-Phân bố dân số theo từng nhóm lứa tuổi nhằm nghiên cứu các quá trình dân số và xã hội kinh tế Qua tương quan của

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 52 - 55)

các quá trình dân số và xã hội kinh tế. Qua tương quan của các nhóm lứa tuổi, cơ cấu lứa tuổi dân cư, có thể so sánh các nhóm lứa tuổi ấy trong mối liên hệ với những đặc trưng dân số, xã hội và kinh tế của dân cư, từ đó rút ra cái chung và cái đặc thù trong sự phát triển của chúng.

-Cơ cấu dân số-lứa tuổi được xem xét ở 3 trạng thái:

+Trạng thái tỉnh: Ở một thời điểm nhất định.

+Trạng thái động: Sự phát triển qua những thời kỳ khác nhau.

+Trong những liên hệ với các quá trình xã hội-kinh tế.

3.Cơ cấu xã hội-lãnh thổ.

-Gắn liền với cơ cấu kinh tế theo từng vùng lãnh thổ, với địa bàn cư trú của dân cư các cộng đồng dân tộc, với bản sắc riêng về truyền thống và di sản văn hoá.

-Thường được phân chia thành 2 khu vực: Thành thị và nông thôn.

-Có thể phân chia theo tiêu chí vùng, miền (bao gồm cả nông thôn và thành thị), được nghiên cứu chủ yếu bởi xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn.

Ví dụ:

Ở Việt Nam được phân chia thành Trung du miền Núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long…

4.Cơ cấu xã hội-học vấn-nghề nghiệp.

-Cơ cấu này giúp ta hiểu được trình độ học vấn, sự phân công lao động và hợp tác lao động (chân tay, trí óc) trong xã hội ở mỗi thời điểm cụ thể, từ đó hiểu được trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.

-Tiêu chí học vấn-nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và trong quá trình phân hoá xã hội.

-Ở nước ta, trình độ học vấn ngày càng tăng, phù hợp với quá trình phát triển xã hội.

5.Cơ cấu xã hội-giai cấp.

-Cơ cấu xã hội là khái niêm rộng hơn khái niệm cơ cấu xã hội-giai cấp, vì nó hàm chứa trong đó cả cơ cấu dân số, dân tộc, nghề nghiệp. -Cơ cấu xã hội-giai cấp đóng vai trò quyết định trong cơ cấu xã hội và nằm trong cơ cấu xã hội.

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 52 - 55)