Là những biểu hiện của áp lực và sức ép của cơ cấu xã hội đối với hành động xã hội.

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 27 - 30)

c.hành động xã hội là sự trao đổi xã hội.

-Các cá nhân khi thấy hành động hoặc quan điểm của mình khác với số đông trong nhóm thì họ có xu hướng thay đổi hành động, quan điểm của mình theo số đông và có cảm giác yên tâm rằng họ giống những người khác, như vậy hành động của họ là đúng, là chuẩn. Hành động thoả hiệp trong thực tế là khá phổ biến.

-Chính thái độ, phản ứng của người khác sẽ quy định hành động của chúng ta.

4.phân loại xã hội.

a.Phân loại theo mức độ ý thức của hành động.

V.Pareto nhà XHH người Ý đã chia hành động cá nhân thành hai dạng

*Hành động lôgic.

-Là những hành động hợp lý, có những mục đích được ý thức một cách rõ ràng, các cá nhân hành động luôn hướng đến mục đích đó.

*Hành động không lôgíc.

-Là những hành động bản năng, không được ý thức. Hành động không lôgíc có cơ cơ sở là một tổ hợp các bản năng, ham muốn, lợi ích thúc đẩy vốn là cố hữu của con người và tạo ra một hằng số tâm lý, bền vững của bất kỳ một hành động không lôgic nào.

-Trong chủ thể hành động, có hành động lôgic và hành động không lôgíc, nhưng theo Pareto hành động không logic là cốt lõi và cơ sở của mọi quá quá trình xã hội.

b.Phân loại theo động cơ.

Động cơ có trong ý thức của chủ thể là nguyên nhân của hành động, khi hiểu được động cơ có thể giải thích được hành động đó.

c.Phân loại theo định hướng giá trị.

Có các cặp khả năng như sau: -Toàn thể-bộ phận.

-Cảm xúc-trung lập:

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 27 - 30)