Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướcđối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam (Trang 71)

Thực hiện Nghị quyết 50/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc Hội, trong năm 2011 và 2012, Bộ Giáo dục và đào tạo đã kiểm tra việc thực hiện cam kết của 87 trường Đại học, cao đẳng trong cả nước (43 Trường Công lập, 44 Trường ngoài công lập, trong đó có 53 trường Đại học và học viện, 34 Trường cao đẳng) trong đề án thành lập trường về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

Các kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các trường đã có cố gắng trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, huy động kinh phí, xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, thực hiện mở ngành đào tạo sau khi được thành lập hoặc nâng cấp, các trường công lập có sự phát triển mạnh về quy mô. Tuy nhiên, còn một số trường ngoài công lập khi kiểm tra (7/87 trường được kiểm tra) có số

lượng giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn dưới 50 người (Trường Đại học Thành Tây, Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Trường ĐH Thành Đông...), nhiều trường có tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn cao hoặc rất cao (Trường Đại học Văn Hiến, Trường ĐH Tài chính – Marketting...), 108 ngành đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng không có tiến sĩ đúng ngành, 120 ngành không đủ tiến sĩ và thạc sĩ đúng quy định có 4/87 trường được kiểm tra chưa có đất như đã cam kết.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 04 trường đại học, cao đẳng; đình chỉ tuyển sinh 17 ngành thuộc 08 trường đại học, cao đẳng. Đến nay, một số trường đã khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ và đã được tuyển sinh trở lại.

Mới đây nhất, tháng 10/2013, sau khi kiểm tra thấy một số sai phạm tại Trường Đại học Quản lý Hữu Nghị, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có đề xuất đình chỉ hoạt động đối với trường này. Bên cạnh đó một số trường như Đại học Quốc tế Bắc Hà, Đại học Kinh Bắc cũng đã có một số sai phạm.

Mặc dù công tác thanh, kiểm tra đối với các trường ĐH NCL đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thường xuyên, nhưng việc xử phạt các sai phạm vẫn chưa được tiến hành nghiêm minh.

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc

Sau hơn 20 năm ra đời và phát triển, các trường ĐH NCL đã từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Các trường ngoài công lập đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và nhà nước, huy động nhiều nguồn lực cả các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu học tập của nguời dân. Các trường ĐH NCL phát triển nhanh chóng nhờ chủ trương xã hội hoá giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước của các trường đại học, cao đẳng chiếm khoảng 44%, trong đó học phí và lệ phí là 39,6%, hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoảng 1%.

Về việc ưu tiên dành quỹ đất, theo thống kê chưa đầy đủ của 33 tỉnh, thành phố thì có 18 trường đại học, cao đẳng dân lập đã được sử dụng trên

593.099m2 đất trong đó được cấp là 515.2832. Thực tế cho thấy xã hội đồng

tình với chính sách đất đai của Chính phủ đối với các cơ sở ngoài công lập. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều địa phương chưa mạnh dạn giao đất cho các cơ sở ngoài công lập.

Về việc miễn giảm thuế cho các trường ĐH NCL, nhà nước đã quy định rõ tại Nghị định 73 quy định bảng thuế suất ưu đãi như miễn thuế nhà, đất cho các cơ sở ngoài công lập; miễn lệ phí truớc bạ, không phải nộp thuế giá trị gia tăng cho các hoạt động giáo dục... Mới đây nhất là nhà nước đã ban

hành Nghị định 74/2013/NĐ-CP, việc cấp bù tiền miễn, giảm học phí cho học

sinh, sinh viên các trường ĐH NCL thông qua cơ sở đào tạo thay vì thông qua gia đình người học.

Chính phủ và Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước, trong đó có nhiều chủ trương được nhà nước và các trường ngoài công lập hoan nghênh. Ví dụ vấn đề quản lý chất lượng, quy định và hướng dẫn việc thành lập trường ngoài công lập, cho phép giảng viên các trường ĐH NCL đi học bằng ngân sách nhà nước... Các văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh bao quát tất cả các mô hình trường ĐH NCL; các văn bản tuy có độ trễ nhưng đã là một hành lang pháp lý, tạo động lực thúc đẩy phát triển của hệ thống GDĐH ngoài công lập.

Bộ Giáo dục và đào tạo đã tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm định chất lượng của các trường ĐH NCL, kiểm tra cam kết thành lập trường với điều kiện thực tế, kiểm tra công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường ĐH NCL và kịp thời đình chỉ, cảnh cáo các cơ sở giáo dục không đảm bảo chất

lượng. Tuy vậy, công tác quản lý của nhà nước đối với các trường ĐH NCL vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và có không ít ý kiến cho rằng các trường ĐH NCL có phải là “đứa con nuôi, sinh mà không dưỡng?’’

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.

Hệ thống văn bản quy định đối với các trường ĐH NCL còn thiếu nhất quán, minh bạch, nhà nước vừa xây dựng mô hình vừa sửa đổi. Điều này cho thấy chưa có một hướng đi cho các trường ĐH NCL.

Việc phân cấp quản lý bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên công tác này có một số hạn chế như: Những sai sót, vi phạm quy chế chậm được phát hiện và xử lý, các kết luận thanh tra, kiểm tra còn chưa đủ mạnh hoặc xử lý sau thanh tra chưa kiên quyết và không đủ răn đe để chấm dứt các sai phạm. Việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng thời gian qua đã xuất hiện một số hiện tượng thực hiện sai quy định ở một số trường trong công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh...

Công tác đổi mới quản lý GDĐH tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu so với thực tiễn; các công cụ pháp lý giúp cho công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống GDĐH nói chung và các trường ĐH NCL nói riêng chưa được hoàn thiện, thiếu các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo, sự phối hợp giữa các đơn vị trong toàn hệ thống còn thiếu chặt chẽ và chưa hiệu quả (Như sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giữa các Bộ/Ngành trong việc kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động liên kết đào tạo, đặc biệt là các lớp mở ở địa phương.

Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm so với thực tiễn. Một số văn bản chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Công tác kiểm định chất lượng còn chậm được triển khai; Công tác thanh, kiểm tra còn chưa phát huy được hiệu quả, chưa trở thành công cụ quan trọng của quản lý nhà nước đối với các trường ĐH NCL.

Công tác kiểm định chất lượng chưa đánh giá chính xác và toàn diện về chất lượng của các trường ĐH NCL. Đối với một số trường ĐH NCL mới được thành lập, do công tác kiểm định chất lượng còn bị thả nổi nên rất khó kiểm soát được chất lượng đào tạo.

Việc chấp hành kỷ cương pháp luật của các trường ĐH NCL chưa nghiêm dẫn tới nhiều sai phạm như: Xác định chỉ tiêu không đúng với thực tế, tuyển vượt chỉ tiêu cho phép.

Một điều đáng lưu ý là khác với một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, nước ta trong quản lý nhà nước đối với các trường tư thiên về mặt tài chính, ít chú ý đến chất lượng đào tạo. Mọi trường ĐH NCL ở Việt Nam đều được cấp bằng ngay và văn bằng được xem là văn bằng thuộc hệ thống quốc gia. Việc dễ dãi đó làm cho các trường tư không phấn đấu bảo đảm chất lượng, trong khi ở Trung Quốc, chỉ có một số trường đáp ứng được một số yêu cầu khắt khe mới được phép cấp bằng.

2.4.3. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nƣớc về các trƣờng ĐH NCL ở Việt Nam

Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, việc các trường ngoài công lập chịu một định chế giống như các trường công lập, đặc biệt là thua kém về tính tự chủ so với trường nước ngoài đã đặt các trường ngoài công lập vào thế yếu, thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh không cân sức. Nhà nước kiểm soát đầu vào của các trường ĐH NCL thông qua điểm sàn dẫn đến một thực tế và các trường công chiếm hết thị phần của các trường tư. Sự mở rộng quá nhanh của hệ thống các trường đại học trong đó có các trường ĐH NCL đã khiến cho các trường lâm vào thế cạnh tranh gay gắt và gặp rất nhiều khó khăn. Các vướng mắc về

cơ chế của Chính phủ, của Bộ giáo dục và đào tạo, định kiến xã hội đối với các trường ngoài công lập đã đẩy các trường rơi vào tình thế khó khăn.

Bản thân các trường ĐH NCL cũng chưa thực hiện đúng cam kết khi thành lập trường. Nhiều trường ĐH NCL đã thành lập hàng chục năm nay nhưng vẫn thuê cơ sở để đào tạo. Đa số các trường ĐH NCL đều sử dụng giảng viên thỉnh giảng. Trong điều kiện kinh phí thỉnh giảng cao, một số trường đã tự chủ nguồn giảng viên bằng cách giữ lại sinh viên tốt nghiệp loại giỏi để làm giảng viên. Điều này làm cho chất lượng đào tạo của các trường ngày càng giảm sút. Học phí các trường ngoài công lập cao nhưng chất lượng chưa tương xứng. Vì lợi nhuận nên các trường cắt giảm chương trình đào tạo. Đứng trước những khó khăn của các trường ĐH NCL trong giai đoạn hiện nay, cần có sự đổi mới nhằm tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với các trường ĐH NCL cũng như các trường ĐH NCL cần có những cải cách mạnh mẽ.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 3.1. Nhóm giải pháp cấp nhà nƣớc:

Trước hết, nhà nước cần có một chiến lược quy hoạch lâu dài đối với sự phát triển của các trường ĐH NCL ở Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, sự phát triển ồ ạt của các trường đại học ngoài công lập từ năm 2010-2012 đã cho thấy nhà nước thiếu quy hoạch đồng bộ đối với sự phát triển của các trường ĐH NCL. Do vậy, nhà nước cần có chiến lược phát triển các đại học vùng, các ngành trọng điểm… tránh cho mở trường một cách tràn lan khi chưa đáp ứng được các yêu cầu như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Hoạch định cho sự phát triển của các trường ĐH NCL là gốc rễ của mọi vấn đề, tránh hiện tượng cho các trường được thành lập một cách tràn lan, đẩy các trường NCL vào thế cạnh tranh gay gắt, trong khi chất lượng không cao, dẫn đến định kiến của xã hội đối với các trường ĐH NCL.

Nhà nước cần làm rõ vấn đề sở hữu, tính chất vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận của các trường ĐH NCL. Hiện nay pháp luật Việt Nam không phân biệt ranh giới giữa đại học tư thục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Theo Quy chế tổ chức trường đại học tư thục hiện nay đang là quy chế tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, do vậy đại học tư thục có thể bị đóng cửa và giải thể theo nguyên tắc giải thể doanh nghiệp. Vậy quyền lợi của sinh viên sẽ được giải quyết như thế nào? Nhà nước cần hạn chế tối đa việc vận dụng mô hình quản lý công ty cổ phần vào việc quản lý trường đại học tư thục với quá nhiều ưu tiên cho nhà đầu tư dẫn tới tiêu cực là các trường chạy theo lợi nhuận mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo, lợi nhuận không được tái đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo mà được chia cho các nhà đầu tư. Ngoài việc công nhận hai mô hình đại học tư thục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận thì nhà nước phải có cơ chế, chính sách quản lý thích hợp để giám

sát chất lượng của mô hình đó, hạn chế những tác động tiêu cực của yếu tố thị trường vào hoạt động của trường đại học. Nếu nhà nước muốn phát triển các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận thì phải có chính sách hỗ trợ thuế, đất đai… đối với các trường.

Muốn chất lượng giáo dục đại học ngoài công lập được đảm bảo, Bộ giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng rà soát chương trình đào tạo về tên ngành, mục tiêu đào tạo, yêu cầu chuẩn kiến thức/kỹ năng/thái độ, vị trí làm việc sau tốt nghiệp, khối lượng kiến thức, tỷ lệ phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành,... để đảm bảo cập nhật tri thức mới, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và đảm bảo tính liên thông trong đào tạo; Cần có sự phân tầng các trường đại học ngoài công lập, trong đó Bộ giáo dục và đào tạo phải kiểm soát chặt chẽ khâu cấp bằng. Việt Nam có thể vận dụng mô hình của Trung Quốc, chỉ có một số trường ngoài công lập được cấp bằng, còn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ngoài công lập khác phải trải qua một kỳ thi sát hạch quốc gia. Có như vậy, các truờng đại học ngoài công lập mới nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các trường đại học, cao đẳng trong việc thực hiện quy trình mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng; Các điều kiện đảm bảo chất lượng (về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện giáo trình...); Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học; Thực hiện 3 công khai (công khai cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo; công khai nguồn lực phục vụ đào tạo; công khai thu chi tài chính) nhằm tạo cơ chế giám sát xã hội về chất lượng đào tạo và động lực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, tuyển sinh, công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, việc đầu tư cơ sở vật chất và kiên quyết xử lý

đối với các cơ sở đào tạo không thực hiện đúng các quy định. Hiện nay, các trường công lập và ngoài công lập đang áp dụng chung một cơ chế tuyển sinh. Bộ Giáo dục và đào tạo cần xây dựng văn bản về công tác tuyển sinh phù hợp với điều kiện thực tế của các trường ĐH NCL nhưng phải cân bằng giữa chất lượng đầu vào và sự phát triển của các trường ĐH NCL. Nếu chỉ đảm bảo các trường ĐH NCL có thể tuyển sinh được mà không áp dụng điểm sàn, bỏ thi đại học để các trường ĐH NCL tự chủ tuyển sinh thì vô hình chung Bộ Giáo dục và đào tạo đang thả nổi GDĐH ngoài công lập.

Nhà nước có thể dành một số ưu đãi thật sự cho các trường ngoài công lập như vay vốn ưu đãi, được cấp hoặc thuê đất dài hạn và miễn thuế thu nhập cho các trường để giúp trường có điều kiện tái đầu tư phát triển.

Có thể tái cấu trúc, sáp nhập một số trường ĐH NCL yếu kém. Việc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nướcđối với các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)