-Ngoài ra còn có các nghề phục vụ cho đời sống cộng đồng nông thôn và thành thị như chế biến nông sản và tiểu thủ

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 59 - 62)

nông thôn và thành thị như chế biến nông sản và tiểu thủ công, những nghề này chiếm tỷ trọng thứ yếu so với sản xuất nông nghiệp.

b.Các thiết chế chính trị-xã hội ở nông thôn.

*Làng (Bản).

Là tổ chức liên kết chặt chẽ giữa tập thể và gia đình, giữa cá nhân và cộng đồng.

Là chỗ dựa vững chắc về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nó tồn tại lâu dài, là đơn vị kinh tế, xã hội và văn hoá.

*Gia đình và dòng họ.

-Gia đình:

Là đơn vị kinh tế thu nhỏ của làng, là nhóm xã hội cơ sở bền vững của các thành viên trong cộng đồng nông thôn.

-Dòng họ:

Là đơn vị hạt nhân cấu thành xã hội làng, là yếu tố hợp thành văn hoá làng xã, là khuôn mẫu đảm bảo các giá trị tinh thần cho các thành viên trong dòng họ.

Trong lịch sử Việt Nam, dòng họ được xem như là một thiết chế bền vững, với chức năng và tổ chức rõ ràng như: Thứ bậc, truyền thống, các quy ước giỗ chạp, mồ mã, lễ hội…

Văn hoá dòng họ là nét đẹp truyền thống, cần được khôi phục và phát triển.

*Hệ thống chính trị ở nông thôn.

Thiết chế làng xã, dòng họ trong xã hội nông thôn là các thiết chế cơ bản của hệ thống quản lý xã hội nhưng phụ thuộc vào hệ thống quản lý của Nhà nước.

Khi quyền lợi của làng xã phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, quốc gia thì vai trò của làng xã có tác dụng tốt.

Ngược lại khi lợi ích riêng bị xâm phạm thì sự quản lý này dễ dẫn đến tiêu cực. Các hiện tượng như rào làng, ngăn cản giao thông đều ngăn cản từ đó, làm hạn chế sự phát triển chung của xã hội.

c.Văn hoá nông thôn.

Là một phạm trù rất rộng, phức tạp, một lãnh địa xã hội học phong phú.

Là một hiện tượng phổ biến gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường nông thôn với các đặc trưng riêng của từng vùng lãnh thổ, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, xã hội ở nông thôn.

Văn hoá nông thôn được biểu hiện qua các cấu trúc vật chất và tinh thần sau:

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 59 - 62)