Là những thông điệp lan truyền rộng rãi giữa các cá nhân, được truyền đi theo phương thức rĩ tai nhau Cần phả

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 66 - 69)

được truyền đi theo phương thức rĩ tai nhau. Cần phải nghiên cứu và kiểm chứng các tin đồn vì nó thường xảy ra một trong hai khả năng:

-Chính xác, có thật.

-Những lời đồn đại thất thiệt dễ gây ra tác hại .

Tin đồn chỉ xảy ra khi có một khoảng trống tâm lý chưa lấp đầy. Khi khoảng trống tâm lý ấy đã được lấp đầy thì tin đồn không có cơ hội nảy sinh.

VI.Biến đổi xã hội.

1.Khái niệm.

Cũng như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi, bên ngoài thì ổn định còn bên trong luôn biến đổi.

Vậy, biến đổi xã hội là một quá trình mà qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ, thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.

Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, chia thành hai cấp độ khác nhau:

-Những biến đổi vĩ mô.

Là những biến đổi xuất hiện trên phạm vi rộng và ở thời kỳ dài, diễn ra chậm.

Ví dụ:

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. -Những biến đổi vi mô:

2.Những nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hội.

a.Những nhân tố bên trong.

*Những nhân tố đổi mới.

-Kỹ thuật công nghiệp mới: Là yếu tố cơ bản của sự biến đổi xã hội, kỹ thuật mới xuất hiện thay cho kỹ thuật cũ đã quá lạc hậu, góp phần thay đổi xã hội văn hóa một cách rộng rãi.

Ví dụ:

Phát minh ra xe hơi, giúp cho việc đi lại được thuận tiện, hoặc điện thoại…

-Văn hoá mới: Là sự hình thành những niềm tin, giá trị văn hoá, tư duy mới, thích hợp với thời đại.

-Cấu trúc xã hội mới: Như chính phủ, các ngành…thông qua cơ cấu xã hội này mà kỹ thuật công nghiệp mới được xuất hiện, phát triển. Cơ cấu giai cấp cũng là hạt nhân của cơ cấu xã hội, làm thay đổi cơ cấu xã hội và đi đến cấu trúc xã hội mới.

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 66 - 69)