Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướcđối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam (Trang 61)

Mặc dù việc chấp nhận thành phần tư nhân trong GDĐH nằm trong sự đổi mới chung về kinh tế xã hội của Việt Nam từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6, nhưng sự phát triển GDĐH ngoài công lập đã diễn ra không suôn sẻ và cho đến nay vẫn chứa đựng nhiều vấn đề.

Văn bản quan trọng hàng đầu đối đối với sự phát triển các trường ĐH NCL là Luật giáo dục 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009. Điều 20 Luật Giáo dục khẳng định: Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi. Điều 48 khẳng định có 3 loại hình trường của hệ thống giáo dục quốc dân: Trường công, trường dân lập và tư thục. Cũng tại Luật giáo dục còn khẳng định những ưu đãi của Nhà nước cho các trường dân lập, tư thục và những chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư cho Giáo dục.

Các chủ trương lớn liên quan đến GDĐH ngoài công lập ở nước ta trải

qua nhiều mốc quan trọng. Vào năm 1993, Chính phủ đã ban hành quy chế

đầu tiên về ĐH tư thục (ĐHTT) theo Quyết định số 240/TTg ngày 24/5/1993. Tuy quy chế này vẫn tồn tại, không bị hủy bỏ, nhưng nó đã không được áp dụng. Có lẽ lý do vô hiệu hóa quy chế này là vì lúc đó khái niệm “tư thục” còn gây nhiều “dị ứng” và phân vân trong giới lãnh đạo. Một số người xin

phép thành lập trường ĐHTT theo quy chế 240/TTg (chẳng hạn Giáo sư Ngô Gia Hy, người sáng lập Trường ĐHDL Hùng Vương) nhưng không được Nhà nước chấp nhận. Để thay thế, Bộ GD&ĐT phải xây dựng Quy chế tạm thời về ĐHDL vào tháng 1/1994 để đáp ứng việc ra đời hàng loạt trường ĐHDL trong các năm 1993-1994.

Cho đến năm 2000, Quy chế chính thức về trường đại học dân lập theo quyết đi ̣nh số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 đã được ban hành. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, Quy chế đại học dân lập năm 2000 bộc lộ một số nhược điểm quan trọng sau đây: 1) Quy định đại học dân lập phải do một “tổ chức” xã hội xây dựng, do đó mỗi trường đại học dân lập phải tìm cho mình một tổ chức nào đó một cách rất hình thức để hợp thức hóa, tổ chức này thực tế không giúp gì cho nhà trường mà đôi lúc gây khó khăn. Quy chế quy định nhà trường theo chế độ sở hữu tập thể, nhưng không nói rõ tập thể nào là chủ sở hữu và quyền hạn của họ ra sao. 2) Có một số quy định vi phạm quyền tự chủ của nhà trường, chẳng hạn áp đặt độ tuổi của ủy viên Hội đồng Quản trị, của hiệu trưởng…3) Quy chế quy định nhà trường mặc nhiên được cấp bằng và văn bằng “nằm trong hệ thống bằng cấp quốc gia” mà không đòi hỏi một cơ chế kiểm định công nhận chất lượng nào, do đó thực tế việc quản lý chất lượng đã bị bỏ trống.

Một số văn bản khác của Nhà nước ban hành trong những năm gần đây lưu ý nhiều đến loại hình các trường ngoài công lập. Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về “chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao” đã đưa ra những biện pháp khuyến khích các loại hình nhà trường ngoài công lập, chẳng hạn cấp đất cho trường và miễn thuế sử dụng đất, khuyến khích giảng viên từ các trường công lập chuyển sang tiếp tục làm việc ở các trường ngoài công lập… Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 8/4/2005 của Chính phủ về “đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao” có

nêu một số ý quan trọng liên quan đến hệ thống các trường ngoài công lập : 1) Quy định sẽ chỉ còn hai loại hình trường ngoài công lập , trường dân lập và trường tư thục (sau đó Nghi ̣ đi ̣nh 75/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 hướng dẫn thi hành Luâ ̣t Giá o du ̣c năm 2005 qui đi ̣nh đối với GDĐH chỉ có loại hình công lâ ̣p và tư thu ̣c). Các trường ngoài công lập có thể hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, Nhà nước khuyến khích các trường theo cơ chế không vì lợi nhuận; 2) Định hướng đến 2010 khối ngoài công lập chiếm cỡ 40% tổng số SV; 3) Sẽ xây dựng các chính sách khuyến khích khối các trường ngoài công lập: cấp đất, miễn thuế…4) Đối với cả các trường công lập và ngoài công lập sẽ tạo một môi trường lành mạnh để cạnh tranh bình đẳng với nhau: thực hiện chính sách đấu thầu cung ứng dịch vụ do nhà nước đặt hàng, mọi loại trường đều có quyền tham gia; cấp kinh phí hỗ trợ của Nhà nước trực tiếp cho người hưởng thụ để họ tự lựa chọn nơi học, không phân biệt công lập hoặc ngoài công lập… Trên đây là các nghị quyết và nghị định quan trọng, nhưng các ý tưởng trong các văn bản đó đi vào cuộc sống hết sức chậm chạp, do thói quen tư duy từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn rất nặng nề. Việc thực thi các chính sách cụ thể của Nhà nước cũng không hoàn toàn quán triệt tinh thần Nghị quyết 5 năm 2005 của Chính phủ: chẳng hạn, cho đến nay SV các ĐH NCL vẫn chưa được hưởng học bổng khuyến khích học tập (tuy tỷ lệ SV nghèo ở các trường ngoài công lập có thể còn cao hơn một số trường công)…

Hai quy chế khác về ĐHTT ra đời sau đó: Quy chế theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005 và Quy chế theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/1/2009. Các quy chế này quy định các đại học tư thục xây dựng theo cơ chế cổ phần, cổ đông và có chia lợi nhuận cho những người góp vốn, tức là theo mô hình vì lợi nhuận, khác với tinh thần của Nghị quyết 05/2005/NQ-CP. Còn một số biểu hiện khác của xu thế khuyến khích hoạt động vì lợi nhuận, chẳng hạn trong Nghị định của Chính phủ số

75/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục cũng như các quy chế về ĐHTT, khi nói về cơ cấu hội đồng quản trị của ĐHTT đều quy định chỉ bao gồm "những người góp vốn xây dựng trường", không nhắc đến các thành phần đại diện cho cộng đồng xã hội và đại diện cho SV. Hơn nữa giá trị biểu quyết của các lá phiếu trong Hội đồng quản trị được quy định tỷ lệ với số cổ phần mà cổ đông đại diện. Tiêu biểu cho xu thế khuyến khích hoạt động vì lợi nhuận là trong mấy năm gần đây là các cơ quan nhà nước đã 2 lần đưa văn bản dự thảo về chủ trương “cổ phần hóa” một số trường đại học công lập để hỏi ý kiến công luận.

Tháng 5/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 122/2006/QĐ-TTg cho phép 19 trường đại học dân lập chuyển sang đại học tư thục và quy định cho đến cuối tháng 6/2007 phải hoàn thành, tuy nhiên cho đến ngày 31/12/2007 chỉ một trường duy nhất là Đại học dân lập Thăng Long được quyết định chuyển đổi. Một trong các lý do của sự chậm trễ này là các văn bản pháp quy không làm rõ các khái niệm quan trọng liên quan đến quyền sở hữu cá nhân, quyền sở hữu tập thể, cơ chế vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận. Ngay đối với trường Đại học dân lập Thăng Long, trường đầu tiên được quyết định chuyển đổi sang đại học tư thục, thì các quy chế đại học tư thục cũng không hoàn toàn phù hợp: Đại học tư thục Thăng Long mong muốn trở thành một trường không vì lợi nhuận, nhưng các quy chế Đại học tư thục lại quy định là có chia lợi nhuận. Trong khi đó một quy định khác của Quy chế Đại học tư thục năm 2009 lại theo hướng ngược lại: các cổ đông chỉ được sở hữu tài sản do mình góp vốn, các phần tài sản tăng lên do hoạt động của trường thuộc “sở hữu chung”. Chính khái niệm “sở hữu chung” của quy chế này là một trong các vấn đề gây bất đồng giữa các giới quản lý nhà nước và những người sáng lập các trường ngoài công lập.

Ngoài các văn bản quan trọng nói trên liên quan trực tiếp đến các trường ĐH NCL, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định việc soạn thảo các văn

bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên. Từ năm 2010 cho đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH được xây dựng trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện có ý nghĩa quan trọng, lâu dài đối với sự phát triển của GDĐH Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Từ năm 2010 đến năm 2013, 3 năm sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị 296/CT-TTg của thủ tướng chính phủ và chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì soạn thảo và trình các cấp có thẩm quyền ký ban hành 55 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo đại học. Trong đó có 01 Luật, 07 nghị định của chính phủ; 04 quyết định của thủ tướng chính phủ và ký ban hành 04 thông tư liên tịch; 38 thông tư.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo: Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép mở ngành, thành lập các trường đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật GDĐH và các quy định của pháp luật, phù hợp Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực để có kế hoạch định hướng các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo cho phù hợp nhu cầu nhân lực của các địa phương và các Bộ, ngành; Chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện tốt chủ trương tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời phải rà soát, điều chỉnh quy mô và ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội; Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông để hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng,

đồng thời giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Trong năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các tường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020; Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg về điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể các trường đại học, học viện. Các văn bản này được áp dụng chung cho cả các trường công lập và trường ngoài công lập.

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục, kiểm định chất lƣợng các trƣờng ĐH NCL

Quản lý hoạt động tuyển sinh

Công tác chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai sớm, tích cực và chu đáo từ Trung ương đến địa phương, các trường, đảm bảo cho kỳ thi diễn ra đúng kế hoạch, đúng lịch công tác tuyển sinh, trật tự, an toàn, nghiêm túc. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn đáp ứng yêu cầu và tiến độ tổ chức kỳ thi.

Trong quản lý công tác tuyển sinh tại các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có sự phân biệt giữa trường công lập và trường ngoài công lập, các văn bản chỉ đạo về công tác tuyển sinh đều được áp dụng chung cho tất cả các trường, từ việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đến điểm sàn, đề thi, coi thi, chấm thi, thời gian tuyển sinh.

Đề thi đại học cả 2 đợt thi đều được áp dụng chung cho các trường công lập và trường ngoài công lập. Công tác tổ chức thi, trong năm 2013 cả nước có 133 trường đại học tổ chức thi đợt 1 và 125 trường đại học thi đợt 2. Năm 2013 có 132 trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi, trong đó có 45

trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Như vậy, phần lớn các trường ĐH NCL đều không tổ chức thi đầu vào mà chỉ xét tuyển kết quả thi 3 chung. Do vậy, các thí sinh trúng tuyển các trường ĐH NCL chủ yếu là thí sinh có số điểm thấp (Không đủ điểm vào trường công).

Điểm sàn xét tuyển vào các trường đại học công lập và công lập cũng như nhau, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa áp dụng 2 mức sàn đối với 2 khối trường. Căn cứ vào kết quả thi toàn quốc, chỉ tiêu tuyển sinh xác định, chính sách ưu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống kê, xử lý dữ liệu và xây dựng các phương án điểm sàn xét tuyển đại học, cao đẳng. Căn cứ điểm sàn, căn cứ chỉ tiêu đã xác định, các trường đã chủ động xây dựng biên bản điểm trúng tuyển, tổ chức xét tuyển các nguyện vọng và triệu tập thí sinh trúng tuyển đến nhập học.

Theo số liệu được công bố năm học 2010 – 2011, một số trường ngoài công lập chỉ đạt khoảng 50 – 60% chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt, thậm chí có trường chỉ đạt trên 20%, do số thí sinh đạt mức điểm trên sàn rất ít, trường ĐH NCL cạn nguồn tuyển. Điều trái ngược dễ nhận biết là năm 2010-2011, số thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều, có nơi đến 80 – 90%. Trong khi số thí sinh đạt điểm sàn thấp so với mọi năm nhưng điểm sàn được công bố gần như cũ, do đó các trường công lập được nhà nước trợ cấp phần học phí sẽ là ưu tiên cho sinh viên chọn lựa.

Năm 2013, với mức điểm sàn ĐH đưa ra toàn quốc có 562.449 thí sinh có kết quả thi đạt từ điểm sàn ĐH trở lên. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH là 348.859. Như vậy, tỷ lệ giữa số thí sinh đạt từ điểm sàn ĐH trở lên so với chỉ tiêu là 161,23%. Với nguồn tuyển dồi dào như vậy nên khối các trường công lập được hưởng lợi tối đa khi tỷ lệ tuyển so với chỉ tiêu chung của các trường đạt 98,26 % (tăng hơn 7% so với năm 2012). Ngược lại trường ngoài công lập lại tụt giảm gần 1% (đạt 72,51%).

Kết quả tuyển sinh năm 2013, trong số 353 trường đại học, cao đẳng tuyển sinh năm 2013 có 20 trường tuyển vượt chỉ tiêu từ 15% trở lên, trong đó:

13 trường đại học (8 trường công lập và 5 trường ngoài công lập). 7 trường cao đẳng (5 trường công lập và 2 trường ngoài công lập). Ngược lại, có 99 trường tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu rất thấp (Dưới 50%) trong đó có: đại học là 25 trường ngoài công lập; Cao đẳng là 73 trường (58 trường công lập và 15 trường ngoài công lập).

Như vậy, nếu xem xét trên số liệu về tuyển sinh mới nhất năm 2013, có thể thấy việc tuyển sinh của các trường ĐH NCL ngày càng khó khăn. Hầu hết các trường đều không tuyển đủ chỉ tiêu, có trường chỉ tuyển được 10 thí sinh, có ngành chỉ có 1 thí sinh trúng tuyển. Đây là một dấu hiệu đáng báo động đối với các trường ĐH NCL.

Đứng trước nguy cơ khó tuyển sinh của các trường ĐH NCL, Bộ Giáo dục và đào tạo đang nghiên cứu dự thảo Đề án đổi mới công tác tuyển sinh đối với các trường đại học, trong đó tạo điều kiện để cho các trường tự chủ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướcđối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)