Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướcđối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam (Trang 39)

Trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, ở Tung Quốc có một số trường đại học tư, đặc biệt các trường gắn với tôn giáo, nhưng từ năm 1952 các trường đó bị xóa bỏ. Sau khi ban hành đường lối cải cách và mở cửa, hiến pháp Trung Quốc (1982) công nhận các thành phần giáo dục ngoài nhà nước, đó là cơ sở để các trường ĐH NCL ra đời. Tuy các văn bản của Nhà nước và Đảng Cộng sản đã chấp nhận về nguyên tắc loại hình ĐH NCL, nhưng trong nhận thức của giới quan chức và trong công luận vị trí của loại hình này còn chưa rõ ràng.

Trong những năm đầu, có lẽ từ “tư nhân” đã tạo nên các “dị ứng” trong xã hội Trung Quốc, các trường ĐH NCL thường được gọi là “đại học tư”. Tuy vậy, số lượng các trường ĐH NCL đã phát triển rất nhanh. Cho đến năm 2002, Trung Quốc có hơn 1200 trường đại học tư, trong đó có khoảng 50 trường đại học lớn.

Nói chung các trường đại học tư của Trung Quốc được xem thuộc đẳng cấp thấp: các trường đại học tư chỉ được tuyển sinh sau các đại học công, tức là từ số SV điểm thấp không vào được đại học công. SV các trường tư nói chung được nhận xét là trình độ kém, không ham học, thiếu tính kỷ luật. Các trường ĐH tư thường quản lý SV theo kiểu “trại lính”: học hành ra vào ký túc xá đều theo giờ giấc… Giảng viên các đại học tư thường có hai loại: các giảng viên từ trường công nghỉ hưu và các giảng viên trẻ mới tốt nghiệp đại học. Tuy giảng viên rất trẻ nhưng phần lớn trong số họ cũng xem đại học tư là một “nơi tạm dừng chân” để tìm các cơ hội việc làm tốt hơn. Thông thường hàng năm ở mỗi đại học tư có khoảng 5-10% giảng viên từ giã trường đại học tư để đi tìm việc mới.

Việc làm cho SV tốt nghiệp các ĐH tư là một vấn đề lớn: SV tốt nghiệp ĐH tư thường bị xem là có chất lượng thấp và bị phân biệt trong thị trường việc làm. Lương cho SV tốt nghiệp thường chỉ 600-700 nhân dân tệ, tương đương với thu nhập của nhiều người lao động không qua đại học. Để đối phó với tình trạng đó, các trường ĐH tư đưa ra một số giải pháp, chẳng hạn đào tạo những kỹ năng thực tế để SV tốt nghiệp có thể tìm những việc làm nằm “giữa công nhân cổ trắng và cổ xanh”, hoặc đào tạo đa kỹ năng (nhập văn bản, phiên dịch, lái xe…). …Để có thể tồn tại trong cạnh tranh với các ĐH công lập, một số trường tư liên kết lại thành các ĐH quy mô lớn, tuyển tăng số giảng viên có năng lực …Trường ĐH thành phố Bắc Kinh, Trường ĐH Hoàng Hà là ví dụ của các trường thành công, số SV tìm được việc làm sau tốt nghiệp đạt mức hơn 90%.

Về chính sách của Nhà nƣớc Trung Quốc

Tuy các trường ĐH/CĐ NCL của Trung Quốc ra đời từ thập niên 1980 nhưng hệ thống luật lệ hoàn chỉnh cho chúng rất chậm ban hành. Luật Giáo dục năm 1995 quy định các cơ sở GD là thực thể phi lợi nhuận. Tuy nhiên các cơ sở tư nhân đăng ký thành lập ở các Phòng Thương mại và Công nghiệp thì được cho phép thu lợi nhuận và phải đóng thuế, các cơ sở này chỉ thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, không cấp bằng. Các cơ sở đăng ký ở cơ quan hành chính địa phương thì được xem là cơ sở phi lợi nhuận và được miễn thuế. Tuy là phi lợi nhuận, các nhà đầu tư cũng tìm cách thu lợi từ vốn đầu tư của mình. Về phương diện này, có ý kiến nhận xét: các trường ĐH tư ở Trung quốc trước năm 1949 phần lớn là phi lợi nhuận, chúng liên quan đến tôn giáo hoặc các tổ chức từ thiện, chủ nhân theo đuổi các niềm tin tôn giáo hoặc các sứ mạng giáo dục và xã hội, còn ngày nay phần lớn các trường ĐH tư nhằm theo đuổi lợi nhuận tối đa.

Nhà nước siết chặt quản lý về chất lượng của GDĐH tư. Vào năm 2002 Trung Quốc có hơn 1200 trường tư, trong đó chỉ có 4 trường được cấp bằng

cử nhân và 129 trường cấp bằng CĐ, các trường khác chỉ đào tạo theo các chương trình “tự học” để học viên chuẩn bị thi tại các kỳ thi chuẩn quốc gia của các đại học mở. Các trường tư không cấp bằng được giao cho tỉnh quản lý, được xem là nằm ngoài phạm vi chương trình được kiểm định chất lượng.

Sau gần 30 năm phát triển GDĐH tư, một Luật Giáo dục tư liên quan với mọi bậc giáo dục mới được thông qua ngày 28/12/2002, trong đó có một số điều khoản về GDĐH. Điều 51 của Luật 2002 quy định là các nhà đầu tư cho giáo dục tư có thể thu một khoản lợi nhuận “hợp lý”, tuy nhiên mức hợp lý đó

chưa được quy định rõ. Luật xem đó là phần thưởng của Nhà nước cho nhà

đầu tư chứ không phải lợi nhuận. Luật cũng quy định nếu các cá nhân và tổ chức hiến tặng tài sản cho trường tư thì phần hiến tặng sẽ được miễn giảm thuế.

Từ năm 1999 Nhà nước lại cho phép xây dựng các trường hạng hai (second-tier colleges) trong các trường công, dựa vào cơ sở hạ tầng và đội ngũ giảng viên của trường công để kinh doanh thu học phí. Cho đến năm 2002 có khoảng 300 trường hạng hai như vậy. Nhờ uy tín “ăn theo” các trường công mẹ, các trường hạng hai này có ưu thế hơn hẳn các trường tư, cho nên các trường ĐH tư Trung Quốc cho rằng với chủ trương đó là Nhà nước “đã kéo tấm thảm trải dưới chân họ”. Cuộc cạnh tranh giữa các trường ĐH công và tư xảy ra khá quyết liệt mà ưu thế thuộc về các trường hạng hai. Vào năm 2006 Trung Quốc có 20,2 triệu SV, trong đó các trường tư chiếm 1,34 triệu (6,6%), các trường công hạng hai chiếm 1,47 triệu (7,3%). Các ĐH tư chiếm khoảng 10% tổng số SV Trung Quốc.

Bài học đối với Việt Nam

Qua những nét phác họa về GDĐH của Trung Quốc và Việt Nam có thể thấy khu vực GD NCL của hai nước cùng có những đặc điểm chung sau đây:

- GDĐH ngoài công lập vẫn được xem ở một đẳng cấp thấp hơn GDĐH công lập về chất lượng cũng như nguồn lực.

- Dù có nhiều tuyên bố về sự bình đẳng của các khu vực giáo dục, trong các chính sách chung của Nhà nước và đặc biệt trong quan niệm của giới quản lý nhà nước về giáo dục vẫn chưa coi trọng khu vực GDĐH ngoài công lập.

- Hệ thống luật lệ để quản lý khu vực ngoài công lập không đầy đủ và thiếu nhất quán, hệ thống khái niệm để quản lý loại hình giáo dục này còn chưa được xác định rõ ràng.

Các đặc điểm chung đó của khu vực GDĐH ở hai nước có nền kinh tế chuyển đổi có thể do nguồn gốc chung ở thói quen tư duy từ mô hình kế hoạch hóa tập trung trước đây.

Về sự khác biệt về quản lý khu vực GDĐH ngoài công lập của hai nước thì có thể thấy Trung Quốc có chính sách quản lý chất lượng chặt chẽ hơn trong khi ở Việt Nam ít quan tâm đến khía cạnh này.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: hệ thống các trường ĐH NCL cần phát triển theo hướng nào để đảm bảo cho nước ta có một nền giáo dục lành mạnh? Qua việc phân tích kinh nghiệm phát triển GDĐH ở Việt Nam và Trung Quốc, là hai nước kinh tế chuyển đổi với nhiều nét tương đồng, Việt Nam có thể học tập Trung Quốc, phát triển hệ thống ĐH tư không vì lợi nhuận phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

Một trường tư không vì lợi nhuận không thuộc sở hữu nhà nước, nhưng cũng không thuộc “sở hữu tư nhân’’ của những người góp vốn hoặc “sở hữu

tập thể” của những người làm việc trong trường đó, mà thuộc “sở hữu cộng

đồng”. Những người đại diện nhà trường có quyền khai thác nó để phục vụ

cộng đồng nhưng không có quyền mua bán, chuyển nhượng. Hội đồng quản trị của ĐH tư không vì lợi nhuận đại diện cho sở hữu cộng đồng này chứ không chỉ đại diện cho những người góp vốn.

Ở nước ta, khái niệm “không vì lợi nhuận” nên hiểu là “không vì lợi nhuận tối đa”, nhưng có thể chấp nhận một mức lợi nhuận “hợp lý” cho những người góp vốn, có như vậy mới khuyến khích các nhà đầu tư. Theo ý

kiến một số người, mức lợi nhuận “hợp lý” có thể quy định cao hơn lãi suất tiền tiết kiệm của ngân hàng một ít.

Nhà nước nên có chính sách: miễn thuế cho các trường không vì lợi nhuận, thu thuế tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của các trường ĐH để tái phân phối hỗ trợ cho các trường.

Để đảm bảo tuyên bố “không vì lợi nhuận” của một trường không phải là lời nói suông, phải có cơ chế kiểm toán chặt chẽ nhằm xác nhận việc tính không vì lợi nhuận đó được tuân theo trên thực tế.

Về tổ chức, hội đồng quản trị của trường không chỉ bao gồm những người góp vốn, mà cần có thành phần đại diện cán bộ giảng viên trong trường và SV.

Để đảm bảo chất lượng văn bằng của các trường ĐH tư, chỉ nên cho phép trường cấp văn bằng chính thức sau khi qua được một quy trình kiểm định công nhận.

Cần đảm bảo bình đẳng thật sự giữa các trường ĐH công và ĐH tư không vì lợi nhuận: cả hai loại trường đều được quyền tham dự các đấu thầu cung ứng dịch vụ do nhà nước đặt hàng, SV và giảng viên hai loại trường đều được bình đẳng trong việc hưởng các loại tài trợ của Nhà nước

Trường ĐH tư nào không chấp nhận các yêu cầu nêu trên để trở thành một trường không vì lợi nhuận thì phải tuân theo cơ chế vì lợi nhuận, lúc đó nhà trường được xem như một doanh nghiệp thông thường và phải đóng thuế.

19.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướcđối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)