

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở các nước Tây Âu, nhờ sự tác động củacuộc cách mạng công nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm chochủ nghĩa tư bản đang chuyển sang giai đoạn mới với trình độ cao hơn Nước Anh trởthành một quốc gia tư bản chủ nghĩa mạnh nhất với sự phát triển mạnh mẽ của côngnghiệp Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đã phát triển và đang ở giai đoạn hoànthành Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệpcũng tác động mạnh mẽ làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triểnnhanh

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ

đã làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố Với trình độ xã hội hóa ngàycàng cao của lực lượng sản xuất đã nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất dựatrên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Mâu thuẫn về kinh tế nàyđược biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp hết sức nặng nề Mâu thuẫn giữa tưsản và phong kiến chưa được giải quyết triệt để thì xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp tưsản và giai cấp vô sản và mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt Trong giai đoạn lịch

sử đầy sôi động đó đã xuất hiện những lãnh tụ cách mạng thiên tài của giai cấp vô sản màtiêu biểu là C.Mác và Ph.Ăngghen Những cố gắng không mệt mỏi của hai ông tronghoạt động thực tiễn cộng với trí tuệ thiên tài đã hình thành nên học thuyết chủ nghĩa cộngsản khoa học - một kho tàng lý luận cách mạng vô giá Trong kho tàng lý luận cách mạng

vô giá đó của giai cấp vô sản là những luận giải một cách khoa học về sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp vô sản toàn thế giới, đó là giai cấp lật đổ xã hội tư bản, giai cấp tư sản và bọn

áp bức, bóc lột xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, mà giai đoạn đầu là chủnghĩa xã hội; hai ông cũng đã luận chứng một cách khoa học và khẳng định để thực hiệnđược sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp vô sản phải tổ chức được chính đảng vô sản độc lập, cónăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao Hai ông đã toàn tâm, toàn ý, cống hiến toàn bộtrí tuệ và sức lực để xây dựng các chính đảng vô sản như thế; đã trực tiếp tổ chức, giáodục, rèn luyện các đảng cách mạng của giai cấp vô sản, đưa đảng phát triển, lớn mạnh và

Trang 2

trưởng thành, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ, giành đượcnhiều thắng lợi to lớn trong thế kỷ XIX.

Trong thế kỷ XIX, Học thuyết Mác đã nhanh chóng thâm nhập vào giai cấp côngnhân, được giai cấp công nhân thừa nhận và trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ namhành động cho những người cộng sản chân chính Đối với Đảng ta, tư tưởng Hồ ChíMinh cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành độngcủa Đảng và của cách mạng Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quan điểm,

tư tưởng của C Mác và Ph Ăng ghen là hết sức cần thiết đối với quá trình phát triển đấtnước và đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay

Với những ý nghĩa của việc nghiên cứu và bảo vệ, phát triển những quan điểm, tư

tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen như trên nên tôi chọn vấn đề: “Những quan điểm, tư

tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng qua các tác

phẩm được giới thiệu nghiên cứu” để làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần C.Mác và

Ph.Ăngghen về Đảng và Xây dựng Đảng.

Do trình độ và thời gian có hạn, nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việcnghiên cứu Rất mong được sự đóng góp của quý thầy, cô để bài viết của em được hoànthiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

Trang 3

ra đời của Đảng vô sản là một tất yếu khách quan Những tư tưởng đó bắt nguồn từ luận

điểm khoa học về vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là người

đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, sáng tạo ra xã hội mới không còn người bóc lột người

- xã hội cộng sản Những tư tưởng đó được rút ra từ sự phân tích một cách biện chứngnhững điều kiện lịch sử cụ thể của quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung

và giai cấp công nhân nói riêng Hai ông chỉ rõ giai cấp công nhân là giai cấp cáchmạng nhất, tiên tiến nhất trong xã hội Nhưng giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiệnđược sứ mệnh lịch sử của mình khi nó tự tổ chức ra được chính Đảng độc lập của nó

Ph.Ăngghen viết: “Để cho giai cấp công nhân có đủ sức mạnh và có thể chiến thắng trong giờ phút quyết định thì điều cần thiết là C.Mác và tôi đã bảo vệ quan điểm này từ năm 1847 - phải tổ chức được một đảng riêng biệt, tách khỏi tất cả các đảng khác và đối lập với các đảng đó, nhận thức rõ mình là đảng của giai cấp”1

Chứng minh tính tất yếu của việc cần phải thành lập Đảng của giai cấp côngnhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, đó là điều kiện kiên quyết để đảm bảo chocách mạng thu được những thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó làtiêu diệt giai cấp Hai ông cho rằng, Đảng là của giai cấp công nhân, Đảng mang bảnchất giai cấp công nhân; Đảng luôn luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân vàmọi chủ trương chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn luôn xuất phát từ lợi ích củagiai cấp công nhân Nhưng Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công

1

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị M.1978, tập 4, tr.35, tiếng Nga.

Trang 4

nhân mà còn đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động Bởi vì giai cấpcông nhân chỉ có thể tự giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầnglớp nhân dân lao động khác trong xã hội thoát khỏi ách áp bức và bóc lột.

C.Mác và Ph.Ăngghen đòi hỏi Đảng Đội tiên phong cách mạng của giai cấp phải được vũ trang bằng lý luận tiên tiến, có trình độ giác ngộ cao; đồng thời trong thựctiễn, Đảng phải là người kiên quyết nhất và biết lôi cuốn quần chúng cùng hành động.Hai ông chủ trương thành lập Đảng trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học vớiphong trào công nhân và hai ông là một trong những người đầu tiên đã được thực hiện

-sự kết hợp ấy Hai ông coi việc trang bị lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học cho giai cấpcông nhân là yếu tố quan trọng để nâng cao giác ngộ cho họ và việc giáo dục chủ nghĩa

xã hội khoa học cho đội ngũ đảng viên, là nội dung đặc biệt quan trọng của việc xâydựng Đảng về tư tưởng

Dưới sự lãnh đạo của hai ông, Điều lệ của “đồng minh những người cộng sản”

đã được khởi thảo, trong đó những tư tưởng cơ bản về tổ chức xây dựng Đảng đã được

thể hiện Ngoài ra, tư tưởng của hai ông còn mở rộng ra tầm quốc tế Khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” 2 trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã trở thànhphương châm hoạt động cho phong trào công nhân toàn thế giới Những tư tưởng trêncủa C.Mác và Ph.Ăngghen về chính đảng có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sự pháttriển của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Nó đã góp phần làm pháttriển ngày càng to lớn của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sảntrên toàn thế giới Từ lý luận trên cho ta thấy, sự cần thiết phải thành lập một chínhĐảng độc lập của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan, có vai trò và nhiệm vụ vôcùng quan trọng, thể hiện trách nhiệm cụ thể của người chiến sĩ cộng sản nói riêng cũngnhư toàn thể tổ chức Đảng cộng sản nói chung trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử lớnlao của mình

b Về mặt thực tiễn.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ một điểm hết sức khoa học - đó là quanđiểm duy vật lịch sử để nghiên cứu, tổng kết lịch sử xã hội loài người và phân tích cơ sởsản xuất, xã hội của chủ nghĩa tư bản, từ đó chỉ ra vai trò, sứ mệnh của giai cấp côngnhân và tính tất yếu khách quan sự ra đời của Đảng cộng sản

Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848), C.Mác đã khẳng định: Lịch sửtất cả xã hội loài người từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã (tức toàn bộ lịch sử

2

C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội - 1980, tr 586.

Trang 5

thành văn) chỉ là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với nó là sự thay thế

của phương thức sản xuất thấp bởi phương thức sản xuất cao hơn: “Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau,

đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm Và mọi cuộc đấu tranh giai cấp bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của cả hai giai cấp với nhau” 3 Khi nghiên cứuphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác vàPh.Ăngghen phân tích những cơ sở sản xuất và xã hội của chủ nghĩa tư bản và đã sớmchỉ ra vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là mộtgiai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, một lực lượng xã hội tiêu biểutrong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản và là một đầu tàu trong một cuộc cách mạng tấtyếu sẽ xảy ra – cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” (1844), khi phê phán quan điểm của

Bru-nô Bau-ơ và đồng bọn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò có ý nghĩa lịch sửtoàn thế giới của giai cấp vô sản không phải do thần thánh tạo ra, không phải tự nhiên

mà có, mà là do điều kiện kinh tế và sinh hoạt dưới chế độ tư bản tạo ra cho họ Bởi vì

“Trong điều kiện sinh hoạt của họ thì mọi điều kiện sinh hoạt xã hội hiện đại đã đạt tới điểm cao nhất của tình trạng phi nhân tính; vì trong giai cấp vô sản thì con người đã mất đi chính bản thân mình, đồng thời con người không những có ý thức, trên mặt lý luận, về sự mất mát đó mà còn có sự bức bách của sự bần cùng không tránh khỏi, không che dấu nổi và tuyệt đối không gì chống lại được” 4

Trong nhiều tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ, để thực hiện đượcvai trò, sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản muốn giải phóng mình đồng thời giảiphóng toàn thể nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vôsản phải đứng lên lãnh đạo quần chúng lao động tiến hành một cuộc cách mạng triệt đểlật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn - xã hội xã hội chủnghĩa và cộng sản chủ nghĩa Và, để thực hiện được sự nghiệp cách mạng vĩ đại này,giai cấp vô sản tất yếu phải thành lập đội tham mưu chiến đấu, đội tiền phong lãnh đạocủa mình - đó chính là Đảng cộng sản Theo tư tưởng quan điểm của C.Mác vàPh.Ăngghen, sự ra đời của Đảng cộng sản là một tất yếu cả về phương diện lý luận vàphương diện thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp công nhân Cuộc đấu tranh giai cấp

Trang 6

của giai cấp công nhân phát triển đến một trình độ nhất định thì chính đảng của giai cấptất sẽ ra đời Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra,

trong quá trình đấu tranh chống giai cấp tư sản, dần dần, giai cấp công nhân đã “thành lập những liên minh chống lại bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình Thậm chí, họ

đi tới chổ thành lập những đoàn thể thường trực để sẵn sàng đối phó, khi những cuộc xung đột bất thần xảy ra Ở một số nơi, cuộc đấu tranh của công nhân đã trở thành những cuộc bạo động công khai” 5

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản cũng như sau này trong thư Mác gửiBôn-te (11-1871) và trong bài “Về lịch sử của Liên đoàn những người cộng sản” của

Ph.Ăngghen (1885), hai ông đều cho rằng: “phong trào chính trị của giai cấp công nhân muốn giành thắng lợi trước hết cần có tổ chức của giai cấp công nhân đạt đến một trình độ phát triển nào đó” 6 - tức là cần phải có một chính Đảng của mình Sự tổchức thành chính đảng của giai cấp công nhân như vậy là hết sức cần thiết, tuy lúc đầu

luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân phá vỡ, “nhưng nó luôn luôn được tái hợp và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn” 7 Và vì “đó chính là cơ sở của toàn bộ lịch sử đấu tranh chính trị” của giai cấp công nhân.

Từ thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sảnnhững năm thế kỷ XIX ngày càng đòi hỏi phải có một chính đảng vô sản của giai cấpcông nhân, nhất là từ bài học sau khi Công xã Pari thất bại Ngay trong “Lời kêu gọicủa Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn những cộng sản” (3-1850), C.Mác và

Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Liên đoàn phải cố gắng để thành lập bên cạnh phái dân chủ chính thống, một tổ chức đảng công nhân bí mật và công khai độc lập và biến mỗi một chi bộ của mình thành hạt nhân của các hội liên hiệp công nhân” 8 Trong “Lời nói đầu

viết cho bản Cương lĩnh của Đảng công nhân Pháp”, Mác đã chỉ ra rằng “để giải phóng mình và giải phóng toàn thể loài người không phân biệt nam nữ, chủng tộc khi giai cấp

vô sản thực hiện một cuộc cách mạng và khi giai cấp vô sản được tổ chức thành một chính đảng độc lập”, và “cần phải cố gắng để đạt được một tổ chức như vậy bằng mọi phương tiện mà giai cấp vô sản có trong tay”9 Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội

liên hiệp công nhân quốc tế (9-1871) đã khẳng định: “Để chống lại quyền lực liên hợp của giai cấp hữu sản, giai cấp công nhân chỉ có thể hành động với tính cách là giai cấp

5 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 608.

6 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993, tr 55.

7 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 609.

8

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 248.

Trang 7

khi được tổ chức lại thành một chính đảng độc lập với tất cả các đảng phái cũ do các giai cấp hữu sản lập ra; sự tổ chức ấy của giai cấp công nhân hành chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội và đạt tới mục tiêu cuối cùng của nó

là xóa bỏ giai cấp”10 Điều khẳng định này đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu HiệpLiên hiệp công nhân quốc tế ở La ay (9-1872) bổ sung hành điều 7a của Điều lệ HộiLiên hiệp và được Đại hội thông qua với đa số phiếu Như vậy, theo quan điểm củaC.Mác và Ph.Ăngghen, sự ra đời của một chính đảng của một giai cấp là một đòi hỏi tấtyếu của cuộc đấu tranh giai cấp Sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhâncũng là một tất yếu như vậy Song, khác với tất cả các đảng phái khác, Đảng cộng sản

ra đời còn là một tất yếu bởi vì nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sảnkhoa học với phong trào công nhân, là sản phẩm của Học thuyết của C.Mác vàPh.Ăngghen về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với thực tiễn đấu tranhgiai cấp của giai cấp công nhân Ngay khi mới được hình thành, chủ nghĩa cộng sảnkhoa học đã có nhu cầu thâm nhập vào phòng trao công nhân, đồng thời phong trào đấutranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, Nhà nước tư bản cũng cần có lýluận soi đường, chỉ lối Và, trong quá trình kết hợp, thâm nhập nó, chính C.Mác vàPh.Ăngghen là những người đã dày công quản bá, tích cực và không ngừng hoạt động

cả lý luận và thực tiễn, chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời củachính đảng vô sản ngay từ giữa những năm 40 của thế kỷ XIX Thực tiễn lịch sử lúc ấycũng cho thấy rằng, mỗi bước tiến của phong trào đấu tranh giai cấp của giai cấp côngnhân luôn có tư tưởng, lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen soi đường, nhiều tổ chứcmang tính nghiệp đoàn, địa phương, dân tộc hay quốc tế của giai cấp công nhân đãđược các ông hết sức quan tâm, tác động và cải biến thành các tổ chức mang tính cáchmạng tiền thân của Đảng cộng sản Đồng thời, chính bản thân C.Mác và Ph.Ăngghencũng luôn là những chiến sĩ tiên phong trong các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấpcông nhân cùng đội tham mưu của nó như: Liên đoàn những người cộng sản; Hội Liênhiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) và Quốc tế II…các tổ chức này đã chứng tỏ được vaitrò của mình trong đấu tranh của giai cấp công nhân, đưa cuộc đấu tranh của giai cấpcông nhân tiến lên một trình độ mới

2 Mục đích, tính chất của Đảng, quan hệ của Đảng với quần chúng, với giai cấp và dân tộc

a Mục đích, tính chất của Đảng.

10

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 558.

Trang 8

Từ tổ chức Đồng minh những người cộng sản, quan điểm về tính chất tiềnphong, tính giai cấp của một Đảng cộng sản chân chính của Mác và Ăngghen hìnhthành một cách chính xác được hai ông thể hiện trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.Khác với các tổ chức chính trị, xã hội khác, quan điểm về tính chất tiền phong, tínhchất giai cấp của một đảng vô sản chân chính đã được C.Mác và Ph.Ăngghen trình

bày khá rõ trong Tuyªn ng«n: “Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại

đa số Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội quan phương”11

Về tính chất giai cấp của Đảng cộng sản, Đảng là đội tiên phong, là bộ

phận tiên tiến nhất, giác ngộ nhất của GCVS Hai ông đã phân tích: “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào”12 Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất về tư cách củangười đảng viên cộng sản Mặt khác, quan điểm này còn chỉ rõ mối quan hệgiữa Đảng và giai cấp: §¶ng lµ bé phËn kh«ng thÓ t¸ch rêi GCVS, luôn bảo vệ lợiích GCVS và đại biểu cho lợi ích của phong trào vô sản thế giới

Về mục đích của những người cộng sản được xác định rất rõ ràng: Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất

cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ

sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.”13

Những quan điểm trên của C.M¸c vµ Ph.¡ngghen thực sự nói lên bản chấtcách mạng và khoa học của ĐCS, chỉ rõ Đảng là đội tiên phong có tổ chức và là một tổchức cao nhất của GCVS Tổ chức ấy bao gồm những người ưu tú nhất, giác ngộ nhất,kiên quyết nhất của giai cấp, những người đại biểu trung thành nhất với lợi ích củaGCVS (đương nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là tách rời lợi ích giai cấpvới lợi ích dân tộc), điều mà ngay trong Tuyên ngôn, hai ông cũng đã nói rõ điều đó

11 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 611.

12

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 614.

Trang 9

Rằng "giai cÊp v« s¶n mçi níc tríc hÕt ph¶i giµnh lÊy chÝnh quyÒn, ph¶i tù v¬n lªn thµnh giai cÊp d©n téc, ph¶i tù m×nh trë thµnh d©n téc, tuy hoµn toµn kh«ng ph¶i theo c¸i nghÜa nh giai cÊp t s¶n hiÓu"14

Quan điểm về những người được coi là ưu tú, là đại biểu trung thành nhất nhưvậy, đồng thời cũng là những tiêu chuẩn cơ bản của người cộng sản mà C.M¸c vµPh.Ăngghen đã chỉ dẫn để cho các đảng vô sản lựa chọn và kết nạp đảng viên của mình

b Mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, với giai cấp và dân tộc.

* Mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng:

Bàn về mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với quần chúng, C.Mác và Ph.Ăngghencho rằng: Đảng không chỉ là đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân mà còn làđại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động Bởi vì, theo hai ông, giai cấpcông nhân chỉ có thể giải phóng được mình đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhândân lao động trong xã hội thoát khỏi ách áp bức bóc lột Giữa Đảng và quần chúng cómối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau Trong tác phẩm “Về lịch sử Liên đoàn

những người cộng sản” Ph.Ăngghen đã viết: “giai cấp vô sản, không thể tự giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn thể xã hội khỏi sự phân chia thành giai cấp”

15 Đây là điểm khác về chất giữa Đảng của giai cấp vô sản với Đảng của các giai cấpkhác

Mối quan hệ khăng khít với quần chúng giúp cho Đảng hiểu rõ lợi ích, tâm tưcủa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội khác nhau, đồng thời gây ảnh hưởng tớicác giai cấp và tầng lớp đó Đảng là người lãnh đạo cách mạng vô sản, lãnh đạo và dẫndắt giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động đứng lên làm cuộc cách mạnglật đổ thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội mới – xã hội cộng sản chủnghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếucủa cách mạng, quần chúng là người làm nên lịch sử, họ có vai trò và sức mạnh rất tolớn trong quá trình cải tạo xã hội Trong giải quyết mọi nhiệm vụ, Đảng luôn luôn dựavào quần chúng Sức mạnh của Đảng là ở mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với quầnchúng nhân dân Mặt khác, chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng thì quần chúng nhân dân mớiphát huy được sức mạnh to lớn của mình, mới thực hiện được nhiệm vụ cải tạo xã hộicủa mình

14 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 623, 624.

15

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 322.

Trang 10

Nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen chorằng: Những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là tư tưởng và công việc của quầnchúng Song vai trò sức mạnh đó chỉ trở thành hiện thực khi có Đảng lãnh đạo.

Ph.Ăngghen viết: “giai cấp vô sản trở thành một sức mạnh từ khi nó thành lập một đảng công nhân độc lập” 16

Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, thì Đảng phải tổ chức và lãnh đạo giaicấp và quần chúng đứng lên làm cách mạng để lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản

Trong tác phẩm “Bàn về Ba Lan”, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “tình cảnh của công nhân tất cả các nước đều giống nhau, bởi lẽ lợi ích của họ thống nhất, những kẻ thù của họ cùng là một, cho nên họ cần hiệp lực đấu tranh chung và họ cần đem liên minh anh em của công nhân tất cả các dân tộc đối lập với cái liên minh anh em của giai cấp tư sản tất cả các dân tộc” 17

Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gôta” C.Mác đã phê phán tính chất phảnđộng của phái Látxan là phủ nhận khả năng tham gia cách mạng của giai cấp nông dân

và tiểu tư sản, đẩy giai cấp vô sản vào thế cô lập mà đều đó chỉ có lợi cho giai cấp bóclột Yêu sách của cương lĩnh Gôta nêu lên không phải là đấu tranh giai cấp mà là yêu

sách của chủ nghĩa Látxan, tổ chức những “hợp tác xã sản xuất” của công nhân do Nhà

nước giúp đỡ Yêu sách này đã lùi một bước, làm cho phong trào công nhân quay vềhoạt động bè phái, cho nên phê phán của C.Mác đối với chủ nghĩa Látxan đã vạch rađường lối cơ bản cho việc phê phán chủ nghĩa cơ hội sau này trong phong trào cộng sảnquốc tế

Từ cơ sở lý luận trên chúng ta thấy rõ mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảngvới quần chúng nhân dân, với giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thôngqua đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản Đây là các nhân tố không thể tách rờinhau, nó phải đồng thời cùng tồn tại mới phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của nó nhằmhướng tới mục tiêu chung là giải phóng giai cấp, giải phóng toàn nhân loại

Quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng, được quần chúng đồng tình, ủng

hộ là cội nguồn sức mạnh của Đảng Thiếu điều kiện đó, Đảng không thể lãnh đạo giai

cấp công nhân và nhân dân lao động Chính vì vậy “Liên đoàn phải cố gắng để thành lập bên cạnh phái dân chủ chính thống, một tổ chức đảng công nhân bí mật và công khai độc lập và biến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội

16

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1994, tr 99.

Trang 11

công nhân” 18 Trong xã hội tư bản tầng lớp trung gian cũng đấu tranh chống giai cấp

tư sản, bởi vì, giai cấp tư sản đã đẩy họ đứng trước tình cảnh phá sản, có nguy cơ rơixuống địa vị của người vô sản khi mà nền đại công nghiệp ngày càng phát triển Do đó,Đảng phải kiên trì và biết cách tác động tích cực vào tầng lớp trung gian bằng nhiềubiện pháp phù hợp, liên minh với họ để đánh đổ giai cấp tư sản, nhưng không được theođuôi họ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột giaicấp gắn liền với cuộc đấu tranh xóa bỏ tình trạng nô dịch dân tộc C.Mác và

Ph.Ăngghen khẳng định: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” 19 Chính vì vậy, mà phải cần thiết củng cố mối quan hệ giữa giai cấp vô sản,quần chúng và dân tộc

Khi có chính quyền, Đảng phải tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quầnchúng, Đảng phải thường xuyên tự đấu tranh trong nội bộ Đảng nhằm để tăng cường sựđoàn kết thống nhất trong Đảng và trong quần chúng C.Mác và Ph.Ăngghen khẳngđịnh: Đảng chỉ mạnh khi quần chúng lao động ủng hộ chúng ta Sức mạnh của chúng ta

là ở đó Người cộng sản chỉ là giọt nước trong đại dương nhân dân Nếu chỉ trông vàobàn tay của những người cộng sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là tư tưởng hết sứcngây thơ Vì vậy, người cộng sản phải luôn quan hệ mật thiết với quần chúng, trực tiếphoạt động trong phong trào quần chúng, đi sâu vào trong tất cả các giai cấp, tầng lớp đểhướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ họ, tổ chức quần chúng hoạt động theođường lối của Đảng Đảng viên hoạt động trong phong trào quần chúng không nhữngphải nhiệt tâm hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, tổ chức quần chúng mà còn

là tấm gương mẫu mực về lòng trung thành với lý tưởng cộng sản, ý thức tổ chức kỷluật và phẩm chất lối sống

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã đề cập đến nội dung cơbản về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản và khẳng định rằng, giai cấp vô sảnkhông thể tự giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội Song, giaicấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức thành chính đảngcủa giai cấp Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai

18 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993, tr 348.

19

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 624.

Trang 12

cấp vô sản Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa duy vật, về đấu tranh giai cấp, về sứ mệnhlịch sử thế giới của giai cấp vô sản, về xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân đãđược Mác – Ăngghen trình bày rõ trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.

Giai cấp vô sản hiện đại là người có sứ mệnh đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản

và sáng tạo ra một xã hội mới tốt đẹp hơn Giai cấp vô sản còn là sản phẩm của nền đạicông nghiệp, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp các giai cấp khác dần bị phânhóa, suy tàn và tiêu vong, chỉ có giai cấp vô sản là lớn lên cùng với sự phát triển củacông nghiệp Giai cấp vô sản được tuyển lựa trong tất cả các giai cấp trong dân cư, làgiai cấp không có tài sản phải bán sức lao động cho tư sản, họ phải chịu hết mọi sự mayrủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường Giai cấp vô sản là giai cấp thật sựcách mạng còn các giai cấp trung gian mang tính bảo thủ, hơn thế họ còn là phản động,tìm cách làm cho bến xe lịch sử quay ngược trở lại, đoàn kết thống nhất là một thuộctính cơ bản của giai cấp vô sản trong đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Để đảm bảocho sự thắng lợi, giai cấp vô sản phải có những điều kiện đảm bảo cho công cuộc tự giảiphóng mình, điều kiện đó là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự ra đời của Đảng cộngsản là tất yếu để đảm bảo cho giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.Chính những cuộc đấu tranh đã tạo điều kiện cho giai cấp vô sản đoàn kết lại thành tổchức, là chính Đảng, sự tồn tại và phát triển của Đảng vì sứ mệnh của giai cấp vô sản,Đảng sẽ kết thúc vai trò khi sứ mệnh đó hoàn thành

Trong cuộc đấu tranh đó, Đảng cộng sản không chỉ tập hợp trong hàng ngũ củamình giai cấp vô sản mà còn cả các tầng lớp trung gian, những nhà tiểu công nghiệptiểu thương, thợ thủ công, nông dân, họ đã tự nguyện từ bỏ quan điểm của giai cấp họ

để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản, bảo vệ lợi ích tương lai của họ Thực tiễn

đã khẳng định rằng, các tầng lớp trung gian và cả giai cấp thống trị cũng có thể từ bỏlập trường giai cấp của mình để tham gia vào hàng ngũ của giai cấp vô sản

Sự trưởng thành của giai cấp vô sản được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảngcộng sản, nhưng đảng khác với toàn bộ giai cấp vô sản ở tính tiên phong Tính tiênphong của Đảng là tiên phong trong hành động thực tiễn, tiên phong về lý luận Tuyên

ngôn Đảng cộng sản đã trình bày: “Vậy là, về mặt thực tiễn những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản

ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản” 20.Vai trò tiên phong của Đảng đảm bảo cho Đảng tập hợp được giai cấp vô sản

Trang 13

Từ cơ sở lý luận của hai tác phẩm trên mà chúng ta thấy rõ mối quan hệ gắn bóchặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân, với giai cấp công nhân là giai cấp lãnhđạo cách mạng thông qua đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản Đây là các nhân tốkhông thể tách rời nhau, nó phải đồng thời cùng tồn tại mới phát huy tốt sức mạnh tổnghợp của nó nhằm hướng tới mục tiêu chung là giải phóng giai cấp, giải phóng toàn nhânloại.

* Mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp, dân tộc:

Mối quan hệ giữa đảng với giai cấp Theo Mác – Ăngghen, đảng phải gắn liền

với giai cấp: “Những người cộng sản không phải là một đảng viên riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích toàn thể giai cấp vô sản” 21 Nhưng Đảng và giai cấp không đồng nhất Tuyên ngônĐảng cộng sản năm 1848 Mác – Ăngghen quy định sự khác nhau giữa đảng và giai cấp

trên hai phương diện: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản” 22

Trong mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằngkhông chỉ giữ mối liên hệ với giai cấp nước mình mà còn phải liên kết với toàn thể giaicấp toàn thế giới để cùng đấu tranh chống lại một kẻ thù chung Trong Tuyên ngôn, khikhẳng định vai trò tiên phong của chính Đảng vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đồngthời chỉ rõ đường lối chiến lược, sách lược của nó và nhấn mạnh rằng, chính đảng vôsản này cần phải và luôn luôn phải hành động tùy theo những điều kiện lịch sử cụ thể,chứ không phải theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào đó Còn khi đề xuất một đường lối

cụ thể nào đó thì bất cứ chính đảng vô sản nước nào cũng đều cũng phải tính đến cảnhững nguyên lý, nguyên tắc chiến lược, sách lược chung, nhất loạt có tính chất phổbiến, bất kể những đặc điểm nước mình là như thế nào, nghĩa là phải biết làm chonhững mục tiêu trước mắt của giai cấp vô sản nước mình phục tùng những mục đíchcuối cùng của giai cấp vô sản toàn thế giới, tuân thủ sự nhất trí giữa những nhiệm vụquốc tế và nhiệm vụ dân tộc, ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống lại trật tự xã hội

và chính trị đã trở nên lỗi thời và phải tỏ rõ thái độ phê phán đối với những ảo tưởng,sai lầm trong đường lối cách mạng vô sản do giai cấp vô sản thực hiện và nhữngnguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản mà mọi chính đảng vô sản đều phải tuân thủ

Trang 14

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của việc xáclập sự nhất trí, sự thống nhất trong quan điểm và hành động của giai cấp vô sản các

nước, của tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế: “Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập ấy mất đi nhanh hơn Hành động chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng họ Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ” 23 Và với lời kêu gọi vẫn còn

sống mãi với thời gian “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, các ông đã khẳng định

tính chất cộng đồng của những lợi ích giai cấp và mục đích cao cả của giai cấp vô sảntoàn thế giới

Vị trí, vai trò lãnh tụ chính trị và sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối liên hệmật thiết với quần chúng Đảng muốn có sức mạnh, muốn có lực lượng cách mạng thìphải liên hệ mật thiết với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân Đó là sự thể hiệnbản chất giai cấp công nhân và là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng cộng sản

Đảng phải kiên định mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa cộng sản và đứng vững trênlập trường giai cấp công nhân, đề ra đường lối, sách lược đúng đắn để lãnh đạo cuộccách mạng vô sản giành thắng lợi Vai trò lãnh đạo của Đảng không phải dễ dàng đượcgiai cấp công nhân và quần chúng thừa nhận chỉ qua lời tuyên bố, mà điều quan trọngphải đề ra được đường lối chính trị đúng đắn mới có thể đoàn kết xung quanh mình mọigiai cấp, mọi tầng lớp có ý thức và quan tâm đến việc lật đổ chế độ tư hữu Đảng phải làmột khối thống nhất, có kỷ luật nghiêm minh Đảng bao gồm những phần tử ưu tú, giácngộ cách mạng nhất của giai cấp công nhân

Trong mối quan hệ giữa Đảng và giai cấp, C.Mác và Ph.Ăngghen còn lưu ýnhững người cộng sản và giai cấp công nhân rằng: không đồng nhất Đảng với giai cấp,nhưng cũng không được đối lập đảng với giai cấp; đồng thời luôn đề cao cảnh giác, đấutranh chống lại những luận điệu phá hoại của kẻ thù nhằm phủ nhận bản chất của Đảng,tách Đảng khỏi giai cấp, cô lập Đảng hoặc hạ thấp vai trò và tính tiên phong của Đảng,coi Đảng cũng giống như các tổ chức khác của giai cấp công nhân

II NHỮNG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN

Trang 15

C.Mác – Ph.Ăngghen luận chứng mục đích của Đảng là: “lật đổ giai cấp tư sản, lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt xã hội cũ, tư sản, dựa trên sự đối kháng giai cấp, và xây dựng một xã hội mới không có giai cấp và không có chế độ tư hữu” 24.Nhưng để đi tới mục đích đó phải trãi qua hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giai cấp vô sản biến thành thống trị…giành lấy

dân chủ Dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản, giai cấp vô sản và toàn thể người lao độnggiành chính quyền bằng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn Đảng lãnh đạo giai cấp vô sản và toàn thể người

lao động sử dụng chính quyền mới được thiết lập như một công cụ có hiệu lực nhất đểtiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Để thực hiện được nhiệm vụ chính của mình, Đảng của giai cấp vô sản phảituyên truyền chủ nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân, giúp giai cấp công

nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình, thấy rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, để “giai cấp vô sản có thể và có thể tự mình giải phóng mình” 25 thì Đảng của giai cấp vô sảnphải đào tạo ra một đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ của Đảng là người tuyên truyền tưtưởng của chủ nghĩa cộng sản vào giai cấp công nhân để giai cấp công nhân thấy đượcbản chất bóc lột của chế độ tư bản, thấy được sứ mệnh lịch sử của mình; đồng thời thoátkhỏi ảnh hưởng của các đảng tư sản Nếu Đảng của giai cấp công nhân không đào tạo rađược đội ngũ cán bộ để làm người tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, thì chủ nghĩa cộngsản không thể đến được với giai cấp công nhân, khi đó, giai cấp công nhân vẫn phântán, chưa thể trở thành giai cấp đối lập với giai cấp tư sản, cuộc đấu tranh của giai cấpcông nhân chống lại giai cấp tư sản chẳng qua chỉ là sự tự phát, đấu tranh chủ yếu lànhằm mục đích kinh tế đơn thuần, không trở thành một phong trào đòi quyền lợi cho

toàn bộ giai cấp C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Xưa nay, tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được, trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng, trật tự thế giới cũ mà thôi Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện cái gì hết Muốn thực hiện tư tưởng cần

có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”26

Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền thì đòihỏi đối với Đảng vô sản là phải ra đời “Báo đảng” Nhiệm vụ của báo đảng là làm sáng

tỏ những nguyên nhân của sự áp bức giai cấp của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và

24 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 732.

Trang 16

người tiểu nông, tiểu tư sản thành thị về áp bức chính trị mà trước hết là áp bức xã hội,chỉ cho giai cấp vô sản và giai tầng bị áp bức muốn thoát khỏi thì phải đứng lên giành

chính quyền “Như vậy là, báo chí phải làm rõ những nguyên nhân của sự áp bức của tầng lớp quan lại, tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản mà những người vô sản, những người tiểu nông và tiểu tư sản thành thị phải chịu vì chính họ hình thành “nhân dân” ở Đức; phải làm sáng tỏ cái gì đã quyết định sự xuất hiện không những của ách áp bức chính trị mà trước hết là của ách áp bức xã hội và việc áp bức đó có thể bị thủ tiêu bằng những thủ đoạn gì; phải chứng minh rằng việc những người vô sản, tiểu nông và tiểu tư sản thành thị giành chính quyền là điều kiện tiên quyết để vận dụng những thủ đoạn đó” 27

Sau khi tổ chức giai cấp vô sản thành giai cấp, nhiệm vụ của Đảng vô sản là tổchức và lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành cuộc đấu tranh giaicấp Đây là nhiệm vụ quan trọng của Đảng vô sản vì giai cấp tư sản thống trị luôn tìmmọi cách duy trì quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với lựclượng sản xuất phát triển ngày càng cao Đảng phải đề ra chiến lược, sách lược vàphương pháp đấu tranh đúng đắn cho giai cấp công nhân Trong cuộc đấu tranh đó: mộtmặt hướng các nội dung đấu tranh vào đấu tranh chính trị, mặt khác phải sử dụng đấutranh kinh tế làm phương tiện và cơ sở để đấu tranh chính trị nhanh chóng giành được

thắng lợi C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “…Bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị…”28

C.Mác – Ph.Ăngghen cho rằng Nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cáchmạng Đảng vô sản phải giành lấy chính quyền, lãnh đạo chính quyền để xây dựng xã

hội mới “…giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc,…hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ…”29.

Như vậy, nhiệm vụ của các Đảng vô sản là phải giáo dục tuyên truyền, thuyếtphục, giúp những người vô sản thấy rõ sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời tập trung

họ thành giai cấp vô sản và tổ chức có mục đích, lãnh đạo họ đấu tranh giành chínhquyền Sau khi lãnh đạo giai cấp vô sản giành lấy chính quyền, Đảng phải tiếp tục lãnhđạo giai cấp vô sản nắm lấy chính chính quyền, và để họ tự làm chủ được vận mệnh củamình, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục huấn luyện, giáo dục họ mới thực hiện được việc nắm

27 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 384-385.

28

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr 608.

Ngày đăng: 27/01/2015, 07:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị M.1978, tập 4, tiếng Nga Khác
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội - 1980 Khác
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
4. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 2, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
5. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
6. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
7. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993 Khác
8. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
9. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993 Khác
10. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
11. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
12. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
13. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb CTQG, Hà Nội 1997 Khác
14. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
15. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1994 Khác
16. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994 Khác
17. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
18. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995 Khác
19. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996 Khác
20. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1997 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w